Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo công tác PCGD THCS giai đoạn 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.29 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LUÂN GIÓI
BAN CHỈ ĐẠO PCGDTHCS
Số: ........ /BC-BCĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Luân Giói, ngày 21 tháng 9 năm 2010.
BÁO CÁO
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TRUNG HỌC CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2001-2010.
Căn cứ Điều 24, 25, 26 của Nghị đinh số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001
của Chính phủ về thực hiện PCGD THCS;
Căn cứ: Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/7/2001 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ: Kế hoạch PCGD THCS Số 378/2001/QĐ – UB, ngày 20 tháng 9
năm 2001 của UBND huyện Điện Biên Đông v/v ban hành kế hoạch phổ cập
GDTHCS giai đoạn 2001- 2010.
Căn cứ: Kế hoạch PC GD THCS của UBND xã
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân xã, sự nỗ lực của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục từ xã đến các bản; công tác Phổ
cập giáo dục; đặc biệt là Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở được triển khai ráo riết,
quyết liệt thực hiên đúng tiến độ kế hoạch. Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục xã Luân
Giói báo cáo quá trình chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục THCS trên
địa bàn xã, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG, VĂN HÓA, GIÁO DỤC
I. Đặc điểm tình hình :
1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội:
- Xã Luân Giói là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông xã có
19 bản với 933 hộ gia đình, 4811 nhân khẩu. Các bản trên địa bàn đều thuộc
chương trình 135 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 6.151ha. Trong đó


100% diện tích là rừng núi. Thành phần dân tộc chung sống trên địa bàn xã chủ yếu
là dân tộc Thái.
- Giao thông đi lại giữa các bản trong xã gặp nhiều khó khăn. Đời sống nhân
dân còn thấp chủ yếu sống phụ thuộc vào nghề nông, vào rừng, thu nhập bình quân
đầu người còn thấp: năm 2010 là 500 kg lương thực/người/năm.
2. Đặc điểm về truyền thống CM, VH, GD:
- Trình độ dân trí thấp, nhận thức của nhân dân về giáo dục còn nhiều hạn chế,
tình trạng học sinh thất học còn nhiều.
- Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với
những huyện vùng núi khó khăn thuộc chương trình 135. Đặc biệt là được sự quan
tâm của các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong xã, đời sống của nhân dân được
nâng lên, nhận thức về công tác giáo dục có sự chuyển biến tích cực. Nhu cầu học
cao hơn, phong trào giáo dục của xã phát triển từng bước rõ rệt, cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy ngày một đầy đủ đó gúp phần vào việc
đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và cho tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá
và hiện đại hoá.
- Năm học 2010 - 2011, toàn xã có 4 trường học, trong đó: 1 trường Mầm
non, 2 trường TH, 1 trường THCS với 886 học sinh, nữ: 452 h/s.
3. Thuận lợi và khó khăn :
a. Thuận lợi:
- Chủ trương Phổ cập giáo dục được quán triệt từ xã đến các bản tạo ra quyết
tâm rất cao trong cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ngành Giáo dục và toàn xã hội; đặc
biệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mục tiêu PCGD.
- Công tác PCGD được quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND - UBND xã;
cụ thể có Nghị quyết của Đảng uỷ, kế hoạch của UBND xã, kế hoạch đẩy nhanh
tiến độ được HĐND xã phê duyệt.
- Xã được công nhận đạt chuẩn PCGD TH - CMC năm 2000, là tiền đề quan
trọng để thực hiện Phổ cập giáo dục THCS.
- Ban chỉ đạo PCGD đã được kiện toàn kịp thời từ xã đến bản, có phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo PCGD cấp xã

đã xây dựng kế hoạch PCGD chi tiết, khoa học; triển khai thực hiện có hiệu quả; tổ
chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết kịp thời.
- Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội đã có bước phát triển, đời sống nhân dân
được cải thiện đã làm cho nhu cầu và điều kiện học tập của con em các dân tộc
trong xã được nâng lên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học được tăng cường đáng kể cơ
bản đủ điều kiện tối thiểu cho dạy và học.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng được tăng cường về số
lượng và được đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Công tác xã hội hoá giáo dục từng bước được được đẩy mạnh. Nhận thức
của cấp uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò và
nhiệm vụ về công tác PCGD có nhiều chuyển biến rõ rệt.
- Mạng lưới trường lớp không ngừng được mở rộng và được quy hoạch hợp
lý đã tạo điều kiện cho học sinh đến trường.
- Công tác chỉ đạo của xã và các bản đã có nhiều kinh nghiệm sau những
năm thực hiện mục tiêu PCGD THCS.
- Các nguồn lực cho công tác phổ cập giáo dục được tăng cường từ nguồn
đầu tư của Nhà nước và các hoạt động xã hội hoá giáo dục; đặc biệt là công tác
khuyến học.
b. Khó khăn:
- Hầu hết các bản thuộc xã Luân Giói đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ
hộ đói nghèo theo tiêu chí mới còn cao. Phong tục tập quán, nhận thức của nhân
dân ở một số thôn bản trong xã về công tác Giáo dục còn hạn chế, đã ảnh hưởng
lớn đến công tác huy động, duy trì số lượng và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, cũng như
chưa có sự quan tâm đầy đủ đến điều kiện học tập của học sinh.
- Một số bản trong xã chưa thực sự quyết tâm cao, chưa vào cuộc mạnh mẽ
và còn có những hạn chế trong giải pháp tổ chức thực hiện công tác PCGD, vẫn
còn tình trạng khoán trắng cho các trường học về công tác huy động số lượng.
- Đội ngũ giáo viên THCS tuy đủ về số lượng song chưa đồng bộ về cơ cấu
bộ môn.

- Cơ sở vật chất trường, lớp học tuy được củng cố và đầu tư nhưng mới chỉ
đủ để bố trí, sắp xếp phòng học, do vậy để thực hiện có đủ phòng thư viện, phòng
đồ dùng dạy học ở các trường vẫn còn nhiều khó khăn.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG, HĐND, UBND.
Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ/TU ngày 6/7/2001
của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế - xã hội vùng cao
giai đoạn 2001 - 2010.
Công văn số 82 - CV/TC ngày 03/8/2001 của Ban tuyên giáo tỉnh ủy về việc
thực hiện phổ cập giáo dục THCS.
Quyết định số 1157/2001/QĐ - UB ngày 22/8/2001 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc ban hành kế hoạch phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001-2010.
Công văn số 103/THPT ngày 19/9/2001 của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu
hướng dẫn thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 - 2005.
Công văn số 56/GDTX ngày 31/10/2001 của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu
hướng dẫn mở lớp bổ túc THCS trong chương trình phổ cập giáo dục THCS.
Tài liệu nghiệp vụ công tác phổ cập giáo dục THCS ngày 22/11/2001 của Sở
GD&ĐT Lai Châu.Công văn số 05/THPT ngày 07/01/2002 của Sở GD&ĐT tỉnh
Lai Châu về việc triển khai tổng điều tra - hoàn thiện hồ sơ lập kế hoạch phổ cập
giáo dục THCS toàn tỉnh.
Công văn số 51/THPT ngày 06/04/2002 của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu về
việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch phổ cập giáo dục THCS năm 2002.
Quyết định số 45/2002/QĐ-UB ngày 19/7/2002 của UBND tỉnh Lai Châu về
việc ban hành qui định tạm thời chế độ chi cho công tác phổ cập giáo dục THCS.
Công văn số 12/THPT ngày 10/01/2003 của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu về
việc phê duyệt kế hoạch mở lớp phổ cập giáo dục THCS.
Công văn ngày 8/3/2003 của Sở GD&ĐT hướng dẫn thanh quyết toán và chế
độ cho công tác phổ cập giáo dục THCS.
Công văn số 53/THPT ngày 02/4/2003 của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu về
việc giao chỉ tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2003.
Văn bản số 657/UBND - VX ngày 8/8/2005 của UBND tỉnh Điện Biên về

việc tổng kết phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 - 2005.
Công văn số 543/CVLN - LĐTBXH-TC - GD&ĐT ngày 12/10/2005/
TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT.
Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 12/01/2007 của Ban chấp hành thường vụ Tỉnh ủy
về việc tăng cường lãnh đạo của cấp ủy Đảng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu phổ
cập giáo dục THCS.
Quyết định số 546/QĐ - UBND ngày 29/5/2007 của UBND tỉnh Điện Biên về
việc ban hành chế độ chi cho công tác phổ cập giáo dục THCS.
Công văn số 1091/SGD&ĐT - GDTX ngày 16/10/2005 về việc chuẩn bị hội
nghị tổng kết công tác phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 - 2005.
Công văn số 170/CV - SGDĐT ngày 29/02/2006 về việc tăng cường công tác
quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS.
Tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác phổ cập giáo dục THCS năm học 2006-
2007 ngày 18/9/2006 của Sở GD&ĐT.
Công văn số 153/SGDĐT - GDTX ngày 4/02/2007 của SGD&ĐT về việc
hướng dẫn thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS, XMC.
Công văn số 1423/CV-SGDĐT ngày 10/10/2007 của SGĐ&ĐT về việc kiểm
tra tiến độ phổ cập giáo dục THCS, xóa mù chữ năm 2007.
Công văn số 2226/SGDĐT - GDTX ngày 5/11/2008 của SGD&ĐT về việc
thông báo kết quả kiểm tra và hướng dẫn thực hiện công tác phổ cập giáo dục
THCS.
Công văn số 383/UBND - VX ngày 23 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh về
xây dựng kế hoạch PCGD THCS giai đoạn 2009-2013.
Nghị quyết Số: 74/NQ-HU ngày 22 tháng 8 năm 2001 của Ban thương vụ
huyện Uỷ huyện Điện Biên Đông về phổ cập giáo dục THCS ( giai đoạn 2001 –
2010).
- UBND huyện đã ban hành QĐ thành lập Ban chỉ đạo phổ cập THCS sô
377/2001 QĐ – UB ngày 20/9/2001;
Quyết Định số 378/2001/QĐ-UB về vệc ban hành kế hoạch phổ cập giáo dục
THCS giai đoạn 2001 – 2010.

- Ban chỉ đạo PCGD huyện và Ban chỉ đạo PCGD các xã đã xây dựng kế
hoạch PCGD thống nhất, khoa học và chính xác tiến độ PCGD cho những năm tiếp
theo.
- Việc sơ kết, tổng kết được Ban chỉ đạo PCGD, UBND huyện quan tâm tổ
chức 2 lần trong năm vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm để kiểm điểm rút kinh
nghiệm và đề ra các giải pháp thực hiện.
- Huyện uỷ - UBND huyện Điện Biên Đông đã tổ chức hội nghị đánh giá tình
hình thực hiện Nghị quyết số: 74/NQ-HU ngày 22 tháng 8 năm 2001 của Ban
thương vụ huyện Uỷ huyện Điện Biên Đông về phổ cập giáo dục THCS ( giai
đoạn 2001 – 2010) .
- Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông có công văn số 306/PGDĐT-
KHPC ngày 02 tháng 6 năm 2009 về hướng dẫn thực hiện công tác PC GDTHCS.
Công văn số 566/PGDĐT-GDTX ngày 03 tháng 9 năm 2009 về hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009-2010.
Công văn số 580/PGDĐT-KHPC ngày 08 tháng 9 năm 2009 về hướng dẫn
thực hiện công tác PCGD. Công văn số 698/PGDĐT-KHPC ngày 25 tháng 10 năm
2009 về hướng dẫn thực hiện công tác PC GDTHCS năm 2009 và KHPC năm
2010.
III. THAM MƯU CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
1. Phát triển mạng lưới giáo dục:
a) Cơ sở vật chất: Xã đã tích cực tham mưu với UBND huyện sử dụng các
chương trình, dự án để đầu tư xây dựng trường, lớp học,nhà công vụ, công trình vệ
sinh như: Chương trình kiên cố hoá 159, dự án Giáo dục Tiểu học và các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước..., cụ thể:
Tổng số phòng học năm học 2001-2002 là: 18 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 0 phòng đạt .
Phòng bán vĩnh cửu 0 phòng đạt.
Phòng học tạm 18 phòng đạt 100%.
- Tổng số phòng học năm học 2002-2003 là: 20 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 0 phòng đạt .

Phòng bán vĩnh cửu 0 phòng đạt .
Phòng học tạm 20 phòng đạt 100%.
- Tổng số phòng học năm học 2003-2004 là: 30 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 0 phòng đạt .
Phòng bán vĩnh cửu 3 phòng đạt 10 %.
Phòng học tạm 27 phòng đạt 90 %.
- Tổng số phòng học năm học 2004-2005 là: 34 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 0 phòng đạt .
Phòng bán kiêm cố 3 phòng đạt 8.2%.
Phòng học tạm 31 phòng đạt 91,8%.
- Tổng số phòng học năm học 2005-2006 là: 38 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 2 phòng đạt5,2% .
Phòng bán kiêm cố 3 phòng đạt 7,8%.
Phòng học tạm 31 phòng đạt 86,8%.
- Tổng số phòng học năm học 2006-2007 là: 40 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 22 phòng đạt 55%.
Phòng bán kiêm cố 3 phòng đạt 7,5%.
Phòng học tạm 15 phòng đạt 37,5%.
- Tổng số phòng học năm học 2007-2008 là: 40 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 22 phòng đạt 55%.
Phòng bán kiêm cố 3 phòng đạt 7,5%.
Phòng học tạm 15 phòng đạt 37,5%.
- Năm học 2008 -2009 toàn xã có 4 trường, với 51 lớp, 1055 học sinh (tăng
275 học sinh so với năm học 2002-2003), chia ra:
+ Mầm non: 1 trường, 9 lớp = 197 cháu.
+ Tiểu học: 2 trường, 21lớp/407 học sinh.
+ Trung học cơ sở: 1trường 21 lớp/ 451 học sinh. Trong đó, học sinh
nữ 219 (48,5%); học sinh dân tộc 100%.
- Tổng số phòng học năm học 2009-2010 là: 41 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 27 phòng; đạt : 65.9%

Phòng bán kiêm cố 0 phòng đạt 0%.
Phòng học tạm 15 phòng đạt: 34,1%.
- Tổng số phòng học năm học 2010-2011 là: 38 phòng:
+ Trong đó: Phòng học kiên cố 30 phòng; đạt : 78.9%
Phòng bán kiên cố 0 phòng đạt 0%.
Phòng học tạm 8 phòng đạt: 21,1%.
Cơ sở vật chất phục vụ cho Giáo dục Trung học cơ sở: (Có biểu CSVC kèm
theo).
Hiện nay, tất cả các trường học trong xã đều được cung cấp bộ thiết bị thí
nghiệm, đồ dùng dạy học theo đúng quy định. Việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng
được các trường chú trọng.
b) Quy mô trường lớp, học sinh trong xã:
Năm học 2001 - 2002 toàn xã có 1 trường học;
1 trường PTCS với 30 lớp có 627 h/s.
Năm học 2002 - 2003 toàn xã có 1 trường học;
1 trường PTCS với 36 lớp có 780 h/s
Năm học 2003 - 2004 toàn xã có 2 trường học;
- trong đó:
+ 1 trường Tiểu học với 24 lớp có 478 h/s.
+ 1 trường THCS với 16 lớp có 412 h/s (cả hai hệ PT và BT)
Năm học 2004 - 2005 toàn xã có 3 trường học;
- trong đó:
+ 2 trường Tiểu học với 46 lớp có 826 h/s.
+ 1 trường THCS với 25 lớp có 595 h/s (cả hai hệ PT và BT)
Năm học 2005 - 2006 toàn xã có 3 trường học;
- trong đó:
+ 2 trường Tiểu học với 25 lớp có 517 h/s.
+ 1 trường THCS với 23 lớp có 632 h/s (cả hai hệ PT và BT)
Năm học 2006 - 2007 toàn xã có 4 trường học;
- trong đó:

+ 1 trường Mầm với 8 nhóm lớp và 135 cháu;
+ 2 trường Tiểu học với 23 lớp có 380 h/s.
+ 1 trường THCS với 21 lớp có 627 h/s (cả hai hệ PT và BT)
Năm học 2007 - 2008 toàn xã có 4 trường học;

×