ĐỀ BÀI
Xây dựng một tình huống về áp dụng tập quán, trong tình huống có tình tiết: hai
bên tranh chấp ở 2 địa phương khác nhau và tại 2 địa phương đều có tập quán để
áp dụng. Qua đó, phân tích các điều kiện để được áp dụng tập quán đó.
MỞ ĐẦU
Có nhiều quan niệm khác nhau về phong tục tập quán, song dưới góc độ coi nó là
một dạng quy phạm xã hội thì có thể hiểu phong tục tập quán là những cách ứng
xử hay những thói quen ứng xử hoặc những quy tắc xử sự chung được hình thành
một cách tự phát trong một cộng đồng dân cư nhất định, được bảo đảm thực hiện
bằng thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội và có thể
bằng cả một số biện pháp cưỡng chế phi nhà nước. Do đó, việc áp dụng tập quán là
một cách rất hữu hiệu để khắc phục những lỗ hổng trong pháp luật dân sự nói riêng
và trong toàn bộ nền pháp luật Việt Nam nói chung. Nếu tập quán phản ánh đúng ý
chí của Nhà nước thì nên vận dụng để giải quyết tranh chấp
NỘI DUNG
I.
Tình huống
Công ty A là một công ty tại Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội chuyên kinh
doanh bưởi Diễn. Công ty B là công ty buôn bán hoa quả tại Cần Thơ sau khi trao
đổi với đại diện công ty A để tiến hành ký hợp đồng mua bưởi của công ty B. Vào
ngày 20/04/2016 người đại diện công ty B đã ra Hà Nội tiến hành ký hợp đồng
mua bán. Công ty B đã đặt mua 200 thùng với giá 240.000.000 đồng và yêu cầu
công ty A đóng thùng với một chục quả bưởi mỗi thùng và vận chuyển đến Cần
Thơ trước ngày 25/04/2016. Công ty B trả trước cho công ty A 120.000.000 đồng
và phần còn lại sẽ chuyển cho công ty A sau khi nhận được hàng hóa. Đến ngày
25/04/2016 công ty A đã chuyển 200 thùng với mỗi thùng 10 quả bưởi đến Cần
Thơ cho công ty B. Khi công ty B tiến hành dỡ hàng, kiểm tra thấy trong thùng chi
có 10 quả bưởi thay vì 12 quả (theo tập quán ở Cần Thơi thì một chục là mười hai)
thì đã không chuyển nốt số tiền 120.000.000 mà chi chuyển 80.000.000 cho công
ty A. Khi không nhận được số tiền như đã định công ty A đã đòi công ty B phải trả
số tiền theo đúng hợp đồng đã định nếu không sẽ tiến hành khởi kiện với lý do
công ty này đã thực hiện đầy đủ yêu cầu trong hợp đồng của công ty B nhưng công
ty B lại không chuyển đủ số tiền trong hợp đồng đã ký.
II.
Cơ sở lý luận
1. Tập quán
Xét về mặt dân tộc và văn hoá - xã hội thì tập quán được hiểu dựa trên
những nét cơ bản là những phương thức ứng xử giữa người với người đã được định
hình và được xem như một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong
lối sống của cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư nhất định.
Tập quán có đặc điểm là bất biến, bền vững, do vậy, rất khó thay đổi. Trong những
quan hệ xã hội nhất định, tập quán được biểu hiện và định hình một cách tự phát
hoặc được hình thành và tồn tại ổn định thông qua nhận thức của chủ thể trong một
quan hệ nhất định và tập quán được bảo tồn thông qua ý thức của quá trình giáo
dục có định hướng rõ nét. Như vậy, tập quán được hiểu như những chuẩn mực xử
sự của các chủ thể trong một cộng đồng nhất định và còn là tiêu chí để đánh giá
tính cách của một cá nhân tuân theo hay không tuân theo những chuẩn mực xử sự
mà cộng đồng đã thừa nhận và áp dụng trong suốt quá trình sống, lao động, sinh
hoạt tạo ra vật chất và những quan hệ liên quan đến tài sản, đến tình cảm của con
người trong cộng đồng. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn
hoá riêng và bản lĩnh văn hoá có tính độc lập tương đối giữa các dân tộc. Do vậy,
tập quán của mỗi dân tộc đều có những nét đặc thù, khác nhau. Câu ngạn ngữ:
“Luật vua thua lệ làng” đã phản ánh đúng thực trạng về tập quán của mỗi dân tộc ở
Việt Nam.
2. Các điều kiện áp dụng tập quán
Theo Điều 3, bộ luật dân sự quy định về Áp dụng tập quán, quy định tương
tự của pháp luật: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không
có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy
định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không
được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.”
Như vậy việc áp dụng tập quán pháp phải có các điều kiện sau đây:
Quan hệ đang tranh chấp thuộc lĩnh vực Luật dân sự điều chinh. Có nghĩa là
quan hệ đang xảy ra tranh chấp phải thuộc nhóm quan hệ về nhân thân và tài sản
trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động, thương mại.
(Điều 1 Bộ luật Dân sư)
Giải quyết chưa được các nhà lập pháp dự liệu trước và do đó sẽ không có
quy phạm pháp luật trực tiếp điều chinh quan hệ đó
Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp
đó. Tức là với những quy phạm và chế định trong Bộ luật Dân sự không thể giải
quyết được quan hệ đang xảy ra tranh chấp
Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các
trường hợp đó. Do các phong tục tập quán rất phong phú đa dạng và có sự khác
biệt giữa các vùng miền, dòng họ, gia đình, dân tộc; nên khi áp dụng tập quán thì
phải áp dụng những tập quán được đông đảo mọi người trong cộng đồng và khu
vực thừa nhận. Không được phép áp dụng tập quán của địa phương này cho địa
phương khác hay của dòng họ, gia đình này cho dòng họ và gia đình khác.
III.
Phân tích tình huống
Có thể thấy, tình huống này xảy ra tranh chấp giữa công ty A và công ty B
do có sự khác nhau về tập quán khi ở Công ty miền bắc thì một chục là 10 còn
công ty ở miền Nam thì một chục lại là 12 dẫn đến sự mâu thuẫn khi hợp đồng có
sử dụng từ “chục”.
Trong trường hợp này cần phải để các bên thực hiện là công ty A và công ty
B thỏa thuận lại hợp đồng theo quyền tự do cam kết, thỏa thuận được bộ luật dân
sự bảo vệ. Khi đó các bên có thể xem xét lại một số điều khoản hợp đồng để cả hai
có thể quyết định lại khoản tiền cần trả để có lợi nhất cho cả hai công ty.
Việc công ty B ở Cần Thơ giữ lại 40.000.000 đồng không chuyển cho công
ty A cũng có những căn cứ riêng đó là tại Cần Thơ, tập quán ở đây một chục là 12.
Tuy nhiên nếu sau khi công ty A đã thực hiện giải thích từ ngữ rằng một chục là 10
mà công ty B không vẫn giữ lại số tiền 40.000.000 đồng đó thì công ty B được
xem như là vi phạm điều khoản của hợp đồng vì công ty A đã giải thích rõ ràng
hợp đồng và đáp ứng đủ số lượng theo như hợp đồng ký kết (theo đơn vị chục của
miền bắc) chứ không phải công ty A giao hàng không đủ số lượng. Tuy nhiên nếu
công ty A kiện đòi toàn bộ số tiền như trong hợp đồng đã ký kết thì công ty B sẽ
phải chịu thiệt hại do việc không tìm hiểu kỹ từ ngữ trong hợp đồng này. Như vậy
biện pháp tối ưu trong trường hợp này là hai bên có thể xem xét lại điều khoản hợp
đồng mà cụ thể là có thể chia lại số tiền 40.000.000 đồng mà công ty B chưa
chuyển kia.
Theo khoản 4, Điều 409 Bộ luật dân sự quy định “Khi hợp đồng có điều
khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa
điểm giao kết hợp đồng.”
Việc ký kết hợp đồng mua bán này được thực hiện ở Hà Nội, do vậy sẽ áp
dụng tập quán của nơi hợp đồng được ký kết, tức là một chục là 10. Đồng thời, bên
công ty B phải thực hiện trả toàn bộ số tiền như hai bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng như đã nêu ở đề bài. Tuy nhiên, theo quy định tại bộ luật dân sự thì quyền và
nghĩa vụ của các bên phải công bằng, bình đẳng. Do vậy cần có sự thỏa thuận về
giá cả giữa hai bên để hạn chế nhất thiệt hại gây cho cả hai công ty đồng thời
quyền và nghĩa vụ giữa của các bên được đảm bảo. Nếu quá trình thỏa thuận không
thành công, hai bên không đạt được thỏa thuận hì tiếp đến chùng ta mới áp dụng
Điều 409 bộ luật dân sự để áp dụng tập quán ở miền miền bắc, buộc công ty B phải
thực hiện nghĩa vụ về tài sản cho công ty A là giao nốt số tiền 40.000.000 đồng.