Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa CHÍNH SÁCH đãi NGỘ NHÂN sự tại CÔNG TY cổ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC tế (ICB) và đề XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.7 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi
hỏi các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp,... phải tăng cường áp dụng những
tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những công nghệ quản lý tiên tiến để nâng
cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Trong xu thế phát triển chung
đó, việc đổi mới phương thức tiến hành hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng
sản phẩm đòi hỏi phải các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng cũng như chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, Công ty Cổ phần chứng nhận Quốc tế ICB đã ra
đời và phát triển, thực hiện xây dựng và cấp chứng nhận cho hàng ngàn doanh
nghiệp, tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn quản
lý chất lượng vào thực tiễn. Với sự trợ giúp của ICB nhiều doanh nghiệp ở Việt
Nam đã áp dụng thành công các hệ thống quản lý tiên tiến như ISO 9000, ISO
14000, OHSAS 18000….
Trong suốt quá trình phát triển, ICB đã thực hiện tốt sứ mệnh khẳng định giá
trị hàng hóa, sản phẩm của khách hàng với quan điểm chủ đạo “lấy sự chân thành
để phát triển bền vững”
Để có thể hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, chắc chắn đồng hành cùng công
ty ICB trong quá trình đó phải là đội ngũ nhân sự tài giỏi, nhiệt tình và trách nhiệm
với công việc, nhân tố nòng cốt đóng vai trò chủ đạo cho sự thành bại của bất kỳ
doanh nghiệp nào trong thị trường nói chung.
Con người chính là chìa khóa, là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho các sản
phẩm. Như trong tác phẩm kinh điển “Từ tốt đến vĩ đại” (Good to Great) của Jim
Collins đã đề cập: “Con người không phải là tài sản quý giá nhất với doanh nghiệp,
mà phải là con người phù hợp”. Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố nhân sự trong
1 tổ chức, đồng thời bản thân có mong muốn định hướng và phát triển bản thân
trong lĩnh vực này, em đã đăng ký làm thực tập sinh ở Phòng Nhân sự của Công ty
Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) để hoàn thành báo cáo thực tập giữa khóa của
mình.



Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần chứng nhận Quốc tế ICB, em đã
có cơ hội được tìm hiểu và tiếp cận với những thông tin chung cũng như quy chế
của công ty để hoàn thành báo cáo tổng hợp. Báo cáo tổng hợp gồm có 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB)
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng chính sách đãi ngộ với người lao động
và các quy chế của doanh nghiệp (ICB)
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đãi ngộ nhân sự tại ICB
Mặc dù đã cố gắng hết sức và nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ
Nguyễn Thị Hồng Vân nhưng bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót.
Em mong có thể nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa bài
báo cáo này.


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ (ICB)
1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế
- Tên tiếng Anh: International Certification Body
- Tên viết tắt: ICB
- Địa chỉ: Số 10, tổ 7, Phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội,
Việt Nam.
- Điện thoại: 04.36830837
- Fax: 04.36830837
Website : />- Số đăng ký kinh doanh 0105169275 đăng ký lần đầu ngày 1 tháng 3 năm
2011, đăng ký thay đổi lần thứ 4 vào ngày 22 tháng 9 năm 2014.
- Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế (tên viết tắt là ICB) thành lập vào năm
2011, là một tổ chức chứng nhận độc lập. ICB tiến hành các hoạt động chứng nhận
các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình phù hợp theo các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế;

- Sự ra đời của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường khi vào lúc đó tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 về Hệ thống quản lý chất lượng mới được ban hành và áp
dụng tại Việt Nam. Thời kỳ đầu khi Hệ thống quản lý chất lượng mới được áp dụng
tại Việt Nam, sự xuất hiện và lớn mạnh của các doanh nghiệp cùng ngành cũng như
quá trình mở cửa của nền kinh tế đã khiến doanh nghiệp phải đối mặt với không ít
thách thức.
- Trải qua 5 năm phấn đấu và trưởng thành, giờ đây uy tín và thương hiệu
của công ty đang dần được khẳng định. Công ty đã có những hợp đồng từ khắp các
tỉnh thành trên cả nước, đặt chi nhánh tại cả 3 miền và mở rộng phạm vi kinh doanh
không chỉ ở lĩnh vực chứng nhận mà còn kết hợp tư vấn và đào tạo.
- Năm 2011 và 2012, lĩnh vực chứng nhận của công ty chủ yếu về Hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Sang đến năm 2013, công ty phát triển thêm


mảng chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy và hệ thống quản lý an toàn lao
động OHSAS 18001:2007. Năm 2014 đánh dấu sự phát triển của công ty khi phạm
vi chứng nhận được mở rộng với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO
22000:2005, Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001:2005, Hệ thống quản lý
chất lượng thiết bị y tế ISO 13485:2003 và Hệ thống quản lý môi trường ISO
14001:2005.
- Vào năm 2016, Công ty cổ phần chứng nhận quốc tế ICB là một trong số
những tổ chức chứng nhận đầu tiên được cấp chứng nhận ISO 9001:2005 và ISO
14001:2015 phiên bản mới. Đây là một bước tiến quan trọng, khẳng định vị thế
hàng đầu của công ty hiện nay dù xuất phát điểm thấp hơn so với các doanh nghiệp
lớn khác cùng ngành.
- Trong thời gian tới, công ty vẫn không ngừng bám sát thị trường, đẩy mạnh
công tác quảng bá thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.
2. Hoạt động kinh doanh
- ICB là tổ chức chứng nhận độc lập, được Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo Lường
Chất Lượng của Bộ Khoa Học Công Nghệ công nhận đủ năng lực tiến hành hoạt

động chứng nhận sản phẩm tại Việt Nam
-ICB cũng đã được Cục An Toàn Lao Động - Bộ Lao Động – Thương Binh
Xã Hội tin tưởng chỉ định là tổ chức đánh giá hợp quy các sản phẩm hàng hóa nhóm
2 do BLĐTBXH quản lý;
- Tổ chức Công Nhận Chất Lượng (BOA), diễn đàn các Tổ chức Công Nhận
Quốc Tế (IAF) công nhận ICB đủ năng lực tiến hành hoạt động chứng nhận hệ
thống quản lý trên toàn thế giới;
- Năng lực của ICB trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận:
A. ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ.
- Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2008
- Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp: OHSAS
18001:2007
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: ISO 22000:2005
- Hệ thống quản lý an toàn thông tin: ISO 27001:2005
- Hệ thống quản lý chất lượng thiết bị y tế: ISO 13485:2003


- Hệ thống quản lý môi trường: ISO 14001:2005
B. ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA.
- Thang máy: Như thang máy điện, thang máy thủy lực, thang máy không
buồng máy, .... và các thiết bị đi kèm phù hợp theo các chuẩn mực như QCVN,
TCVN, AS, ISO, ASME
- Thiết bị nâng – hạ: Như cần trục, cầu trục, cổng trục, Pa lăng, tời,… và các
thiết bị đi kèm phù hợp theo các chuẩn mực như QCVN, TCVN, AS, ISO, ASME,

- Nồi hơi và Nồi đun nước nóng: phù hợp theo các chuẩn mực như QCVN,
TCVN, AS, ISO, ASME,...
- Thiết bị áp lực: Như bình, bồn, bể,... dùng để chứa và vận chuyển chất lỏng
hoặc khí có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar phù hợp theo các chuẩn mực
như QCVN, TCVN, AS, ISO, ASME,...

- Máy hàn điện: Như máy hàn TIG, MIG, hàn điểm, hàn bấm,... phù hợp theo
các chuẩn mực như QCVN, TCVN, AS, ISO, ASME,...
- Dụng cụ điện cầm tay chuyển động bằng động cơ: Như máy khoan, máy
cưa, máy bào, máy mài, .... phù hợp theo các chuẩn mực như QCVN, TCVN, AS,
ISO, ASME,...
- Chai chứa khí: Loại vỏ thép và loại vỏ composite phù hợp theo các chuẩn
mực như QCVN, TCVN, AS, ISO, ASME,...
- Thiết bị vui chơi mạo hiểm: Như tàu lượn, đu quay, máng trượt, .. phù hợp
theo các chuẩn mực như QCVN, TCVN, AS, ISO, ASME,...
- Cáp treo chở người: phù hợp theo các chuẩn mực như QCVN, TCVN, AS,
ISO, ASME,..
- Phương tiện bảo hộ cá nhân: Dây an toàn (bao gồm cả hệ thống chống rơi
ngã cá nhân) phù hợp theo các chuẩn mực như QCVN, TCVN, AS, ISO, ASME,...
- Đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại: phù hợp theo các chuẩn mực
như QCVN, TCVN, AS, ISO, ASME,...
- Hệ thống lạnh: phù hợp theo các chuẩn mực như QCVN, TCVN, AS, ISO,
ASME,...


3. Sứ mệnh và nhiệm vụ
3.1 Sứ mệnh của ICB.
- Khẳng định giá trị cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của khách hàng
- Giúp cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông thuận lợi trên thị
trường
- Dự báo và phòng tránh được các rủi ro trong kinh doanh một cách hiệu quả
- Đưa ra những cải tiến tối ưu cho hệ thống quản lý của khách hàng để giảm
tối đa chi phí quản lý
- Giúp khách hàng tiếp cận, cập nhật những tài liệu, văn bản pháp luật mới
nhất
- Tăng tính trách nhiệm với xã hội, góp phần nâng cao hình ảnh của khách

hàng với đối tác, người tiêu dùng, và người lao động, và toàn xã hội./.
3.2 Nhiệm vụ của ICB
- Thực hiện các hoạt động đánh giá, chứng nhận các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ và hệ thống quản lý phù hợp theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn trong nước
và quốc tế.
- Mục đích chính của hoạt động đánh giá của ICB là giúp các tổ chức được
đánh giá phát hiện ra các cơ hội để cải tiến hệ thống quản lý, sản phẩm, hàng hóa
nhằm không ngừng nâng cao thương hiệu của tổ chức.
- Công khai và Minh bạch kết quả đánh giá để các cơ quan hữu quan truy
xuất được nguồn gốc sản phẩm đã đánh giá chứng nhận thuận tiện thông qua công
bố các sản phẩm đã được chứng nhận tại website của ICB.
- Đặc điểm quy trình kỹ thuật:
Công ty cổ phần chứng nhận Quốc tế ICB có 2 mảng hoạt động chính đó là
đánh giá chứng nhận gồm Hệ thống quản lý, sản phẩm hàng hóa và đào tạo.


Bảng 1: Đặc điểm quy trình kỹ thuật Công ty cổ phần chứng nhận Quốc tế ICB

Công ty cổ phần chứng nhận quốc
tế ICB

Đánh giá chứng nhận

Sản phẩm

Đào tạo

Nhận thức chung

Hệ thống quản lý


về ISO

Hợp chuẩn

Hợp quy
ISO 9001:2015

ISO 14001:2015

OHSAS
18001:2007

Chuyên gia đánh
giá & Chuyên gia
ĐG trưởng

ISO 22000:2005


Bảng 2. Quy trình chứng nhận
hệ thống quản lý

Bảng 3. Quy trình chứng nhận
sản phẩm


Khách hàng gửi xem xét đăng ký

Xem xét đăng ký


Quyết định thành lập đoàn đánh giá

Lên kế hoạch đánh giá

Đánh giá chứng nhận, lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu

Đưa mẫu đi thử nghiệm

Cấp chứng nhận nếu kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu


Khách hàng gửi đề nghị đánh giá

Xem xét đăng ký

Quyết định thành lập đoàn đánh giá

Lên kế hoạch đánh giá

Đánh giá sơ bộ và lập báo cáo sơ bộ

Đánh giá chứng nhận và lập báo cáo chứng nhận

Kiến nghị cấp, duy trì, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ

Cấp chứng chỉ

Giám sát hàng năm



4. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phòng Kinh doanh

Phòng kinh doanh 1

Phòng kinh doanh 2

Phòng tài chính

Văn phòng

Phòng thử nghiệm

Phòng chứng nhận

Văn phòng đại diện

Bảng 4: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần chứng nhận quốc tế ICB
4.1. Ban giám đốc

* Hội đồng quản trị:
_ Chủ tịch Hội đồng Quản trị (COB) là người đại diện theo pháp luật của
ICB. Chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của Công ty. Ủy quyền cho các
cá nhân chịu trách nhiệm các công việc cụ thể.
_ COB chịu trách nhiệm:

+ Đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của ICB.
+ Tạo khối đoàn kết thống nhất hành động trong toàn Công ty.
+ Đảm bảo truyền đạt tới toàn bộ tổ chức tầm quan trọng của việc thoả
mãn các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của luật định.
+ Xây dựng chiến lược phát triển công ty.
* Giám đốc:
- Giám đốc của ICB điều hành mọi hoạt động của Công ty:
+ Giám đốc được bổ nhiệm theo quyết định của Hội đồng quản trị.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Hội đồng Quản trị về quyết định của
mình trong phạm vi công việc được phân cấp và ủy quyền.


- Quyền hạn của Giám đốc:
+ Điều hành mọi hoạt động của công ty;
+ Bổ nhiệm các vị trí quản lý sau khi thống nhất với COB;
+ Đảm bảo rằng các quá trình và thủ tục cần thiết của hệ thống quản
lý được thiết lập, thực hiện và duy trì.
4.2. Các phòng ban

4.2.1 Phòng kinh doanh – P.KD.
_ Phòng kinh doanh có Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản
trị về quyết định của mình trong phạm vi công việc được phân công. Phòng kinh
doanh có một số Phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng.
_ Chức năng của phòng kinh doanh: Thỏa thuận hợp đồng cung cấp dịch vụ
với khách hàng; Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, tiến hành hướng dẫn
khách hàng hoàn thiện các biểu mẫu và chuyển toàn bộ hồ sơ tới các bộ phận có
liên quan để cung cấp dịch vụ cho khách hàng; Tổ chức trao chứng chỉ, kết quả thử
nghiệm cho khách hàng (nếu cần); Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng,
tham gia giải quyết các khiếu nại của khách hàng khi được phân công.
4.2.2. Phòng tài chính.

_ Đảm bảo vận hành nguồn lực tài chính có hiệu quả;
_ Xây dựng kế hoạch tài chính năm, tổng hợp kế hoạch tài chính tháng trình
COB phê duyệt;
_ Quản lý tài chính các đơn vị trực thuộc;
_ Đại diên công ty giao dịch với các cơ quan liên quan đến lĩnh vực tài
chính.
4.2.3. Phòng Thử nghiệm – PTN.
Chức năng của PTN: Tổ chức cung cấp dịch vụ Thử nghiệm theo yêu cầu
của khách hàng và chiến lược phát triển của Công ty; toàn bộ nhân sự của PTN
được đảm bảo không chịu áp lực thương mại, tài chính, áp lực khác từ nội bộ hay
bên ngoài hoặc các ảnh hưởng khác có thể gây tác động xấu lên chất lượng công
việc thử nghiệm; Tham gia giải quyết các khiếu nại của khách hàng nằm trong


phạm vi quyền hạn của mình; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của
COB.
4.2.4. Phòng chứng nhận – PCN.
- Phòng chứng nhận có Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản
trị về quyết định của mình trong phạm vi công việc được phân công và ủy quyền.
PCN có một số Phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng.
- Chức năng của PCN: Chủ trì tổ chức triển khai các chương trình đánh giá
theo quy trình tương ứng; Quản lý hoạt động của chuyên gia đánh giá; Thẩm tra các
hồ sơ đánh giá chứng nhận trước khi trình Giám đốc Chứng nhận phê duyệt; Thẩm
tra hồ sơ chứng nhận hợp quy thực phẩm trình Viện trưởng FSI phê duyệt; Chủ trì
xây dựng, thẩm tra các quy định riêng trước khi ban hành; Tham gia giải quyết các
khiếu nại của khách hàng khi được phân công; Cập nhật dữ liệu khách hàng sau mỗi
đợt đánh giá; Lập yêu cầu tổ chức cuộc đánh giá chuyển Văn phòng, các Văn phòng
đại diện/ chi nhánh thực hiện.
4.3. Văn phòng – VP


_ Văn phòng có Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước HĐQT về quyết
định của mình trong phạm vi công việc được phân công và một Phó Chánh Văn
phòng giúp việc cho Chánh Văn phòng.
_ Chức năng của Văn phòng: Quản lý nhân sự của Công ty (Bao gồm cả hồ
sơ chuyên gia/ giám định viên); Kiểm soát việc nhân viên tuân thủ nội quy lao động
của Công ty; Chủ trì giải quyết khiếu nại của khách hàng; Đầu mối thu thập và quản
lý các thông tin trong và ngoài Công ty liên quan đến toàn bộ các hoạt động của
VinaCert; Chịu trách nhiệm về các hoạt động hành chính, tài chính cho hoạt động
của các phòng ban tại Hà Nội; Thu hồi công nợ, quản lý quỹ; Đảm bảo các nguồn
lực cần thiết để hoạt động công ty được thông suốt, hiệu quả; Kiểm soát việc trao
đổi thông tin với các bên liên quan; Tổ chức các cuộc đánh giá thuộc khu vực do
Văn phòng Hà Nội quản lý (khu vực I); Chuyển chứng chỉ cho khách hàng.
4.4. Văn phòng đại diện - VPĐD

_ Ngoài Văn phòng Trụ sở Hà Nội, ICB còn có các Trưởng, Phó Trưởng Văn
phòng đại diện và nhân viên Sale tại thành phố Hồ Chí Minh.


5. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
5.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ 2015-2017
STT

Chỉ tiêu

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (3=1-2)


4 Giá vốn hàng bán
5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (5=3-4)

6 Doanh thu hoạt động tài chính
7 Chi phí tài chính
- Trong đó: chi phí lãi vay
8 Chi phí quản lý kinh doanh
9

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(9=5+6-7-8)

10 Thu nhập khác
11 Chi phí khác
12 Lợi nhuận khác (12=10-11)
13

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(13=9+12)

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (20%)
15

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(15=13-14)


Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

4.789.957.006 9,673,285,000 15,266,412,000
0
0
0
4.789.957.006 9,673,285,000 15,266,412,000
3.294.365.795 7,387,543,000 10,839,152,000
1.495.591.211 2,285,742,000 4,427,260,000
1.303.800

1,538,000

2,084,000

595.000

795,000

1,127,000

0

0

0


1.628.247.656 2,016,587,000 3,384,067,000
(131.947.645)

269,898,000

1,044,150,000

0

0

0

5.864.940

21,756,000

32,196,000

(5.864.940)

(21,756,000)

(32,196,000)

(137.812.585)

248,142,000


1,011,954,000

0

49,628,400

202,390,800

(137.812.585)

198,513,600

809,563,200

5.2. Đánh giá về kết quả của Công ty qua báo cáo kết quả kinh doanh của
công ty trong 3 năm gần đây (Từ năm 2013-2015)
_ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm, từ năm 2015
đến năm 2017 gần 320%. Cùng với đó là sự gia tăng của giá vốn hàng bán, cho thấy
công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng của doanh thu


thuần tương đương tốc độ tăng của giá vốn, nên lợi nhuận thuần gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ có sự gia tăng đều đặn, từ 1.495.591.211 đồng vào năm 2015 đến
4,427,260,000 đồng vào năm 2015.
_ Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cho thấy lợi nhuận của
công ty phần lớn đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi phí tài chính
gần như không phát sinh và công ty không sử dụng vốn vay mà tài trợ hoàn toàn
bằng vốn chủ sở hữu.
_ Ngoại trừ năm 2015 chi phí kinh doanh lớn hơn lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ khiến cho lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh âm thì với

năm 2016 năm 2017 công ty đã có lợi nhuận để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
đáng kể cho thấy công ty đang dần đi đúng hướng để gia tăng lợi nhuận.
_ Với mức doanh thu tăng trưởng nhanh, lợi nhuận biến đổi từ âm sang dương và
tăng dần cho thấy tiềm năng phát triển của một công ty mới như ICB.
_ Với quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại như công ty cổ phần
chứng nhận Quốc tế ICB, vốn lưu động là điều kiện tiền đề và chiếm khoảng 80%
tổng nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy nếu muốn gia tăng lợi nhuận và phát triển, bên
cạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động thì quản lý vốn lưu động sao cho hiệu quả
cũng chiếm vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới sự phát triển của doanh
nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh.


CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC QUY CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP (ICB)
1. Chi phí hỗ trợ
1.1. Hỗ trợ chi phí đi lại:
0-10km: không hỗ trợ thêm
10-20km: 200.000 VNĐ
20-50km: 500.000 VNĐ
50-100km: 800.000 VNĐ
100-150km: 1.000.000 VNĐ
150-200km: 1.200.000 VNĐ
200-300km: 1.500.000 VNĐ
1.2. Chi phí lưu trú qua đêm: 300.000 VNĐ/ngày
1.3. Chi phí ăn uống: 50.000 VNĐ/ngày
2. Hoa hồng dự án
2.1. Chứng nhận lần đầu
2.1.1. Chứng nhận lần đầu do nhân viên trực tiếp đem về:
_ Đối với nhân viên kinh doanh sẽ được hưởng 10% giá trị hợp đồng
_ Đối với các nhân viên khác sẽ được hưởng 8 % giá trị hợp đồng

2.1.2. Chứng nhận lần đầu thông qua cá nhân trung gian
hoặc qua tư vấn do nhân viên trực tiếp đem về:
_ Đối với nhân viên kinh doanh sẽ được hưởng 5% giá trị hợp đồng
_ Đối với các nhân viên khác sẽ được hưởng 4% giá trị hợp đồng
2.1.3. Chứng nhận lần đầu Khách hàng là đầu mối do công
ty phân công cho cá nhân phụ trách:
_ Đối với nhân viên phụ trách các khách hàng lẻ sẽ được hưởng 2% giá trị hợp đồng
_ Đối với nhân viên phụ trách các đầu mối qua trung gian là cá nhân/tổ chức (số
lượng hợp đồng mang về nhiều) sẽ được hưởng 2% giá trị hợp đồng.
2.2. Giám sát, tái chứng nhận:
_ Nhân viên được phân công trực tiếp thu hồi: 5% giá trị hợp đồng
_ Nếu khách hàng do 1 tổ chức tư vấn tiến hành thu hồi công nợ giám sát thì nhân
viên được giao phụ trách sẽ được nhận 2% giá trị hợp đồng.


_ Trong trường hợp đã quá thời hạn quy định, nhân viên được phân công không thu
hồi được công nợ thì khách hàng đó sẽ được chuyển lại cho Văn phòng để phân
công cho cá nhân khác phụ trách. Nhân viên phụ trách mới vẫn được hưởng 5% giá
trị hợp đồng.
3. Lương, phụ cấp, thưởng, phúc lợi
3.1. Lương
_ Nhân viên trong thời gian thử việc được hưởng 80% mức lương cơ bản của nhà
nước quy định hiện hành.
_ Nhân viên chính thức được hưởng 100% mức lương cơ bản của nhà nước quy
định hiện hành (công ty đóng bảo hiểm, hỗ trợ tiền điện thoại, tiền ăn trưa) và các
phụ cấp hỗ trợ khác theo quy định của công ty.
_ Đối với nhân viên chính thức, làm việc toàn thời gian (Trừ nhân viên kinh doanh)
mức lượng cố định này sẽ được tăng định kỳ 6 tháng /lần kể từ thời điểm ký hợp
đồng chính thức.
_ Đối với nhân viên kinh doanh mức lương được hưởng tối đa là 5.000.000 VNĐ

_ Đối với nhân viên kinh doanh sẽ phải đạt doanh thu theo thỏa thuận với công ty,
nếu không đạt sẽ bị buộc thôi việc hoặc được thuyên chuyển sang bộ phận khác.
3.2. Phụ cấp
3.2.1. Điện thoại:
Sử dụng số điện thoại của công ty với định mức hàng tháng không vượt quá
500.000 VNĐ. Trường hợp vượt quá quy định phải có sự giải trình với Giám đốc
hoặc Kế toán
3.2.2. Chi phí đi lại (xăng xe) trong Thành phố
Với các công việc đột xuất do Giám đốc giao cho cá nhân đi thực hiện trong
nội thành Hà Nội và không quá 10 km (vd: lấy hồ sơ, thu tiền công nợ, gặp khách
hàng, nộp hồ sơ…), mỗi cuộc được hưởng 50.000 VNĐ
3.2.3. Phụ cấp khác:
3.2.3.1 Phụ cấp thực hiện hợp đồng, xử lý hồ sơ:
_ Đối với HTQL: 100.000 VNĐ/KH, trưởng phòng chứng nhận sẽ tự phân công
người xử lý hồ sơ và người thẩm xét:
+ Chi phí xử lý hồ sơ: 40.000 VNĐ/KH
+ Chi phí thẩm xét hồ sơ: 20.000 VNĐ/KH


+ Chi phí quản lý: 40.000 VNĐ/KH
_ Đối với sản phẩm (KH đã chứng nhận HTQ; trước đó với ICB): 100.000 VNĐ,
trưởng phòng chứng nhận sẽ tự phân công người xử lý hồ sơ và người thẩm xét
+ Chi phí xử lý hồ sơ + thẩm xét: 30.000 VNĐ/KH
+ Chi phí quản lý: 20.000 VNĐ/KH
+ Chi phí thẩm xét KQTN: 50.000 VNĐ/KH
_ Đối với sản phẩm:
+ HTQL: 200.000 VNĐ/KH, trưởng phòng chứng nhận sẽ tự phân công
người xử lý hồ sơ và người thẩm xét
+ Chi phí xử lý hồ sơ: 40.000 VNĐ/KH
+ Chi phí thẩm xét hồ sơ: 20.000 VNĐ/KH

+ Chi phí quản lý: 40.000 VNĐ/KH
+ Chi phí hoàn thiện KQTN: 50.000 VNĐ/KH
+ Chi phí thẩm xét KQTN: 20.000 VNĐ/KH
+ Chi phí quản lý KQTN: 30.000 VNĐ/KH
3.2.3.2. Các phụ cấp khác:
_ Đối với hoạt động đào tạo, huấn luyện phụ cấp 100.000 VNĐ/KH, trưởng phòng
đào tạo sẽ tự phân công người xử lý hồ sơ và người thẩm xét
_ Đối với hoạt động kiểm định phụ cấp 100.000 VNĐ/KH, trưởng phòng kiểm định
sẽ tự phân công người xử lý hồ sơ và người thẩm xét
_ Đối với sản phẩm đơn chiếc, theo lô, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập
khẩu phụ cấp 100.000 VNĐ/đợt.
_ Nhân viên xuống hỗ trợ khách hàng trực tiếp đối với các công việc của công ty là
100.000 VNĐ/ buổi làm việc
_ Đối với các hợp đồng có ký kết thêm phần tư vấn, hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện bộ
tài liệu. Mỗi hợp đồng sẽ phụ cấp 500.000 VNĐ/bộ cho cá nhân phụ trách.
3.3. Thưởng
_ Tết dương lịch, 30/4 và 1/5, Quốc khánh 2/9: 300.000 VNĐ
_ Tết âm lịch:
Nhân viên chích thức: 1 tháng lương
Nhân viên thử việc: ½ tháng lương


_ 8/3, 20/10 (Nhân viên nữ): 300.000 VNĐ
_ 1/6, Trung Thu: 200.000 VNĐ (áp dụng với nhân viên có con nhỏ)
3.4. Phúc lợi
_ Sinh nhật: 300.000 VNĐ
_ Mỗi năm công ty sẽ tổ chức 1 chuyến du lịch cho nhân viên vào khoảng thời gian
phù hợp
_ Các phúc lợi khác: Ma chay, hiếu hỉ, bản thân có sinh nở, thăm nom ốm đau… sẽ
tuân theo luật lao động.



CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI ICB
1.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
_ Nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của công ty, đảm bảo tính chính xác,
chuyên nghiệp, tin cậy và thỏa mãn yêu cầu chính đáng của khách hàng.
_ Mở rộng phạm vi cấp chứng nhận, xin cấp thêm năng lực của các lĩnh vực
chứng nhận mới, đa dạng phạm vi chứng nhận sản phẩm hàng hóa.
_ Kết hợp giữa chứng nhận với hoạt động tư vấn và đào tạo để giúp các
doanh nghiệp áp dụng và triển khai ISO vào thực tiễn.
_ Nâng cao chất lượng nguồn lực và đội ngũ các chuyên gia, đáp ứng được
yêu cầu đổi mới của tiêu chuẩn.
2.Một số giải pháp đề xuất
_ Công ty quy định cụ thể và chi tiết các số tiền phụ cấp phục vụ cho công
việc và lương thưởng ưu đãi để khích lệ tinh thần nhân viên. Tuy nhiên bên cạnh đó,
lại chưa có 1 sự trình bày cụ thể nào về các biện pháp và hình thức xử lý đối với
những trường hợp vi phạm quy tắc chung trong nội bộ, không tuân thủ các quy định
và có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vi
phạm (trễ deadline, đi làm muộn, làm việc riêng trong giờ…) và tác động đến chất
lượng đầu ra đạt được của quá trình làm việc mà công ty có thể bổ sung những điều
khoản hợp lý (nhắc nhở, cảnh cáo, hạ phân bậc lương) để thống nhất trong tập thể,
quản lý và điều hành tốt hơn đội ngũ nhân sự của mình.
_ Ngoài các hình thức thưởng và phúc lợi như đã quy định, hoàn toàn có thể
bổ sung những hình thức khác để khích lệ tinh thần làm việc như tặng quà tri ân cho
những nhân sự cống hiến và gắn bó với công ty trong thời gian dài (không chỉ đơn
thuần tăng phân bậc lương dựa trên thâm niên như đã quy định), “thưởng nóng” dựa
trên hiệu suất và kết quả làm việc xuất sắc. Việc sử dụng những hình thức đãi ngộ
phi tài chính thường xuyên sẽ mang nhiều giá trị và ý nghĩa hơn so với sử dụng tiền
thưởng thông thường. Kết hợp chặt chẽ giữa 2 hình thức đãi ngộ tài chính và phi tài

chính để tạo ra động lực tốt nhất kích thích người lao động làm việc hết mình.
Người lao động đi làm không chỉ với mục đích kiếm tiền mà còn để thể hiện năng


lực bản thân, để giao lưu tình cảm, thấy mình quan trọng, cần thiết, được tôn trọng,
cống hiến và thăng tiến. Với những nhân sự đã cống hiến nhiều cho tổ chức, việc để
bạt và thăng chức lên những vị trí trọng yếu cũng rất cần được xem xét và ủng hộ,
tương xứng với những thành tựu mà họ đã gặt hái về cho công ty.
_ Một hạn chế lớn là công ty với số nhân lực xấp xỉ 50 người nhưng diện tích
làm việc vẫn còn khá hạn chế, quy mô nhỏ. Điều này có thể cải thiện bằng cách mở
rộng địa điểm, thuê văn phòng khi công ty phát triển hơn về sau và đạt được những
cột mốc tài chính nhất định. Môi trường làm việc tuy không thật sự được rộng rãi
nhưng lại tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi với nhau hơn giữa các nhân viên.
_ Vì quy mô còn nhỏ, có những hạn chế tất yếu về nhiều mặt như không
gian, cơ sở vật chất, tài chính… không thể trả lương hậu hĩnh cho nhân sự của mình
so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhưng công ty hoàn toàn có thể thu hút
và giữ chân những nhân tài phù hợp với mình bằng 1 chiến lược nhân sự hiệu quả
và đãi ngộ tốt. Tập trung vào việc đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của
mình, mời chuyên gia về huấn luyện cho nhân sự hoặc đăng ký các khóa đào tạo
của những tổ chức uy tín. Ngoài ra, công ty cũng cần tạo cơ hội để cho nhân sự của
mình được di chuyển và trải nghiệm nhiều điều thú vị khác qua công việc, gặp gỡ
và kết nối với các khách hàng thuộc nhiều tầng lớp và hoạt động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau.
_ Việc tổ chức đa dạng hơn các hoạt động ngoại khóa, teambuilding, những
buổi liên hoan nhỏ để gắn kết cả đội ngũ nhân sự trong tập thể cũng rất cần được
xem xét. Đây không chỉ là sân chơi để mọi người giao lưu và kết nối với nhau mà
còn giúp giải tỏa căng thẳng lẫn mệt mỏi sau quá trình làm việc. Đây còn là 1 cơ hội
để mọi người hiểu về nhau nhiều hơn, chia sẻ những kinh nghiệm làm việc, vốn
sống quý báu cho các đồng nghiệp, góp phần tạo thành 1 tập thể vững mạnh, đoàn
kết.

_ Đồng thời, công ty cần chủ động cập nhật, bổ sung và hoàn thiện các quy
định về đãi ngộ sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước và thực tế nhu cầu đời
sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.


TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Sinh viên Trần Thế Toàn đã tham gia thực tập tại Công ty Cổ phần Chứng
nhận quốc tế (ICB) thời gian từ 01/07/2018 đến 05/08/2017 tại vị trí thực tập sinh
tại phòng Nhân sự - Hành chính của công ty.
Trong thời gian thực tập, sinh viên được giao các công việc phù hợp với vị trí
thực tập của mình như nhập dữ liệu thông tin khách hàng, nhân sự trong hệ thống,
sắp xếp và phân loại hồ sơ theo yêu cầu, hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
nhân sự cho các vị trí công việc cụ thể, tính số ngày công của đội ngũ cán bộ, đề
xuất các giải pháp bổ sung và hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty…
Trong quá trình thực hiện công việc được giao, sinh viên đã nhận được nhiều
sự trợ giúp và hỗ trợ từ phía các nhân viên khác trong Công ty. Do chưa tích lũy
được nhiều kinh nghiệm thực tế nên sinh viên vẫn chưa hoàn thành được hết công
việc thời gian đầu. Sinh viên gặp một số khó khăn khi ứng dụng lý thuyết được học
vào với thực tế của công ty. Tuy nhiên, sau một thời gian làm quen với công việc,
sinh viên Trần Thế Toàn đã tự tin hơn và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Quá trình thực tập tại phòng Nhân sự - Hành chính của Công ty Cổ phần
Chứng nhận quốc tế (ICB) cũng giúp sinh viên tích lũy được nhiều kiến thức và
kinh nghiệm làm việc hữu ích và quý báu. Sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến
thức đã học ở trên trường của bộ môn “Quản trị nguồn nhân lực” vào thực tiễn để
phù hợp với bối cảnh và tình hình kinh doanh hiện tại của Công ty.
Đồng thời, sinh viên cũng được các anh chị trong công ty chỉ bảo và hướng
dẫn thêm nhiều kiến thức mới trong lĩnh vực quản lý chất lượng cũng như học được
thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm thông tin, sắp xếp và tổ chức công việc…
Qua quá trình thực tập ở đây, bản thân sinh viên cũng cảm nhận được một

môi trường làm việc rất gần gũi và thoải mái, mọi người cởi mở và thân thiện với
nhau như người trong 1 gia đình, hỗ trợ nhau nhiệt tình trong các nhiệm vụ được


giao. Đội ngũ nhân sự của công ty rất trẻ và năng động, hầu hết các thành viên đều
thuộc thế hệ 9x.
Cuối cùng, sinh viên Trần Thế Toàn xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới giảng
viên ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân đã hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên hoàn thành báo
cáo thực tập giữa khóa này.


KẾT LUẬN
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ
thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động
lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ
thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì
không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình,
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty ICB nói riêng cần đặc biệt quan
tâm tới công tác đãi ngộ nhân sự.
Bài báo cáo thực tập giữa khóa này do em thực hiện nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ rất tận tình của giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân. Tuy
nhiên, do đây là lần đầu tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực hành và do kiến
thức thực tế còn hạn chế nên Báo cáo thực tập giữa khóa của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô để bài
thực tập giữa khóa của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.



MỤC LỤC


×