Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng agribank chi nhánh hoàng mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.43 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT...........................................................................4
DANH SÁCH BẢNG, SƠ ĐỒ......................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHNO&PTNT
AGRIBANK..................................................................................................................7
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................7
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.............................................................7
1.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại...............................................................7
1.1.3. Chức năng của các Ngân hàng thương mại..............................................8
1.1.4. Những hoạt động kinh doanh của ngân hàng...........................................9
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. 10
1.2.1. Tài sản nợ..................................................................................................10
1.2.2. Tài sản có..................................................................................................11
1.2.3. Nợ xấu.......................................................................................................11
1.3. Sơ lược về Ngân hàng NHNo &PTNT............................................................11
1.3.1. Tổng quan về Agribank.............................................................................11
1.3.2. Agribank chi nhánh Hoàng Mai..............................................................13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT
CHI NHÁNH HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN 2016-2018.............................................18
2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và nghiệp vụ huy động vốn..............................18
2.1.1. Nguồn vốn.................................................................................................18
2.1.2. Phân tích nghiệp vụ huy động vốn...........................................................19
2.2.

Phân tích tình hình sử dụng vốn.....................................................................20

1



2.2.1.
2.2.2.

Phân tích dư nợ cho vay...........................................................................22
Phân tích chất lượng nợ cho vay dựa vào tình hình nợ xấu...................24

2.3. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2018........................................................25
2.3.1. Thu nhập...................................................................................................25
2.3.2. Chi phí.......................................................................................................26
2.3.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản...............................................28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH NĂM 2019......30
3.1. Những ưu điểm và một số tồn tại trong hoạt động của Agribank chi nhánh
Hoàng Mai...................................................................................................................30
3.1.1. Ưu điểm.....................................................................................................30
3.1.2. Những tồn tại............................................................................................30
3.2. Định hướng phát triển năm 2019...................................................................31
3.2.1. Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2019 của Chi nhánh Hoàng Mai. .31
3.2.2. Các giải pháp phát triển............................................................................31
KẾT LUẬN.................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................36

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn

TCTC

Tổ chức tài chính

TCTD

Tổ chức tín dụng

LN

Lợi nhuận

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CBNV


Cán bộ nhân viên

3


DANH SÁCH BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Hoạt động của ngân hàng thương mại.............................................................9
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Hoàng Mai năm 2016-2018.............................18
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Agribank Hoàng Mai.............................................................22
Bảng 3: Dư nợ phân theo thời gian...................................................................................23
Bảng 4: Dư nợ phân theo mục đích vay............................................................................24
Bảng 5: Bảng phân loại nợ xấu.........................................................................................25
Bảng 6: Thu nhập trong 2 năm 2016,2017 và 2018..........................................................26
Bảng 7: Chi phí trong năm 2016,2017 và 2018.................................................................28
Bảng 8: Lợi nhuận trước thuế năm 2016,2017 và 2018....................................................29

4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển và
hội nhập thế giới, sự phát triển của thị trường tài chính cũng là một đòi hỏi tất yếu. Thị
trường tài chính là nơi cung cấp các dòng vốn cho các hoạt động đầu tư, phát triển,
phân bổ có hiệu quả các luồng tiền trong nền kinh tế. Để đảm bảo cho sự phát triển bền
vững, yêu cầu đặt ra là phải có một thị trường tài chính ổn định, hiệu quả, khi đó mới
có thể thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước vào phục vụ cho đầu tư, phát triển cơ sở
hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm gần đây, khu vực tài chính đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là các thị trường: hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ

chức tài chính, thị trường trái phiếu cổ phiếu và thị trường bảo hiểm. Hệ thống NHTM
và các TCTC giữ vai trò quan trọng trong thị trường tài chính Việt Nam vì đây là thị
trường cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp.
Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã từng bước
hoàn thiện và trưởng thành, đáp ứng được những đòi hỏi và nhu cầu của nền kinh tế thị
trường, trong đó Ngân hàng No&PTNT Agribank được đánh giá là hệ thống NHTM có
quy mô lớn nhất tại Việt Nam, đáp ứng được các nhu cầu về vốn tín dụng của cá nhân
cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển được như thế, đòi
hỏi ngân hàng phải xác định được phương hướng, mục tiêu đầu tư đối với công tác huy
động vốn, sử dụng vốn cũng như thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân
hàng.
Nhận thấy tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh, em đã chọn đề tài
“Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank chi nhánh
Hoàng Mai ”. Qua đó, đánh giá hoạt động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của

5


ngân hàng những năm gần đâyx nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao kết quả kinh
doanh.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT
AGRIBANK
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu cá nhân, hộ gia đình, các doanh
nghiệp và hầu hết các cơ quan Chính quyền địa phương. Trên thế giới, ngân hàng đồng
thời là loại hình tổ chức trung gian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho
người tiêu dùng với quy mô lớn nhất. Sự tồn tại của ngân hàng giúp kết nối giữa khách
hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn, giúp phân bổ luồng tiền một

cách có hiệu quả trong nền kinh tế.
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một định chế tài chính mà hoạt động thường
xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp
vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.”
1.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại
Theo luật các Tổ chức tín dụng, các loại hình Ngân hàng thương mại bao gồm 4
loại với những nét đặc trưng phù hợp. Cụ thể:
Ngân hàng thương mại Nhà nước: là NHTM được thành lập 100% bằng vốn ngân
sách Nhà nước, hoạt động trong mọi lĩnh vực sản xuất lưu thông, xây dựng trong và

6


ngoài nước; bao gồm các ngân hàng: Ngân hàng Công thương VietinBank, Ngân hàng
No&PTNT Agribank, Ngân hàng Ngoại thương VietcomBank, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển BIDV.
Ngân hàng thương mại cổ phần: là một thực thể pháp lý thành lập trên cơ sở tự
nguyện của các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạt động theo quy
định của pháp luật.
Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước
ngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
1.1.3. Chức năng của các Ngân hàng thương mại

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định rất rõ về các chức năng của Ngân
hàng thương mại. Nhìn chung thì ngân hàng thương mại có 3 chức năng chính sau:
Thứ nhất, NHTM là trung gian tín dụng: NH huy động và tập trung các nguồn
vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng
nguồn vốn đó để đầu tư vào các nhu cầu khác trong nền kinh tế. Đây là chức năng
chính, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tạo nguồn vốn để ngân hàng
thương mại kinh doanh và tăng thu lợi nhuận.
Thứ hai, NHTM đóng vai trò là trung gian thanh toán: Ngân hàng thực hiện
thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản của khách hàng tiền thu bán
hàng và các khoản thu khác. Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên
cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Thông qua việc nhận gửi tiền, ngân
hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi.
Ngày nay, các NHTM còn cung cấp nhiều phương thức thanh toán tiện lợi hơn
như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,….. phù hợp với nhu
cầu thanh toán đa dạng của khách hàng. Nhờ có chức năng thanh toán này mà các chủ
7


thể kinh tế đã tiết kiệm được chi phí, thời gian lại đảm bảo thanh toán an toàn, đồng
thời thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ ba, NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bằng hoạt
động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đã góp phần
mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thông qua việc cung ứng tín dụng
cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp
và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai
trò điều tiết gián tiếp vĩ mô: “Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng điều tiết thị
trường”.
1.1.4. Những hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một

số các nghiệp vụ như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1: Hoạt động của ngân hàng thương mại

C ác hoạt động
của N gân
hàng
thương m ại

Huy động vốn
Cấp tín dụng

Các hoạt động của

Cung ứng dịch vụ
thanh toán

Ngân hàng thương mại

Các hoạt động khác
Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
a)
Huy động vốn
Huy động vốn hay còn gọi là nhận tiền gửi, là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá
nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát
hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo
nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
b)
Cấp tín dụng

8



Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
c)

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh
toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu,
thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua
tài khoản của khách hàng.
d) Các hoạt động khác
Ngoài 3 hoạt động chính như trên, NHTM còn có các hoạt động kinh doanh khác
như: dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo
quản tài sản; tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp và tư vấn đầu tư; mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; dịch
vụ môi giới tiền tệ; lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng.
1.2.1. Tài sản nợ
Các chỉ tiêu ở phần tài sản nợ phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của ngân hàng do
huy động, tạo lập được, dùng để cho vay, đầu tư hay thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh khác tại thời điểm báo cáo. Tài sản nợ bao gồm:
Vốn huy động: bao gồm các loại sau: tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các
giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu,…… Đây là nguồn vốn mà ngân hàng chỉ có
quyền sử dụng trong một thời gian nhất định còn quyền sở hữu nó thuộc về những

người ký thác.

9


Vốn vay: là nguồn vốn mà các NHTM vay mượn từ thị trường liên ngân hàng
hoặc vay mượn NHNN và các tổ chức tài chính nước ngoài.
Vốn tự có: là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng
góp khi thành lập đơn vị và được bổ sung trong quá trình kinh doanh.
1.2.2. Tài sản có
Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Các tài sản có sinh lời
là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của đơn vị.
1.2.3. Nợ xấu
Nợ bao gồm các khoản vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản
chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao thanh
toán,… Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn
lãi đúng thời hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý: là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
Nhóm 4: Nợ có nghi ngờ: là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 như trên. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
1.3. Sơ lược về Ngân hàng NHNo &PTNT
1.3.1. Tổng quan về Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tiền thân là Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Việt Nam , được thành lập ngày 26/03/1988. Thời điểm đáng
nhớ này được xem như dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Agribank - Ngân
hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực mang nhiều rủi ro, khó khăn

nhất, nhưng cũng đầy tiềm năng nhất - đó là nông nghiệp, nông thôn.

10


Trong hành trình cùng sự lớn mạnh và phát triển của nền kinh tế đất nước, nông
nghiệp, nông thôn được xác định là “mặt trận” hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng,
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng với ý chí, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử
thách, với những đột phá sáng tạo, cách làm mới, Agribank đảm trách nhiệm vụ chính
trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ
đạo trong đầu tư cho lĩnh vực có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới
kinh tế Việt Nam, khi nước ta có tới 70% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, và nông nghiệp đóng góp
khoảng 22% GDP, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu.
Khẳng định vai trò chủ lực, tiên phong của Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam,
bên cạnh chủ động tham gia đầu tư các chương trình lớn của Chính phủ, các dự án
trọng điểm quốc gia với số vốn cho vay lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, Agribank tập
trung cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính vào lĩnh vực truyền thống, sở trường đó
là “Tam nông” và các lĩnh vực ưu tiên của Đảng, Chính phủ. Qua đó, Agribank góp sức
cùng ngành Ngân hàng thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, ổn định các vấn
đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Với xuất phát điểm mới thành lập có tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng
nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay
từ Ngân hàng Nhà nước; Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ
xấu trên 10%; Khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần
lớn làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm và luôn đứng trước nguy cơ phá sản, đến nay,
Agribank đã trở thành Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam về tổng tài
sản, nguồn vốn, dư nợ, mạng lưới 2.232 chi nhánh và phòng giao dịch, đội ngũ nhân

viên gần 40.000 cán bộ, viên chức và số lượng khách hàng...
Đến 30/11/2018, Agribank có tổng tài sản đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, nguồn vốn
huy động đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt trên 1,1 triệu tỷ
11


đồng, trong đó dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm 73,6%/tổng dư nợ và chiếm 51%
thị phần tín dụng của ngành Ngân hàng đầu tư lĩnh vực này (Số liệu thuộc báo cáo
thường niên 2018 Agribank). Agribank hiện cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân
hàng tiện ích, trong đó các sản phẩm nổi bật như: Ứng dụng Agribank E-Mobile
Banking; Thẻ Chip chuẩn EMV; Thanh toán thuế điện tử; Thanh toán biên mậu; Cho
vay nông nghiệp...
Với những thành tựu to lớn như thế, Ngân hàng Nông nghiệp đã đóng góp tích
cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
Năm 2018, kỷ niệm 30 năm thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận các phần
thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Lao động hạng Nhất, Bằng khen
và Cờ thi đua của Chính phủ… Hình ảnh, uy tín thương hiệu Agribank tiếp tục xuất
hiện, đồng hành cùng các sự kiện, chương trình ý nghĩa quốc gia, quốc tế, góp phần
định vị hình ảnh, thương hiệu Agribank – Ngân hàng vì “Tam nông”, Agribank – Ngân
hàng bán lẻ, Agribank – Ngân hàng vì cộng đồng, và sẵn sàng chuyển mình thích nghi
với xu thế hội nhập.
1.3.2. Agribank chi nhánh Hoàng Mai
1.3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT bao gồm: Trụ sở chính, hệ thống các chi
nhánh cấp 1, các chi nhánh cấp 2 trực thuộc các chi nhánh cấp 1 và hệ thống các phòng
giao dịch.
Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai (dưới đây gọi tắt là Chi nhánh
Hoàng Mai) có trụ sở tại 127 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng Hà Nội, được thành lập năm
2004. Chi nhánh Hoàng Mai là ngân hàng cấp 1 trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Hà Nội.

Việc thành lập chi nhánh tại Hoàng Mai không chỉ góp phần phát triển nền kinh tế
trên địa bàn Hà Nội, khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các đô thị lớn phục vụ

12


nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn mà còn góp phần thay
đổi bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn.
1.3.2.2. Cơ cấu tổ chức
Cũng như các chi nhánh ngân hàng khác, bộ máy tổ chức của chi nhánh Hoàng
Mai được phân chia với chức năng và nhiệm vụ của từng phòng cụ thể là:
Giám đốc: Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo các nhiệm vụ
quy định, chỉ đạo kiểm tra, điều chỉnh theo phân cấp uỷ quyền của NHNN&PTNT Việt
Nam đối với các chi nhánh.
Phó giám đốc: Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giám đốc phân công và thay
mặt giám đốc khi giám đốc vắng mặt..
Phòng tín dụng: Là một bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ quan, có
chức năng chuyên sâu về nghiệp vụ kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn và sử dụng
vốn, là đầu mối thẩm định các dự án đầu tư trung dài hạn, xây dựng chiến lược khách
hàng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng…
Phòng thẩm định: Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng này là tiến hành phân
tích các phân án sản xuất - kinh doanh hay hiệu quả của những dự án đầu tư mà khách
hàng đã trình bày trong Hồ sơ xin vay vốn. Sau khi các cán bộ phòng thẩm định tiếp
nhận đầy đủ bộ hồ sơ xin vay vốn. Sau khi các cán bộ phòng thẩm định tiếp nhận đầy
đủ bộ hồ sơ và thông tin do khách hàng cung cấp để làm căn cứ phục vụ cho công tác
tái thẩm định. Từ đó phòng thẩm định đưa ra quyết định cho vay hay không.
Phòng kế toán ngân quỹ: Là phòng chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
trong và ngoài nuớc, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh…
Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua
bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…

Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài
sản cố định, thông tin tuyên truyền và những công việc mang tính chất hành chính,
phục vụ cho guồng máy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

13


Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nhằm
đảm bảo an toán trong hoạt động kinh doanh. Tổ chức kiểm tra, xác minh tham mưu
cho giám đốc giải quyết đơn thư khiếu tố thuộc thẩm quyền.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu, đề xuất chiến lược KH, chiến lược huy
động vốn tại địa phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo quy
định hướng của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Mai - Hà Nội. Thực hiện nhiệm vụ do
giám đốc chi nhánh giao.
1.3.2.3. Một số sản phẩm và dịch vụ tại Agribank Hoàng Mai
a)
Tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ
Agribank hiện có một hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp trong
cả nước, có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền bằng VND và ngoại tệ của người dân
một cách nhanh chóng và thuận tiện với lãi suất hấp dẫn.
Các hình thức huy động tiền gửi rất đa dạng, bao gồm: tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn, không kỳ hạn; tiết kiệm gửi góp; tiết kiệm có thưởng; tiết kiệm bằng vàng, bằng
VND đảm bảo theo giá vàng; phát hàng các giấy tờ có giá trị như kỳ phiếu, chứng chỉ
gửi ngắn hạn, chứng chỉ gửi dài hạn, trái phiếu,…
b)

Cung cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng của Agribank được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phát triển theo các hình thức sau:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 đến 60 tháng
- Cho vay dài hạn là các khoản vya có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên.
c)

Dịch vụ bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong những dịch vụ mà Agribank đã thực hiện nhiều năm và
ngày càng khẳng định chất lượng và uy tín đối với khách hàng với các loại hình bảo
lãnh:
- Bảo lãnh vay vốn

14


- Bảo lãnh vay vốn trong nước
- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầy
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh chất lượng sản phẩm
- Bảo lãnh hoàn thanh toán
- Bảo lãnh bảo hành
- Các loại bảo lãnh khác
d)

Dịch vụ cho thuê tài chính

Là dịch vụ nhận một khoản tín dụng trung, dài hạn thông qua việc thuê máy móc,
thiết bị và các động sản khác từ công ty cho thuê tài chính, qua đố khách hàng có thể

sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn được thỏa thuận.
Dịch vụ này được đưa ra nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu caaffu đầu tư trung, dài
hạn để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh.
e)

Thanh toán quốc tế

Dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo bao gồm: thanh toán hàng xuất khẩu, thanh
toán hàng nhập khẩu, dịch vụ kiều hối,…
f)

Dịch vụ thẻ

Một số loại thẻ mà ngân hàng cung cấp như:
- Thẻ ghi nợ nội đại (thẻ Success)
- Thẻ tín dụng nội địa (Credit Card)
g)

Kinh doanh ngoại tệ

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ được thực hiện với thủ tục đơn giản, tỷ giá mua bán
hấp dẫn và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng
h)

Kinh doanh chứng khoán

Các dịch vụ được cung cấp là:
- Môi giới chứng khoán
15



- Bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành
- Quản lý danh mục đầu tư, tư vấn.
Như vậy, với những hoạt động và các hình thức kinh doanh như trên thì kết quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc vào những sản phẩm và dịch vụ mà
ngân hàng cung cấp.

16


CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và nghiệp vụ huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh, vốn là nhân tố hết sức quan trọng nên bất cứ một tổ
chức nào muốn hoạt động tốt và đạt được hiệu quả kinh tế cao thì phải có nguồn vốn
mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững
trên thị trường thì trước hết phải có nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín
dụng được thuận lợi và đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường.
2.1.1. Nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Hoàng Mai trong 3 năm 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính NH Agribank Hoàng Mai năm 2016-2018

2018

2017
Tỷ


Chỉ tiêu

Tỷ

Số

lệ

Số

lệ

Số

tiền

(%

tiền

(%

tiền

)
Các khoản nợ
CP và NHNN
Tiền gửi và vay
các TCTD khác

Tiền gửi của
khách hàng
Vốn tài trợ, ủy
thác đầu tư
Phát hành giấy
tờ có giá
Các khoản nợ
khác

41,2

1,2

2337,
6

21,
4
69,
2

11,1

)
29,8

So sánh

2016


1,1

năm 18/17

Tỷ
lệ
(%)

18,4

1,0

353,3

18,7

1300,
1

68,9

1782,
4

23,
2
66,
5

0,3


5,1

0,2

4,2

0,2

5,3

0,2

2,1

0,1

1,8

0,1

34,2

1,0

57,7

2,2

49,7


2,6

723,8

621,8

17

So sánh

năm 17/16
Tỷ
Tăn
Tăn
Tỷ lệ
lệ
g
g
(%)
(%
giảm
giảm
)
62,
11,4 38,3 11,4
0
102,
268, 76,
16,4

0
5
0
555,
482, 37,
31,2
2
3
1
118,
20,
6,0
0,9
7
7
150,
17,
3,2
0,3
5
8
16,
-23,5 -40,7 8,0
1


Vốn và các quỹ

225,2


6,7

181,7

6,8

160,5

8,5

43,5

23,9

21,2

Tổng nguồn
vốn

3378,
5

100

2680,
6

100

1888,

0

100,
0

697,
9

26,0

792,
6

13,
2
42,
0

Năm 2017, tổng nguồn vốn của chi nhánh là 2680,6 tỷ đồng, tăng 792,6 tỷ đồng
so với năm 2016 với tỷ lệ tăng là 42%.
Năm 2018, tổng nguồn vốn là 3378,5 tỷ đồng, tăng 697,9 tỷ đồng so với năm
2017 với tỷ lệ tăng là 26%.
Tổng nguồn vốn bằng tổng của nguồn vốn huy động và vốn và các quỹ. Trong đó,
nguồn vốn huy động năm 2018 (bao gồm các khoản nợ CP và NHNN, tiền gửi và vay
các TCTD khác, tiền gửi của khách hàng, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, phát hành giấy tờ
có giá và các khoản nợ khác) chiếm tỷ trọng 93,3% tổng nguồn vốn. Riêng chỉ tiêu tiền
gửi của khách hàng đạt 2337,6 tỷ đồng, chiếm 69,2% tổng nguồn vốn. Xét tổng quan
trong vòng 3 năm 2016-2018, các chỉ tiêu đánh giá đều chiếm tỷ trọng tương đương
trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã đạt hiệu quả trong việc giữ
vững cơ cấu nguồn vốn, đồng thời làm tăng tổng nguồn vốn từ 1888 tỷ đồng lên mức

trên 3000 tỷ đồng chỉ trong vòng 2 năm.
2.1.2. Phân tích nghiệp vụ huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động năm 2018 là 3153,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,3%
tổng nguồn vốn.
Xét riêng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng, đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao
nhất (lần lượt chiếm 69,2%; 66,5% và 68,9% tổng nguồn vốn trong 3 năm 2016,2017
và 2018). Tiền gửi khách hàng năm 2018 tăng 555,2 tỷ đồng so với năm 2017 với tỷ lệ
tăng là 31,2%. Chỉ tiêu này vào năm 2017 cũng tăng một lượng tương đương là 482,3
tỷ đồng, giúp nâng khoản tiền gửi khách hàng từ 1300,1 tỷ đồng vào năm 2016 lên
2337,6 tỷ đồng vào năm 2018, lượng tăng là hơn 1000 tỷ đồng.
Tiền gửi KH chủ yếu tăng ở 2 hình thức là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh
toán. Xu hướng hiện nay đang hướng đến là các hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt nhằm tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế, đồng thời mở rộng khả năng tiếp
18


cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân. Các hình thức này đảm bảo tính
tiện lợi, nhanh chóng, an toàn nên xu hướng chuyển khoản giữa các doanh nghiệp, giữa
những người buôn bán ngày càng tăng, làm cho tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng
mạnh. Bên cạnh tiền gửi thanh toán thì tiền gửi tiết kiệm của cá nhân cũng tăng đáng
kể. Nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 1,3 triệu tỷ đồng.
Đây là một tiềm năng rất lớn vì khi huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân một
cách hiệu quả thì ngân hàng mới đảm bảo được nguồn vốn dài hạn, đáp ứng nhu cầu
vay của người dân. Bài toán đặt ra ở đây đối với các ngân hàng là làm thế nào huy
động được nguồn vốn nhàn rỗi trong các hộ gia đình để họ yên tâm đầu tư vào các
kênh khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi hay đơn giản là gửi tiền
tiết kiêm.
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn ở mục 2.1.1, dễ dàng thấy được nguồn vốn huy
động từ việc phát hành các giấy tờ có giá năm 2018 tăng 150,47% so với năm 2017
trong khi cũng cùng chỉ tiêu đó vào năm 2017 chỉ tăng 17,8% so với năm 2016. Mặc

dù trong tổng vốn huy động thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không nhiều, đây lại là
một tín hiệu đáng mừng khi nhiều người dân đã tham gia đầu tư vào các giấy tờ có giá
như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… qua các đợt phát hành với lãi suất hấp
dẫn của Ngân hàng, thúc đẩy việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng.
2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn
Tình hình sử dụng vốn hay chính là mục tài sản có trong BCTC của chi nhánh
được thể hiện trong bảng sau:

19


Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Agribank Hoàng Mai
Đơn vị: tỷ đồng

2018
Chỉ tiêu

Tiền mặt,
vàng bạc
đá quý
Tiền gửi
tại NHNN
Tiền,
vàng gửi
tại các
TCTD
khác
Chứng
khoán
kinh

doanh
Cho vay
khách
hàng
Chứng
khoán đầu

Góp vốn,
đầu tư dài
hạn
Tài sản cố
định
Tài sản có
khác
Tổng tài
sản có

2017

2016

So sánh

So sánh

năm 18/17 năm 17/16
Số
Số
Tỷ
Tỷ

tiền
tiền
lệ
lệ
tăng
tăng
(%)
(%)
giảm
giảm

Số
tiền

Tỷ
lệ
(%)

Số
tiền

Tỷ
lệ
(%)

Số
tiền

Tỷ
lệ

(%)

10,5

0,3

10,1

0,4

8,8

0,46

0,4

4,4

1,3

15,0

16,3

0,5

24,5

0,9


17,4

0,92

-8,2

33,
6

7,1

40,9

929,8

27,
5

832,1

31,
0

622,1

32,9
5

97,7


11,
7

209,
9

33,7

10,7

0,3

9,8

0,4

7,6

0,40

0,9

9,1

2,2

28,5

1313,
9


38,
9

889,1

33,
2

570,8

30,2
3

424,
8

47,
8

318,
3

55,8

602,3

17,
8


572,2

21,
3

347,6

18,4
1

30,0

5,2

224,
6

64,6

40,1

1,2

25,5

1,0

12,7

0,67


14,6

57,
1

12,8

101,
1

19,4

0,6

13,8

0,5

13,8

0,73

5,6

0,0

0,0

435,6


12,
9

303,5

11,
3

287,2

15,2
1

16,3

5,7

3378,
5

100

2680,
6

100

1888,
0


100

132,
1
697,
9

792,
6

42,0

40,
6
43,
5
26,
0

Nguồn: BCTC NH Agribank Hoàng Mai năm 2016-2018

20


Từ bảng cơ cấu tài sản trên, ta có thể thấy nguồn vốn của chi nhánh năm 2018
được sử dụng chủ yếu cho: cho vay khách hàng (chiếm 38,9%); tiền, vàng gửi tại các
TCTD khác (chiếm 27,5%) và chứng khoán đầu tư (chiếm 17,8%). Các chỉ tiêu còn lại
chiếm tỷ trọng rất nhỏ, từ 0,3 – 12%.
Xét riêng về chỉ tiêu cho vay khách hàng, có thể thấy chi nhánh có xu hướng đẩy

mạnh đầu tư tín dụng. Cụ thể, số tiền cho vay khách hàng là 570,8 tỷ đồng vào năm
2016; 889,1 tỷ đồng vào năm 2017 và 1313,9 tỷ đồng vào năm 2019. Nhìn chung
doanh số cho vay của chi nhánh tăng lên liên tục, một kết quả đáng mừng trong việc
mở rộng đầu tư của chi nhánh.
2.2.1. Phân tích dư nợ cho vay
2.2.1.1. Dư nợ theo thời gian
Quy mô hoạt động của ngân hàng được thể hiện rõ qua tổng dư nợ hàng năm và
dư nợ là chỉ tiêu trực tiếp liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Năm
2018, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 1313,9 tỷ đồng, tăng 424,8 tỷ đồng so với
năm 2017, được chia ra thành 3 loại như bảng sau:
Bảng 3: Dư nợ phân theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2017

Năm
2016

So sánh
năm 18/17

So sánh
năm 17/16

Nợ ngắn hạn


858,78

503,98

291,3

354,8

212,68

Nợ trung và dài
han

455,12

385,12

279,5

70

105,62

Tổng dư nợ

1313,9

889,1

570,8


424,8

318,3

Nguồn: Phòng kế toán NH Agribank Hoàng Mai

Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay trong năm 2017 và
2018 và được tập trung hơn thay vì cho vay trung và dài hạn như năm 2016, số dư nợ
cho vay ngắn hạn gần bằng với số dư nợ cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân của sự
thay đổi này là với một khoản vốn đầu tư ra xã hội trong vòng 2-3 năm, ngân hàng phải
21


xác định thu hồi và tính toán hiệu quả kinh doanh và hạn chế những rủi ro trên thị
trường. Nếu cho vay ngắn hạn, yếu tố giá cả thị trường và lạm phát của nền kinh tế
cũng giảm thiểu được rủi ro hơn nhiều so với việc cấp tín dụng dài hạn.
Hiện nay, trong các chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp của các đia
phương trên toàn quốc cũng chủ yếu dành vốn ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn. Sự
dịch chuyển cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho thấy chi nhánh đã đầu tư và chú trọng
nhiều hơn vào chất lượng tín dụng.
2.2.1.2. Phân tích dư nợ theo mục đích vay
Mục đích vay được phân thành 3 mục đích chính là Nông nghiệp, Sản xuất kinh
doanh và Tiêu dùng với số dư nợ như sau:
Bảng 4: Dư nợ phân theo mục đích vay
Đơn vị: Tỷ đồng

2018
Chỉ
tiêu


Số
tiền

Nông
nghiệp
Kinh
doanh
Tiêu
dùng
Tổng
dư nợ

2017

Tỷ
lệ
(%)

121,7

12

496,9
3
395,2
3
1013,
9


49,0
1
38,9
8
100

Số
tiền
130,4
5
392,5
4
366,0
9
889,0
8

2016

Tỷ
lệ
(%)

Tỷ

Số
tiền

14,6
7

44,1
5
41,1
8

242,5
6
178,2
4

100

570,8

150

So sánh năm

So sánh

18/17

năm 17/16
Tỷ
Tăng
lệ
giảm
(%)

Tăng


Tỷ lệ

giảm

(%)

26,3

-8,75

6,71

42,5

104,3
9

26,59

31,2

29,14

7,96

100,
0

124,7

8

1013,
9

lệ
(%)

-19,55
149,9
8
187,8
5
318,2
8

13,0
61,8
105,
4
55,8

Nguồn: Phòng kế toán NH Agribank Hoàng Mai

Từ bảng trên có thể thấy dư nợ cho vay tập trung vào 2 mục đích là Kinh doanh
và Tiêu dùng trong cả 2 năm. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi khu vực Hoàng Mai có
tỷ lệ khách hàng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp không nhiều nên nhu cầu vốn ít
hơn so với hai lĩnh vực còn lại. Đổi lại lượng khách hàng là các doanh nghiệp, người
22



làm kinh doanh, bán hàng và người dân đến vay vốn sử dụng cho mục đích cá nhân
chiếm phần lớn. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn CNH – HĐH nên bên cạnh
việc đầu tư cho lĩnh vực trọng yếu là nông nghiệp nông thôn thì Agribank cũng đóng
góp tích cực vào các lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác, tùy vào đặc điểm khách hàng
tại khu vực đặt chi nhánh.
2.2.2. Phân tích chất lượng nợ cho vay dựa vào tình hình nợ xấu
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Riêng
với hoạt động tín dụng của ngân hàng thì rủi ro tín dụng là rủi ro thường xuyên phát
sinh và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng. Một trong những dấu hiệu cơ
bản nhất của rủi ro tín dụng là nợ xấu hay còn gọi là nợ quá hạn. Nợ xấu càng lớn thì
ngân hàng càng có nhiều nguy cơ gặp rủi ro cao trong hoạt động tín dụng.
Nợ xấu gồm 3 loại: Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn.
Số liệu về nợ xấu được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 5: Bảng phân loại nợ xấu
Chỉ tiêu
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn
Tổng nợ xấu

Năm 2018
4,02
10,04
4,24
18,30

Năm 2017
10,45
8,30

2,32
21,07

Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2016
11,2
7,96
2,2
21,36

Nguồn: Phòng kế toán NH Agribank Hoàng Mai

Năm 2018, nợ dưới tiêu chuẩn giảm 6,4 tỷ đồng trong khi nợ nghi ngờ và nợ có
khả năng mất vốn tăng 1,73 đến 1,92 tỷ đổng. Theo đó, tổng nợ xấu của chi nhánh
giảm 2,78 tỷ đồng, đạt được mục tiêu đề ra. Để đạt được kết quả này, các cán bộ của
Ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ các quy trình, theo dõi quá trình thực hiện các
khoản vay; tích cực trong việc thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ. Đây là dấu
hiệu tích cực, cần được giữ vững trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Tổng nợ
xấu giảm giúp cho lợi nhuận ngân hàng tăng, từ đó hoạt động kinh doanh của ngân
hàng đạt hiệu quả cao.

23


2.3. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2018
2.3.1. Thu nhập
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Việc mở rộng quy mô và thực hiện các công tác huy động vốn, sử dụng vốn
hiệu quả; các hình thức tiếp cận và chiêu thị khách hàng được chú trọng đã tạo điều
kiện cho chi nhánh hòa vào xu thế phát triển chung của toàn hệ thống Agribank và tăng

khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Tổng thu nhập năm 2018 là 317,528 tỷ đồng, tăng 110,62 tỷ đồng so với năm
2017, tỷ lệ tăng là 53,46%.
Bảng 6: Thu nhập trong 3 năm 2016, 2017 và 2018
Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2018
Chỉ tiêu

Tỷ
Số tiền

trọng

Năm 2017
Tỷ
Số tiền

(%)

trọn
g

Năm 2016
Tỷ
Số tiền

(%)

Thu nhập (TN):


317,568

100

206,908

(%)
100

Lãi tiền gửi và cho vay KH

304,00

95,74

202,74

97,99

178,93

6,528

2,06

1,808

0,87


2,5

6,88

2,17

2,248

1,09

1,76

0,12

0,04

0,112

0,05

0,2

TN từ phí dịch vụ
TN từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối
TN từ hoạt động kinh
doanh khác

trọng


183,39

100
49,95
261,0
6
206,0
5
7,14

Nguồn: BCTC NH Agribank Hoàng Mai năm 2016 - 2018

Như vậy, tiền lãi của ngân hàng tăng lên đáng kể là do lãi tiền gửi và cho vay
khách hàng tăng lên 53,46% so với năm trước. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng đã
góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng, thể hiện rõ nét nhất kết quả
kinh doanh của ngân hàng. Các nguồn thu khác như thu dịch vụ, thu kinh doanh ngoại
24


hối mặc dù có tốc độ tăng khá nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu
nhập.
2.3.2. Chi phí
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí của chi nhánh cũng có xu hướng
tăng lên trong 2 năm 2017, 2018. Chi phí cũng là chỉ tiêu phản ánh quy mô cũng như
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với một doanh nghiệp nói chung
cũng như ngân hàng nói riêng, để có thể tối đa hóa lợi nhuận, bên cạnh việc tăng thu
nhập thì giảm chi phí cũng là một phương pháp cần chú ý.
Tổng chi phí năm 2018 là 248,828 tỷ đồng, tăng 89,372 tỷ đồng so với năm 2017,
tỷ lệ tăng 56,05%.
Tổng chi phí năm 2017 và 2016 lần lượt là 159,456 tỷ đồng và 153,685 tỷ đồng,

lượng tăng không nhiều, chủ yếu tăng ở chi phí cho hoạt động tín dụng. Trong đó các
chi phí cụ thể như sau:

25


×