Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học cơ bản của các loại đất tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.69 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÒ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
_____ __

Tên đề tài: NGHICN

cứu M ÔT
số


TÍNH CHRT IV HÓR HOC
c ơ BẢN


CỦA CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH TỈNH ỌURNG NINH

M ã số:

QT - 07 - 49

Chủ trì đề tài:
ThS. Nguyễn Quốc Việt
Cán bộ phối hợp: TS. Lê Xuân Thành
CN. Nguyễn Phú Dũng

ĐAI H Ọ C

Quoc

G IA HA N O I



TRUNG TÂM THÔNG TIN THU VIỀN

OOOéỏOOOỞ^ir^

Hà nội, 2008


BÁO CÁO TÓM TẮT
Tên đề tài:

Nghiên cứu một sô'tính chất lý hóa học cơ bản
của các loại đất chính tình Quảng Ninh

Mã số:

Q T -0 7 -4 9

Chủ trì đề tài:

ThS. Nguyễn Quốc Việt

Cán bộ tham gia:

TS. Nguyễn Xuân Thành
CN. Nguyễn Phú Dũng

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của các

loại đất chính tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên
quan đến tính chất đất và vấn đề sử dụng đất ớ tỉnh Quảng Ninh
- Khảo sát phân loại và tiến hành lấy mâu đất ở các khu vực điển hình cho
các loại đất chính của tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở phân loại đất theo FAO.
- Nghiên cứu phân tích một số tính chất lý hoá học của các loại đất chính
thuộc vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh.
Các kết quả đạt được:
Trên cơ sở nghiên cứu 9 nhóm đất chính của tỉnh Quảng Ninh và thực hiện
khảo sát 11 phẫu diện, phân tích 21 mẫu đất đã cho các kết quả:
1. Đối với đất cát biển: phản ứng của đất ít chua (pHicci 5,35 - 5,40). Hàm
lượng hữu cơ tầng mặt khá (OM%: 2,05) và giảm theo chiều sâu. Lân tổng số và dễ
tiêu thấp. Kali tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình. Lượng cation kiềm trao đổi
thấp. Dung tích hấp thụ (CEC) thấp.
2. Đất mặn sú vẹt đước: phản ứng của đất trung tính ít chua: pHkt i 6,30 ở
tầng đất mặt. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số khá. Lân tổng số rất giàu (0.113%
ở tầng mặt), song lân dễ tiêu lại nghèo (5,8mg/100g đất ở tầng đất mặt). Kali tổng
số và dễ tiêu rất giàu tương ứng là 1,59% và 50,80mg/100g đất ở tầng mặt. Lượng
các cation kiềm trao đổi trung bình. Dung tích hấp thụ khá đạt 13,97 ldl/lOOg đất ở
tầng mặt.


3. Đất phèn hoạt động sâu: Đất có phản ứng khá chua, tất cả các tầng đều có
pHịcci dưới 4,5 tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp < 7 ldl/lOOg đất. Hàm lượng
mùn và đạm tổng các tầng đều giàu. Lân tổng số trung bình ở tầng mặt 0,076%, các
tầng dưới nghèo, kali tổng số các tàng đều trung bình 0,93- 1,118%; lân dễ tiêu
nghèo 4,10- 6,40 mg/lOOg đất, kali dễ tiêu tầng mặt trung bình 10,50 mg/lOOg
đất/lOOg đất, các tầng dưới đều giàu 22,50 - 26,80 mg/lOOg đất.

4. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Đất có phản ứng chua, hàm lượng
mùn tầng mặt nghèo (1,45%), tầng dưới sâu nghèo, đạm tổng số tầng mặt trung bình
(0,123%). Hàm lượng lân tổng số trung bình (0,108%), kali tổng số nghèo (0,49%),
lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu thấp. Tổng cation kiềm trao đổi (2,40ldl/100g
đất) thấp, dung tích hấp thu CEC đều thấp ở các tầng.
5. Đất xám trên phù sa cổ: Đất có phản ứng chua vừa pHkci 4,94 - 5.26; hàm
lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình (OM: 1,99; N: 0,118%), tầng dưới
nghèo. Lân tổng số tầng mặt trung bình (0,084%), tầng dưới nghèo (0,054%); Kali
tổng số ở các tầng đều

nghèo

(0,46 - 0,58%); Lân

dễ tiêu tầng mặt

thấp

(5,90mg/100g đất), tầng dưới nghèo (4,70mg/100g đất); Kali dễ tiêu các tầng đều
rất nghèo (4,20-4,60mg/ lOOg đất). Cation kiềm trao đổi rất nghèo <3 ldl/lOOg đất,
dung tích hấp thu (CEC) thấp 5,86 - 6,04 ldl/lOOg đất.
6 . Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất: đất có phản ứng chua pHkC| < 4,5

ở các tầng đất. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt đạt mức trung bình (mùn 1.95%)
và rất nghèo ở các tầng dưới. Đạm tổng số nghèo (ở tầng mặt N: 0,065%) và giảm
dần theo chiều sâu. Lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo ở các tầng đất. Kali tổng số và
dễ tiêu đều đạt mức độ trung bình ở các tầng đất. Hàm lượng cation kiềm trao đối
thấp, dung tích hấp thu trao đổi (CEC) thấp.
7. Đất vàng nhạt trên đá cát: phản ứng ở các tầng đều chua pHkcl 4,86 - 4,93.
Tổng các cation kim loại kiềm và kiềm thổ đều nghèo (<31dl/100g đất). Dung tích

hấp thu (CEC) thấp từ 4,33 - 5,051dl/100g đất. Hàm lượng mùn và đạm tỏng số ở
các tầng đều nghèo và rất nghèo (OM: 0,32 - 0,86%; N: 0,022 - 0,05%). Lân và kali
tổng số ở các tầng đều nghèo (P2O 5: 0,028 - 0,045 %; K 20 : 0,09 - 0,012% ). Lân và
kali dễ tiêu đều rất nghèo (P 2O 5: 3,10 - 3,60mg/100g đất; K 20 : 1,80 - 3,80 mg/lOOg

8 . Đất mùn vàng nhạt trên đá cát: Phản ứng của đất chua pHkci 5.1: hàm

lượng mùn và đạm tổng số rất giàu (OM: 4,66%; N: 0,436%); lân và kali tống số
khá (P 20 5: 0,132%; K 20 : 1,28%); lân dễ tiêu trung bình p 20 5: 13,50 mg/lOOg đất;
kali dễ tiêu rất giàu K 20 : 20,50 mg/lOOg đất. Cation kiềm trao đổi trung bình


nghèo, dung tích hấp thu CEC khá.
9.

Đất tầng mỏng chua điển hình: Đất chua pHkcl 4,44; Tổng các cation kim

loại kiềm, kiềm thổ thấp (< 31dl/100g đất); Dung tích hấp thu (CEC) thấp 8.121dl/
lOOg đất. Hàm lượng hữu cơ ở mức độ trung bình (1,84%); Đạm tổng số trung bình
(0,14%); Lân tổng số nghèo (0,052%); Kali tổng số trung bình (1,03%); Lân và kali
dễ tiêu đều nghèo (P205: l,90mg/100g đất, K20: 6,90mg/100g đất).
Kết quả công bố:01 Bài báo gửi đăng trên tạp chí Khoa học Đất
Kết quả đào tạo:

Đào tạo 1 Cử nhân

Tình hình kinh phí của đề tài:
Được cấp 20.000.000 đ (Hai mươi triệu đồng)
Đã chi theo đúng dự toán được phê duyệt
KHOA QUẢN LÝ

(Ký và ghi rõ họ tên)

C ơ QUAN CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI

CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)


SUMMARY

Title:
Research on the Basic Physico - Chemical Properties of the soil in
Quang Ninh Province
Code:
QT- 07 - 49
C oordinator:
MSc. Nguyễn Quốc Việt
P articipant:
Nguyễn Xuân Thành, PhD
Nguyễn Phú Dũng, B.Sc

Objectives and the study contents:
Objective:
- Investigating the basic physico - chemical properties of the soils in Quang
Ninh province for appropriate land use and environmental protection.
- Working out the measures for rational land use.
The Study contents
- Surveying and collecting the data on natural, social - economic condition in
relation with the soil properties and land use in Quang Ninh province.
- Soil FAO based classification and taking soil samples from each soil type.

- Carrying out soil chemical analysis.
The Main Results:
Base on detailed investigation of 11 soil profiles and 21 soil samples of the
speciíic soil regions in Quang Ninh province the following results have been with
dravved:
- The Quang Ninh province has 9 soil groups with different morphological,
chemical characteristics as well as land use potential.
1. Haplic Arenosols: Soil reaction varies from acidic to light acidic (pHKCI
5,35 - 5,40) depending on each soil type. Total OM (%) at surface horizon is rather
hight: 2,05% and reduces by depth of the proíile. Total and available P20, are low.
Total and available K are medium. CEC is low.
2. GleyiSalic Fluvisols: Soil is light acidic: pHKC| 6,30 in the suríace layer.
total OM and N are rather rich. total p is rich (0,113% in the suríace) layer, but
available p is poor (5,8mg/100g of soil in suríace layer). Total and available
potassium are very rich: 1,59% and 50,80mg/100g soil in the surface layer. CEC is
rather hight 13,97 meq/lOOg of soil.
3. Endo Orthi Thionic Fluvisols: Soil is acidic, pHKci at all layers is below
4.5, Total alkali exchangeble cation are low < 7 meq/lOOg of soil. Total OM are


rich in the all layers. Total p 20 5 is medium in ỉurface layer 0,076%, and in the
lower layers are poor. Total KzO are medium in the all layer: 0,93- 1,118%.
Available p 20 5 is poor 4,10- 6,40 mg/lOOg of soil, Available K20 is medium in
suríace layer 10,50 mg/lOOg, and all lower layer are hight 22,50 - 26,80 mg/lOOg of
4. Plinthi Dystric Fluvisols: Soil is acidic, OM in the surface layer is medium
(1,45%), and lovver layer is poor. Total N is medium in surface layer (0.123%).
Total P20 5 is medium (0,108%), total K20 is poor (0,49%), available P i0 5 is
medium, available K20 is low. Total exchange alkali cation is low (2,40meq/100g of
soil), CEC is low in the all layers.
5. Haplic Acrisols: pHkcl 4,94 - 5,26; Total OM and N in the suríace layer

are medium (OM: 1,99; N: 0,118%), and poor in the lower layer. Total p 20 5 is
medium in surface (0,084%), lower layer is poor (0,054%); total K20 in all layers
are poor (0,46 - 0,58%); available p 20 5 is low in suríace layer (5,90mg/100g of
soil), available K20 are poor (4,20-4,60mg/ lOOg of soil). Alkaline Cation is low
<3 meq/lOOg soil, CEC is low 5,86 - 6,04 meq/lOOg of soil.
6 . Ferralic Acrisols: Acidic soil pHKCl < 4,5 in all layers. OM in the surface

layer is medium (OM: 1,95%) and poor in ther lower layer. Total N is poor (in the
surface N: 0,065%) and decreases by depth of the proíile. Total and available p 20 5
are low in the all layers. Total and available KzO are medium., CEC is low.
7. Humic Acrisols: Acidic soil pHkcl 5,1; Total OM and N are rich (OM:
4,66%; N: 0,436%); Total P20 , and KzO rather hight (P20 5: 0,132%; K20 : 1,28%);
Available P20 is medium p 20 5: 13,50 mg/lOOg of soil; Available KzO very rich
K20 : 20,50 mg/lOOg of soil. Exchange alkali Cation is low, CEC is hight.
8 . Dystric Leptosols: Acidic soil pHkcl 4,44. Total alkaline cation is low

(<3meq/100g of soil); CEC is low 8,12meq/100g soil. OM is medium (1,84%); total
N is medium (0,14%); total p20 is poor (0,052%); total K20 is medium (1,03%);
Available p 20 5 and K20 are poor (P20 5: l,90mg/100g of soil, K 20 : 6,90mg/100g of
soil).


MỞĐẰU

1

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIẾM CHÍNH CỦA VÙNGQUẢNG NINH................................... 2
1.1. V Ị T R Í Đ ỊA L Ý ................................................................................................................................................................. 2
1.2. Đ Ặ C Đ IỀ M C Á C Y Ế U T Ó H ÌN H T H À N H Đ Ấ T ............................................................................................... 3
1.2.1. Địa hình, địa ch ất....................................................................................................................................................... 3

1.2.2. Khí hậu.......................................................................................................................................................................... 8
1.2.3. Thủy v ã n .................................................................................................................................................................... 10
1.2.4. Thảm thực v ậ t...........................................................................................................................................................10
1.2.5. Tác động cùa con ngư ời.................................... .................................................................................................... 11
1.3. T À I N G U Y Ê N T H IÊ N N H IÊ N :............................................................................................................................... 12
1.3.1. Tài nguyên đ ấ t..........................................................................................................................................................12
1.3.2. Tài nguyên rừng....................................................................................................................................................... 12
1.3.3. Tài nguyên khoáng s à n .......................................................................................................................................... 12
1.4. T IÈ M N Ă N G K IN H T É ...............................................................................................................................................13
1.4.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi th ế ............................................................................................................................. 13
1.4.2. Tiềm năng du lịc h .................................................................................................................................................... 13

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VÀ TIÈM NĂNGSỪ DỤNG ĐÁT............................... 15
2.1. H IỆ N T R Ạ N G s ử D Ụ N G Đ Á T Đ A I...................................................................................................................... 15
2.2. T IÈ M N ĂNG s ử D Ụ N G Đ Ấ T .................................................................................................................................. 16

CHƯƠNG 111: ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN c ứ u ....... 17
3.1. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ......................................................................................... 17
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u ....................................................................................................................... 18
3.3. P H Ư Ơ N G P H Á P N G H IÊ N c ứ u ............................................................................................................................ 18

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THẢO LUẬN.................................... 20
4.1. G IÁ T R Ị P H kcl

và hàm lượng

A Ữ * T R A O Đ Ò I....................................................................................20

4.1.1. Giá trị pHkci............................................................... ...................................................................................... 20
4.1.2. Hàm lượng A l3+........................................................................................................................................................ 21

4.2. H àm 1trạng N ,P ,K T Ổ N G S Ó .....................................................................................................................................22
4.2.1. Hàm lượng m ù n ........................................................................................................................................................ 23
4.2.2. N itơ tổng s ố ............................................................................................................................................................... 24
4.2.3. Hàm lượng Phốt pho tổng s ố ................................................................................................................................ 25
4.2.4. Kali tổng s ố ................................................................................................................................................................ 27
4.3. CÁC C H Ấ T D Ẻ T IÊ U ................................................................................................................................................... 28
4.3.1. Phốt pho dễ tiê u ........................................................................................................................................................ 28
4.3.2. Kali dễ tiêu ..................................................................................................................................................................30
4.4. D U N G TÍC H HẤP P H Ụ C Ạ T IO N (C E C ) VÀ C Á 2+,M G 2+ T R A O Đ Ố I.................................................... 31
4.4.1. Dung tích hấp phụ cùa đ ấ t......................................................................................................................................31
4.4.2. Hàm lượng Ca2+, Mg trao đổi trong đất............................................................................................................... 31


4 .5 . T H À N H P H Ầ N c ơ G I Ớ I ................................................................................................................................. 33
4 .6 . M Ộ T S Ố B Ệ N P H Á P N H Ằ M S Ử D Ự N G H Ợ P L Ý T À I N G U Y Ê N Đ Ấ T .......................................34

KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................41


MỞ ĐÀU
Đất đai là tài nguyên quan trọng và là điều kiện không thể thiếu được trong
mọi quá trình phát triển. Vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai không chỉ quyết
định tương lai kinh tế, mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát
triến xã hội. Muốn đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất
trong nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, khâu trước tiên phải đi từ đất.
Bởi lẽ đất là tư liệu sản xuất cơ bản, chủ yếu và quí báu nhất có khả năn 2 sản xuất
ra các sản phẩm của cây trồng và vật nuôi, đồng thời đất còn chịu tác động nhiều
chiều của tự nhiên và con người.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện, với sản phẩm hàng hoá cao.
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường hình thành và phát triển đã
kích thích mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Diện tích và sản
lượng một số loại cây trồng không ngừng tăng trên cơ sở tối ưu hoá về sư dụng đất.
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế trước mắt đã đạt được, thì những quá trình sử
dụng đất chưa hợp lý đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.
Do vậy nhằm mục đích: Xác định các các tính chất lý hóa học cư bản của
các loại đất chính tỉnh Quảng Ninh từ đó đưa ra những đánh giá về tiềm năng đất
đai, khả năng sử dụng phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp., chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Một số tính chất hóa học cơ bản của các loại đất chính tĩnh Quảng
Ninh”.


CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA VÙNG QUẢNG NINH
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA L Ý
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với toạ độ địa lý.
- Từ 20° 40’ đến 21° 40’ vĩ độ Bắc.
- Từ 106° 25’ đến 108° 25’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tinh Quảng Tây nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Phía Tây Bắc giáp các tinh Lạng Sơn, Bắc Giang.
Phía Đông và Nam giáp vịnh Bắc Bộ và thành phố Hải Phòng.
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 589.957,41ha chiếm 1,85 % diện tích
đất toàn quốc với chiều dài 167 km, chiều rộng 84 km, đường biên giới Việt Trung
dài 132,80 km với 3 cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp
với vùng duyên hải rộng lớn của miền Nam nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Tinh Quảng Ninh còn có bờ biển Vịnh Bấc Bộ dài 250 km, với hàng ngàn đảo lớn
nhỏ có diện tích khoảng 98.000 ha.
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính huyện và thị xã, với 184 phường xã,

thị trấn, gồm 10 đon vị huyện trong đó có 2 huyện đảo, 3 thị xã, 1 thành phố.
Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh nằm cách Hà
Nội 170 km về phía tây theo quốc lộ 18A và cách thành phố cảng Hải Phòng 70 km
về phía Nam theo quốc lộ 10.
Xét về vị trí địa lý cho thấy tinh Quảng Ninh có điều kiện rất thuận lợi để
phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá và du lịch. Quảng Ninh có lợi thế
nàm trong vùng tam giác kinh tế trong điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)
phía Đông Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với các đô thị lớn và cửa khẩu quốc tế quan
trọng, có thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và đường bộ, lại vừa tiếp giáp với
khu kinh tế năng động phía Đông Nam Trung Quốc.


1.2. Đ Ặ C ĐIỀM C Á C YẾU TÓ HÌNH THÀNH ĐÁT
1.2.1.

Địa hình, địa chất

Quảng Ninh là tinh có địa hình trung du miền núi ven biển. Phía bắc là vùng
đồi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều- Móng Cái, phía Nam
cánh cung này là vùng đồng bằng ven biển, cuối cùng là hàng ngàn hòn đảo lớn
nhỏ của vịnh Bắc Bộ. Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt manh và nghiêng dần theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam tạo ra hai vùng khác biệt: Miền Tây và miền Đông.
Nhìn chung có thể chia thành các loại địa hình sau:
(1) Địa hình quần đảo ven biển
Bao gồm hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được sắp thành hai hàng nối
đuôi nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai tạo thành hình cánh cung song song với
cánh cung Đông Triều. Trong số này có những đảo lớn như đảo Cái Bầu, đảo Cái
Bàn... Độ cao phổ biến của các đảo khoảng trên dưới lOOm. Hiếm thấy những đinh
cao > 200m. Đỉnh cao nhất là Núi Nàng trên đảo Cái Bàn: 445m, Vạn Hoa trên đảo
Cái Bầu: 399m và một vài đỉnh có độ cao xấp xi 300m trên các đảo khác.

Xét về hình dạng và sự phân bố, các đảo từ Tiên Yên đến Móng Cái thường là
nhũng núi, đảo dài, chủ yếu được cấu tạo bời đá sét, như đảo Vĩnh Thực, đảo Cái
Chiên, đảo Vạn Vược... chạy song song với cánh cung Đông Triều ở phía trong.
Phần lớn các đảo này đều trơ trụi và hình thái địa hình của chúng tương tự các dải
đồi ừong đất liền. Điều đó cho thấy nguồn gốc của các đảo ngoài khơi chính là sự
tiếp nối các dải đồi núi trong đất liền và tách khỏi đất liền sau khi nước biển dâng lên
cao làm chìm ngập các thung lũng phân cách chúng.
Đảo Cái Bầu có hĩnh tam giác cân mà đáy là một đường thẳng, chính là sự
tiếp tục của đường đứt gãy lớn từ Đình Lập đến Tiên Yên (được đánh dấu bàng
sông Phố Cũ). Đây là đảo lớn nhất trong các đảo ven bờ biển Đông Bắc cùng với
đảo Cát Bà.
Bờ biển khu vực này thuộc dạng bờ xâm thực bị ngập nước. Chúng bị chia
cắt phức tạp và chắn bởi các hòn đảo có đường phuơng cấu trúc địa chất song song
với đường bờ như các đảo Vĩnh Thực, Cái Bầu... Bờ biển bị lún phức tạp thêm bời
sự xen kẽ các đoạn bờ nguồn gốc trầm tích - sú vẹt.
3


Bắt đầu từ đảo Cái Bầu trờ về phía Tây Nam (đến giáp Hải Phòng) là hai
vòng cung gồm hơn một nghìn đảo nhỏ trải dài trên 95 km, phần lớn được cấu tạo
bởi đá vôi và đá sét, bao bọc lây vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Những hòn đảo
này khi thì tụ tập thanh dãy có những vách dựng đứng đổ thẳng xuống eo biển hẹp.
Nhưng cũng có những hòn cô độc như các đảo sót. Toàn thể vùng đảo này đều
mang đầy đủ đặc tính của một miền núi đá vôi cổ tuổi Cacbon-Pecmi dạng khối,
đôi khi dạng tấm. Màu sắc đa dạng, từ xám đến xám tro, xám trắng. Nằm xen kẽ
với đá vôi có đá vôi silic và các trầm tích lục nguyên (đá cát, đá sét...). Các đảo đá
vôi này mang đầy đủ những dạng địa hình của một miền castơ sót bị ngập nước
biển. Chúng được hình thành và phát triển ừên đất liền, sau đó bị nước biển dâng
lên làm chìm ngập. Điều đó thấy rõ thông qua các bồn nước tròn bao bọc xung
quanh các vách đá vôi: đó là các thung castơ cũ. Các hang động rất phát triển và

đều nằm ở một độ cao nhất định, chính là mực cơ sờ xâm thực trước đây cao hơn
hiện tại.
Bờ biển khu vực này thuộc dạng bờ xâm thực castơ hoặc bờ mài mòn hóa
học. Với hàng nghìn hòn đảo cấu tạo bởi trầm tích cacbonat (đá vôi) nên quá trình
mài mòn vừa có tác động của sóng, vừa có tác dụng hoà tan do các phản ứng hoá
học giữa nước biển và các đá này. Dạng địa hình đặc trưng cho dạng bờ này là các
hốc mài mòn và các ngấn nước biển in trên các đảo đá.
Ngoài ra đá vôi còn xuất hiện ở các đảo lớn, như trung tâm đảo Cái Bàn và
phần Đông Nam đảo Lim. Đá vôi có tuổi Đevôn trung, hạt thô đôi khi tái kết tinh,
màu đen hay xám sẫm và có phân lớp.
Các đảo đá cát, đá phiến sét tập trung hầu hết ở phía Đông. Những đảo lớn
có dạng đồi thoải, mấp mô, giống với địa hình đồi thoải trong đất liền ở khu vực
Cẩm Phả-Tiên Yên. Các đảo này được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau. Vùng
quần đảo Cái Bầu, Quan Lạn được cấu tạo bởi các đá cát phân lớp xiên chéo màu
xám sáng tuổi Đềvôn trung. Phía Đông Nam đảo Cái Bàn chủ yếu có cuội kết hạt
trung, sỏi kết và đá cát có độ hạt khác nhau và chứa một số thấu kính mỏng than đá
tuổi Triat. Các đá màu đỏ tím tuôi Jura hạ chủ yêu là đá cát, cuội kêt xen các lớp
kẹp đá sét phân bố ở Tây Bắc đảo Cái Bầu và một chuỗi đảo nhỏ dọc theo vịnh Hà
Cối. Cuối cùng là trầm tích á lục địa (đá cát hạt thô) tuổi Neogen lộ ra ở quần đảo
4


Cô Tô.
(2) Địa hình đằng bằng duyên hải:
Bao gồm đồng bằng phù sa và đồng bằng xen đồi thuộc phía Đông các
huyện, thị: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và phía Nam huyện, thị: Đông
Triều, Uông Bí và Yên Hưng.
So với các vùng đồng bằng duyên hải khác, thì đây là một dải đồng bằng
hẹp nhất. Chỗ rộng nhất chi khoảng 15 km. v ề hình thái vùng đồng bằng bao gồm:
- Dải đ ồ m b ằ m phù sa: kéo dài từ Tiên Yên đến Móng Cái không hẳn liên

tục, mà thường bị các đồi thấp có độ cao sàn sàn bằng nhau khoảng 25-50m ăn sát
ra biển cắt ngang. Rõ ràng đây là những bề mặt san bằng lý tưởng và tính chất bằng
phang đó còn được thể hiện rõ ràng hơn nữa do lớp phủ thực vật rừng trên bề mặt
gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn và thay thế vào đó là ràng ràng và sim mua.
Nhưng ngay cả ràng ràng và sim mua cũng không có thời gian để lớn lên thành cây
bụi. Nguyên nhân chính do nhân dân chặt phá để giải quyết tình trạng thiếu củi làm
chất đốt, ngay cả khi còn non.
Nguồn gốc cùa các dải đồi này chính là những bậc thềm biển. Điều đó cho
thấy, trước đây dải đất này bị ngập khi nước biển dâng cao và toàn bộ bề mặt của
chúng đã bị san phang như ngày nay bởi tác động mài mòn của sóng biển. Thực tế
hiện nay tác động mài mòn còn xuất hiện ở những mực thấp hơn: Bộ phận đồng
bằng ven biển ở thị xã Móng Cái trên đường ra Mũi Ngọc hầu như mới thoát khỏi
tác dụng của sóng biển, đặc tính phân bố của cuội đã nói lên điều đó.
- D ải đồng bằns ven biển: nhỏ hẹp chạy ven theo cánh cung Đông Triều, từ
phía Nam huyện Đông Triều qua thị xã Ưông Bí đến Yên Hưng. Trong đó khu vực
huyện Đông Triều và Yên Hưng có diện tích lớn hom so với thị xã Uông Bí bởi nó
được một phần phù sa của sông Đá Vách, c ồ n Khoai, sông Chanh tham gia tạo nên
dải đồng bằng này.
Khi mực nước biển từng đợt rút xuống, các sông suối nhỏ mới cất qua chúng
mà tiến ra phía bờ biển hiện đại. Do sông suối đều ngắn và đổ từ một độ dốc tương
đối lớn (do đồi núi nằm rất sát biển), không loại trừ khả năng chúng tạo nên một số
vạt lũ tích hoặc bậc thềm sông, nhưng sự phân bố của chúng chỉ giới hạn dọc theo

s


sông và cửa suối mà thôi.
Các đong bằng hẹp duyên hải nằm gần như ngang với mực nước biển và là
sản phẩm tích tụ của phù sa biển và phù sa sông. Chúng còn được tiếp tục lấn ra
ngoài khơi bởi những bãi phù sa biển rất rộng lớn, đặc biệt là ven bờ biển Móng Cái.

Vật liệu của các bãi phù sa biển gồm có cát thô ở bên dưới, cát mịn và bùn nhão giàu
chất hữu cơ ở phía trên. Do chế độ nhật triều, chúng bị ngập nước triều mỗi ngày
một làn. Nước triều ban đầu tiến vào các bãi phù sa biển theo các lạch triều. Các lạch
này rộng từ 0,50m đến l-2m và sâu từ 0,30-2m, càng vào phía trong đất liền càng toả
ra làm nhiều nhánh, trông như những thân cây toả ra nhiều cành, chi có điều chúng
bị uốn khúc rất mạnh. Từ các lạch triều, nước dần dần lan ra trên toàn bộ diện tích
các bãi phù sa biển, dâng lên từ từ và đạt đến chiều cao l- 2 m, làm ngập các bãi ô rô
mọc ven cửa sông và chỉ còn nổi lên ừên mặt nước những tán lá dày của sú vẹt.
Khi triều xuống, nước rút dần lộ ra lưới rễ cây choãi rộng của sú vẹt. Khi đó
các bãi phù sa biển được phơi ra trên toàn bộ chiều rộng của bãi, bề mặt phang lỳ
cùng các trũng nông đọng nước.
Các bãi phù sa biển dần dần sẽ lấp đầy các chỗ lồi lõm của bờ biển, trừ
những cửa sông. Hiện tại cũng như trong tương lai gần con người sẽ sử dụng một
phần các bãi phù sa biển này vào mục đích nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp.
-

Dải đ ồ m bằns xen đồi: chạy song song với dải đồng bằng Tiên Yên-Móng

Cái. Độ cao phổ biến của các đồi dao động từ 50-100m. Dải đồi có độ dốc thoải
nhất là ờ thung lũng sông Vai Lai, có nhiều đồi thấp khoảng trên dưới 50m, đỉnh
bằng, sườn rất thoải.
v ề cấu tạo địa chất và thạch học, thì giới hạn phía Bắc của đồng bằng duyên
hải là hệ tầng Tấn Mài có tuổi giả thiết là Cambri thượng - Ocđovic. Bao gồm đá
cát mica, đá phiến mica, philit... màu xám, xám phớt lục. Phủ lên nó, đồng thời
cũng lộ ra thành một dải dài theo đường quốc lộ 18 từ Tiên Yên đến Móng Cái, là
hệ tầng màu tím đỏ Jura hạ gồm đá cát, cuội kết, bột kêt và đá sét... có thê năm
thoải và thường tạo nên dạng địa hình krêta (sườn một mái) nhò đặc trưng cho


(3) Địa hình núi thấp:

Bao gôm 2 dải núi Nam Mâu và Bình Liêu là phức tạp và có độ cao đáng kể
nhât của tỉnh Quảng Ninh. Hai dải núi này được ngăn cách với nhau bởi thung lũng
sông Ba Chẽ, Phố Cũ và Tiên Yên.
Đây là cánh cung cuối cùng của vùng Đông Bắc và thường được gọi là cánh
cung Đông Triều. Ban đầu dải cánh này chạy theo hướng Tây-Đông sát bờ vịnh Bắc
Bộ ở khu vực Đông Triều-Hòn Gai, sau đó càng lên phía Bắc càng lùi dằn vào phía
trong đất liền. Trong đó, phía Đông Bắc có độ cao 500-1.000m chiếm ưu thế. Tại
đây có một số đinh cao >1.000m cấu tạo bởi đá phun trào ryolit, như Cao Xiêm
(1.330m), Châu Lãnh (1.507m). Phía Tây Nam núi thấp hơn, độ cao ưu thế 200500m, những đinh cao l.OOOm rất hiếm, đạt tới mức này có Yên Tử (1.063m), Am
Váp (1.094m). Còn lại trong vùng là những núi thấp, phổ biến ở độ cao 400-600m.
Khu vực giữa 2 dải núi Nam Mẩu và Bình Liêu tạo nên cánh cung Đông Triều là một
vùng đồi-núi thấp cao 200-300m đôi khi lên đến 500m, với những bồn địa giữa núi
rộng lớn.
Địa hình trên hai dải núi Nam Mẩu và Bình Liêu vẫn mang những đường nét
kiến tạo rõ rệt với đặc điểm chung là đỉnh nhọn, sườn dốc, mức độ chia cắt sâu
mạnh. Mức độ chênh lệch về độ cao lớn, trung bình khoảng 500m có nơi đạt 700800m. Sông suối có độ dốc lớn, đào lòng mạnh.
Nhìn trên bản đồ, khu vực Lương Mông - Ba Chẽ hầu như là một mặt bằng
dịu thoải, nhưng trên thực tế lại bị chia cắt hơn nhiều. Một số núi có những vai
rộng, nhiều khi xếp thành hai tầng tạo thành những mặt bằng rõ rệt-nếu ta nối liền
chúng lại bằng tưởng tượng; một số khác có dạng vòm, bằng chứng cho một vận
động nâng lên yếu trên một quy mô lãnh thổ rộng lớn. Các sông chính của vùng
như Ba Chẽ, Phố Cũ và một phần sông Tiên Yên chày qua vùng đồi-núi thấp này
theo hướng Tây - Đông ra biển đều có thung lũng rộng thoáng, nhưng lòng sông
cũng lắm ghềnh đá rắn.
Các loại đá phổ biến trên dạng địa hình này là các trầm tích Triat. Ở phía
Bắc của vùng chủ yếu là các đá của hệ tầng Mau Sơn gôm đá cát màu xám, đá sét
và bột kết màu phớt đỏ, tím, đôi khi lốm đốm. Phía Nam vùng ven biên, chạy suốt

7



từ Đông Triều đến cẩm Phả, Mông Dương là điệp chứa than Hòn Gai. Bao gồm
các đá cuội kết, sỏi kết, đá cát, bột kết, bột kết chứa than, đá sét và các vỉa than dày
hàng chục mét. Ngoài ra còn xuất hiện đá vôi Pecmi ẩn tinh, màu xám và xám ừo
có chứa ít sét. ở thung lũng sông Ba Chẽ và sông Phố Cũ có các đá sét thành hệ
màu đỏ Jura-Kreta.
1.2.2. Khí hậu
L Nhiêt đô:
Nhìn chung Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhệt
độ bình quân hàng năm từ 22 °c - 23°c, tổng tích ôn trung bình năm từ 7500 °c 8500°c. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng biến động theo độ cao: Vùng núi cao
nhiệt độ trung bình năm là 19°c, vùng núi thấp nhiệt độ trung bình 19 °c - 2 1 °c,
vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình > 2 1 °c. số liệu thống kê đại diện cho tinh:
Uông Bí, Hòn Gai, Tiên Yên, Móng Cái, Cô Tô... cho thấy có đặc điểm chung :
+ 4 tháng có T°kk bình quân < 2 0 °: tháng 12 đến tháng 3.
+ 3 tháng có T°kk 20-25°: Tháng 4 và 10 , 11 .
Còn 5 tháng T°KK >25°: tháng 5 đến tháng 9.
Nhiệt độ mặt đất trung bình thường cao hơn nhiệt độ không khí 3- 4°c.
Số giờ nắng trung bình hàng năm ở các trạm dao động từ 1.200 - 1.500 giờ.
2. Mưa:
Quảng Ninh có lượng mưa phân bố không đồng đều, giảm dần từ Móng Cái
vào Đông Triều. Lượng mưa bình quân năm từ 2000- 2500mm, năm cao nhất có
thể lên tới 3000-3500mm, năm thấp nhất không dưới 1500mm, mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10. Khoảng 80% lượng mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng
mưa thông thường nhiều ở miền Đông tình, được chia ra :
-

Vùng có lượng mưa > 2500mm/năm Từ Ba Chẽ - Tiên Yên ra Móng Cái.

Mùa mưa từ tháng 4-» 10: Lượng mưa >100mm/tháng. Tháng 8 thường mưa lớn
nhất. Bốc hơi < Mưa phần lớn các tháng trong năm, ít bị khô hạn, nhiều mưa phùn,

sương mù.

8


- Vùng có lượng mưa ± 2000mm/năm: Từ Hoành Bồ - Hòn Gai đến cẩm
Phả: Mùa mưa tháng 5 đến tháng 10. 4 tháng thiếu ẩm từ tháng 12 đến tháng 3- bốc
hơi > mưa. số ngày mưa phùn ±25, sương mù ±20.
- Vùng có lượng mưa khoảng 1600 - 1800mm: Yên Hưng, Uông Bí, Đông
Triêu và Binh Liêu: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa ữên
lOOmm/tháng; lượng bốc hơi khoảng lOOOmm/năm. Các tháng từ 11-12 đến tháng
3 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, bị khô hạn. số ngày mưa phùn ±10 ngày trong
năm, ít sương mù.
3. Đô ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm từ 85 - 87%. Do mưa lớn
và tập trung nên thường xảy ra úng lụt vào tháng 6 và tháng 7. Tháng 4 và tháng 10
thường xảy ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
4. Gió. Bão:
Quảng Ninh là một tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của gió bão vùng vịnh, nhất là
các huyện phía Tây của tinh. Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9, bão thường kéo
theo mưa lớn và úng lụt. Quảng Ninh có 2 loại gió chính và thổi theo mùa:
- Gió mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió đông bắc
tốc độ 2-4m/s và thường thổi theo đợt, mỗi đợt 3-5 ngày, tốc độ gió trong những
ngày đầu có khi đạt tới cấp 5 cấp 6 , ngoài khơi đạt tới cấp 7 cấp 8 .
- Gió mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 10 thổi theo hướng đông nam, tốc độ 24m/s, mùa này thường có bão.
Nhìn chung đặc điểm quan trọng của khí hậu Quảng Ninh là bị chi phối bởi
địa hình phức tạp, biến động theo cao trình tương đối lớn nên một số yếu tố thời
tiết không đồng nhất giữa các vùng, tạo nên sự đa dạng về khí hậu, một số vùng có
khí hậu đặc biệt như ở vùng cao có khí hậu ôn đới, mùa đông có năm đạt dưới
10 c , có nơi có sương muối.


Từ đặc điểm địa hình và khí hậu cho thấy nếu trồng các cây ăn quả ra hoa
vào vụ xuân nên trồng ở phía Tây tỉnh. Cây quế thích hợp ở lượng mưa
>2000mm/năm, nếu mưa >2500mm/năm thì nên trồng ở các huyện ven biển miền
Q


Đông tỉnh. Đê phòng lũ vào mùa mưa (ở Đông Triều nước lũ về chết cá sông) và
rét hại vào mùa đông.
1.2.3. Thủy văn
Thuỷ văn do địa hình chia cắt mạnh, hệ thống sông suối ngắn lưu lượng khu
vực thấp, các hiện tượng sụt lún, xói lở thường xảy ra ở vùng đồi núi.
Toàn tỉnh có trên dưới 30 con sông dài trên 10 km chảy theo hướng đông
bắc tây nam, các sông hầu hết không có trung lưu, có độ dốc lớn nên tích lũ và
thoát lũ cũng rất nhanh.
Quảng Ninh có nguồn nước mặt khá phong phú, tổng lượng dòng chảy của
13 con sông lớn là 7,57 tỷ m 3 nước, nêú tính cả lượng dòng chảy phát sinh ừên diện
tích còn lại thì lưu lượng dòng chảy đạt tới 8,78 tỷ m3 nước.

về nước ngầm: Nhìn chung Quảng Ninh có trữ lượng nước ngầm không lớn
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, riêng vùng cẩm Phả, Hòn
Gai tổng lượng nước ngầm khoảng 20.700 m3/ngày đêm.
Trong nhiều năm qua tinh đã xây dựng được trên 70 hồ đập lớn nhỏ (trong
đó đáng kể là hệ thống hồ Tràng Vinh 76 triệu m 3 nằm trên địa bàn xã Hải Tiến TX Móng Cái) cấp nước sinh hoạt cho khu vực nội thị và nước cho sản xuất nông
nghiệp; đảm bảo tưới cho gần 70% diện tích cây lương thực, thực phẩm. Neu được
quản lý và khai thác tốt cả hai nguồn nước này sẽ cung cấp đủ cho sản xuất và sinh
hoạt cho cả hiện tại và tương lai.
1.2.4. Thảm thực vật
Hệ thống thảm thực vật rừng: Quàng Ninh có 235.827,47ha rừng, chiếm
39,97% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên có 169.243,55ha

chiếm73,52%, rừng trồng có 66.575,46ha chiếm 26,48%. Rừng Quảng Ninh phong
phú về chủng loại, có 1027 loài thực vật, thuộc 6 ngành, 171 họ. Một số ngành lớn
như:

Ngành

mộc

lan

(Magnoliophyta)



951

loài,

ngành

dương

xỉ

(Polypodiophyta), ngành thông (Pinophyta) có 11 loài.
Hàng năm có khả năng khai thác trên dưới 20.000m3 gỗ tròn phục vụ nhu
cầu xây dựng và công nghiệp. Ngoài ra rừng còn cung càp nhiêu lâm sản quí cho

10



nhu câu tiêu dùng và xuât khâu. Đặc biệt ờ Quảng Ninh còn có nhiều loài tre nứa
có giá trị vừa làm nguyên liệu công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp xây dựng
vừa làm nguyên liệu cho xuất khẩu lâm sản.
Hệ thông rừng trồng chủ yếu là các loại cây như thông mã vĩ, thông nhựa,
keo tai tượng, bạch đàn.
Hệ thống cây trồng: Tỉnh Quảng Ninh có hệ thống cây trồng rất đa dạng
phong phú. Vùng đồi núi có các loại cây đặc sản, cây ăn quả như quế, hồi, nhãn
vải, cam, quýt, xoài, hồng, mận, mơ, na, chuối, dứa... Vùng đồng bằng và trung du
có các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, đậu đỗ, lạc, mía, sắn và các loại rau
màu khác.
1.2.5. Tác động của con người
Hoạt động sản xuất của con người đã ảnh hường tới quá trình hình thành đất
với những nét nổi bật sau:
- Trong những năm qua, việc đầu tư các mặt như: giống, thuỷ lợi, phần bón,
phòng trừ sâu bệnh được chú trọng không những tăng năng suất cây trồng, mà còn
có tác dụng nâng cao độ màu mỡ cho đất.
- Đối với vùng đất phèn mặn do chủ động về thuỷ lợi nên có tác dụng làm
giảm mức độ phèn mặn.
- Đổi với vùng đất đồi núi (đất dốc) được che phủ bởi rừng trồng hoặc các
loại cây dài ngày (nhãn, vải, xoài) đã hạn chế sự xói mòn, rửa trôi đất, đồng thời
làm tăng độ phì cho đất.
- Những ruộng bậc thang trồng lúa nước hoặc luân cânh lúa màu thường
hình thành tầng sét loang lổ.
- Những khu vực khai thác mỏ, tập trung chủ yếu ở Thị xã cẩm Phả và
Thành phố Hạ Long, đất hình thành bởi tác động mạnh của con người, bị xáo trộn,
không phân hóa hình thái phẫu diện và không có ý nghĩa đối với sàn xuất nông
nghiệp. Đất bãi khai thác mỏ đất đá lẫn lộn cả về thành phần và tỷ lệ cấp hạt đất đá. Cần cải tạo trồng cây phủ xanh bảo vệ môi trường.
- Vùng canh tác lúa nước thường hình thành tâng gley.
11



1.3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
1.3.1. Tài nguyên đất
Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông
nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể
trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 2 0 .0 0 0 ha có thể trồng cây ăn quả.
1.3.2. Tài nguyên rừng
Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn. Rừng để sản x u ấ t, kinh doanh
chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lượng 4,80 triệu m 3
không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sàn hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chưa
thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc
sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu
chế biến lâm sản cùa địa phương.
1.3.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội cùa tinh, là
nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nhưng nổi bật nhất là than đá với trữ lượng
3,50 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 - 40 triệu tấn/năm. Than là nguồn tài nguyên tạo
ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Bên canh đó Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu như: đá vôi,
đất sét, gạch ngói...rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh. Mỏ đá vôi
Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng công suất vài triệu
tấn/năm. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên có trữ lượng 45 triệu tấn có
thể khai thác quy mô lớn. Các khoáng sản như cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng
Cái thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lượng cao, điều
kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp
phục vụ nhu cầu trong tỉnh, ngoài nước và xuât khâu.

12



1.4. TIÈM NĂNG KINH TÉ
1.4.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Hiện nay, Quảng Ninh là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước. Dọc
chiều dài 250 km bờ biển Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi biển, 20.000 ha eo
vịnh và hàng chục nghìn ha vũng nông ven bờ là môi trường thuận lợi để phát triển
nuôi và chê biên hải sản xuât khâu. Ngoài điều kiện thuận lợi về tài nguyên biển,
Quảng Ninh có tiêm năng vê đất canh tác nông nghiệp và đất rừng . Tinh khuyến
khích các dự án trông cây tạo vùng nguyên liệu (chè, dứa, nhãn, vải,...và các loại
cây công nghiệp, cây ăn quả khác).
Quảng Ninh có bờ biển dài, nhiều khu vực kín gió, ít lắng đọng để phát triển
cảng biển. Đó là tiềm năng để phát triển hệ thống cảng biển. Mặt khác với các ưu
thế nổi bật về giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông cùng các cửa
khẩu quốc tế, Quảng Ninh có đủ điều kiện cần thiết để hình thành các khu công
nghiệp tập trung, khu chế xuất. Tinh có tiềm năng phát triển các cơ sờ sản xuất
hàng xuất khẩu.
Quảng Ninh còn có nhu càu lớn về các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành than,
ngành kinh tế cảng biển, vận tải biển, máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ các ngành
kinh tế khác như nông, lâm, ngư nghiệp, máy xây dựng, đồ cơ khí gia dụng...Có
thể phát triển công nghiệp khai thác, chế biến than và sử dụng nguyên liệu than với
sự ra đời của hàng loạt cơ sở công nghiệp lớn, các nhà máy xi măng, nhiệt điện,
phân bón, hoá chất, gạch chịu lửa...
1.4.2. Tiềm năng du lịch
Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có
nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng
các hải đảo đã được tổ chức UNESCO công nhận là “di sản văn hoá thế giới” cùng
hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao
vào loại nhất của cả nước..., tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp
dẫn trên đất liền và trên các đảo. Việc phát triển du lịch ở khu vực Hạ Long - Bãi

Cháy kết hợp với tuyến ven biên đên Móng Cái, Hải Phòng - Đô Sơn —Cát B à.. .sẽ

13


tạo thành một quần thể du lịch - thể thao - giải trí ven biển. Với bờ biển lớn hiện
đại tầm cỡ quốc tế, cho phép Quảng Ninh thu hút 40 - 50 vạn luợt khách quốc tế
vào năm 2 0 0 0 và khoảng 1 triệu lượt khách vào năm 2 0 1 0 , có thể đạt doanh thu
ngoại tệ 400 - 500 triệu USD.

14


CHƯƠNG li: HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG SỪ DỤNG ĐẤT
2.1. HIỆN TRẠNG S Ừ DỤNG ĐÁT ĐAI
Theo sô liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường diện tích tự nhiên toàn tinh là
589.9957,41 ha, được chia ra các mục đích sử dụng như sau'
- Diện tích đât nông nghiệp có 59.295,40ha chiếm 10,05% diện tích tự nhiên
toàn tình, tỷ lệ này tương đôi thâp so với diện tích nông nghiệp bình quân của cả
nước.
- Diện tích đât lâm nghiệp có 235.827,47ha chiếm 39,97% diện tích tự nhiên
toàn tinh, tỷ lệ này khá cao so với cả nước.
- Đất chuyên dùng có 24.449,1 lha chiếm 4,14% tổng diện tích toàn tinh
- Đât ở có 6.556,36 ha chiêm 1,11% tổng diện tích toàn tỉnh, ừong đó đất ở
đô thị chiếm 0,42%, đất ở nông thôn chiếm 0,69%.
Diễn biến năng suất và sản lượng một số cây trồng chính trong tinh năm
2000 - 2004 như sau:

Năng suất (tạ/ha)
Năm 2000 Năm 2004


Sản lượng (tấn)
Năm 2000 Năm 2004

1. Lúa

36,40

44,50

175.934

215.901

2. Ngô

26,50

33,30

12.939

19.268

8,70

10,90

1.245


1.117

4. Chè

30,00

24,80

1.500

2.019

5. Cây ăn quả

13,30

27,90

11.149

26.342

3. Đậu tương

Nhìn chung, năng suất và sản lượng của các loại cây trồng đều tăng. Riêng
cây chè, năng suất giảm rõ rệt nhưng sản lượng tăng, đây là do diện tích cây chè
được mở rộng nhưng đầu tư chưa cao, nên hiệu quả vân còn thâp. Ngược lại, cây
đậu tương tuy không phải là cây trồng chủ đạo nhưng có tăng năng suât. Hiện tại,
lúa vẫn là cây nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhât và cây ăn quả là một loại hình
cây trồng đang có ưu thế đem lại hiệu quả kinh tê cao.

Như vậy xét về tổng thể cho thấy Quảng Ninh là một tỉnh có thuận lợi về vị
trí địa lý có cửa khẩu đường bộ, đường thuỷ thông ra các thị trường rộng lớn ờ khu
vực và thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt và than đá và đá VÔI, đê phát

15


triển công nghiệp xi măng, công nghiệp điện, công nghiệp cán thép, đóng tàu.
Ngoài ra còn có nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, biển đa dạng phong phú
cho phép phát triển một nền kinh tế nông lâm ngư nghiệp một cách tổng hợp đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu dùng ừong nước và xuất khẩu.

2.2. TIẺM NĂNG s ử DỤNG ĐÁT
Căn cứ vào điều kiện số lượng và chất lượng đất đai của tỉnh Quảng Ninh,
trên cơ sở sự phân bố diện tích đất theo độ dốc, địa hình, độ dày tầng đất mịn, đới
độ cao, khí hậu thuỷ văn, thành phần cơ giới... Dựa vào yêu cầu sử dụng đất của
các hệ thống cây trồng chính trên địa bàn tỉnh, có thể đánh giá cho thấy tiềm năng
đất đai của tinh Quảng Ninh tương đối lớn đặc biệt có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ
sản ưên vùng đất nhiễm mặn ven biển, cây dược liệu và cây ăn quả, rừng và nông
lâm súc kết hợp cũng có khả năng mở rộng diện tích khá lớn. Khả năng trồng cây
ngắn ngày bị hạn chế, có xu hướng bị giảm do đô thị hoá, nhưng có thể chuyển đổi
cơ cấu cây trồng bằng các giống hoa, rau màu cao cấp phục vụ du lịch và tiến tớí
xuất khẩu.

16


CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, Nộj DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN'cứu
3.1. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứ u

- Đê tìm hiêu tinh chât đât và ảnh hưởng của các phương thức sử dụng đất
tới môi trường cũng như tính chât đất ở Quảng Ninh. Chúng tôi tiến hành phân tích
11 mâu đât trong một sô loại đât chính ở tỉnh Quảng Ninh: Đất đỏ vàng, đất phù sa,
đât mặn, đât phèn, đât xám ... Mỗi mẫu đất phân tích 2 tầng và các mẫu đất được
lấy ở các vị trí đặc trưng cho từng loại đất trong tỉnh.
- Chúng tôi chọn một số loại đất chính trong bảng phân loại đất tỉnh Quảng
Ninồ (Bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000) sau đó tiến hành lấy mẫu và phân tích.
Bảng 1: Một sổ mẫu đất được chọn để phân tích
Pbẫu
diện

T Ê N Đ Ấ T V IỆ T N A M

KY
H IỆ U
FA Ò

K inh độ

V ĩ độ

D IỆN
T ÍC H (ha)

% D IỆN TÍCH
T ự NH IÊN

PD1

Đất cát biển


ARh

106,79312

20,85831

2.454

0,42%

PD2

Đất măn sú vet đước

FLsg

106,71404

21,05680

40.046

6,79%

PD3

Đất phèn hoạt động sầu

FLto2


108,04803

21,49089

7.488

1,27%

PD4

Đất phù sa không được bồi chua

FLd

108,00517

21,53079

6.311

1,07%

PD5

Đất phù sa có tầng loang lỗ đó vàng

FLd-p

107,65498


21,39061

9.955

1,69%

PD6

Đất xám trên phù sa cổ

ACh

106,69492

21,07140

1.123

0,19%

PD7

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

ACf

107,82211

21,63491


63.093

10,69%

PD8

Đất vàng nhạt trên đá cát

ACf

107,48310

21,48380

250.248

42,42%

PD9

Đất mùn vàng đò trên đá mác ma axit

ACu

106,52703

21,17810

7.473


1,27%
0,11%
0,38%

PD10

Đất mùn vàng nhat trên đá cát

ACu

106,59298

21,15069

672

PD11

Đất tầng m ỏng chua điển hình

LPd

107,23197

21,18261

2.229

-


Phạm vi nghiên cứu được tiến hành trên quy mô khá rộng, rải rác ờ một số

huyện, thị xã như: thị xã Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đông Triều, huyện Yên
Hưng (Bản đồ lấy mẫu).
ĐAI H Ọ C Q U O C G IA HA NỤ I
TRƯNG TẨM TH Ò N G TIN THƯ VlÉN

ŨOOÍOCOOOẨỹ

17


×