Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa hoạt động tín dụng ngân hàng vietbank – chi nhánh hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.72 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH..........................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIETBANK – CHI NHÁNH
HOÀN KIẾM................................................................................................................. 7
1.1 Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK)..............................................7
1.2 Ngân hàng Vietbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm...................................................7
1.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển................................................................7
1.2.2 Cơ cấu tổ chức................................................................................................8
1.2.3 Lĩnh vực hoạt động.......................................................................................12
1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
(2015-2017)............................................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
VIETBANK – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM..............................................................19
2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn
Kiếm..........................................................................................................................19
2.1.1 Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân...............................................................19
2.1.2 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng..........................................................20
2.1.3 Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân....................................................22
2.1.4 Tình hình nợ quá hạn..................................................................................23
2.2 Một số kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng
Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm...........................................................................24
2.2.1 Những thành tựu đạt được...........................................................................24
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................25
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETBANK – CHI
NHÁNH HOÀN KIẾM...............................................................................................27
3.1 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng.............................................................27


3.1.1 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng............................................................27


3.1.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng......................................................................28
3.2.1 Nâng cao hiệu quả truyền thông ngân hàng...............................................29
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ........................................................................29
3.2.3 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................30
KẾT LUẬN..................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................34
PHỤ LỤC: NHẬT KÝ THỰC TẬP...........................................................................35


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BĐS

Bất động sản

CBNV

Cán bộ nhân viên

CBQL

Cán bộ quản lý

KHCN


Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NPT

Nợ phải trả

PGD

Phòng Giao dịch

STK

Sổ tiết kiệm


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC

Tài chính

TCTD

Tài chính tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

VIETBANK

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín

DANH MỤC BẢNG BIỂU
 Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh Hoàn Kiếm - Vietbank qua các
năm 2015 - 2017...........................................................................................................13
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2017.......16


Bảng 2.3: Thu nhập từ tín dụng cá nhân của chi nhánh Hoàn Kiếm – ngân hàng
Vietbank (2015-2017)...................................................................................................22
Bảng 2.4 : Nợ quá hạn – Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của Vietbank – chi nhánh

Hoàn Kiếm (2015 – 2017)............................................................................................23


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm..9
Hình 2.2: Cơ cấu các sản phẩm cho vay theo mục đích vay.....................................20


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tín dụng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi
động giữa hệ thống các ngân hàng. Khả năng tiềm tàng để phát triển thị trường này là rất
lớn. Với điểm thuận lợi là quy mô thị trường dân số đông, trên 90 triệu dân, đa số trong đó
có tuổi đời còn rất trẻ, thu nhập không ngừng được cải thiện, hiện đại trong phong cách
sống và nhu cầu mua sắm ngày càng tăng. Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng này cùng
với nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt các NHTM Việt Nam vào thế phải thay
đổi chiến lược kinh doanh, tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hoá các
nhóm khách hàng mục tiêu, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) cũng không
thể nằm ngoài xu thế đó.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng như hiện nay, VIETBANK
vào thế phải tìm kiếm chiến lược đầu tư mới, thay đổi chiến lược kinh doanh và nhóm
khách hàng mục tiêu. Để có thể cạnh tranh được với các NHTM năng động trong nước
cũng như các ngân hàng nước ngoài vốn có ưu thế mạnh về mảng dịch vụ ngân hàng bán
lẻ, VIETBANK đã xác định chiến lược phát triển trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt
Nam, trong đó tín dụng cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu, do tín
dụng luôn là một hoạt động trọng yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
tín dụng cá nhân của ngân hàng vẫn chưa phát triển mạnh như kỳ vọng bởi có nhiều hạn
chế, nhằm giúp các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng VIETBANK – chi
nhánh Hoàn Kiếm nói riêng có thêm một cái nhìn khách quan về vấn đề phát triển tín dụng,
nhận biết thêm một số ưu điểm và nhược điểm được rút ra từ những phân tích dưới đây, em
chọn đề tài "Hoạt động tín dụng ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm” để thực hiện

bài báo cáo thực tập giữa khóa của mình. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Hồng
Vân, cùng các anh chị trong phòng Tín Dụng ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm
đã hỗ trợ và hướng dẫn em để hoàn thành tốt bài báo cáo này !


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIETBANK – CHI NHÁNH
HOÀN KIẾM
1.1 Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK)








Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Hội sở chính: Số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Số điện thoại: (84.299) 3621008 - (84.299) 3621858
Website:
Loại hình: Ngân hàng thương mại
Vốn điều lệ: 3,249,000,000,000 đồng
1.2 Ngân hàng Vietbank – Chi nhánh Hoàn Kiếm
1.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Ngày 02/2/2007, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) chính

thức được thành lập tại số 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đến
ngày 18/2/2009, khai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại số 02 Thi Sách, phường Bến
Nghé, quận 1. Cùng với thời điểm đó, ngày 26/2/2009, VIETBANK khai trương chi nhánh

Hà Nội, chi nhánh đầu tiên của ngân hàng Vietbank tại phía Bắc. Ngày 15/4/2009, khai
trương chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh đầu tiên của VIETBANK tại khu vực miền Trung.
Ngày 8/6/2010, khai trương chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu, chi nhánh đầu tiên của
VIETBANK tại Đông Nam Bộ. Tính đến tháng 12/2016, VIETBANK đã có gần 100 điểm
giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc, nâng tổng vốn điều lệ lên tới
3,249 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất Qúy II/2018, hiện nay ngân hàng có 1 Hội
sở chính, 15 chi nhánh cùng 80 phòng giao dịch trên cả nước. Cùng với giải thưởng “
Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2016”, điều này chính là minh chứng cho sự phát triển
nhanh, an toàn và bền vững của VIETBANK trong bối cảnh hiện nay.
Ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm, chính thức đi vào giao dịch từ ngày
26/2/2009, là một trong những chi nhánh của ngân hàng VIETBANK đầu tiên tại Hà Nội.
Chi nhánh được đặt tại phòng giao dịch Bà Triệu, số 70 - 72 Bà Triệu, phường Hàng Bài,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua gần 10 năm thành lập và phát triển, cùng với sự lớn
mạnh của thương hiệu VIETBANK, Ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm đã trở


thành một trong những địa chỉ giao dịch uy tín của VIETBANK tại Hà Nội, nhận được sự
tin tưởng cũng như ủng hộ của khách hàng trên địa bàn thành phố. Hơn thế nữa, Vietbank –
chi nhánh Hoàn Kiếm cũng không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để VIETBANK
trở thành một trong những thương hiệu có chỗ đứng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại
Việt Nam.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.2.1 Mô hình tổ chức
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2018 của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thương Tín, tại thời điểm 30/6/2018, Ngân hàng và các công ty con có tổng cộng
1777 nhân sự, tăng thêm gần 400 nhân sự so với thời điểm 2011.


Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm
Giám Đốc Chi Nhánh


P.Giám Đốc Chi
Nhánh
Phòng
Dịch vụ
khách
hàng
Phòng
cá nhân
Phòng
doanh
nghiệ

Phòng
Phòng
Phòng
hỗ trợ
Kế toán
Hành
kinh
và Quy
Chính
doanh
BP quản
Bộ
lý tín
phận
dụng
Kế toán
BP thanh

toán
Bộ phận
quốc tế
Quy
BP xử lý
giao dịch

Các PGD
trực thuộc
PGD Lạc
Trung
PGD Minh
Khai

p

Nguồn: Phòng Hành Chính
1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
• Giám đốc chi nhánh:
Điều hành mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của
ngân hàng Vietbank - chi nhánh Hoàn Kiếm. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị,
Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ được giao.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị. Thực
hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của ngân hàng Vietbank - chi nhánh Hoàn
Kiếm.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của ngân hàng
Vietbank - chi nhánh Hoàn Kiếm như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức


danh quản lý trong ngân hàng, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành

viên bổ nhiệm.
Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của
người quản lý Công Ty theo Luật pháp quy định.
• Phó giám đốc:
Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý, điều hành công việc chung bao gồm:
Thay mặt giám đốc quản lý điều hành, phân công công việc cho các CBNV tại chi
nhánh và phòng giao dịch trực thuộc khi giám đốc vắng mặt tại nhiệm sở.
Ký duyệt các văn bản, giấy tờ có liên quan thuộc thẩm quyền.
Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng các nguồn
lực được giao: con người, máy móc thiết bị, phương tiện, công cụ lao động, tài sản khác,
…… một cách đúng chế độ, hiệu quả.
Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.
Tham mưu cho giám đốc về việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh.
• Phòng dịch vụ khách hàng :
Tổ chức nghiên cứu về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và hệ thống sản
phẩm, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Đề xuất xây dựng và đánh giá danh
mục sản phẩm đối với các cá nhân, doanh nghiệp. Đề xuất khả năng và các giải pháp để
khai thác các sản phẩm đó; tham gia đề xuất kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ của
sacomabank để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tham gia triển khai các dự án về tổ chức hệ thống; phát triển kinh doanh; triển khai
sản phẩm dịch vụ mới; tăng cường chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng của
VIETBANK.
Tổ chức hướng dẫn các đơn vị trong việc khai thác sản phẩm dịch vụ, thực hiện các
phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ đối với KHCN, KHDN trong toàn hệ thống.
Xây dựng, duy trì hệ thống thông tin quản lý nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ


khách hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống. Xử lý/đề xuất biện pháp xử lý thông tin phản
hồi, khiếu nại từ khách hàng. Xây dựng và thực hiện nghiên cứu thị trường, tổ chức lập báo
cáo theo định kỳ hàng tuần, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cấp quản lý. Hỗ

trợ các đơn vị trong việc thực hiện thẩm định và viết tờ trình tín dụng. Thực hiện các nhiệm
vụ khác theo sự phân công của CBQL có thẩm quyền.
• Phòng hỗ trợ kinh doanh:
Lập kế hoạch hoạt động của Phòng và trình Giám đốc Chi nhánh/Sở giao dịch xem
xét phê duyệt. Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoạt động của Phòng đã
được phê duyệt; tổ chức phối hợp và/hoặc thực hiện với các bộ phận có liên quan trong
việc kiểm soát tín dụng: cập nhật/kiểm soát hạn mức tín dụng; soạn thảo/xây dựng các hợp
đồng, hồ sơ tín dụng, đăng ký/công chứng giao dịch bảo đảm; lưu giữ hồ sơ/tài liệu cũng
như đôn đốc việc quản lý nợ, thu hồi nợ quá hạn…
• Phòng kế toán và quỹ:
Cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của Chi Nhánh:
Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình SXKD cũng như kết quả
của quá trình đó đem lại, nhằm kiểm tra được việc thực hiện nguyên tắc tự bù đắp chi phí
và có lãi trong kinh doanh.
Phản ánh cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản, giúp cho việc kiểm tra, giám
sát tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn và tính chủ động trong kinh doanh.
Phản ánh kết quả lao động của nhân viên, giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật
chất đối họ. Phản ánh đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh của ngân hàng để các nhà
đầu tư, các cổ đông, các khách hàng, .… lựa chọn mối quan hệ phù hợp nhất để quá trình
đầu tư, góp vốn, mua hàng hay bán hàng đạt hiệu quả cao nhất…
• Phòng hành chính : Chịu trách nhiệm về công tác hành chánh, nhân sự tại chi
nhánh và các PGD trực thuộc.
• Các phòng giao dịch trực thuộc : thực hiện các chức năng như một chi nhánh độc
lập với quy mô nhỏ hơn nhưng không có hoạt động thanh toán quốc tế và phải chịu


sự giám sát của chi nhánh . Chi nhánh Hoàn Kiếm có 2 PGD: Khâm Thiên, Láng
Hạ.
1.2.3 Lĩnh vực hoạt động
Hiện nay ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm đang hoạt động trong các lĩnh

vực dịch vụ - kinh doanh sau:


Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức
tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi



Thực hiện vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước ,vay vốn của các tổ
chức tín dụng khác



Thực hiện các hoạt động cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn.



Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.



Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật.



Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.



Kinh doanh ngoại tệ,vàng bạc, thanh toán.




Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác.



Hoạt động bao thanh toán.

1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (20152017)
1.2.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất
Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Vietbank - chi nhánh Hoàn
Kiếm đã dần lớn mạnh và phát triền không ngừng. Mặc dù trong giai đoạn từ năm 2015
đến năm 2017 là thời điểm cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khi thị trường tài chính
liên tục chứng kiến những cuộc đua lãi suất cũng như trong các sản phẩm dịch vụ khác,
nhưng chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn đạt mức tăng trưởng quy mô tích cực, thể hiện cụ thể qua
bảng sau:


 Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh Hoàn Kiếm - Vietbank qua các năm
2015 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
S

Chỉ tiêu

TT
I
I


TÀI SẢN
1

1

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

2

Tiền gửi tại NHNN
3 Tiền, vàng tại các TCTD & cho

3

vay khác
4

4

Chứng khoán kinh doanh
5 Công cụ TC và tài sản tài chính

5

khác
6

6

Cho vay khách hàng

7

7

Chứng khoán đầu tư
8

8

Góp vốn, đầu tư dài hạn
9

9

Tài sản cố định

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1,230,925

1,772,484

1,752,274

106,120


157,137

145,558

32,924

45,235

32,156

178,062

204,700

120,911

1,760

6,098

4,929

7,618

89

36

684,203


957,713

970,867

121,344

263,951

304,602

27,884

28,583

30,793

24,896

30,563

42,991


1
10

Bất động sản đầu tư
1

11


Tài sản có khác

-

-

-

46,113

78,416

99,431

45,179

60,250

26,620

-

193,454

155,512

752,749

985,729


934,999

-

-

-

22,896

26,284

56,578

228,468

311,827

220,209

23,127

24,527

179,993

1,072,420

1,602,070


1,573,911

158,506

170,414

178,363

1,201,032

1,772,484

1,751,712

I
II

NGUỒN VỐN
1 Các khoản nợ chính phủ và

1

NHNN
2 Tiền gửi và tiền vay các tổ chức

2

tín dụng khác
3


3

Tiền gửi của khách hang
4 Công cụ TC và tài sản tài chính

4

khác
5 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho

5

vay TCTD chịu rủi ro
6

6

Phát hành giấy tờ có giá

7

Các khỏan nợ khác
8 Tổng Nợ Phải Trả
8

8

Vốn và các quỹ
Tổng Nợ Phải Trả và Vốn Chủ

sở hữu.

Nguồn: Phòng Kế toán và Qũy


Nhìn vào bảng cân đối kế toán rút gọn của đơn vị trong 3 năm gần đây ta thấy tổng
tài sản (hay tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của chi nhánh có sự dao động khá lớn, cụ
thể là vào năm 2015 giá trị của tổng tài sản (hay tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của
chi nhánh là 1,230,925(triệu đồng) nhưng đến năm 2016 con số này đã lên tới 1,772,484
(triệu đồng), gấp gần 1.5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trái ngược hẳn với xu hướng này,
vào năm 2017 chứng kiến sự sụt giảm của tổng tài sản (hay tổng nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu) xuống còn 1,751,712 (triệu đồng).
Những yếu tố làm giảm tổng tài sản là: lượng tiền mặt, vàng bạc, đá quý; Tiền gửi
tại NHNN; Tiền, vàng gửi tại các TCTD và cho vay khác; Chứng khoán kinh doanh, Các
công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác. Các yếu tố đó giảm so với năm
2016. Cụ thể là, lượng tiền mặt, vàng bạc, đá quý mà chi nhánh huy động được vào năm
2015 là 106,120 (triệu đồng), đến năm 2016 thì đã tăng mạnh đến mức 157,137(triệu
đồng) trước khi có sự giảm sút ở mức 145,558(triệu đồng) vào năm 2017. Trái ngược hoàn
toàn với nhóm các chỉ tiêu nêu trên, các khoản Cho vay khách hàng; Chứng khoán đầu tư;
Góp vốn, Đầu tư dài hạn; Tài sản cố định và Tài sản có khác đều được thấy rõ với xu
hướng tăng đều trong 3 năm. Trong đó, chỉ tiêu Cho vay khách hàng trong năm 2015 đạt
mức 684,203(triệu đồng), đến năm 2016 thì tăng lên nhanh chóng đến con số 957,713(triệu
đồng), kết thúc giai đoạn với 970,867 (triệu đồng) vào năm 2017. Phía bên nguồn vốn và
NPT đều có xu hướng tăng lên tuy thể hiện việc tự chủ tài chính của chi nhánh thông qua
việc tăng vốn chủ nhưng cũng đồng thời cho thấy các khoản nợ tăng lên đáng kể đem lại
thêm rủi ro cho NH.


1.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Triệu đồng
TT
1

Chỉ tiêu
Thu nhập từ lãi và các khoản
tương tự

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

84,611

134,272

213,814

(57,635)

(94,150)

(145,119)

2

Chi phí lãi & các chi phí tương tự


I

Thu nhập lãi thuần

26,976

40,122

68,696

3

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

10,458

14,667

17,349

4

Chi phí hoạt động dịch vụ

(1,752)

(3,096)

(5,656)


II

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

8,705

11,571

11,693

3,528

(2,122)

1,543

(447)

573

(995)

228

190

(1,926)

335


7,274

3,263

(1,179)

(4,770)

(1,951)

III

IV

V

(Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối và vàng
Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
đầu tư

6

Thu nhập từ hoạt động khác

7

Chi phí hoạt động khác


VI

Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác

(844)

2,504

1,312

VII

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

7,400

5,971

1,065

(18,275)

(24,301)

(42,434)

27,272

33,362


38,953

VIII Chi phí quản lý chung
IX

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng rủi


ro
X

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

(3,509)

(3,039)

(4,701)

XI

Tổng lợi nhuận trước thuế

23,763

30,323

34,253


(5,207)

(7,841)

(8,838)

18,555

22,482

25,415

XII

Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp

XIII Lợi nhuận thuần trong năm
Nguồn: Phòng Kế Toán và Qũy

Quan sát các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 3
năm qua ta có thể thấy rằng tình hình tài chính của chi nhánh là tương đối tốt với Tổng lợi
nhuận trước thuế trong năm 2015 mới chỉ có 23,763(triệu đồng), nhưng sang năm 2016 con
số này đã là 30,323 (triệu đồng) trước khi lại tăng thêm đến 34,253(triệu đồng) vào năm
2017. Các chỉ tiêu Thu nhập lãi thuần; Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ; Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro đều đi cùng một xu hướng tăng đều từ
năm 2015 đến 2017, trong đó, Thu nhập lãi thuần sau khi đạt mức 40,122(triệu đồng) (gấp
khoảng 1.5 lần so với năm 2015) vào năm 2016 thì đã tăng mạnh lên tới 68,696 (triệu
đồng) trong năm 2017. Thêm vào đó, chỉ tiêu Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh từ

8,705 (triệu đồng) ở năm 2015 đến 11,571(triệu đồng) vào năm tiếp theo trước khi năm
2016 chứng kiến một sự tăng nhẹ ở chỉ tiêu này ở mức 11,693(triệu đồng); chỉ tiêu Lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro cũng cho thấy sự gia
tăng từ 27,272 (triệu đồng) lên đến 38,953(triệu đồng trong khoảng thời gian từ năm 2015
đến 2017.
Khác với các chỉ tiêu nói trên, nhóm các chỉ tiêu Lãi (lỗ) thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối và vàng; Lãi (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh; Lãi (lỗ)
thuần từ hoạt động khác lại dao động khá mạnh trong giai đoạn này. Ta có thể thấy rằng,
chỉ tiêu Lãi (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng vào năm 2015 đã xuống
tới mức âm (lỗ) là -2,122(triệu đồng) từ mức 3,528(triệu đồng) năm 2015, nhưng đến năm
tiếp theo chỉ tiêu này đã được cải thiện đáng kể ở con số 1,543(triệu đồng) vào năm 2015;


chỉ tiêu Lãi (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh chứng kiến sự sụt giảm trầm
trọng ở năm 2015 ở mức âm (lỗ) là -447(triệu đồng) trước khi có sự tăng mạnh vào năm
2015 lên tới 573(triệu đồng) và ngay trong năm tiếp theo lại sụt giảm xuống mức thấp hơn
cả năm 2015 là -995(triệu đồng); Lãi (lỗ) thuần từ hoạt động khác chịu mức thua lỗ là
-844(triệu đồng) trước khi tăng cao vào năm 2015 tới con số 2,504(triệu đồng), nhưng lại
giảm mạnh xuống chỉ còn 1,312 (triệu đồng) trong năm tiếp theo trong khi Lãi thuần từ
mua bán chứng khoán đầu tư; Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần lại có xu hướng giảm dần
qua các năm.
Trái ngược hoàn toàn với nhóm chỉ tiêu vừa đề cập thì nhóm chỉ tiêu chi phí lại có
xu hướng hướng tăng dần qua các năm, ta thấy rằng, chỉ tiêu Chi phí quản lý chung có sự
gia tăng từ 18,275(triệu đồng) đến 42,434(triệu đồng) trong khoảng thời gian từ năm 2015
đến 2017 và Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới mức 4,701(triệu đồng) vào năm 2017
từ 3,509(triệu đồng) của năm 2015.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
VIETBANK – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.1 Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân
Bảng 2.1: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân tại ngân hàng Vietbank - chi nhánh Hoàn
Kiếm 2015-2017
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Dư nợ

Tỷ lệ %/

Dư nợ

Tỷ lệ %/

Dư nợ

Tỷ lệ %/

(triệu

Tổng dư

(triệu

Tổng dư


(triệu

Tổng dư

VNĐ)

nợ

VNĐ)

nợ

VNĐ)

nợ

Tổng dư nợ tín dụng

510,000

100%

635,500

100%

869,000

100%


Dư nợ doanh nghiệp

140,000

27.45%

290,000

45.71%

285,000

32.80%

Dư nợ cá nhân

370,000

72.55%

345,500

52.29%

584,000

67.20%

Chỉ tiêu/năm


Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm trong các năm
Năm 2015, dư nợ tín dụng cá nhân là 370 tỷ, chiếm trọng số 72.55% tổng dư nợ của
cả chi nhánh Hoàn Kiếm. Bước sang năm 2016 đã có giảm mạnh đáng kể trong hoạt động
tín dụng cá nhân thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng cá nhân giảm ròng 24.5 tỷ, tức giảm
20.26% so với năm 2015, đây cũng là mức giảm đáng kể nhất trong giai đoạn từ năm 2015
đến 2017. Sang năm 2017, tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ chi nhánh
tăng rất đáng kể lên 67.20%, điều này càng được khẳng định thêm qua số tuyệt đối dư nợ
tín dụng cá nhân cũng tăng 238.5 tỷ, tức tăng 69% so với năm 2016.
Nhìn chung về xu hướng, dư nợ tín dụng cá nhân có xu hướng tăng về số tuyệt đối,
cũng như tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ của chi nhánh trong giai đoạn
2015-2017, cho thấy mức tăng trưởng tín dụng cá nhân tăng có phần tốc độ lớn hơn tốc độ
tăng của tổng dư nợ tín dụng.


2.1.2 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng
Hiện nay ngân hàng Vietbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, đang triển khai rộng rãi 11 gói
sản phẩm chính dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, nhằm phục vụ các nhu cầu
chính của khách về: bất động sản, mua ô tô, cầm cố sổ tiết kiệm (STK), phục vụ sản xuất
kinh doanh và mục đích khác. Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu các sản phẩm cho vay theo mục đích vay
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Giá trị

Tỷ lệ


Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ

(tỷ đồng)

(%)

(tỷ đồng)

(%)

(tỷ đồng)

(%)

Tổng dư nợ cá nhân

464.6

100

611.3

100


764.2

100

Cho vay BĐS

213.3

45.9

278.8

45.6

353.1

46.2

Cho vay mua ô tô

66.4

14.3

100.9

16.5

139.8


18.3

Cho vay cầm cố STK

47.4

10.2

57.5

9.4

68.0

8.9

Cho vay SXKD

94.8

20.4

102.7

16.8

141.4

18.5


Cho vay khác

42.7

9.2

71.5

11.7

61.9

8.1

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm trong các năm

Hình 2.2: Cơ cấu các sản phẩm cho vay theo mục đích vay


Từ biểu đồ trên, ta thấy sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng Vietbank, chi
nhánh Hoàn Kiếm rất đa dạng, nhưng cơ cấu dư nợ không đều. Cho vay bất động sản luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là đến khoản vay dành cho sản xuất kinh doanh của cá thể,
hộ gia đình. Cho vay mua ô tô và cho vay cầm cố STK cũng chiếm một phần tỷ trọng đáng
kể trong cơ cấu dư nợ. Các khoản cho vay khác nhìn chung còn hạn chế.
Các cá nhân sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng chủ yếu với mục đích mua nhà,
đất. Dư nợ cho vay của bất động sản chiếm gần 50% tổng dư nợ cá nhân. Nhu cầu hiện tại
của dân cư về mua nhà, đất là rất lớn, đặc biệt là ở khu vực thành phố Hà Nội. Tuy nhiên,
giá bất động sản trong những năm gần đây ở mức khác cao, do đó, các cá nhân tuy có thu
nhập khá cao và ổn định nhưng vẫn cần có thời gian dài để tích lũy đủ nguồn tài chính đủ

để chi trả cho chi phí mua nhà. Vì vậy, vay vốn ngân hàng là một phương án khả thi nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với các đặc tính nổi trội của sản phẩm “Cho vay mua
nhà” đem lại cho khách hàng như: thời gian vay dài hạn, tối đa lên tối 20 năm; nhiều gói cố
định lãi suất (6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…); ngân hàng có thể đáp ứng đến 90% nhu cầu
vốn của khách hàng (đối với các dự án liên kết với Vietbank), khách hàng còn được
Vietbank mua tặng bảo hiểm cho căn nhà, do đó, “Cho vay mua nhà” luôn là một sản phẩm
chủ lực của Vietbank dành cho khách hàng cá nhân.


2.1.3 Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân
Trong tổng thể hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam thì hoạt động tín
dụng đem lại nguồn thu chủ yếu, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường
khoảng hơn 70%) trong tổng thu nhập. Nguyên nhân là do trước đây các ngân hàng chủ
yếu tập trung mảng hoạt động tín dụng. Mảng kinh doanh dịch vụ mới được chú ý trong
thời gian gần đây nên chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Tại Vietbank với định hướng từ rất sớm, trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất thì
việc tập trung phát triển tín dụng cá nhân đã mang lại cho Vietbank nguồn thu nhập từ hoạt
động này rất đáng kể và đã gia tăng dần qua các năm.
Bảng 2.3: Thu nhập từ tín dụng cá nhân của chi nhánh Hoàn Kiếm – ngân hàng
Vietbank (2015-2017)

Chỉ tiêu


m 2015


m 2016



m 2017

Thu nhập trước thuế (tỷ đồng)

18.3

38.8

41.7

Thu nhập từ tín dụng (tỷ đồng)

11.9

27.4

29.7

Thu nhập từ tín dụng/thu nhập trước

65.3

70.5

71.2

thuế

%
Thu nhập từ tín dụng cá nhân (tỷ


đồng)
Thu nhập từ tín dụng cá nhân/thu
nhập trước thuế

%

%

%

10.2

24.0

26.4

55.6

61.9

63.4

%

%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015-2017
Vì Vietbank đã định hướng ngay từ đầu sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng –
hàng đầu Việt Nam nên thu nhập từ tín dụng cá nhân là khá cao: từ 10.2 tỷ đồng trong năm

2015, tăng lên 24 tỷ vào năm 2016 và đạt 26.4 tỷ đồng trong năm 2017.
Mức đóng góp của tín dụng cá nhân so với tổng thu nhập của Vietbank là rất đáng
kể, tăng liên tục trong các năm 2016 và 2017. Đặc biệt, nếu năm 2015, tỷ lệ này đạt 55.6%,


thì sang năm 2016, tỷ lệ này vươn lên 61.9%, tăng ròng 13.8 tỷ lợi nhuận. Tuy nhiên, mặc
dù cũng tăng, nhưng năm 2017 chỉ chứng kiến một sự tăng nhẹ về tỷ lệ thu nhập từ tín
dụng cá nhân so với thu nhập trước thuế của Chi nhánh Hoàn Kiếm, đạt 63.4% và tăng
ròng 2.4 tỷ đồng. Có thể nhận xét, thu nhập từ tín dụng cá nhân của chi nhánh đã gần đạt
mức bão hòa.
2.1.4 Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.4 : Nợ quá hạn – Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của Vietbank – chi nhánh
Hoàn Kiếm (2015 – 2017)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

Tổng dư nợ tín dụng

510,000

635,500

869,000


Dư nợ tín dụng cá nhân

370,000

345,500

584,000

Nợ xấu

14,170

10,088

13,422

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng cá nhân

3.83%

2.92%

2.30%

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng

2.78%

1.6%


1.54%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2015-2017
Với cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng 67.20% so với tổng dư nợ tín
dụng toàn chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu cá nhân so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân khoảng
2.30% là khá nhỏ, còn nếu so với tổng dư nợ tín dụng là 1.54% thì thực sự là khá thấp
trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Hoàn Kiếm.
Với chiến lược phát triển thành “Thương hiệu mạnh Việt Nam” thì việc tối đa hóa thị
phần là điều cần thiết. Tuy nhiên việc phát triển chiều rộng đòi hỏi phải cùng với phát triển
chiều sâu, do đó để nợ xấu được duy trì trong tầm kiểm soát Vietbank cần chú trọng hơn
nữa công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn. Bởi vì với
số lượng lớn khách hàng nhỏ lẻ thì công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn,
mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của khách hàng


2.2 Một số kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng
Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1 Những thành tựu đạt được
Dư nợ và doanh thu từ hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng tốt: Với định hướng
trở thành “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, khách hàng cá nhân luôn được Vietbank coi là
nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng. Hiện tại, khi thị trường đang diễn ra cạnh tranh gay
gắt, không chỉ giữa các ngân hàng nội địa mà còn cả với các ngân hàng nước ngoài với
tiềm lực vốn và khả năng quản trị tốt, thì hướng đi hướng tới khách hàng cá nhân được
xem là hướng đi đúng đắn với Vietbank. Dư nợ cho vay cá nhân không ngừng tăng lên
trong các năm qua, đóng góp một phần tích cực trong cơ cấu cho vay của toàn hệ thống.
Duy trì và tăng trưởng thị phần vững chắc: Số lượng khách hàng đến sử dụng dịch
vụ tài chính cá nhân của ngân hàng Vietbank, chi nhánh Hoàn Kiếm luôn khá lớn. Đến nay,
chi nhánh Hoàn Kiếm đã và đang phục vụ trên 10000 khách hàng. Đây được coi là một
thành công đối với chi nhánh Hoàn Kiếm do hạn chế về địa lý, nằm ở ngoài rìa Bắc thành
phố Hà Nội. Các khách hàng đến vay vốn thường cũng có xu hướng sử dụng các dịch vụ

khác của ngân hàng như: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, tiền gửi thanh toán… Do vậy,
hình ảnh của chi nhánh càng được quảng bá rộng rãi hơn, góp phần mở rộng các hoạt động
khác, tăng doanh thu dịch vụ cho ngân hàng. Doanh thu từ tín dụng cá nhân cũng đóng góp
một phần không nhỏ vào tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng. Với lãi suất cho vay cá
nhân thường cao hơn so với cho vay doanh nghiệp, Ngân hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn
Kiếm thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ từ mảng kinh doanh này.
Chất lượng phục vụ tốt: Với tôn chỉ hoạt động “Đồng hành cùng phát triển”, Ngân
hàng Vietbank – chi nhánh Hoàn Kiếm đã tạo được niềm tin đối với khách hàng, góp phần
tăng uy tín của ngân hàng. Thái độ phục vụ của nhân viên tại chi nhánh được đánh giá rất
tốt. Khách hàng được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, hiệu quả phục vụ
khách hàng được chú trọng và là cơ hội tốt giúp chi nhánh tăng doanh thu từ dịch vụ. Bên
cạnh đó, cũng thiết lập được mối quan hệ bền chặt với khách hàng trung thành bằng việc
đưa ra những ưu đãi đặc biệt khi sử dụng dịch vụ ngân hàng như tặng quà khách hàng vào
những dịp lễ Tết, sinh nhật của khách hàng. Ngoài ra, để khách hàng và ngân hàng có thể


thực sự gặp được nhau, ngân hàng còn mở rộng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp
dẫn ngoài lãi suất.
Chất lượng tín dụng tốt: Cho vay cá nhân được xem là có tính rủi ro tương đối. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các khoản vay cá nhân nhìn
chung đều thấp hơn so với tín dụng chung, và có xu hướng ổn định qua các năm. Với việc
ra đời của hệ thống quản lý rủi ro, chất lượng tín dụng đối với hệ thống tín dụng nói chung
và tín dụng cá nhân nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Các tỷ lệ này đều nằm trong
ngưỡng an toàn, đây cũng được coi là một thành công đối với chi nhánh Hoàn Kiếm. Điều
này minh chứng công tác quản lý rủi ro tín dụng luôn được chi nhánh coi trọng, công tác
xử lý, thu hồi nợ được quan tâm, nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng: Hiện nay, tất cả các chi nhánh
và phòng giao dịch đều đang triển khai đồng loạt rất nhiều gói sản phẩm tín dụng dành cho
các khách hàng cá nhân. Các loại hình sản phẩm khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu phong phú
của khách hàng như vay mua nhà đất, mua ô tô, vay sản xuất kinh doanh, vay du học, vay

thấu chi, cầm cố tài sản…

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1 Hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh
tín dụng nhưng bên cạnh những thành công đó vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế đối với hoạt
động này.
Một là, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ ngân hàng mặc dù có nhiều tiện ích nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đa dạng khách hàng. Điển hình là các sản phẩm
trong lĩnh vực huy động vốn và tín dụng bán lẻ tuy là những lĩnh vực chính của ngân hàng
song các sản phẩm của Vietbank vẫn chỉ tập trung và đối tượng khách hàng có thu nhập
cao, hoặc ở các địa bàn thuộc các tỉnh thành lớn.


×