Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu câu đối một thể loại hán văn thông qua khảo sát di sản câu đối tại các di tích tiêu biểu của thăng long hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.49 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phan Hồng Hạnh

Thiên tính nữ trong tác phẩm thơ của các nữ sĩ Việt Nam
hiện đại

Luận văn Thạc sĩ Văn học; Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành

Hà Nội - 2008


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài :
Văn học là tiếng nói tình cảm gần gũi nhất với tâm hồn con người. Đối với
người phụ nữ văn chương càng là một thế mạnh để họ giãi bày những tâm sự kín đáo
của mình. Hơn 20 năm nay, trên thế giới, khái niệm văn học nữ tính được giới nghiên
cứu đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề này luôn phải đối mặt với những khó khăn
trả lời chất vấn và giải đáp thắc mắc, nay vẫn chưa tới hồi nhất trí rộng rãi.
Ở Việt Nam, vấn đề nữ tính được bàn đến một cách dè dặt hơn, chưa có một
công trình nghiên cứu văn học nào bàn cụ thể về vấn đề thiên tính nữ trong văn học.
Mặt khác, chúng tôi nhận thấy, văn học nữ tính có một mối quan hệ nhất định,
chi phối và ảnh hưởng đến đời sống văn học. Mặc dù vào những giai đoạn văn học cổ
điển, số lượng tác giả nữ thật hiếm hoi, nhưng càng ngày họ càng chứng tỏ được thế
mạnh của mình trong hành trình khẳng định thiên tính của phái nữ trong văn chương.
Văn chương cũng có phái tính, có thể xác định được hướng đi của thiên tính nữ
trong văn học, thiên tính nữ phải chăng chỉ có ở văn học nữ…? Quả thật, có rất nhiều
hệ luận liên quan đến vấn đề tính nữ trong văn học. Nhưng trên thực tế, chưa có một
công trình khoa học chính thức nào nghiên cứu về vấn đề này.


Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, với khả năng của mình, chúng tôi lựa
chọn tìm hiểu về thiên tính nữ trong thơ nữ Việt Nam hiện đại. Chúng tôi biết, đây là
một hướng đi không dễ, còn nhiều điều cần phải bàn luận, bổ sung, thậm chí có thể và
cần phải điều chỉnh, sửa đổi, nhưng là một hướng đi tạo cái nhìn nhiều chiều, đa dạng
để nghiên cứu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng.

2


2. Lịch sử vấn đề :
Như đã nói, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào bàn về thiên tính
nữ và thiên tính nữ trong văn học. Tuy nhiên, những tác phẩm của các nữ sĩ Việt Nam
nói chung và thời kì hiện đại nói riêng đã được sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu khá
nhiều ở trong và ngoài nước. Với vốn tài liệu có trong tay, thực ra chúng tôi chưa được
tiếp xúc với một công trình nào nghiên cứu về thiên tính nữ trong văn học nói chung và
thiên tính trong thơ nữ Việt Nam hiện đại nói riêng như là một góc độ lý luận chuyên
biệt và độc lập. Song ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, với mức độ gợi mở, khái
quát hay chuyên sâu, đã có nhiều bài viết , công trình đề cập đến vấn đề tính nữ trong
văn học nói chung và trong thơ nữ nói riêng.
Trong tác phẩm Mỹ học của Hêghen, khi đề cập đến nội dung của thơ trữ tình, tác
giả cho rằng : “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể, và chủ thể là người duy
nhất, độc nhất mang nôi dung. Chính vì vậy cho nên cá nhân phải có được một bản tính
thi sĩ, phải có một trí tưởng tượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào, và có thể
lĩnh hội được những ý niệm sâu sắc và đồ sộ”.
Nhận xét ấy của Hêghen sau này được Biêlinxki và một số nhà lí luận khác phát
triển thêm. Ở thể loại này dấu ấn chủ quan của tác giả trên hình tượng thơ biểu hiện rõ
nét hơn, trực tiếp và toàn vẹn hơn các lĩnh vực khác. Những cung bậc tình cảm của nhà
thơ dù là một niềm vui hồ hởi hay một nỗi buồn sâu lắng thiết tha, dù kéo dài triền
miên trĩu nặng tâm hồn hay thoáng qua trong giây lát đều gắn liền với một cái gì của
đời sống bên ngoài, nhưng sâu xa hơn là tiếng nói thầm kín của trái tim và tâm hồn

người nghệ sĩ. Do đó, có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với bóng.
Nói như Hàn Mặc Tử : “Người thơ phong vận như thơ ấy”. Điều này đã gợi mở cho
chúng tôi rất nhiều hướng nghiên cứu thú vị về cuộc đời các nhà thơ nữ Việt Nam. Và
sự thật là, trái tim phụ nữ luôn đa cảm hơn đàn ông. Những sáng tác của họ gắn chặt
với những thăng trầm biến cố của cuộc sống (như những nhà thơ nam giới) nhưng

3


trước hết là gắn chặt với số phận, cuộc đời họ, thậm chí là những cử chỉ yêu thương
chăm sóc, những tính toán, lo âu hàng ngày của những người đàn bà làm thơ.
Trong chuyên luận Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đã
nhấn mạnh sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc bên trong
nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên. Trong thơ vấn đề
chủ thể, cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Vị trí của cái tôi trữ tình
trong thơ, giới hạn của nó, mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể luôn đặt ra trong thơ
qua những thời đại khác nhau những câu hỏi cần được giải quyết. Đặc điểm lý luận ấy
giúp chúng tôi có được cái nhìn đa dạng, nhiều chiều, trong thế tương quan so sánh các
nhà thơ nữ Việt Nam nói chung và các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại nói riêng, đặc biệt
trên phương diện biểu hiện của thiên tính nữ giữa họ.
Phan Việt Thủy trong tiểu luận Phái tính trong ngôn ngữ và văn học, đã chỉ ra sự
khác biệt giữa đàn ông và đàn bà về ngôn ngữ và trong văn học. Theo Phan Việt Thủy,
giới nghiên cứu ngôn ngữ học và văn hóa học phương Tây từ lâu đã phân tích kỹ và rất
sâu về sự phản ánh của quan hệ phái tính trong lĩnh vực ngôn ngữ. Theo họ, ngôn ngữ
mà chúng ta hiện đang sử dụng, với tư cách là một hệ thống (linguistic system) cũng
như với tư cách là một hoạt động (linguistic performance), chủ yếu là sản phẩm của
nam giới, trong một xã hội phụ quyền, phản ánh những chuẩn mực và giá trị văn hóa
đàn ông. Ví dụ trong tiếng Anh chẳng hạn,chữ “man” vừa có nghĩa là đàn ông vừa có
nghĩa là nhân loại. Nhân loại (mankind) là thế giới của đàn ông (man). Đàn ông là gốc,
từ đó mới nảy ra nhánh “woman” (đàn bà)…

Lý do người ta quan tâm đến ngôn ngữ là vì quan hệ giữa chủ thể, ngôn ngữ và
hiện thực là mối quan hệ tương hỗ : qua hệ thống ngôn ngữ cũng như cách thức sự
dụng ngôn ngữ người ta sáng tạo ra những hiện thực khác nhau cho chính mình. Bởi
vậy, sự khác nhau trong cách nói năng giữa đàn ông và đàn bà không phải là sự khác
nhau có tính chất thuần túy ngôn ngữ mà còn là sự khác nhau trong văn hóa và trong xã
hội nữa. Xu hướng coi đàn ông là trung tâm, đàn bà chỉ là thứ yếu và phụ thuộc đã
khiến cho những phong trào đòi bình đẳng giới của phụ nữ trên khắp thế giới diễn ra

4


rầm rộ. Vậy phái tính trong văn học Việt Nam diễn biến ra sao, nó có thật sự giống với
ngôn ngữ hay không ? Trả lời vấn đề này, chúng tôi đã lí giải được một phần sự phát
triển của văn học nữ nói chung và thơ nữ nói riêng của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Đặc biệt là xu hướng phát triển của những cây bút nữ - họ ngày càng táo bạo hơn trong
việc diễn tả những ước vọng và những tình cảm của họ.
Những vấn đề mà Phan Việt Thủy đưa ra cũng giúp chúng tôi phát hiện ra một hiện
tượng tâm lí của người đọc khi tiếp cận với các tác phẩm của nữ giới. Chỉ cần họ thành
thực và dám vượt ra ngoài khuôn sáo để kể lể những xúc động riêng tư của họ, đặc biệt
là những xúc động ít nhiều liên quan đến xác thịt, là người đọc lại sửng sốt, như khám
phá ra một cái gì bất ngờ. Điều này thường ít xảy ra ở những tác giả nam giới.
Khi đi so sánh sự khác biệt giữa các tác giả nam và tác giả nữ, chúng tôi đã khai
thác được những ý kiến rất quý báu của nhà phê bình Vương Trí Nhàn, của nhà văn hải
ngoại Nguyễn Mộng Giác và của nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào. Vương Trí Nhàn
trong “Phụ nữ và sáng tác văn chương” (Tạp chí văn học số 6 - 1996) cho rằng :
“Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam
giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác với cái cực đoan
sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn
cũng không ai bằng – từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình
khá sớm.”. Trước đó, trong bài “Nghĩ về một số nhà văn hải ngoại hiện nay”(Tạp chí

văn học – California số 2 - 1986), nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng giải thích hiện
tượng khởi sắc của dòng văn học nữ ở hoải ngoại bằng yếu tố tâm lý. Theo ông, các
nhà văn nam ở hải ngoại ngoài thì giờ dành cho cơm áo, bên trong mỗi người.. đều có
một niềm kiêu hãnh khôn cùng. Hoặc kiêu hãnh vì địa vị chức tước họ có trong quá
khứ hoặc vì có kinh nghiệm sống phong phú…Kết quả là họ không thể cảm nhận được
bình thường cuộc sống hiện tại. Đây là tâm cảm của hầu hết những người càm bút phái
nam, nhất là những người cầm bút ở lứa tuổi ba mươi trở lên. Trong khi đó thì phái nữ
cũng như giới trẻ hội nhập vào đời sống mới dễ dàng hơn. Họ không bị phân thân nặng
nề như các bạn văn bên nam. Họ cũng có ít thì giờ được nhàn nhã mơ mộng. Nhưng

5


nếu có chút ít thì giờ dành cho văn chương, thì nguồn cảm hứng tới thẳng từ cuộc sống
hôi hổi trước mắt. Với sự nhạy cảm, mẫn cảm cố hữu, cộng thêm cái nhìn trực diện vào
đời sống, các nhà văn nữ nhờ đó đã viết được những tác phẩm hết sức phong phú về
nội dung và uyển chuyển tài tình về hình thức.
Một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa hơn là : Cách viết của phụ nữ so với nam
giới có gì khác? Trong cuộc trao đổi ý kiến đăng trên tạp chí văn học văn học, chỉ có
nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào là chú ý đến khía cạnh này. Theo bà, phụ nữ thường có
thế mạnh ở cái chỗ là họ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong trang sách hoặc
nói như phương Tây người ta vẫn nói, họ tự ăn mình..”
Mặc dù các ý kiến trên phần nhiều có tính chất quan niệm cá nhân hơn là phán
đoán khoa học nhưng ít nhiều đã gợi mở cho chúng tôi những đặc điểm biểu hiện của
nữ tính trong văn chương nữ Việt Nam hiện đại.
Nguyễn Hoàng Văn trong Chín nẻo thuyền quyên đã gọi chung nữ giới trong
văn chương là nàng. Ông cho rằng đại khái nữ tính là : “Với văn chương, bình dân hay
bác học, nàng thường là cái gì đó yếu đuối, nhỏ nhoi. Chốn mom sông quãng vắng
nàng lặn lội thân cò. Nơi đồng không mông quạnh nàng chơ vơ đơn độc. Nhưng với
tấm thân yếu đuối, nàng còn trần ải những đoạn trường. Văn chương ưa mắc chứng

hành hạ nữ giới… Biết bao nhiêu những thân cò long đong đậu phải cành mềm trong
Tấm cám, Truyện Kiều, Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân… Mười lăm năm đoạn trường
của Kiều, những mất mát đắng cay ở những phận đời Loan, Mai… Như vật tế thần cho
đạo hạnh, thế gian – qua văn chương – muốn nàng phải lăn lộn chốn bùn dơ sao cho
chẳng hôi tanh mùi bùn. Nàng phải lăn lộn với những thử thách để sáng lên tâm trinh
tiết liệt. Thế gian ấy không yên tâm để nàng bằng phẳng đường đời. Nó muốn đòi dập
tắt những nguồn cơn tội lỗi tưởng rằng lúc nào cũng mai phục trong nàng…”
Những nhận xét trên đây của Nguyễn Văn Hoàng phần nhiều mang cái nhìn một
chiều về tính nữ trong văn chương. Ông đi lí giải hình tượng người phụ nữ trong văn
chương chứ không quan tâm đến bộ phận sáng tác văn chương là nữ giới. Ở những
phần viết sau, ông có khuyng hướng thu hẹp giới nữ trong văn chương trong vẻn vẹn

6


không gian “chín nẻo thuyền quyên” của hệ quy chiếu truyền thống với địa vị độc tôn
là nam giới.
Trong quá trình thu thập và tìm hiểu tài liệu của luận văn, chúng tôi đã có một
số phát hiện về sự khác biệt của nam và nữ dẫn đến việc thay thế một nền văn minh
mẫu hệ trở thành một nền văn minh phụ hệ. Điều này, giúp chúng tôi lý giải được sự
khác biệt mang tính đặc trưng trong sáng tác của nam và nữ ở chương 2 và chương 3.
Quả thật, khi đến thăm các di chỉ khảo cổ học của Hy Lạp và nhiều nền văn
minh khác, các nhà nghiên cứu đều có chung một nhận định là ngày xưa các thần linh
được tôn thờ phần nhiều là các nữ thần, rồi sau đó, không hiểu vì lí do gì, các nữ thần
lần lượt biến thành các nam thần cả. Trong khi có vô số các bằng chứng lịch sử cũng
như khảo cổ học cho thấy trong nền văn minh phương Tây cổ đại, cả đàn ông đàn bà
đều thờ cũng nữ thần, nhưng không ai cắt nghĩa được lý do vì sao các nữ thần đều đồng
loạt biến mất. Chúng ta không thể không thắc mắc tự hỏi là yếu tố văn hóa nào đã làm
đổi giống các vị thần ấy ? Đổi giống một cách khá triệt để.
Leonard Shlain, một giáo sư bác sĩ hiện đang làm việc tại California – Pacific

Medical Centre ở Hoa Kỳ, trong cuốn The Alphabet Versus the Goddess : Male Words
and Female Images do Penguin mới xuất bản, đã đưa ra một cách giải thích táo bạo và
rất thú vị về hiện tượng đổi giống ấy. Cách giải thích của ông có thể tóm gọn vào một
điểm : sự xuất hiện của văn tự.
Theo Leonard Shlain, nam tính đã trở thành một đặc trưng của xã hội kể từ
ngày một phần đông dân số biết đọc và biết viết. Chữ viết vốn gắn liền với tư duy phân
tích và tư duy phân tích lại gắn liền với bán cầu bên trái của não bộ. Trong khi đó nữ
tính lại gắn liền với bán cầu não phải. Sự mất quân bình giữa bán cầu não trái và phải
này có nhiều biểu hiện, trong đó có việc giảm sút lòng sùng kính đối với các nữ thần và
vai trò của nữ giới nói chúng. Một biểu hiện khác nữa là vai trò của các hình ảnh tạo
hình vốn gắn liền với bán cầu não phải dần dần bị lu mờ.
Nói một cách vắn tắt, theo Leonard Shlain, hai bán cầu não của con người có
chức năng hoàn toàn khác nhau. Bán cầu não phải phối hợp cảm xúc, ghi nhận hình

7


ảnh và thưởng thức âm nhạc. Nó giúp tâm trí nắm bắt các dữ kiện do giác quan mang
lại. Nó cũng góp phần làm nảy sinh những cảm xúc như tình yêu, óc hài hước, khả
năng thưởng thức thẩm mỹ dù những điều này có thể đi ngược lại một số quy ước
thuận lý thông thường. Bán cầu não trái, ngược lại, nhận thức thế giới qua lời nói, một
hình thức biểu tượng hóa. Nó dùng lời nói để khu biệt, phân tích và mổ xẻ thế giới
thành từng mảnh, từng đối tượng, từng phạm trù, trái hẳn với lối suy nghĩ tổng quát của
bán cầu não phải. Từ đây cho thấy, phụ nữ có cảm giác tốt hơn về ngoại giới còn đàn
ông lại có thể gạt bỏ được sự chi phối của tình cảm khi lao vào một số công việc nguy
hiểm, như săn bắn, chẳng hạn.
Nói chung, cách cấu tạo của bộ não chúng ta vẫn mang đậm dấu ấn lối sống thời du
mục nguyên thủy. Theo đó, não bộ của nam giới được cấu tạo theo một cách thức làm
sao để họ có thể xoay sở trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, phần lớn phải lệ
thuộc vào khả năng săn bắn để sinh tồn ; trong khi đó, não bộ người nữ thiết kế sao cho

họ có thể thi hành trách nhiệm thu vén, hái trái cây một cách hữu hiệu nhất. Sự cấu não
bộ như thế làm cho người phụ nữ có cái nhìn tổng thể về mọi sự việc, có thể xử lý các
dữ kiện một cách đồng loạt và cụ thể trong khi đàn ông có lối nhìn thế giới theo trật tự
tuyến tính, mọi sự đều tuần tự nhi tiến, có khuyng hướng chia cắt vấn đề ra thành từng
phần nhỏ để dễ phân tích bằng các khái niệm trừu tượng.
Trước khi chữ viết xuất hiện, người nguyên thủy đã dùng hình vẽ để thông tin, và
cách thức thông tin này, giống như các hình thức nghệ thuật khác, chủ yếu thuộc trách
nhiệm của bán cầu bên não phải của bộ não. Bộ chữ cái, ngược lại, vốn chỉ là những kí
hiệu trừu tượng được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính để thanh thế các âm thanh căn
bản trong lời nói. Khả năng đọc và viết hệ thống văn tự dựa trên chữ cái ấy đã có
những tác động sinh học dẫn đến một sự thay đổi nền tảng trong cách thức các nền văn
hóa diễn giải hiện thực chung quanh. Tục thờ nữ thần, các giá trị mang nữ tính và
quyền lực của phụ nữ nảy nở tương ứng với sự tràn ngập của các hình ảnh. Tục thờ
nam thần, các giá trị nam tính cũng như chế độ phụ hệ nổi lên cùng lúc với chữ viết.

8


Đây chính là cái giá mà nhân loại phải trả cho sự tiến bộ trong khả năng đọc và viết
của mình.
Những lí giải hấp dẫn trên của giáo sư, bác sĩ Leonard Shlain đã không chỉ giúp
chúng tôi có những tiền đề khoa học để lí giải những hiện tượng thơ nữ trong cái nhìn
đối sánh với thơ nam mà ngay ở chương I, trong quá trình đi tìm hiểu nữ tính, chúng
tôi cũng đã trả lời được câu hỏi, tại sao nữ tính mang nhiều giá trị côi nguồn, linh
thiêng và huyền bí đến vậy. Và tại sao nữ tính trong văn hóa nói chung và trong văn
học nói riêng suốt một thời gian dài được coi như những lớp trầm tích văn hóa, hiện
nay lại dần tỏa sáng để khẳng định lại những vị trí tương xứng của mình trong xã hội.
Ở bài viết Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ của Inrasara, tác giả đã có cái
nhìn khá hệ thống về thơ nữ Việt Nam giai đoạn hậu hiện đại. Từ việc phân tích
nguyên nhân khủng hoảng trong tâm lí của các nhà thơ nữ giai đoạn hậu hiện đại đến

việc lí giải nỗ lực của họ trong việc cắt đuôi hậu tố nữ, Inrasara đã đi đến một kết luận
mà chúng tôi đồng tình ủng hộ : “Từ chối giọng điệu cải lương yểu điệu thục nữ, hết
còn căng thẳng bật máu với cánh đàn ông, với truyền thống, cũng không thèm đóng
thùng mô phạm trịnh trọng dạy đời, biết cười người và nhất là biết cười mình, nhà thơ
nữ hôm nay đang vượt thoát khỏi mặc cảm thân phận, khỏi trở lực nếp nhà đầy quy
ước gò bó của ngôn ngữ Việt, sẵn sàng vươn đến nơi chốn sự vô ngại trong cõi sáng
tạo”.
Đặc biệt trong bài tiểu luận phê bình văn học của Lưu Tư Khiêm (Trung Quốc) do
Phan Trọng Hậu lược dịch từ Tân Hoa Văn : “Văn học nữ tính”, đã cho chúng tôi
những định hướng vô cùng quý báu để viết nên luận văn này. Tác giả đã chỉ ra những
cách hiểu về văn học nữ tính và nhấn mạnh tính mơ hồ của bản thân khái niệm nữ tính.
Qua đó tác giả khẳng định cần phải có được khái niệm ý thức nữ tính là gì – là ý thức
của người phụ nữ theo tính tự nhiên sinh học hay ý thức nữ tính của con người độc lập
hoàn chỉnh? Phải định nghĩa rõ ràng bản thân ý thức nữ tính thì mới làm sáng tỏ khái
niệm văn học nữ tính được.

9


Thêm nữa cần hiểu sự ra đời văn học nữ tính như thế nào và xác định giới hạn khái
niệm văn học tính nữ ra sao, điều đó quan hệ tới quan điểm cơ bản của chúng ta về lịch
sử mà trong công trình của mình chúng tôi sẽ đi vào lí giải một phần vấn đề trên.
Cuối cùng, một nhận định có tính chất gợi mở cho chúng tôi sự giới hạn trong đối
tượng nghiên cứu của luận văn ở phạm vi thơ nữ đó chính là : động lực phát sinh và
phát triển văn học nữ tính và bản chất nội tại của văn học nữ tính về cơ bản là một quá
trình sinh thành trong vận động lịch sử, nữ giới từ chỗ “nó” mang tinh thần dựa dẫm,
phụ thuộc đến chỗ con người của tính chủ thể độc lập. Chính ngôn từ mang tính chủ
thể nữ tính và cũng chính sự trải nghiệm của nữ giới bị áp bức đi vào văn học, đã làm
thay đổi sự câm lặng mang tính lịch sử, nghìn năm như một ngày của nữ giới. Họ
kháng cự việc không có tiếng nói, kháng cự phương thức sống bị che khuất, cùng lúc

kháng cự hai thứ tiếng nói quyền lực và tiếng nói nam giới. Như vậy, việc nghiên cứu
phê bình văn học nữ tính, lấy văn học nữ tính làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu,
không thể không lấy tính chủ thể nữ giới làm thước đo giá trị để phát hiện, giải
thích ý nghĩa văn bản. Việc lấy tính chủ thể nữ giới làm điểm tựa giá trị của thước
đo giá trị để xem xét văn học nữ tính hoặc hình ảnh nữ giới dưới ngòi bút của nam
tác gia là phát hiện mới, kiến giải mới, trước đây nhiều khi nhìn mà chẳng thấy.
Khi nghiên cứu thơ viết về phụ nữ và thơ của các nữ sĩ Việt Nam, chúng ta tự hỏi ai
viết hay, hoặc đâu là những trang hay viết về phụ nữ trong lịch sử văn học Việt Nam
trước thế kỷ XX? Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương?
Vậy là câu trả lời xem ra có vẻ cân đối không nghiêng về phía nào trong hai giới.
Nguyễn Duy Hoàng trong bài viết Người phụ nữ trong thơ nôm, đã chọn sâu hơn vào
một tầng vừa để so sánh đó là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương như một sự bổ sung và
bù đắp cho nhau.
Mặc dù, bài phê bình này không liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn của
chúng tôi, nhưng qua những phân tích lí giải của Nguyễn Duy Hoàng, chúng tôi có
được những nhận định về cảm quan sáng tác khác nhau của các tác giả nam và nữ. Nếu
như Kiều của Nguyễn Du là hiện thân của sự kết tinh của tài và tình, của tình và hiếu,

10


của tài hoa mà bạc mệnh, của những oan khổ, chịu đựng không mấy được bù đắp của
người phụ nữ trong xã hội trung cổ Việt Nam và phương Đông ; thì ở Hồ Xuân Hương
– ta có thể đi vào chỗ thâm sâu nhất những nguyện ước và khao khát, kể cả những khao
khát không tiện nói nhất của người phụ nữ chồng chất những ước thúc và kiềm tỏa của
luân lý lễ giáo và thiết chế phong kiến phương Đông.
Khi đề cập đến mảng thơ viết về phụ nữ trong Ngục trung nhật ký, Trần Thị Huyền
Trang đã phác họa được bốn kiểu người phụ nữ trong 6 bài thơ của Ngục trung nhật kí
(Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng, Gia quyến người bị
bắt lính, Cháu bé trong ngục Tân Dương, Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng và Chiều

tối) : một người vợ có chồng đang ở tù, một người vợ phải bế con vào ở tù thay chồng
đang trốn lính, một người góa bụa và một người tự do. Mỗi người phụ nữ ấy đều có
những cảnh ngộ riêng, nhưng qua thơ Bác họ đều hiện lên với vẻ đẹp chuẩn mực của
người phụ nữ : tần tảo, chân phác, chịu đựng, hi sinh, giàu lòng vị tha. Đặc biệt, hình
ảnh người con gái miền sơn cước cùng với hình ảnh ngọn lửa đã hiện lên trong Chiều
tối như là một biểu tượng của sức sống vĩnh hằng. Qua những phát hiện của Trần Thị
Huyền Trang, chúng tôi càng củng cố thêm được những biểu hiện của thiên tính nữ.
Thơ tình thời con gái đã được Thanh Da sưu tầm và tổng kết qua một số gương mặt
các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại. Những kỉ niệm đẹp trong tình yêu (Ý Nhi), những
dang dở nuối tiếc (Đoàn Thị Ký), những tình huống tế nhị, kín đáo nhưng hết sức đằm
thắm dù vấp phải những dang dở (Phi Tuyết Ba, Bùi Kim Anh), những vẻ đẹp kiêu sa,
những mê đắm tình trường (Bích Ngọc, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh)… Có rất nhiều những
vấn đề đặt ra trong thơ tình của các chị, chẳng hạn như thế nào là sự ích kỉ rất là phụ
nữ? hay cái khác nhau của đàn bà và đàn ông khi yêu là ở đâu? Trong chuyên đề này,
chúng tôi đã tiếp thu được một số những nội dung trong thơ nữ Việt Nam hiện đại.
Trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm của các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại, chúng
tôi nhận thấy ở mỗi một thời kì thơ của các nữ sĩ đều có những nét đặc trưng riêng.
Ở Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân đã giới thiệu với chúng ta những
gương mặt thơ Mới điển hình nhất nói chung và những nữ sĩ thơ Mới nói riêng. Ở

11


Mộng Tuyết, Hoài Thanh, đã đề cập đến một vấn đề mà chúng tôi quan tâm : “Nhưng
có một điều đáng suy nghĩ : người thiếu nữ trong tập thơ này có làm cho ta quên những
thiếu nữ do trí tưởng tượng thi nhân đàn ông tạo ra không? Nàng một người đàn bà
thiệt, nàng có đàn bà hơn những người đàn bà trong trí tưởng tượng kia không? Dầu
sao, những lời tuy bình dị mà có một vẻ yêu kiều tưởng ngòi bút đàn ông khó có thể
viết ra được”. Mặc dù Hoài Thanh chưa so sánh cụ thể những khác biệt đó, nhưng đối
với chúng tôi những gợi ý đó nói riêng và những nhận xét tinh tế về các nữ sĩ thơ Mới

nói chúng cũng là những định hướng quý báu cho luận văn này.
Đến thời kì chống Mĩ, mảng thơ nữ mà chúng tôi quan tâm nhất đó là chủ đề tình
yêu. Bởi lẽ, chúng tôi rất đồng tình với nhận xét của Mai Bích Nga trong bài viết :
“Thơ tình yêu của các nhà thơ nữ thời chống Mỹ”. Mai Bích Nga cho rằng : “Thơ Việt
Nam giai đoạn chống Mỹ kị húy với cái tôi để tìm đến những giá trị mang tầm cộng
đồng, dân tộc như lý tưởng, lẽ sống hay những phẩm chất truyền thống. Thơ tình yêu
thời đó cũng vậy. Nó tìm về trú dưới mái nhà đạo đức. Thời thơ Mới, thơ tình yêu
không thèm để ý đến đạo đức, thời sau 1975 lại càng vậy. Nhưng thơ tình yêu thời
chống Mỹ thì lại nói nhiều đến đạo đức, đạo lý. Cũng rất đúng, bởi thời đó tiêu chuẩn
phẩm chất đạo đức được đặt lên hàng đầu khi đánh giá con người…”.
Tuy nhiên, ở một bài viết khác của Võ Gia Trị, tác giả cũng đề cập đến chủ đề trên
nhưng hướng đi có phần nghiêng về tâm hồn mơ mộng lãng mạn của các tác giả nữ.
Trong Thơ con gái – mộng mơ thời chống Mỹ, Võ Gia Trị đã chỉ ra trong những tác
phẩm của Trần Thị Thắng, Hà Phương, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi… những cảm xúc yêu
đương nóng bỏng hòa lẫn cùng cái tôi trữ tình công dân.
Giai đoạn thơ ca chống Mỹ đánh dấu một sự phát triển vượt bậc đầu tiên về đội ngũ
các nhà thơ nữ nói chung và in dấu rất nhiều những phong cách thơ nữ tiêu biểu của
nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng. Những thành tựu nổi bật đó đã thu hút sự quan
tâm của các nhà phê bình và độc giả.
Thơ ca sau năm 1975 nói riêng đã có một bước phát triển mới, đặc biệt trong dòng
thơ nữ. Từ năm 1975 đến 1986, những nhà thơ nữ đã trưởng thành từ giai đoạn trước

12


vẫn là những gương mặt tiêu biểu nhất, nhưng trong thơ các chị đã có những trăn trở
duy tư nhiều hơn của cuộc sống đời thường, tình yêu trong thơ các chị cũng mang
nhiều màu sắc và dáng vẻ mới, bên cạnh đó nhiều đề tài và chủ đề khác cũng đã xuất
hiện.
Đánh dấu sự thay đổi có tính đột phá của các nhà thơ nữ phải kể đến những nhà thơ

nữ trẻ đương đại như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Bình Nguyên
Trang, Dạ Thảo Phương, Nguyệt Phạm, Nguyễn Thúy Hằng… Họ là những cây bút trẻ
thuộc thế hệ 7X, 8X, chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn học trên thế giới, có những
nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ. Trong hai bài viết Thơ nữ trẻ - khẳng
định một cái tôi mới và Nỗi cô đơn trong thơ nữ trẻ đương đại của Trần Hoàng Thiên
Kim, tác giả đã đưa ra những kiến giải về thơ nữ trẻ đương đại : “Thơ nữ thế hệ trẻ ăm
ắp những nỗi cô đơn trong từng trang viết, nỗi cô đơn, buồn bã trực diện và dồn dập …
Chúng ta có cảm giác rằng, nỗi buồn, nỗi cô đơn như một thứ gia vị của cuộc sống hiện
đại...nó như một thông báo với cuộc đời về một tín hiệu thẩm mỹ mới bằng thơ…” hay
: “Thơ nữ trẻ đương đại, với trào lưu Phê bình nữ quyền (Feminist Criticism) ngày
càng mạnh mẽ đang có những thay đổi để phù hợp với trào lưu chung của khu vực và
thế giới. Nhiều nhà thơ nữ trẻ được mời tham gia các chương trình diễn thơ, đọc thơ
dài ngày tại nước ngoài nên họ xác lập được bản lĩnh và lòng tự tin. Họ khẳng định bản
thể bằng cách đối thoại sòng phẳng với độc giả, với bạn văn khác giới, nỗ lực để lớp
đàn anh, đàn chị công nhận cái mới của mình, hòa vào dòng chảy văn học đang ồ ạt
những thử nghiệm, cách tân thơ. Họ luôn sẵn sàng làm người thể nghiệm dẫn đầu trong
xu thế văn học mới và gai góc…”
Tìm hiểu thơ nữ trẻ đương đại chúng tôi đã dừng lại ở một số những gương mặt tiêu
biểu để bàn luận sâu hơn, trong đó có hiện tượng Vi Thùy Linh với những bài viết mà
chúng tôi tham khảo được của Nguyễn Huy Thiệp, của Nguyễn Mạnh Trinh…
Bên cạnh đó, nhắc đến thơ nữ trẻ đương đại, chúng tôi cho rằng có một địa hạt nhạy
cảm trong văn chương cần phải bàn đến, đó chính là tình dục và văn chương nữ giới
nói chung và thơ nữ nói riêng. Chúng tôi cũng đã tham khảo một số bài viết về vấn đề

13


này của Nguyễn Mạnh Trinh, của nhiều tác giả trên diễn đàn Sex và văn chương nữ
giới.
Các phạm trù văn hóa cổ của A.JA. Gurêvich luôn được coi là cuốn sách có tính

chất lý luận khi nghiên cứu văn học cho dù cuốn sách đề cập đến vấn đề văn hóa. Mặc
dù, các phạm trù văn hóa được trình bày ở đây thuộc thời kỳ trung đại ở phương Tây,
song chúng tôi đã tìm được những gợi ý rất quan trọng, đặc biệt từ các phần: Dẫn luận
– Bức tranh thế giới của con người trung cổ; Những biểu tượng không gian – thời gian
trung cổ; vũ trụ vĩ mô và vũ trụ vi mô… Trước hết ông khẳng định, để hình dung một
mô hình thế giới, cần phải lựa chọn những phạm trù vũ trụ lẫn những phạm trù xã hội.
Hơn nữa, cần phải đưa các yếu tố vận động để nghiên cứu một phạm trù văn hóa, một
trong những yếu tố đó là sự so sánh những khác biệt trong những thời kỳ khác nhau
của một thời đại. Điều này đã củng cố thêm cho chúng tôi về phương pháp làm việc
trong luận văn này. Ông cũng nhận xét rằng: “không gian và thời gian không chỉ tồn tại
một cách khách quan, chúng còn được con người ý thức và thể nghiệm một cách chủ
quan, trong những nền văn minh và xã hội khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau của
sự phát triển xã hội…”. Những phân tích của ông đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong
việc tìm hiểu nội dung trong thơ của các nữ sĩ Việt Nam hiện đại trong cái nhìn đối
sánh với các thời kỳ và với các tác giả là nam giới.
Các công trình Văn hóa và phân vùng văn hóa ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh (chủ
biên), Nguồn gốc về sự phát triển của kiến trúc – biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn
của Tạ Đức, đặc biệt bài viết Vai trò của người vợ người trong gia đình truyền thống
Êđê của Thu Nhung Mlô đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức về các đặc điểm
dân cư, tổ chức xã hội và đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân quan các
bản khan. Điều này đã giúp chúng tôi có thêm những luận cứ, luận chứng để lý giải
một các thuyết phục những luận điểm của mình ở chương I của luận văn.
Trong

chùm

bài

viết


về

Tín

ngưỡng

phồn

thực

trên

trang

web

:

www.vanhoaviet.com.vn, các tác giả đã đề cập rất nhiều đến văn hóa dân gian Việt
Nam bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực ( phồn = nhiều, thực = nảy nở). Thời xa xưa,

14


để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có
mùa màng tốt tươi và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên,
những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm đến những quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã
xây dựng triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn
thực. Qua những tìm hiểu về vấn đề này trên diễn đàn của trang web :
www.vanhoaviet.com.vn, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều những ảnh hưởng của nền

văn hóa này đối với hành trình đi tìm hiểu những đặc điểm về thiên tính nữ trong luận
văn của chúng tôi, đặc biệt về vấn đề nguồn gốc phát triển của thiên tính nữ. Tín
ngưỡng phồn thực được thể hiện ở rất nhiều mặt trong đời sống xã hội, tiêu biểu như :
thờ cơ quan sinh thực khí, thờ hành vi giao phối, trống đồng, tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên, thờ Tam phủ, Tứ phủ, thờ Tứ pháp, thờ động vật, thực vật, tín ngưỡng sùng bái
con người, hồn và vía, tổ tiên, thổ công, thành hoàng làng… Trong đó đáng chú ý nhất
là nhận xét sau của Gs Trần Quốc Vượng : “Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là
một tín ngưỡng đa thần và âm tính – trọng tình cảm, trọng nữ giới. Có giả thuyết cho
rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại Việt Nam. Các vị thần ở Việt
Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực nên các vị thần đó
không phải là những cô gái trẻ đẹp như một số tôn giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà
mẹ, các Mẫu.” Ngoài ra, diễn đàn đã giới thiệu cho chúng tôi một lượng tư liệu tham
khảo tương đối rộng, giúp chúng tôi có thêm công cụ nghiên cứu.
Có thể nói chúng tôi thật may mắn khi có trong tay bài viết của hòa thượng Thích
Nguyên Hiền và nhà nghiên cứu văn học trẻ Dương Thị Huyền. Bài viết Nguyên lý làm
Mẹ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam của Thích Nguyên Hiền và Nguyên lý tính
mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam của Dương Thị Huyền đã giúp chúng tôi tự
tin lựa chọn đề tài và cũng yên tâm hơn khi giải quyết đề tài.
Trong những công trình nghiên cứu về phân tâm học và văn học nghệ thuật, lần
lượt các tác giả như : S.Freud, G.Jung, J.Bellemin, Noel, G.Bachelard, G.Tucci,
V.Dundes, V.Vysheslatsev và Đỗ Lai Thúy… đã có những nhận xét gợi mở cho chúng

15


tôi những hướng nghiên cứu và khả năng lí giải về những hiện tượng, phá cách của các
nhà thơ nữ trong giai đoạn đương đại.
Freud cho rằng nguồn gốc của bệnh nhiễu tâm là do những ham muốn bị bỏ quên
liên quan đến “mặc cảm oedipe” và sự không dung hòa của nó với các ham muốn khác
hoặc với đạo đức. Những ham muốn bị dồn nén này tiếp tục tồn tại trong vô thức, và

chúng chỉ có thể ùa vào ý thức trong điều kiện đã được ngụy trang để tránh khỏi kiểm
duyệt. Bởi vậy, ngoài những triệu chứng nhiễu tâm, còn có những giấc mơ và những
hành vi vô thức hoặc những sáng tạo nghệ thuật như là sự thăng hoa của cái vô thức bị
dồn nén.(Giải đoán giấc mơ, 1890 ; Vật tổ và cấm kị, 1912).
Quan điểm của Jung về mặc cảm tự trị hay những phân tích tuyệt vời của ông về
siêu mẫu đã giúp chúng tôi có những cách nhìn nhận sâu sắc hơn về những hình ảnh,
biểu tượng thơ đầy ám ảnh của các nhà thơ nữ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư,
Nguyệt Phạm…
Jung nhận định rằng : “Tác phẩm dự định có tính biểu tượng bằng ngay thứ ngôn
ngữ đa nghĩa được dùng như bảo chúng ta : “tôi định nói nhiều hơn cái tôi nói thực; ý
nghĩa của tôi cao hơn tôi”. Trong trường hợp này, chúng ta có thể lấy ngón tay chỉ vào
biểu tượng, ngay cả khi việc giải mã đó không làm ta thích thú. Biểu tượng nhô lên như
một lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy xét và cảm nhận của chúng ta. Từ
đây tất nhiên sẽ bắt đầu một thực tế là sản phẩm mang tính biểu tượng đánh thức chúng
ta nhiều hơn, có thể nói quấy đảo chúng ta sâu hơn và vì thế hiếm khi đưa chúng ta vào
những vào những khoái cảm thẩm mỹ thuần túy, trong khi những tác phẩm không
mang tính biểu tượng từ đầu thì nhằm đến cảm giác thẩm mỹ của chúng ta dưới dạng
thuần túy hơn rất nhiều.”
So sánh những hình ảnh, biểu tượng thơ của các nữ sĩ Việt Nam nói riêng và với
các nhà thơ nam nói chung cũng là một nỗ lực của chúng tôi trên con đường hình thành
cho mình một thế giới biểu hiện đầy đủ và trọn vẹn hơn về thiên tính nữ trong thơ nữ
Việt Nam hiện đại.

16


Đặc biệt, những phát hiện sau đây của Jung đã giúp chúng tôi có những nhận định
rất sáng về tâm lí học sáng tạo nghệ thuật giữa các thế hệ nhà thơ nữ Việt Nam nói
riêng và giữa các nhà thơ là nữ giới và nam giới nói chung : “Thực tiễn phân tích tâm lí
học đối với các nghệ sĩ càng cho thấy xung lực sáng tạo nghệ thuật phát ra từ vô thức

rất mạnh – đồng thời nó rất bướng bỉnh và tùy tiện. Đã có biết bao cuốn tiểu sử các
nghệ sĩ vĩ đại nói về cơn hứng sáng tạo bắt mọi thứ của con người phụ thuộc vào nó,
khiến tác giả nhiều khi phải hi sinh cả sức khỏe và hạnh phúc gia đình để phụng sự cho
sáng tạo nghệ thuật của mình! Tác phẩm đang hình thành trong tâm trí nghệ thuật – đó
là một sức mạnh tự nhiên tự mở đường đi hoặc theo cách thô bạo và cưỡng bức, hoặc
theo cách tinh ranh không thể nào bắt chước được, giống y như tự nhiên trong các tạo
tác của nó, không bận tâm gì đến niềm vui hay nỗi khổ của con người đang trong cơn
đau sáng tạo. Cái sáng tạo sống và lớn lên trong con người, như cái cây mọc lên từ tầng
đất đã cung cấp cho nó những nhựa sống cần thiết. Vì thế chúng ta có thể hình dung
quá trình sáng tạo nghệ thuật giống như một sinh vật đang lớn lên trong tâm hồn con
người. Tâm lí học phân tích gọi hiện tượng này là mặc cảm tự trị - với tư cách là một
bộ phận biệt lập của tâm hồn, nó có đời sống tâm lí riêng bứt ra khỏi đẳng cấp của ý
thức và tùy theo mức độ năng lượng của mình, sức mạnh của mình mà hoặc hiện ra
dưới dạng sự phá vỡ các thao tác có hướng tùy tiện của ý thức, hoặc trong những
trường hợp khác, ở vị thế cao động viên cái Tôi phục vụ cho mình. Tương ứng người
nghệ sĩ đồng nhất mình với quá trình sáng tạo”.
Bên cạnh đó, những phát biểu của Jung về siêu mẫu – nguyên sơ tượng (archétype)
đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều những phát hiện thú vị về vai trò của người phụ nữ
trong văn học Việt Nam và dấu ấn tâm lý của họ trong suốt chiều dài lịch sử nói chung
và trong văn học nói riêng. Theo ông, nguyên sơ tượng hay siêu mẫu, hay nguyên hình
– dù đó là quỷ, người hay biến cố - được lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất kì đâu
có trí tưởng tượng sáng tạo tự do hoạt động. Lần lượt chúng ta có ở đây trước hết là
những nguyên hình huyền thoại. Nghiên cứu tỉ mỉ các hình tượng này ta nhận thấy
trong chừng mực nào đấy chúng là bản tổng kết đã được công thức hóa của khối kinh

17


nghiệm điển hình to lớn của vô số các thế hệ tổ tiên : đó có thể nói là vết tích tâm lí của
vô số cảm xúc cùng một kiểu. Chúng phản ánh khá tập trung hàng triệu các cảm xúc cá

nhân, do đó đã đưa lại hình ảnh thống nhất của đời sống tâm lí, hình ảnh này được
phân tách và phóng chiếu lên nhiều gương mặt khác nhau nơi diêm phù trong huyền
thoại…Trong mỗi hình tượng này kết tinh một phần nhỏ tâm lí con người, một phần
nhỏ nỗi đau và niềm vui – những cảm xúc lặp lại không đều ở vô số các thế hệ tổ tiên
và nhìn chung bao giờ cũng đi theo một hướng. Nếu như cuộc sống ngập ngừng và mò
mẫm chảy trôi giữa một bình nguyên rộng lớn những nhão bùn, rồi đột nhiên tuôn
thành dòng ào ạt khoan sâu vào tâm hồn – khi đó nó lặp lại sự kết bện đặc thù của hoàn
cảnh mà từ xưa đã thúc đẩy sự hình thành nguyên sơ tượng.
Thời điểm xuất hiện tình huống huyền thoại bao giờ cũng được đánh dấu bởi cường
độ cảm xúc đặc biệt: dường như trong ta có những dây đàn không ai ngờ là có và bao
lâu nay im tiếng bây giờ được chạm đến. Đấu tranh thích nghi – đó là một nhiệm vụ
nhọc nhằn, đau khổ, bởi vì mỗi bước đi chúng ta lại gặp những hoàn cảnh cá nhân, tức
là không điển hình. Do đó, không có gì ngạc nhiên là nếu khi gặp được một tình huống
điển hình ta bất ngờ hoặc cảm thấy được giải phóng triệt để, thấy mình như mọc cánh
hoặc có một sức mạnh không sao cưỡng nổi túm lấy ta. Vào những lúc ấy ta như không
còn là những thực thể cá nhân nữa, chúng ta – là loài giống, giọng nói của toàn nhân
loại thức dậy trong ta.
Do đó khi tìm hiểu về thiên tính nữ trong thơ nữ, chúng tôi không thể bỏ qua việc
tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong văn học, đặc biệt là truy nguyên vấn đề này từ
những giai đoạn sơ khai nhất của văn học. Một nền tảng vững bền sẽ tạo ra những cơ
hội thể hiện cho phái nữ - mà nhiều khi vấn đề này đã ăn sâu trong tiềm thức, được ấn
định khi họ cất tiếng khóc chào đời là bé gái.
Trong công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực của tác giả
Đỗ Lai Thúy, chúng tôi tìm thấy được những dấu tích của cái thiêng và cái tục, của các
biểu tượng phồn thực từ rất lâu đã bị đẩy vào tiềm thức và vô thức dưới dạng siêu mẫu.
Những ý kiến có tính chất kinh điển này sẽ giúp chúng tôi khi tìm hiểu môi trường văn

18



hóa đã sinh thành và nuôi dưỡng cả một quần thể các cỗ máy sinh sản tồn tại thường
trực trong vô thức tập thể của cộng đồng và của cá nhân, một phần trong đó đã dẫn dắt
chúng tôi đến với những dấu ấn đầu tiên của thiên tính nữ. Và khi gặp điều kiện thuận
lợi các biểu tượng phồn thực, những vô thức tập thể giáng lâm vào sáng tạo nghệ thuật,
chúng tôi đã lần ra dấu vết của thiên tính nữ trong văn học nói chung và trong thơ nữ
nói riêng.
Tất nhiên, nhiệm vụ của chúng tôi là luôn phải đứng trên lập trường nghiên cứu lý
luận văn học vận dụng các kiến thức dân tộc học, xã hội học, tâm lý học…, tránh lấy
những tác phẩm minh họa cho những kết luận của dân tộc học, xã hội học và tâm lý
học.
Ngoài ra chúng tôi cũng xin phép không kể tên những công trình nghiên cứu tuy
không trực tiếp đề cập tới đề tài luận văn nhưng giúp chúng tôi nhiều trong quá trình
tìm tòi, về mặt tư duy cũng như phương pháp nghiên cứu.
Việc điểm qua một loạt những công trình, bài viết nghiên cứu chúng tôi quan sát
được về tính nữ trong văn học, nguồn gốc phát triển của tính nữ, thơ nữ Việt Nam và
thơ nữ Việt Nam hiện đại cho phép chúng tôi nhận định rằng những đặc điểm mang
chất nữ tính trong thơ nữ Việt Nam hiện đại chưa hẳn là mới nhưng chưa được đề cập
một cách đầy đủ và hệ thống trong giới nghiên cứu lý luận văn học. Bởi lý do đó mà
chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Thiên tính nữ trong thơ nữ Việt Nam hiện đại như
một giả thiết khoa học, và hy vọng còn có thể tiếp tục trong thời gian tới.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
-

Mục đích :
 Tìm hiểu, xây dựng đặc điểm thiên tính nữ và những yếu tố biểu hiện của
thiên tính nữ trong văn học.
 Khảo sát những biểu hiện của thiên tính nữ trong thơ của các nữ sĩ Việt Nam
hiện đại.

19



-

Đối tượng : Các phương diện của thiên tính nữ trong thơ của nữ sĩ Việt Nam
hiện đại.

-

Phạm vi : Thơ nữ Việt Nam hiện đại được chia làm 3 giai đoạn : Giai đoạn thơ
Mới (Anh Thơ ; Hằng Phương… ); Giai đoạn thơ chống Mĩ cứu nước (Xuân
Quỳnh ; Lâm Thị Mỹ Dạ ; Trần Thị Thắng ; Hà Phương ; Phan Thị Thanh
Nhàn…); Giai đoạn từ thời kì đổi mới đến nay (Vi Thùy Linh ; Phan Huyền Thư
; Nguyễn Thị Hoàng Bắc…).

4 Phương pháp nghiên cứu :
Chúng tôi sẽ sử dụng những thao tác nghiên cứu truyền thống của ngữ văn học
cũng như dựa trên đặc thù của chuyên ngành lý luận văn học : tổng hợp, phân
tích, thống kê, so sánh… Hơn nữa, xuất phát từ những vấn đề cần tìm hiểu của
luân văn, chúng tôi luôn đặt thiên tính nữ và thơ nữ Việt Nam hiện đại trên cái
nền tổng hòa của mọi mặt thuộc đời sống vật chất và tinh thần của người dân
Việt. Việc điền dã (ở chương I) là cần thiết nhưng trong hoàn cảnh hiện tại vượt
ngoài khả năng của chúng tôi nên xin phép được thực hiện trong một dịp khác
thuận lợi hơn. Điều quan trọng là sau khi hoàn thành luận văn này, chúng tôi sẽ
thu được một phương pháp tư duy và làm việc chứ không đơn giản là chỉ những
thao tác cụ thể.
5 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi gồm 3 chương:
-


Chương 1 : Thiên tính nữ và thiên tính nữ trong văn học.

-

Chương 2 : Thiên tính nữ - biểu hiện qua tác phẩm

-

Chương 3 : Thơ nữ - khuynh hướng hình thức biểu hiện

20


Tài liệu tham khảo
Chúng tôi chỉ xin phép được nêu những tài liệu tham khảo chính liên quan đến
luận văn và được sử dụng. Thứ tự sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt, đối với tác giả
người Việt thì xếp theo họ, đối với người nước ngoài thì chúng tôi vẫn xếp theo những
quy tắc thông thường.
Tác phẩm
1. Ca dao trữ tình Việt Nam – NXB Giáo dục – 1998.
2. Các nhà thơ nữ Việt Nam – NXB Giáo dục – 2003.
3. Dan Brown – Mật mã Da Vinci – NXB Trẻ - 2005.
4. K.Pauxtôpxki – Bông hồng vàng và bình minh mưa – NXB Văn học –
1999.
5. Linh – Thơ Vi Thùy Linh – NXB Thanh niên – 2000.
6. Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh – NXB Văn hóa -1979.
7. Nàng thơ kiêu hãnh - Thơ nữ Việt Nam từ xưa đến nay – Tuyển tập –
NXB Phụ nữ - 2008.
8. Nguyễn Ngọc Tư – Cánh đồng bất tận – NXB Trẻ - 2005.
9. Nguyễn Xuân Khánh – Mẫu Thượng Ngàn – NXB Phụ nữ - 2007.

10. Sử thi- khan, dân tộc Êđê – NXB KHXH – 1988.
11. Thơ Mới 1932- 1945 – tác giả và tác phẩm – NXB Hội nhà văn – 1998.
12. Tám mươi tác giả nữ Viêt Nam – NXB Thanh niên – 2000.
13. Thơ tình các tác giả nữ - NXB Thanh niên – 2000.
14. Thơ tình thế giới – NXB Hội nhà văn – 1996.
15. Thơ tình thời con gái – NXB Hội nhà văn – 1994.
16. Thơ Việt Nam 1945 -1985 – NXB Văn học – 1985.
17. Thơ Việt Nam hiện đại – NXB Hội nhà văn1993.
18. Thơ Xuân Quỳnh – NXB Hội nhà văn 1991.
19. Trường ca Tây Nguyên – NXB Văn hóa – 1963.
20. Y Ban – Đàn bà xấu thì không có quà – NXB Hội nhà văn – 2006
Bài báo, tạp chí
21. Châm Khanh – Phụ nữ và văn chương - Trang web : www.tienve.org.vn
22. Diễn đàn : Người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời và trong văn chương –
Trang web : www.vietcyber.net
23. Dương Thị Huyền – Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống văn học
Việt Nam – Trang web : www.vannghequandoi.com.vn
24. Hà An – Thơ tình thời con gái của các nhà thơ nữ - Trang web :
www.thanhda.com.vn
25. Inrasara – Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ - TC Nhà văn - Số
3 – 2007.

21


26. Lê Thành Khôi – Đọc quyển “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” – TC
VHNT số 4 – 2003.
27. Lưu Tư Khiêm (Trung Quốc) – Văn học nữ tính – Báo Văn nghệ - số 22006.
28. Mai Bích Nga – Thơ tình yêu của các nhà thơ nữ thời chống Mỹ - Trang
web : www.laodong.com.vn

29. Nguyễn Duy Hoàng – Người phụ nữ trong thơ Nôm – Trang web :
www.bachviet.edu.vn
30. Nguyễn Mạnh Trinh – Những người thơ nữ già trước tuổi – Trang web :
www.bachviet.edu..vn
31. Nguyễn Mạnh Trinh – Tình dục và văn chương nữ giới trong nước –
Trang web : www.bachviet.edu.vn
32. Nhóm Tâm Biển – Mầu nhiệm người nữ được mặc khải nơi làm mẹ Trang web : www.mucvu-borsum.vn
33. Phan Việt Thủy – Phái tính trong ngôn ngữ và văn học - Trang web :
www.tienve.org.vn
34. Phan Khôi – Văn học với nữ tánh – Trang web : www.talawas.org.vn.
35. Phạm Quang Trung – Tác phẩm văn chương như một sinh thể tinh thần Trang web : www.vietvan.vn
36. Trần Hoàng Thiên Kim – Nỗi cô đơn trong thơ nữ trẻ đương đại – Trang
web: www.tuoitre.com.vn
37. Trần Hoàng Thiên Kim – Thơ nữ trẻ đương đại : Khẳng định một cái tôi
mới –www.tuoitre.com.vn (nguồn Văn nghệ trẻ).
38. Thích Nguyên Hiền - Nguyên lý mẹ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt
Nam – Trang web : www.daophat.vn
39. Thu Nhung Mlô – Vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình
truyền thống của người Êđê – TC Nghiên cứu Đông Nam Á, 2 - 2000
40. Trần Thị Huyền Trang – Mảng thơ viết về phụ nữ trong Ngục trung nhật
ký – Trang web : www.vnmoi.net.vn
41. Tú Ân – Văn tự và phái tính – Trang web : www.tienve.org.vn
42. Võ Gia Trị - Thơ “con gái” mộng mơ thời chống Mỹ - Báo Văn nghệ - số
51 -2005.
43. Văn hóa Việt Nam tổng hợp – Tín ngưỡng phồn thực – Trang web :
www.vanhoaviet.com.vn
Sách
44. Aristote – Lưu Hiệp – Nghệ thuật thi ca – Văn tâm điêu long – NXB Văn
học – 1999.
45. Auerbach (dịch bản tiếng Đức sang tiếng Pháp)– Mimesis –Ed.

Gallimard, P -1968.
46. Chevalier và Gheebrant (nhiều người dịch) – Từ điển biểu tượng văn hóa
thế giới – NXB Đà Nẵng / Trường viết văn Nguyễn Du – 1997.

22


47. Chu Văn Sơn – Thơ điệu hồn và cấu trúc – NXB Giáo dục – 2007.
48. Condominas (nhiều người dịch) – Không gian xã hội vùng Đông Nam Á
– NXB Văn hóa – 2003.
49. David Stafford – Clark – Freud đã thực sự nói gì – NXB Thế giới – 2002.
50. Đỗ Văn Khang – Nghệ thuật học – NXB ĐHQG Hà Nội – 2004.
51. Gurêvich (Hoàng Ngọc Hiến d) – Các phạm trù văn hóa trung cổ - NXB
Giáo dục – 1996.
52. Hà Minh Đức – Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại- NXB KHXH
– 1974.
53. Hêghen – Mỹ học – NXB Văn học – 1999.
54. Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam – NXB Văn học 2000.
55. Lại Nguyên Ân – 150 thuật ngữ văn học – NXB ĐHQG – 1999
56. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) – Từ điển
thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục – 2006.
57. Lê Trường Phát – Thi pháp văn học dân gian – NXB Giáo dục – 1997.
58. Lê Lưu Oanh – Thơ trữ tình Việt Nam 1975 -1990 – NXB ĐHQG Hà
Nội – 1998.
59. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn) – Hồ Xuân Hương thơ và đời – NXB Văn
học – 1998.
60. Lưu Khánh Thơ (Tuyển chọn) – Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm –
NXB Giáo dục – 1999.
61. Nhiều tác giả - Văn hóa học, Đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam –
NXB KHXH – 1996.

62. Nhiều tác giả - Phân tâm học và văn học nghệ thuật – NXB VHTT –
2004
63. Nhiều tác giả (tuyển chọn) – Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng –
NXB ĐHSP Hà Nội – 2005.
64. Nhiều tác giả - Lí luận văn học – NXB Giáo dục – 2006
65. Nguyễn Huy Thiệp – Giăng lưới bắt chim – NXB Hội nhà văn – 2006.
66. Nguyễn Hoàng Điệp (chủ biên) – Những bí ẩn của nền văn minh cổ thế
giới – NXB VHTT – 2005.
67. Nguyễn Phan Cảnh – Ngôn ngữ thơ – NXB VHTT – 2000.
68. Nguyễn Từ Chi – Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người – NXB
VHTT – 1996.
69. Phan Thu Hiền – Sử thi Ấn Độ - Mahabharata – NXB Giáo dục – 1999.
70. Phạm Xuân Nguyên (tuyển chọn) – Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp – NXB
VHTT – 2001.
71. Robert Lowie – Luận về xã hội học nguyên thủy – NXB ĐHQG – 2001.
72. Tạ Đức – Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn
ngữ Đông Sơn – Hội Dân tộc học Việt Nam – 1999
73. Tôn Thảo Miên (Tuyển chọn) – Nguyễn Bính tác phẩm và dư luận –
NXB Văn học – 2002.

23


74. Trần Đình Sử - Dẫn luận thi pháp học – NXB Giáo dục – Huế - 1998.
75. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu – NXB VHTT – 2001.
76. Trần Khánh Thành – Thi pháp thơ Huy Cận – NXB Văn học – 2002.
77. Trịnh Bá Đĩnh – Chủ nghĩa cấu trúc và văn học – NXB VH/TT NC Quốc
học – 2002.
78. Trịnh Bá Đĩnh (tuyển chọn) - Đào Duy Anh Nghiên cứu văn hóa và ngữ
văn – NXB Giáo dục – 2005.

79. Trần Quốc Vượng (chủ biên) – Cơ sở văn hóa Việt Nam – NXB Giáo
dục – 2002.
80. V.I.Prốp – Folklore và thực tại – Bản đánh máy của Phân viện báo chí và
tuyên truyền –Tp Hồ Chí Minh.
81. Vũ Nho – Đi giữa miền thơ – NXB VHTT – 2001.
82. Vũ Tuấn Anh – Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945- 1995 – NXB KHXH –
1997.

24



×