Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa tác động của FDI với kinh tế xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.5 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU..........................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................iii
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FDI............................................................1
1. Khái niệm............................................................................................................1
2. Đặc điểm của FDI...............................................................................................2
2.1.

Mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận...................................................2

2.2.

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu..............3

2.3.

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư..................................................................3

3. Phân loại FDI......................................................................................................4
3.1.

FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang.................................................4

3.2.

Đầu tư mới, Sáp nhập và mua lại qua biên giới, Mở rộng khả năng..........5

3.3. FDI thay thế nhập khẩu, FDI tăng cường xuất khẩu, FDI theo định
hướng khác của chính phủ.....................................................................................5
3.4.


FDI phát triển, FDI phòng ngự...................................................................6

4. Tác động của FDI đến kinh tế xã hội của các nước nhận đầu tư....................6
4.1.

Góp phần tích cực tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực.........6

4.2.

Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ...............................................10

4.3.

Góp phần bổ sung vốn cho nước nhận đầu tư...........................................13

4.4.

Góp phần quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tích cực...........15

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................17

1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
ST
T
1

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1 So sánh năng suất lao dộng của các chi nhánh nước

Trang
9

ngoài và các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực chế tạo ở
một số nước
2

Bảng 1.2 Ngân sách chi tiêu cho R&D

11

3

Hình 1.1 Vòng luẩn quẩn của sự kém phát triển

16

2


Từ viết tắt
FDI

Tiếng Anh
Foreign Direct Investment

Tiếng Việt
Đầu tư trực tiếp nước ngoài


IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ Thế giới

M&A

Merge & Acquisition

Sáp nhập và Mua lại

Organization of Economic

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát

OECD

Cooperation and Development

triển

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

United Nations Conference on


Diễn đàn Thương mại và Phát

UNCTAD

Trade and Development

triển Liên Hiệp quốc

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3


CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FDI
1. Khái niệm
Về khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay có rất nhiều tổ chức
trên thế giới đưa ra định nghĩa về khái niệm này. Chẳng hạn:
Theo Quỹ Tiền tệ ( IMF):
FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên
lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu
tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.1
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD):
Đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư một chủ đầu tư tại một quốc gia đầu tư

vào một doanh nghiệp nội địa nằm đạt được mục tiêu lợi nhuận lâu dài.2
Hai định nghĩa trên đều nhấn mạnh mục tiêu chủ yếu của FDI là lợi ích lâu dài
của chủ đầu tư tại một quốc gia khác. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan
hệ lâu dài giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời nhà đầu tư
phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền kiểm soát
tài sản đó. Quyền kiểm soát là dấu hiệu phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác. 3
1 FDI is defined as investment by a resident entity in one economy that reflects the objective of obtaining a
lasting interest in an enterprise resident in another economy. The lasting interest implies the existence of a longterm relationship between the direct investor and the enterprise and a significant degree of influence by the direct
investor on the management of the enterprise.
2 Foreign direct investment (FDI) is a category of investment that reflects the objective of establishing a lasting
interest by a resident enterprise in one economy (direct investor) in an enterprise (direct investment enterprise)
that is resident in an economy other than that of the direct investor.

3 Foreign direct investment (FDI) occurs when an investor based in one country (the home country) acquires an
asset in another country (the host country) with the intent to manage that asset. The management dimension is
what distinguishes FDI from portfolio investment in foreign stocks, bonds and other financial instruments.

1


Theo định nghĩa của Việt Nam:
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 1996 "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến
hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này"
Theo Luật Đầu tư 2005, không có khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài,
Việt Nam đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “ đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”. Tuy
nhiên, từ các khái niệm trên có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước

ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham
gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan”
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra kết luận về khái niệm Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI):
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư tìm kiếm mối quan hệ
lâu dài giữa chủ đầu tư, phản ánh lợi ích lâu dài và quyền kiểm soát lâu dài của một
chủ đầu tư trên một nền kinh tế khác với nền kinh tế của chủ đầu tư.
Thứ hai, chủ đầu tư đầu tư toàn bộ hoặc một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án
ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đầu tư đó.
Tiếng nói của chủ đầu tư trong quản lý dự án phụ thuộc vào cổ phần đóng góp vào dự
án.

2. Đặc điểm của FDI
2.1.

Mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận

Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của các tổ chức OECD, UNCTAD, IMF,
FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (như Việt Nam) quy định
trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn của nàh nước. Dù chủ thể là
nhà nước hay tư nhân cần nhấn mạnh rằng mục đích ưu tiên hàng đầu của FDI là lợi
nhuận. Các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển cần đặc biệt lưu ý
điều này khi tiến hành thu hút FDI để xây dựng hành lang chính sách thu hut hợp lí để
hướng FDI vào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước mình, tránh tình
trạng FDI chỉ phục vụ mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của chủ đầu tư.
2


2.2.


Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp trong từng nước để giành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các chủ đầu tư cần chú ý
rằng tỷ lệ góp vốn đầu tư có ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát, quản lí của các chủ đầu
tư đến các dự án đầu tư, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỉ lệ
này.
Luật các nước quy định không giống nhau về vấn đề này chẳng hạn Luật Mỹ
quy định tỉ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%. Luật Đầu tư Việt Nam 1996 quy định tỉ
lệ này là 30% nhưng Luật Đầu tư Việt Nam 2005 không còn quy định về tỉ lệ vốn tối
thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ mà chỉ quy định ở Điều 29 (về Lĩnh vực
đầu tư có điều kiện) nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà
đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều
lệ của doanh nghiệp trở lên. Theo quy định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% cổ
phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp – mức được công nhận cho
phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lí của doanh nghiệp.
2.3.

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư

Chủ đầu tư có quyền chủ động tự quyết định lĩnh vực đầu tư, thị trường đầu tư,
hình thức đầu tư, quy mô đầu tư để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Đồng thời, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Thu nhập của chủ đầu tư phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính
chất thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi tức. Chính vì vậy, hình thức này mang
tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị giữa nước
nhận đầu tư và nước của chủ đầu tư.
2.4.


FDI thường đi kèm theo chuyển giao công nghệ

3


Các chủ đầu tư thường chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư thông qua
việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản lí
… vào các nước nhận đầu tư để thực hiện dự án đó.

3. Phân loại FDI
Dựa vào các nghiên cứu liên quan đến FDI, FDI có thể phân loại theo các cách
khác nhau. Chẳng hạn:
3.1.

FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang

Theo nghiên cứu của Beugelsdijk, 2008; Nicole Roording, Albert de Vaal, 2010 về
các FDI và công ty đa quốc gia, FDI được chia thành 2 loại: FDI theo chiều dọc và FDI
theo chiều ngang.
Mục đích của đầu tư theo chiều ngang là để phục vụ thị trường mới. Vì vậy, FDI
theo chiều ngang còn được gọi là FDI tìm kiếm thị trường. Đầu tư theo chiều ngang là
hoạt động được tiến hành nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương
tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư. Thông thường, trụ sở chính đặt ở
nước chủ đầu tư và nước chủ đầu tư là nơi cung cấp dịch vụ cho nước đầu tư và nước
nhận đầu tư. Với hình thức này, FDI theo chiều ngang được xem như một hình thức
thay thế xuất khẩu vì vậy tiết kiệm được chi phí vận chuyển, hạn ngạch nhập khẩu và
các rào cản thương mại khác. (Markusen and Venables, 2000).
Mục đích của FDI theo chiều dọc là để giảm chi phí sản xuất. Doanh nghiệp sản
xuất các sản phẩm cơ bản ở một quốc gia sau đó vận chuyển đến các chi nhánh của

công ty tại quốc gia khác để tiến hành các công đoạn còn lại. Trụ sở dược đặt ở nước
đầu tư và nhà máy đặt ở nước nhận đầu tư. Các nghiên cứu đã chia quá trình sản xuất
sản phẩm thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là các hoạt động liên quan đến vốn và
lao động ở trụ sở. Giai đoạn hai là sản xuất các thành phần và giai đoạn cuối cùng lắp
ráp các thành phần trong đó giai đoạn dịch vụ ở trụ sở cần nhiều vốn nhất, tiếp sau đó
đến giai đoạn sản xuất thành phần và cuối cùng là giai đoạn lắp ráp. Đầu tư theo chiều
dọc sẽ chuyển những giai đoạn cần nhiều lao động đến nước có nguồn lao động rẻ và
4


dồi dào để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, FDI theo chiều dọc còn được gọi là FDI tìm kiếm
hiệu quả. (Helpman, 1984)
3.2.

Đầu tư mới, Sáp nhập và mua lại qua biên giới, Mở rộng khả năng

Theo cách phân loại của IMF, 2004 FDI được chia thành ba loại:
Thứ nhất là đầu tư mới ( Greenfield investments): Chủ đầu tư nước ngoài để xây
dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. Hình thức này thường
được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm
việc làm và giá trị gia tăng cho nước này.
Thứ hai là sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross – border Merge & Acquisition):
Chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở
nước nhận đầu tư.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2005: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc
một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị
sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần
tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề
của doanh nghiệp bị mua lại.

M&A được chủ đầu tư ưa chuộng hơn đầu tư mới vì chi phí thấp hơn và cho phép
chủ đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn.
Thứ ba là mở rộng khả năng (Extension of capacity): tăng vốn đầu tư của doanh
nghiệp nhận vốn đầu tư trực tiếp.
3.3.

FDI thay thế nhập khẩu, FDI tăng cường xuất khẩu, FDI theo định
hướng khác của chính phủ

Dưới đây là cách phân loại theo góc độ của nước nhận đầu tư:
FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng
cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu.
Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào
cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.
5


FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới không
phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn
trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường nước chủ đầu tư. Các yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào
với gia rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu bán thành phẩm.
FDI theo định hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể áp
dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước
mình theo đúng ý đồ của mình, như tăng cường thu hút FDI để giải quyết tình trạng
thâm hụt cán cân thanh toán.
3.4.

FDI phát triển, FDI phòng ngự


Dưới đây là cách phân chia theo định hướng của chủ đầu tư
FDI phát triển: nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở
nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này giúp chủ đầu tư tăng lợi nhuận bằng cách tăng
doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra nước ngoài.
FDI phòng ngự: nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở nước nhận đầu tư với mục
đích giảm chi phí sản xuất và như vậy lợi nhuận của chủ đầu tư sẽ tăng lên.

4. Tác động của FDI đến kinh tế xã hội của các nước nhận đầu tư
4.1.

Góp phần tích cực tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực

Theo thống kê Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD năm 1999, gần một phần hai
FDI toàn cầu được đầu tư và các nước đang phát triển. FDI tạo ra một lượng việc làm
lớn, giúp các nước đang phát triển giải quyết vấn đề thất nghiệp – một trong những vấn
đề cấp thiết ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, theo Báo cáo đầu tư thế giới
UNCTAD năm 2006 đã chỉ ra rằng phần lớn lượng FDI được đầu tư từ nước phát triển
sang nước đang phát triển là vốn hoặc công nghệ có vai trò quan trọng đối với các
nước đang phát triển. Sau khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và việc làm, một số
nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận chung nhất: FDI có tác động tích cực tạo công ăn việc
làm về chất lượng và số lượng.
6


Nunnenkamp, Bremont, and Waldkirch (2007) đã phân tích mỗi quan hệ giữa FDI
và số liệu thống kê về việc làm của gần 200 công ty ở Mexico và chỉ ra rằng FDI có vai
trò tích cực trong việc cung cấp thêm việc làm cho nước đang phát triển. Kết luận của
nghiên cứu này được áp dụng cho cả lao động trí thức lẫn lao động chân tay.
Wang and Zhang (2005) dựa vào các nguyên lí kinh tế vi mô và vĩ mô đã xây dựng
hàm về mối tương quan giữa FDI và việc làm (số liệu năm 1983 - 2002). Nghiên cứu

đã chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực trực tiếp đến lao động là có tác động tiêu cực
gián tiếp đến lao động. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, FDI có ảnh hưởng tích cực
đến việc làm. FDI tăng 1% thì việc làm thực tế tăng 0.008%.
Ding (2005) đầu tư trong nước và FDI đều có ảnh hưởng tích cực đến việc làm, tuy
nhiên ảnh hưởng của đầu tư quốc nội lớn hơn. Ding kết luận rằng cứ 1% tỉ lệ đầu tư
trong nước tăng dẫn tới tăng 0.083% việc làm, trong khi đó tăng 1% FDI thì dẫn đến
tăng 0.064% tỉ lệ việc làm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, FDI chỉ tác động tích cực vào
thành phần lao động có trình độ cao, trong khi đó ảnh hưởng đến lao động phổ thông
không rõ ràng.
Mối quan hệ giữa việc làm và FDI đã được phân tích bằng các phương pháp định
tính và định lượng qua các nghiên cứu trên. Tuy nhiên, FDI không chỉ tác động đến số
lượng việc làm mà còn tác động đến chất lượng việc làm tại nước nhận đầu tư.
4.1.1. Tạo việc làm
Các nước đang phát triển có lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Ở nhiều nước, khu
vực có vốn FDI cung cấp phần lớn việc làm cho người lao động đặc biệt trong lĩnh vực
chế tạo.Tác động của FDI lên số lượng việc làm tại một nền kinh tế chủ nhà phụ thuộc
vào số việc làm được tạo ra trực tiếp trong công ty con nước ngoài và tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hoạt động của công ty khác. FDI làm tăng số lượng việc làm tại
nước chủ nhà một cách trực tiếp khi nó liên quan đến việc thành lập một công ty con
nước ngoài mới hoặc mở rộng các công ty con đang hoạt động. FDI có thể làm tăng số
việc làm một cách gián tiếp thông qua việc tạo thêm việc làm tại các nhà cung cấp và
các nhà phân phối.

7


Tuy nhiên, FDI trực tiếp làm giảm việc làm tại một nước chủ nhà khi việc rút vốn
đầu tư và đóng cửa công ty con nước ngoài diễn ra. FDI cũng có thể dẫn đến giảm việc
làm trực tiếp khi sáp nhập các công ty mẹ tại nước chủ đầu tư dẫn đến việc tái cơ cấu
các công ty con nước ngoài hoặc khi FDI thâm nhập vào một nền kinh tế chủ nhà thông

qua M&A đi kèm với tái cơ cấu các công ty mới bị mua lại tại nước chủ nhà bằng việc
giảm nhân viên. FDI cũng có thể tác động gián tiếp đến việc làm khi các công ty trong
nước không đủ sức cạnh tranh với công ty nước ngoài và bị đào thải ra khỏi ngành
hoặc khi có sự tái cơ cấu hoạt động trong ngành được bảo hộ trước đây khi có sự thâm
nhập của FDI.
Tác động chung của FDI lên số lượng việc làm tại nước chủ nhà phụ thuộc vào
sự cân bằng giữa các tác động tích cực và tiêu cực đề cập ở trên.
4.1.2. Nâng cao chất lượng lao động
Một số nghiên cứu trước đây đẽ chỉ ra rằng người lao dộng một doanh nghiệp FDI
không chỉ có thu nhập cao hơn doanh nghiệp trong nước mà còn có điều kiện tốt hơn vì
được đào tạo một cách chuyên nghiệp.
Filer (1995) đã chỉ ra rằng công ty nước ngoài tại cộng hòa Czech đầu tư cho đào
tạo và thuê nhân công gấp 4.6 lần so với các công ty nội địa. Một nghiên cứ khác của
Ngân hàng Thế giới 1997 tập trung vào Malaysia chỉ ra rằng doanh nghiệp nước ngoài
cung cấp đào tạo cho công nhân nhiều hơn các doanh nghiệp nội địa. Một số dẫn chứng
khác cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài có văn hóa trọng dụng nhân tài hơn các
doanh nghiệp nội địa vì vậy hấp dẫn người lao động hơn các doanh nghiệp trong nước
như ở Nhật Bản (The Economist, 2011).
Rõ ràng rằng, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao
động. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn trong
các doanh nghiệp trong nước.

8


Bảng 1.1. So sánh năng suất lao dộng của các chi nhánh nước ngoài và các
doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực chế tạo ở một số nước

Nền kinh tế


Năm

Chi nhánh nước ngoài
Số lao
Giá trị
Năng

Doanh nghiệp trong nước
Số lao
Giá trị
Năng

động

gia tăng

suất lao

động

gia tăng

suất lao

(1000

(triệu

động


(1000

(triệu

động

người)
5 988.9

USD)
43108.6

(USD)
7199

người)
55594.1

USD)
146372.

(USD)
2 633
26 259

Trung Quốc

199

Hong Kong


7
199

68.5

2422.0

35881

358.5

5
9 338.0

Maylaysia

4
199

528.7

12082.7

22940

842.3

11 728.0


13 923

Đài Loan

5
199

258.6

25131.7

97193

2180.1

44 764.5

20 533

4
Nguồn: World Investment Report 2003, 2005 - UNCTAD
Với tiêu chí coi hiệu quả công việc là ưu tiên hàng đầu trong việc tuyển dụng và
sử dụng lao động các doanh nghiệp FDI thường xây dựng một đội ngũ công nhân, nhân
viên lành nghề, có tác phong công nghiệp, có kỉ luật cao. Đội ngũ cán bộ của nước
nhận đầu tư tham gia quản lí và phụ trách kĩ thuật trong dự án FDI phát triển nhiều mặt
nhờ có quá trình đào tạo ngắn hạn của chính công ty. Đặc biệt với hình thức doanh
nghiệp liên doanh, chủ đầu tư của các nước chủ nhà tham gia quản lý cùng các nhà đầu
tư nước ngoài có điều kiện tiếp cận, học tập kinh nghiệm quản lí tiên tiến của nước
ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần kiến thức kinh doanh của bản thân như nghệ
thuật tiếp thị, nghiên cứ thị trường, quản lí công nghệ, quản lí tài chính...

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở cả nước phát triển và đang phát triển, tiền lương
trả cho lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI lớn hơn trong các doanh nghiệp
trong nước. Heyman, Sjöholm và Tingvall (2007) sự chênh lệch mức lương của doanh
nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI từ 10% đến 70% tùy thuộc vào nước nhận đầu tư.
9


Bên cạnh đó, một số nghiên cứu phân tích nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch
mức lương giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Fosfuri, Motta, Ronde (2001) cho rằng doanh nghiệp FDI phải trả mức lương hấp
dẫn để giữ chân người lao động, phòng trường hợp người lao động chuyển sang doanh
nghiệp trong nước là đối thủ cạnh tranh làm lộ các bí quyết công nghệ, kĩ năng đã được
đào tạo.
Lipsey and Sjoholm (2001) chỉ ra rằng doanh nghiệp FDI thiếu thông tin về thị
trường lao động nội địa hơn các doanh nghiệp trong nước nên lương là một trong
những yếu tố để thu hút lao động có trình độ của doanh nghiệp FDI.
Budd, Konings, Slaughter (2005) cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch
trong lương của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước là năng suất cao
dẫn tới lợi nhuận cao dẫn tới lương cao theo thỏa thuận của doanh nghiệp nước ngoài
và người lao động.
Tóm lại, nguyên nhân các doanh nghiệp FDI thường có xu hướng đầu tư vào các
ngành doặc địa bàn có mức lương trung bình tương đối cao ở nước đầu tư, hoặc thường
thuê lao động có trình độ cao, hoặc nhờ công nghệ chủ đầu tư hiện đại hơn nên có thể
đem lại năng suất cao hơn, do đó tiền lương của công nhân cao hơn.
Tác động lan truyền của bộ phận lao động trong khu vực FDI rất có ý nghĩa. Các
cán bộ kĩ thuật trong nước được kích thích nâng cao trình độ khi giao dịch với các đối
tác nước ngoài. Người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ, mong muốn tim việc
làm trong các doanh nghiệp có vốn FDI để được thử sức trong một môi trường năng
động hơn và có thu nhập cao hơn đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ và tay nghề.
4.2.


Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ

Mặc dù tốc độ phát triển công nghệ của các nước đang phát triển tăng mạnh trong
20 năm trở lại đây, thậm chí còn vượt qua các nước phát triển (World Bank 2008)
nhưng khoảng cách công nghệ giữa các nước phát triển và đang phát triển là rất lớn. Sự
chênh lệch về chi tiêu cho vấn đề R&D rất lớn giữa 2 nhóm nước. (xem bảng 1.2)

10


Bảng 1.2 Ngân sách chi tiêu cho R&D
Đơn vị: tỉ USD
Quốc gia
Australia
Brazil
Canada
Trung Quốc
EU
Pháp
Đức
Anh
Ấn Độ
Indonesia
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malaysia
Mexico
Singapore
Nam Phi

Đài Loan
Thái Lan
Mỹ

Năm
2006
2006
2008
2007
2007
2008
2007
2008
2007
2005
2008
2007
2006
2007
2007
2006
2007
2006
2008

Ngân sách chi tiêu R&D
16.2
10.9
27.6
48.8

313.4
57.7
84.1
50.0
9.1
0.1
181.9
33.7
1.0
1.6
4.2
2.4
10.1
0.5
398.1
Nguồn: UNCTAD, 2006, 2007, 2008

Để thu hẹp được khoảng cách này, các nước đang phát triển không còn cách nào
khác là phải nhập khẩu các công nghệ từ các nước phát triển hơn dể đẩy nhanh tốc độc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển. Thế
nhưng nguồn vốn trong nước rất hạn chế không cho phép các nước này nhập khẩu
được nhiều công nghệ. Trong khi đó các chủ đầu tư nước ngoài có nhu cầu khai thác
lợi thế độc quyền của về công nghệ. Vì vậy, FDI dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước
ngoài hoặc liên doanh ở các nước đang phát triển. Đặc biệt là các công nghệ mới và có
giá trị (dựa trên chi phí R&D gắn với các sản phẩm có thương hiệu) mà các công ty
không muốn cung cấp cho các bên liên quan. Thậm chí ngay cả trong trường hợp các
công nghệ này có thể có được thông qua dạng chuyển giao bên ngoài (cấp giấy phép sử
dụng, các thỏa thuận hợp đồng hoặc bán các công nghệ nằm trong hàng hóa), chuyển
11



giao nội bộ hóa cũng có lợi thế hơn cho người nhận vì chuyển giao nội bộ hóa thường
là phương thức chuyển giao ít tốn kém và nhanh nhất. Các công nghệ mà nước chủ nhà
chuyển giao thường dưới dạng những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công
nghệ quản lí, công nghệ marketing.
Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ nội bộ hóa cũng có những điểm bất lợi đối với
công ty (công ty con nước ngoài) nhận công nghệ và đối với nước chủ nhà liên quan.
Vì là công nghệ “trọn gói”, phía nhận ở nước chủ nhà phải trả tiền không chỉ cho công
nghệ mà cho cả gói FDI bao gồm tên thương hiệu, tài chính, kỹ năng và quản lý của
các công ty mẹ ở trụ sở nước ngoài. Khi các công ty địa phương có năng lực để sử
dụng công nghệ một cách hiệu quả và không cần các tài sản khác, việc chuyển giao nội
bộ có thể tốn kém hơn so với chuyển giao bên ngoài, với giả thiết là có thể có được
công nghệ thông qua các phương thức bên ngoài. Một nhược điểm quan trọng của
chuyển giao công nghệ qua FDI là quyền kiểm soát của công ty mẹ với công nghệ
được chuyển giao, khi công nghệ là một trong những lợi thế quan trọng của công ty
(UNCTAD, 1999).
Các quốc gia đang phát triển cần có các chính sách nhằm củng cố kĩ năng, năng lực
về công nghệ, mạng lưới cung cấp và các cơ sở hạ tầng của các nước chủ nhà. Sự lan
tỏa công nghệ và kĩ năng từ các công ty con nước ngoài sang nền kinh tế nước chủ nhà
có thể nảy sinh thông qua bốn kênh:
Thứ nhất, cạnh tranh với các công ty địa phương, thúc đẩy các công ty này cải thiện
hiệu quả và năng lực công nghệ cũng như nâng cao năng suất.
Thứ hai, hợp tác giữa các công ty con nước ngoài và các nhà cung cấp, những
khách hàng và các tổ chức địa phương mà công ty này có mỗi liên kết, dẫn đến việc
trao đổi thông tin và hợp tác kĩ thuật, giúp củng cố năng lực công nghệ của các cơ quan
địa phương có liên kết.
Thứ ba, di chuyển lao động, đặc biệt là những nhân sự được đào tạo trình độ cao, từ
các công ty con nước ngoài sang các công ty địa phương, bao gồm cả các công ty cung
cấp được thành lập bởi các nhân sự cũ của TNC, thường với sự giúp dỡ của các nhân
viên cũ của công ty này.

12


Thứ tư, khoảng cách gần giữa các công ty nước ngoài và các công ty địa phương,
dẫn tới các quan hệ cá nhân, phát triển công nghệ ngược, bắt chước và việc thành lập
các cụm công nghệ, tạo điều kiện cho việc nâng cấp công nghệ tại nước chủ nhà.
Phạm vi của tác động lan tỏa tích cực là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của
nước chủ nhà và các chiến lược FDI của các công ty mẹ.
4.3.

Góp phần bổ sung vốn cho nước nhận đầu tư

Theo lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài của Samuelson, đa
số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, thu nhập thấp chỉ đủ để người dân sống ở
mức tối thiểu, do đó khả năng tích lũy vốn hạn chế. Thực tiễn trên thế giới cho thấy các
nước muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao phải đầu tư ít nhất 20% GDP và việc tạo vốn.
Trong khi đó các nước nông nghiệp nghèo nhất chỉ có thể tiết kiệm được 5% GDP
(Samuelson & Nordhaus, 1985). Trong khi đó phần lớn số tiền tiết kiệm nhỏ bé trên
phải cung cấp nhà cửa và các công cụ giản đơn cho dân số đang tăng lên. Phần dành
cho phát triển rất ít. Bên cạnh đó các nước đang phát triển còn gặp phải những khó
khăn khác như dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, khoa học công nghệ lạc
hậu… Chính vì vậy các nước đang phát triển đang đứng trước khó khăn và cứ vướng
mãi vào cái vòng luẩn quẩn (Hình 1.1). Để có thể bứt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trên,
theo Samuelson các nước đang phát triển cần có cú huých từ bên ngoài thông qua việc
thu hút đầu tư nước ngoài.

13


Hình 1.1 Vòng luẩn quẩn của sự kém phát triển


Thu nhập bình quân thấp

Năng suất thấp

Tiết kiệm và đầu tư ít

Khả năng tích lũy vốn kém

Nguồn: Samuelson & Nordhaus, 1985
Tóm lại, trong thời kì đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nước đang phát
triển thấp vì vậy khả năng tích lũy vón trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Bên cạnh
đó, ở nhiều nước tâm lý chung của dân chúng là chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư để phát
triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển lại rất lớn. Đầu
tư quốc tế, với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài giúp các nước kể trên
giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư và dần thoát khỏi vòng luẩn quẩn.
Trong các nguồn vốn nước ngoài thì FDI được đánh giá là quan trọng với nhiều
nước trên thế giới, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của
các nước đang và kém phát triển. Ngoài ý nghĩa bổ sung một lượng vốn đáng kể cho
đầu tư phát triển kinh tế, cần nói đến chất lượng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn
vốn này đã góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn nhà nước tập trung vào các vấn đề
xã hội ưu tiên như cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội... Nguồn vốn này cũng
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Vốn trong dân
được kích thích để đưa vào sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước phải tăng
14


cường đầu tư và chú ý đến hiệu quả sản xuất để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra các liên kết với các công ty trong nước nhận đầu
tư thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu, gia công. Qua đó FDI

thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các cong ty trong nước được khai thác
với hiệu quả cao.
4.4.

Góp phần quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tích cực

Những năm đầu sau Chiến tranh Thế giới lần hai, FDI vào các nước đang phát triển
chủ yếu nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho ngành công
nghiệp ở nước đầu tư. Tuy nhiên, ngày nay FDI đã khẳng định vai trò trong quá trình
chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tích cực.
Trong nghiên cứu về tác động của FDI lên nền kinh tế Trung Quốc của Zhang 2001
và Ali 2005 đã chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực đến sự chuyển dịch nền kinh tế
định hướng thị trường của Trung Quốc bằng việc tác động qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp: Trước năm 1978 các công ty ở
Trung Quốc đều là công ty nhà nước. Cùng với sự phát triển của FDI, nền kinh tế
Trung Quốc chuyển thành hỗn hợp doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Đặc
biệt sự gia tăng của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng áp lực cạnh tranh
cho các doanh nghiệp nội địa và giúp doanh nghiệp nội địa tăng nội lực của mình.
Thứ hai, thành lập nền kinh tế theo hướng thị trường: Cùng với FDI với yêu cầu
phải có một khuôn khổ pháp lí kinh tế thị trường. Sự hấp dẫn của FDI đã tạo áp lực
phải thay đổi khuôn khổ pháp lí liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cùng với sự thay đổi
trong hệ thống kế toán.
Thứ ba, tạo điều kiện cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOEs): Nhiều doanh nghiệp
nhà nước (SOEs) liên doanh với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FIE) và từ đó hưởng
lợi nhuận từ hoạt động quản lí, quản trị rủi ro, chương trình ưu đãi.
Thứ tư, cạnh tranh: Cạnh tranh nội địa cũng như cạnh tranh quốc tế nhờ FDI xóa bỏ
cấu trúc độc quyền nhóm và độc quyền.

15



Bên cạnh đó, FDI đang trở thành một yếu tố tạo nên sự chuyển biến cơ cấu kinh tế
tích cực ở các nước nhận đầu tư. FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNC và thường
tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy FDI đáp ứng được nhu cầu phát
triển các ngành này của các nước đang phát triển. Tỉ trọng FDI vào nông nghiệp trong
tổng FDI vào các nước đang phát triển giảm từ 12% giai đoạn 1989 – 1991 xuống 10%
giai đoạn 2001 – 2002. Tỷ trọng FDI vào các ngành chế tạo cũng giảm mạnh nhưng
vẫn ở mức cao (con số tương đương cho hai giai đoạn 53% và 40%). Trong khi đó tỷ
trọng FDI vào lĩnh vực dịch vụ tăng mạn từ 35% giai đoạn 1989 – 1991 lên 50% giai
đoạn 2001 – 2002. Với tỉ trọng vốn FDI vào các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày
càng tăng, nguồn vốn này đã góp phần tăng nhanh tỉ trọng về sản lượng, việc làm, xuất
khẩu... của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế nước đang phát triển.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albert de Vaal, Nicole Roording, 2010, “Does horizontal FDI lead to more knowledge
spillovers than vertical FDI?” , Hà Lan
www.ru.nl/publish/pages/516298/nicewp101-01.pdf (truy cập ngày 25/7/2014)
Budd, Konings, Slaughter, 2005, “Wages and International Rent Sharing in
Multinational Firms”, Review of Economics and Statistics 87, 73-84
(truy cập ngày 25/7/2014 )
Ding, M. (2005). An analysis of employment effect of foreign direct investment. Soft
Science 3, 26-29.
Elhanan Helpman, 1984, “A Simple Theory of International Trade with Multinational
Corporations”, The Journal of Political Economy, Vol. 92, No. 3. (Jun., 1984), pp. 451471
(truy cập ngày 25/7/2014)
Filer, R., O. Schneider and J. Svejnar, 1995, “Wage and Non-wage Labour Cost in the

Czech Republic: The Impact of Fringe Benefits”, CERGE-EI Working Paper No. 77,
Prague.
(truy cập ngày 25/7/2014)
Fosfuri, Andrea, Massimo Motta, and Thomas Ronde, 2001, “Foreign Direct
Investments and Spillovers through Workers Mobility”. Journal of International
Economics 53:205–22.
(truy cập ngày 25/7/2014)
17


IMF, 2004, “Mergers and Acquisitions (M&As), Greenfield Investments and Extension
of capacity”
(truy cập ngày 25/7/2014)
Kevin Honglin Zhang, 2001. “How does Foreign Direct Investment affect Economic
Growth in China?” Economics of Transition 9, 679–693.
(truy cập ngày
25/7/2014 )
Lipsey, Robert E. and Fredrik Sjöholm, 2001, “Foreign Direct Investment and Wages
in Indonesian Manufacturing”, Nber Working Paper 8299, Cambridge.
(truy cập ngày 25/7/2014)
Markusen, Venables, 2000, “The theory of endowment, intra-industry and multinational trade”, Journal of International Economics 52, 209–234
(truy cập ngày 25/7/2014)
OECD, 1996, “Benchmark definition of Foreign Direct Investment”, Third Edition
(truy cập ngày
20/7/2014)
Shaukat Ali and Wei Guo, 2005, “Determinants of FDI in China”, Journal of Global
Business and Technology 1, 21–33.
(truy cập ngày
25/7/2014 )
UNCTAD, 1999, “World Investment Report”

(truy cập ngày 25/7/2014)
UNCTAD, 2003, “World Investment Report”
18


(truy cập ngày 25/7/2014)
UNCTAD, 2004, “World Investment Report”
(truy cập ngày 25/7/2014)
UNCTAD, 2007, “World Investment Report”
(truy cập ngày 25/7/2014)
UNCTAD, 2008, “World Investment Report”
(truy cập ngày 25/7/2014)
UNCTAD, 2013, “World Investment Report”
(truy cập ngày 25/7/2014)
Wang, J., & Zhang, H. (2005). An empirical study of effect of foreign direct investment
on China’s employment. World Economy Study 9, 15-21.
Waldkirch, A., Nunnenkamp, P., & Bremont, J. E. A, 2007, “FDI in Mexico: An
empirical assessment of employment effects”, Kiel Working Paper No. 1328, Đức
(truy cập ngày 25/7/2014)

19



×