Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.64 KB, 20 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
I. Thông tin chung về công ty.
Công ty cơ khí Hà Nội, tiền thân là nhà máy công cụ số 1, được khởi công
xây dựng ngày 15/2/1955 và khánh thành vào ngày 12/4/1958. Trải qua hơn 45
năm xây dượng và phát triển, đến nay công ty Cơ Khí Hà Nội là một doanh
nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, sử dụng con
dấu riêng theo quy dịnh của nha nước.
- Tên thường gọi: Công Ty Cơ Khí Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Mechanical Company.
- Tên viết tắt: HAMECO.
- Giám đốc: Chủ tịch HDQT kiêm Tổng Giám Đốc – Kỹ sư Lê Sỹ Chung
- Tài khoản số: 710A – 00006 tại Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Địa chỉ giao dịch: 74 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân -Hà Nội.
- Điện thoại: (844) 8584416 - 8584354 - 8584475.
- Fax: (844) 8583268
Email:
Website:
Giấy phép kinh doanh số: 1152/QĐ - TCNSĐT cấp ngày 30/10/1955
II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp chế tạo đối với công cuộc
phát triển đất nước, ngày 62/11/1955 Đảng và Chính Phủ đã quyết định cho xây
dựng một xí nghiệp cơ khí hiện đại do Liên Xô viện trợ, làm nòng cốt cho
ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ cung cấp cho tất cả các ngành công
nghiệp trong nền kinh tế. Đó là nhà máy cơ khí Hà Nội, tiền thân của Công ty
cơ khí Hà Nội ngày nay, được khởi công xây dựng trên khu đát rộng 51000 m
2
thuộc xã Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội. Sau gần 3 năm xây
dựng, ngày 12/4/1958 nhà máy cơ khí Hà Nội đã được khánh thành và chính
thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời đứa con đầu lòng của ngành cơ khí.
Xuất phát điểm với 582 cán bộ công nhân viên, trong đó có 200 người
chuyển từ quân đội sang, được tổ chức bố trí thành 6 phân xưởng và 9 phòng


ban gồm xưởng mộc, xưởng đúc, xưởng rèn, xưởng lắp ráp, xưởng cơ khí,
xưởng dụng cụ, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng
kế hoạch, phòng tài vụ, phòng cung cấp, phòng cán bộ và lao động, phòng bảo
vệ và phòng hành chính quản trị.
Cho đến nay trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cơ khí Hà
Nội đã vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ và cũng gặt hái được nhiều thành
tích to lớn, Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể tóm tắt qua các
giai đoạn.
1. Giai đoạn 1958-1965.
Đây được coi là giai đoạn đạt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của nhà
máy sau này. Với nhiệm vụ chính là sản xuất và chế tạo các máy cắt gọt kim
loại như máy khoan, tiện, bào.. với sản lượng từ 900-1000 cái/ năm. Giai đoạn
này do mới thành lập, trình độ cán bộ công nhân viên còn non kém, tay nghề
chưa cao, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều dẫn tới việc tổ chức sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn. Song bằng tinh thần vượt khó và lòng nhiệt tình lao
động của cán bộ công nhân viên nhà máy đã thực hiện thắng lợi kế hoạhc 5
năm.
2. Giai đoạn 1966-1975.
Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, nhà máy phải sơ tán đến 30
địa điểm khác nhau. Mặc dù vậy, nhà máy vẫn hoàn thành nhiệm vụ đề ra sản
xuất máy công cụ K125, B665, T630, EV250… và sản xuất bơm xăng đèn gồm,
ống phóng hoả tiễn C36 phục vụ cho kháng chiến.
3. Giai đoạn 1976-1989.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiệm vụ của nhà máy
lúc này là khôi phục sản xuất, cùng cả nước xây dựng chủ nghiã xã hội. mặc dù
còn nhiều khó khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên đã nêu cao tinh thần
đoàn kết, vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ cơ khí giao cho.
Trong giai đoạn này nhà máy liên tục thực hiện thắng lợi các kế hoạch 5 năm
(1975-1980; 1980-1985). Năm 1978 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm lần thứ
2, nhà máy đã đạt được giá trị tổng sản lượng tăng 11,67%, giá trị sản phẩm chủ

yếu tăng 16,47% với những thành tích đó nhà máy được Chính phủ trao tặng cờ
thi đua xuất sắc. Đến năm 1980, nhà máy đổi tên thành nhà máy chế tạo công cụ
số 1.
4. Giai đoạn 1990-1994.
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý đã đạt nhà máy trước những thử thách mới
gay go và phức tạp, bắt buộc ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên phải có những bước đi vững chắc và đúng hướng. Với giàn máy thiết
bị cũ kỹ và công nghệ lạc hậu, sản phẩm manh mún đơn chiếc, số lượng lao
động giảm từ 3000 xuống còn 2000 người. Bên cạnh đó tình hình cạnh tranh
gay gắt trên thị trường đã đẩy công ty vào tình trạn hết sức khó khăn. Thế
nhưng công ty đã tìm cho mình những giải pháp và hướng đi đúng đắn, dần dần
vượt qua khó khăn và phát triển đi lên. Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ khi
chuyển sang cơ chế thị trường, công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh
doanh và có lãi, thành công này có ý nghĩa to lớn đối với toàn thể cán bộ công
nhân viên, là bước đầu tự khẳng định mình trong điều kiện cạnh tranh thị
trường.
5 . Giai đoạn 1995 đến nay.
Với sự quan tâm của Bộ công nghiệp và Tổng công ty máy và thiết bị công
nghiệp, việc tổ chức quản lý của công ty dần đi vào ổn định, đã từng bước
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm thiết bị cho nhà máy đường,
nhà máy giấy, các trạm trộn bê tông tự động… mới đây là một số máy công cụ
làm theo đơn đặt hàng của thị trưởng Mỹ.
Đến 28/10/2004 theo quyết định số 89/2004/QĐ-BCN công ty đã đổi tên
thành công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội ( gọi tắt là Công ty
cơ khí Hà Nội).
III. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Hà Nội là doanh nghiệp nhà
nước, chức năng chủ yếu của Công ty là:
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất và tiêu
dùng.

- Nghiên cứu, chế tạo các loại trang thiết bị, máy móc công nghệ phục vụ
cho nền kinh tế quốc dân.
- Tiến hành sản xuất, nhận gia công các sản phẩm cơ khí cho các đối tác
trong và ngoài nước.
- Kết hợp thực hiện các mục tiêu kinh tế do Đảng và nhà nước đặt ra.
Là một doanh nghiệp nhà nước, vốn do nhà nước cấp nên Công ty có
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Sử dụng vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch, tránh thất thoát vốn, đặc biệt
phải bảo toàn và phát triẻn nguồn vốn đó.
- Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ , nghiêm túc chính sách chế
độ của ngành, luật pháp của nhà nước về hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ đối
với nhà nước.
- Công ty phải luôn xem xét khả năng kinh doanh của mình, nắm bắt nhu
cầu của người tiêu dùngcủa thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch nhằm cải tiến tổ
chức sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng vvà đạt được
mục đích tối đa hoá lợi nhuận cho Công ty.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nhằm đáp
ứng yêu cầu kinh doanh và quản lý của Công ty. Thực hiện các chê độ thưởng
phạt đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Bên cạnh đó, Công ty luôn phải cải tiến hoạt động kinh doanh cũng như
công tác quản lý để cho Công ty ngày càng phát triển.
IV. Cơ cấu sản xuất trong công ty.
- Cơ cấu sản xuất của công ty
Việc xây dựng một cơ cấu sản xuất hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đốivới
mọi doanh nghiệp. Vì cơ cấu sản xuất cho doanh nghiệp thấy rõ hình thức tổ
chức quá trình sản xuất, tính chất phân công lao động giữa các bộ phận sản
xuất, đặc điểm của sự kết hợp sức lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao
động trong quá trình sãn xuất. Bên cạnh đó, cơ cấu sản xuất còn được coi là cơ
sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Muốn phát triển và mở rộng doanh
nghiệp cần có sự đầu tư cho cơ của sản xuất

Cơ cấu sản xuất phản ánh sự phân bố và tính cân đối của quá trình sản
xuất. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Kho
bãi
Máy,
Xe
Sơ đồ 1: Cơ cấu sản xuất của Công ty.
Bộ phận phục vụ
SX
TT ĐHSX
XNSX và KDVTCTM
TT TĐH
X. Bánh răng
X. Cơ khí lớn
X. Cơ khí lớn
X. GCAL-Nl
X. Đúc
X. Kết cấu thép
Bộ phận SX
chính
Phó giám đốc sản
xuất
Bộ phận phù trợ
FX 2
FX 1
Bộ phận SX phụ
- Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận sản xuất.
Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành sản xuất theo đúng
tiến độ, kế hoạch dặt ra, chiệu trách nhiệm trước Giám đốc về trách nhiệm của
mình trong hoạt động sản xuất..

Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trược tiếp tạo ra sảp phẩm chính của
doanh nghiệp. Đặc biệt cơ bản của bộ phận này là nguyên vật liệu đưa vào, qua
quá trình sản xuất sẽ trở thành các sản phẩm chính của doanh nghiệp.
Các phân xưởng sản xuất: Là nơi chứa máy móc thiết bị phục vụ cho sản
xuất, tại các xưởng sản phẩm được sản xuất ra thông qua lao động của công
nhân kết hợp với việc chế biến NVL và sử dụng máy móc thiết bị. Sản phẩm sản
xuất ra được nhập vào kho hoặc đem bán trực tiếp cho khách hàng. Các phân
xưởng chịu trách nhiệm và sự quản lý chặt chẽ của cán bộ lãnh đạo trong công
ty.
Bộ phận sản xuất phụ: Nhằm tận dụng năng lực sản xuất dư thừa, tận dụng
phế liệu, phế phẩm để sãnuất những sản phẩm phụ, bộ phận sản xuất phụ có tác
dụng tạo ra công văn việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, tiết kiệm
các nguồn lực. Tuy nhiên, khi quyết định tổ chức các phân xưởng, bộ phận sản
xuất phụ, các nhà quản trị sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể mang lại hiệu quả cao
nhất . Khi quy mô của bộ phận này tăng đến một mức độ nào đó thì chúng có thể
trở thành bộ phận sản xuất chính của doanh nghiệp.
Bộ phận phù trợ: Tuy không trực tiếp tạo rả sản phẩm cho doanh nghiệp
nhưng nó phục vụ trực tiếp cho bộ phận sản xuất chính, tạo điều kiện cho bộ
phận sản xuất chính sản xuất đều đặn và liên tục, đạt hiệu quả cao.
Bộ phận phục vụ sản xuất: Bộ phận này nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo
quản, cấp phát, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm và công cụ lao động (bao
gồm hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển, kho tàng, bảo vệ, nhà ăn, y
tế..).
V. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý của Công ty.
1. Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty TNHH một thành viên cơ khí Hà Nội hiện đang sản xuất và cung
cấp các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước:
- Sản phẩm truyền thống: Các loại máy tiện vạn năng T18A, T14L,
T360Ax3000, T630x1500, máy bào ngang B365, máy khoan cần K525, máy

khoan bàn K612, máy tiện chương trình hiển thị số T18CNC, máy tiện sứ
chuyên dùng CNC.
- Xưởng đúc thép với sản lượng 6000 tấn/năm.
- Xưởng đúc gang với sản lượng 6000 tấn/năm.
- Thép cán xây dựng các loại sản lượng 5000tấn/năm.
- Chế tạo và lắp đặt các thiết bị và phụ tùng phục vụ cho các ngành kinh tế
quốc dân như:
+ Điện lực (Các trạm thuỷ điện có công suất từ 20- 150KvA; các bơm dầu
FO).
+ Xi măng (Máy nghiền, lò quay, lò đứng, lò ghi… cho các nhà máy có công
suất từ 4 vạn đến 2 triệu tấn/năm).
+ Đường mía (Nồi nấu liên tục, nồi nấu đường, trạm bốc hơi, lô ép, băng
tải… cho các nhà máy có công suất từ 500-8000 tấn mía cây/ ngày).
+ Thuỷ lợi (Các bơm có công suất từ 8000-36000 m
3
/h, áp lực cột nước từ 4-
10,5m).
+ Giao thông vận tải, dầu khí, khai thác mỏ, lâm sản, chế biến cao su, sản
xuất bột giấy…
- Sản xuất và chế tạo các sản phẩm phi tiêu chuẩn với sản lượng 3000
tấn/năm (đường kính tới 6m, dài tới 12m).
- Ngoài ra công ty còn nhận các dịch vụ dạng bảo hành, đại tu, sửa chữa,
cung cấp phụ tùng thay thế, tư vấn bảo quản, bảo trì, tư vấn kỹ thuật và mọi dịch
vụ mà khách hàng yêu cầu liên quan đến sản phẩm của công ty.
Đặc điểm chung của sản phẩm sản xuất trong công ty là các thiết bị cơ khí
phục vụ cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế, đa phần sản phẩm sản xuất ra
có giá trị trung bình, chỉ có một số loại sản phẩm làm theo đơn hàng của ngành,
đia phương khác là có giá trị lớn.. Các sản phẩm sản xuất ra đều phải trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau, từ đưa NVL đầu vào đến việc chế biến NVL( thông
qua sức lao đông của con người, thiết bị máy móc.. ), sản phẩm sản xuất đạt chất

lượng và được chuyển bán khi nó đáp ứng tốt các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm
đó.
2. Đặc điểm về lao động
2.1 Cơ cấu nhân sự, Chất lượng lao động.
* Công ty TNHHNN 1 thành viên cơ khí Hà Nội đã giải quyết tốt vấn đề
lao động, cố những năm tổng số lao động của công ty lên tới 3000 người( số liệu
năm 1980) hiện nay số lượng lao động của công ty giảm xuống còn 976 người
(số liệu năm 2005), ta có thể xem xét cơ cấu lao động của công ty theo cơ cấu
quản lý hành chính như sau:
Bảng 1: số lượng lao động theo loại.
STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1 Chỉ tiêu chung 929 953 976
Trong đó nữ 238 238 243
Tuổi bình quân 40.48 40.67 41.37
Tuổi bình quân nam 40.43 40.26 40.09
Tuổi bình quân nữ 41.84 41.92 42.79
<= 20 tuổi 5 4 3
21 – 25 tuổi 72 96 81
26 – 30 tuổi 86 91 116
31 – 40 tuổi 233 191 161
41 – 50 tuổi 400 417 424
51 – 55 tuổi 114 134 147
2 Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất 965 953 976

×