Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT dân tộc nội trú tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.63 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………***……..

Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT dân tộc
nội trú tỉnh Bắc Giang
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80

Ngƣời thực hiện:

Nguyễn Minh Ngọc

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thị Oanh

Hà Nội, 2008

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trước khi các nhà phân loại học tìm ra Giun đất là một đại diện của lớp
Giun ít tơ (Oligochaeta) sống trên cạn, thuộc bộ Lumbricimorpha, ngành Giun
đốt (Annelida) thì từ lâu người ta đã biết những tác động tích cực của chúng.
Ở phương Tây, nhà triết học cổ Hy Lạp Aristot (384 – 332 TCN) gọi
giun đất là ruột của trái đất. Ở phương Đông thì Tuân Tử viết:” Không có
móng vuốt và răng chắc khoẻ, không có xương và bắp thịt chắc khoẻ, chúng
có thể ăn bụi đất phía trên và uống mạch nước vàng phía dưới”. Thậm chí đến
thời Ai Cập giun đất được quí trọng đến mức được phong thần và Cleoptra đã


ra lệnh cấm không được đem giun ra khỏi đất nước Ai Cập và đến thế kỉ thứ
17 thì mục sư người anh của Gilbert White đã nói :” không có những con
giun, mặt đất sẽ trở thành trơ trọc, không lên men và không sự sống” [22].
Tự chứng minh qua hàng nghìn năm nay, bằng hoạt động sống đào bới
và ăn gặm của mình, giun đất tham gia tích cực và thường xuyên vào hình
thành lớp đất trồng [6, 22]: khi sống trong đất chúng tạo hệ thống hang cho
đất tơi xốp và thoáng khí, làm tăng khả năng giữ và thấm nước, các vi sinh vật
trong đất phát triển mạnh tạo cho đất có hoạt động sinh học cao, chất khoáng
cũng như phân vô cơ trong lòng đất sâu sẽ được chuyển đến rễ cây. Khi giun
ăn trong đất, các chất hữu cơ và vô cơ được trộn đều trong bộ máy tiêu hoá,
do vậy mà phân giun có một hỗn hợp cân bằng giữa chất đất sét, chất mùn,
nước, không khí và chất dinh dưỡng. Do đó những viên phân của chúng
không những tạo kết cấu hạt cho đất mà còn chứa nhiều dinh dưỡng cho cây
cỏ hơn các đất xung quanh [21]: đem phân tích thì phân thải chứa nhiều nitơ
gấp 5 lần, nhiều phôtpho gấp 7 lần, nhiều postassum gấp 11 lần cũng như
magnesium gấp 3 lần so với đất thường. Ngay trong tiêu hoá chúng cũng ăn
luôn cả nấm mốc, phân của chúng là môi trường thuận lợi cho các vi sinh hữu
2


ích phát triển và các loại này tạo ra kháng sinh có thể ngăn chặn sự phát triển
các loại vi sinh có hại cho cây.
Là một mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn tự nhiên, do thịt giun đất
giàu dinh dưỡng với hàm lượng đạm chiếm 70% trọng lượng khô, rất thích
hợp làm thức ăn cho cá, gia cầm, gia súc là hướng giải quyết nguồn thức ăn
giàu đạm, kinh tế và ổn định đối với các nước muốn phát triển một ngành
nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá [20].
Trong y học dân gian của nước ta và nhiều nước trên thế giới, giun đất
được sử dụng để chữa các bệnh như: sốt rét, đậu mùa, hen suyễn, thấp khớp,
động kinh,…[5,21]. Ngày nay, giun đất được sử dụng để sản xuất một số loại

thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản đã chiết xuất enzym lumbrokinase từ một số loài giun đất để sản xuất
thuốc Fibrenase III, có tác dụng làm tan các khối máu đông trong mạch máu
với giá thành rất cao. Và tại Việt Nam các nhà khoa học thuộc viện công nghệ
sinh học cũng đã thành công trong chiết xuất chế phẩm này trên một loài giun
đất được làm thức ăn cho dê thỏ ở Ba Vì [21].
Giun đất còn là nhóm chỉ thị cho mức độ thay đổi của vùng đất và các
tính chất đất. Pontodrilus bermudensis chỉ thị cho vùng đất chưa được rửa
mặn; Pheretima posthuma, Lampito mauritii, chỉ thị cho đất nhẹ; Pheretima
elongata chỉ thị cho đất nặng [6,10].
Về mặt phân loại học, Giun đất còn là nhóm động vật giữ vị trí quan
trọng trong quá trình tiến hóa của động vật từ nước lên cạn, góp phần hình
dung quá trình hình thành đơn vị bậc loài, dưới loài, sự tiến hóa của các hệ cơ
quan của động vật [2].
Bên cạnh những lợi ích trên, giun đất còn là vật chủ trung gian của một
số loài giun sán ký sinh như giun phổi (Metastrongylus), giun thận
(Stephanurus dentatus) [23; 31]. Cơ thể giun đất còn là môi trường thích hợp

3


của trực khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt ôi (Clostridium botulium) phát triển và
lan truyền trong đất.
2. Lí do chọn đề tài
Để có được các giá trị thực tiễn đó thì cần phải có cơ sở lí luận vững
chắc về phân loại học các loài giun đất cũng như các khu phân bố của các loài.
Ở nước ta Pheretima và Drawida là hai giống có thành phần phong phú. Cơ sở về
phân loại học cũng như ứng dụng trong sản xuất của giống Pheretima Kinberg đã
được nhiều tác giả quan tâm và có những giá trị cao về lí luận và thực tiễn. Do đó
phân loại học giống Drawida ở nước ta rất cần những dẫn liệu cụ thể để tu chỉnh

cho tổng quan về các loài này.
Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: “ Góp phần nghiên cứu về đặc điểm
hình thái cấu tạo của các loài trong giống Drawida ở Việt nam có trong sƣu
tập giun đất của Trung tâm nghiên cứu động vật đất Đại học Sƣ Phạm Hà
Nội, và nhận xét về phân bố của chúng”.
Sưu tập của nghiên cứu là kết quả nghiên cứu của 6 luận án tiến sĩ Sinh học
[ 18, 19, 25, 26, 34, 37], nên số loài Drawida có trong sưu tập có thể coi là đại diện
cho các loài Drawida ở các vùng địa lí điển hình trong cả nước Việt Nam.
Trong các mô tả về phân loại học của Drawida thì không phải mô tả nào
cũng có đầy đủ những đặc điểm để xác định loài, do đó nhiệm vụ của mô tả giải
phẫu hình thái các loài có trong sưu tập sẽ góp phần cho các định loại sau này.
Trong đề tài đề cập đến những nội dung sau:
- Giới thiệu đặc điểm hình thái và giải phẫu của từng loài Drawida ở
Việt Nam có trong sưu tập.
- Xây dựng khoá định loại các loài Drawida ở Việt Nam có trong sưu tập.
- Các nhận xét về đặc điểm phân bố của các loài Drawida ở Việt Nam
có trong sưu tập.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Tình hình nghiên cứu Giun đất nói chung ở các nƣớc phụ cận và
Việt Nam.
1.1.Tình hình nghiên cứu giun đất ở các nước phụ cận.
Việc nghiên cứu giun đất trên thế giới đã được tiến hành từ lâu như: Ấn
Độ, Pháp, Newzealand…Nhưng tại Việt Nam chỉ mới được đẩy mạnh trong
khoảng 30 năm nay.
Khu hệ giun đất ở Trung Quốc có các công trình nghiên cứu của Chen

Y, và của Chen Y, Hsii Chi – Fang, Yang Tung, Fong Hstaoyi đã tổng kết
được 127 loài giun đất ở các vùng Tứ Xuyên và lưu vực sông Trường Giang,
vùng Nga Mi và đảo Hải Nam [55 - 63]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới
dừng ở mức độ thống kê thành phần loài của một số vùng chứ chưa khái quát
được các quy luật chung (H.1).
Khu hệ giun đất ở Lào có công trình nghiên cứu của Thái Trần Bái,
Samphon Keugphachanh, đã thống kê được 68 loài giun đất thuộc 8 giống, 7 họ,
trong đó Pheretima là giống có thành phần loài phong phú nhất [16, 17] ( H.1).
Về khu hệ giun đất ở Campuchia, Thái Trần Bái và Đỗ Văn Nhượng đã
có những dẫn liệu tại một số điểm xung quanh thành phố Phnompênh và một
số thị trấn ở đồng bằng Campuchia và đã thống kê được 14 loài giun đất trong
5 giống [14,15]( H.1).
Tại Thái Lan cũng mới chỉ phát hiện khoảng 27 loài và tập trung tại các
điểm du lịch [49] (H.1).
Gates công bố khu hệ giun đất ở Miến Điện (Myanma) năm 1972, với
số lượng loài phong phú là 241 loài, thuộc 36 giống, 9 họ [50]( H.1). Đây là vị

5


trí nằm giữa ngã ba của các khu phân bố gốc của nhiều loài giun đất là Ấn Độ,
Trung Quốc và Đông Dương.
Các khu hệ giun đất trên các đảo và bán đảo trong khu vực cũng được
bắt đầu ở Đài Loan với công bố 13 loài Pheretima mới, do G.E.Gates mô tả.
Sau đó được tổng kết về số lượng loài là 35 loài thuộc 3 họ vào năm 2000 do
các tác giả Chu-Fa.Tsai, Huei-Ping Shen, Su-Chen Tsai [40]. Ở Philipin, tổng
kết được 18 loài trong đó chủ yếu là Amynthas năm 2004 [54]. Singapo, HueiPing Chen và Darren C.J.Yeo tổng kết và mô tả 19 loài [51].
Tại Nhật công bố danh sách 77 loài thuộc 8 họ [38] do Blakemore R.J.,
và cộng sự tổng kết ( H.1).
1.2. Tình hình nghiên cứu giun đất ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu giun đất được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX
bởi Perrier E., 1872 và 1875 [54]. Đến nửa đầu thế kỷ XX, có thêm một số
công trình mang tính chất đơn lẻ của Stephenson J., 1931 công bố hai loài mới
thu được ở cao nguyên Lâm Viên. Michaelsen W., 1934 đã giới thiệu một
danh sách 21 loài trong đó có 16 loài giun đất được thu từ Đà Lạt, Quy
Nhơn, Đà Nẵng, đảo Phú Quốc, Phú Thọ ở Việt Nam [53]. Nhìn chung,
những công trình trên còn tản mạn và chưa có hệ thống, những nơi nghiên
cứu thường là các điểm du lịch và chỉ lấy mẫu định tính.
Năm 1965 đến 1975, do điều kiện chiến tranh, việc nghiên cứu giun đất
bị gián đoạn, chỉ được tiến hành giới hạn ở một số vùng hoặc nhằm mục đích
giảng dạy.
Từ năm 1975, việc nghiên cứu giun đất ở Việt Nam mới được thực hiện
một cách rộng rãi và có hệ thống, có thể kể đến một số công trình luận án Tiến
sĩ, Phó Tiến sĩ. Mở đầu là luận án Tiến sĩ khoa học của Thái Trần Bái, 1983:
Giun đất Việt Nam (Hệ thống học, khu hệ, phân bố và địa lý động vật) [2]; kế
đến là các luận án Phó Tiến sĩ của Trần Thúy Mùi, 1985 [25]: Khu hệ giun đất
6


vùng đồng bằng sông Hồng; Đỗ Văn Nhượng, 1994: Khu hệ giun đất miền
Tây Bắc Việt Nam [26]; Nguyễn Văn Thuận, 1994: Khu hệ giun đất Bình Trị
Thiên [34]; Phạm Thị Hồng Hà, 1995: Khu hệ giun đất Quảng Nam – Đà
Nẵng [18]; Lê Văn Triển, 1995: Khu hệ giun đất miền Đông Bắc Việt Nam
[37]; Huỳnh Thị Kim Hối, 1996]: Khu hệ giun đất phía Nam miền Trung Việt
Nam[19]; luận án Tiến sĩ của Trần Thị Thanh Bình, 2000: Biến đổi tiến hóa
của hệ bài tiết và cơ quan sinh dục cái của giun đất trong giống Pheretima
Kinberg, 1867. Kỹ thuật nuôi giun đất cũng được nghiên cứu và đưa vào thực
nghiệm [5, 20].
Những năm gần đây, việc nghiên cứu khu hệ giun đất được tiến hành
trên các phạm vi hẹp hơn trước. Đặc điểm sinh thái học của giun đất cũng

được bắt đầu nghiên cứu bởi các công trình của Huỳnh Thị Kim Hối và cộng
tác viên, dẫn liệu ADN của giun đất được quan tâm bước đầu nghiên cứu. Đặc
biệt 5 năm gần đây các công trình nghiên cứu đi về hướng ứng dụng được chú
trọng và đã đạt được những thành công lớn về mặt kinh tế [5, 20, 21, 22 ].

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
♦ Tài liệu Tiếng Việt
1. Thái Trần Bái, 1982c. Vài đặc điểm của cơ của Pheretima
(Megascolecidae). Doclad AHCCCP: 266 (4): 1022 – 1024 (Tiếng Nga).
2. Thái Trần Bái, 1983a. Giun đất Việt Nam (Hệ thống học, Khu hệ, Phân bố
và Địa động vật học). Luận án tiến sĩ Sinh học ( bản dịch của tác giả).
Maskva, 1983: 1-72.
3. Thái Trần Bái, 1985 . Về giá trị phân loại học của nhú phụ sinh dục
của giun đất trong giống Pheretima Kinberg (Megascolecidae,
Oligochaeta).Tạp chí Sinh học: 7 (1): 33 - 38
4. Thái Trần Bái, 1987 . Dẫn liệu bổ sung về phân bố của giun đất ở Việt
Nam. Thông báo khoa học ĐHSP1HN, 1987C: 3 – 4.
5. Thái Trần Bái, 1989 . Giá trị thực tiễn của giun đất.Tạp chí Sinh học:
11 (1): 39 – 34.
6. Thái Trần Bái , 1997. Vấn đề sử dụng giun đất trong phủ xanh đồi núi
trọc nước ta. Lâm nghiệp: 1997 (6): 14 – 16.
7. Thái Trần Bái, 1997. Nghiên cứu động vật đất ở Việt Nam. Khoa học đất:
1997 (8): 47 – 50.
8. Thái Trần Bái, 1998. Drawida ở Đông Dương. Tài liệu chƣa công bố: 1 16
9. Thái Trần Bái, 2000. Kết quả nghiên cứu giun đất ở Việt Nam và những vấn
đề cần quan tâm trong các năm tới. Kỷ yếu hội thảo Tài nguyên sinh vật đất
và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất. NXB Nông nghiệp: 43 – 51.

10. Thái Trần Bái, Phạm Thị Hồng Hà, 1984. Thành phần loài và khả năng sử
dụng giun đất ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Khoa học kỹ thuật nông nghiệp:
11: 516 – 520.

8


11. Thái Trần Bái, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Đức Anh, 2000. Một vài nhận
định về giun đất trên các đảo phía Nam Việt Nam. Những vấn đề nghiên
cứu cơ bản trong sự sống: 747 – 756.
12. Thái Trần Bái, Trần Minh Khôi, Đỗ Văn Nhượng, 1995 – Giun đất vùng
núi phía Tây Bắc Nghệ an. Hội thảo khoa học Đa dạng sinh học Bắc
Trƣờng sơn: 56 – 61.
13. Thái Trần Bái, Trần Thuý Mùi, 1982 . Đặc điểm phân bố, phân loại học và
địa động vật học của giun đất vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Sinh
học: 4: (3): 22 – 25.
14. Thái Trần Bái, Đỗ Văn Nhượng, 1989. Nhận xét về khu hệ giun đất
Phnômpênh và các khu vực lân cận. TBKH ĐHSP1, 1989, số đặc biệt : 76
– 78.
15. Thái Trần Bái, Đỗ Văn Nhượng, 1993. Khu hệ giun đất Phnômpênh và đặc
điểm phân bố của chúng. TBKH ĐHSP1: 1993 (2) 65 – 69.
16. Thái Trần Bái, Samphon,1989. Nhận xét bước đầu về khu hệ giun đất Lào
(từ Mương Phuon đến cao nguyên Bualavên). TBKH ĐHSP1, 1989, số
đặc biệt: 61 – 75.
17. Thái Trần Bái, Samphon, 1991. Danh sách các loài giun đất đã được phát
hiện ở Lào. TBKH ĐHSP1: Sinh học - Địa lý, 1991 (5): 86 – 89.
18. Phạm Hồng Hà, 1995. Khu hệ giun đất Quảng nam – Đà nẵng. Luận án
phó tiến sĩ sinh học. Hà Nội: 1 – 175.
19. Huỳnh Thị Kim Hối, 1996. Khu hệ giun đất phía nam miền Trung Việt
Nam. Luận án phó tiến sĩ sinh học. Hà Nội. 1 – 143.

20. Nguyễn Lân Hùng, Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, Nguyễn Văn
Sức, 2000: Giun đất trong cơ cấu vật nuôi của gia đình. Tài nguyên
sinh vật đất sự phát triển bền vững của hệ sinh thái. NXB Nông
Nghiệp: 176 – 185.
21. Lan Hương, 2008. Tác dụng của Giun đất. http//.www tintuconline.com.vn

9


22. Jacky Foo( ?). Các chế phẩm sinh học từ giun đất (Hồng Vân dịch).
http//www. Agriviet.com.
23. Bùi Tự Lập, Nguyễn Đức Tân, 1993. Một số đặc điểm về dịch tể học
bệnh giun phổi lợn ở miền Trung và biện pháp phòng trừ. Tạp chí
nông nghiệp và công nghệ thực phẩm: 326 – 328.
24. Đặng Duy Lợi ( chủ biên), 2006. Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nhà xuất
bản ĐHSP: 227-240
25. Trần Thuý Mùi, 1985. Khu hệ giun đất vùng đồng bằng sông Hồng. Luận
án phó tiến sĩ sinh học. Hà Nội: 1 – 135.
26. Đỗ Văn Nhượng, 1994. Khu hệ giun đất miền Tây bắc Việt Nam, Luận
án phó tiến sĩ khoa học sinh học, Hà Nội : 1 – 209.
27. Đỗ Văn Nhượng, Huỳnh Thị Kim Hối, 1993. Hai loài giun đất mới thuộc
giống Drawida Michaelsen, 1900 (Moniligastridae - Oligochaeta) ở vùng
núi Sapa và Lạng sơn. Tạp chí Sinh học: 15,4: 36 – 38.
28. Đỗ Văn Nhượng, Trần Minh Khôi, Lê Văn Triển, 1995. Các loài và phân
loài giun đất mới giống Pheretima Kinberg, 1867 (Megascolecide,
Oligochaeta) ở Sơn la và Nghệ an. Tạp chí Sinh học: 17,3: 88 – 94CĐ.
29. Đỗ Văn Nhượng, Lê Văn Triển, 1993. Dẫn liệu bước đầu về giun đất
vùng thung lũng sông Hồng. Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 1, số
2: 58 – 63.
30. Đỗ Văn Nhượng, Usachev, Huỳnh Thị Kim Hối, 1991. Thành phần và

đặc điểm phân bố của giun đất Mộc châu (Sơn la). Thông báo khoa học
ĐSP Hà Nội 1, số 5: 46 – 47.
31. Nguyễn Đức Tân, Bùi Lập, 1995. Sự tồn tại, phát triển của ấu trùng
giun phổi lợn Metastrongylus ở môi trường và trong cơ thể ký chủ
trung gian. Khoa học kỹ thuật thú y tập II số 2: 6-9.
32. Lê Bá Thảo, 2006. Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo Dục. TP HCM:
256 – 290.
33. Nguyễn Văn Thuận, 1992. Tính chất của khu hệ giun đất ở Lao Bảo, Khe
Sanh, Đông Hà, Quảng Trị, Cửa Việt. Tập san khoa học ĐHSP Huế, số
3: 22 – 26.
10


34. Nguyễn Văn Thuận, 1994. Khu hệ giun đất Bình Trị Thiên. Luận án
tiến sĩ khoa học sinh học, Hà Nội: 1 – 192.
35.Trần Thị Hồng Thúy, Phạm Tử Dương, Phạm Văn Trinh, 2007.
Nghiên cứu tác dụng điều trị tăng huyết áp nguyên phát của Địa long.
Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên đề côn trùng trong y học cổ
truyền Việt Nam lần I: 56 – 65.
36. Lê Văn Triển, 1993. Thành phần loài, đặc điểm phân bố của giun đất ở
đồi trọc, đồi trồng cây và khả năng sử dụng chúng để cải tạo đất đồi ở
Vĩnh Phú. Thông báo khoa học của các trƣờng Đại học. Khoa học môi
trường : 93 – 98
37. Lê Văn Triển, 1995. Khu hệ giun đất miền Đông Bắc Việt Nam. Luận
án phó tiến sĩ khoa học sinh học. Hà Nội: 1- 148.
♦ Tài liệu tiếng Anh
38. Blakemore R. J., 2003. Japanese earthworms(Annelida: Oligochaeta):
a review and checklist of species. Org. Divers. Evol. 3, Electr. Suppl.
11: 1 - 43. />39. Blakemore R. J., 2006: Checklist of megadrile Earthwroms
(Aunelida: Oligochaeta) from lndia: 1 - 49.

/>40. Blakemore R. J., Chih-Han Chang, Shu-Chun Chang Masamichi T.
Ito. Sam James and Jiun-Hong Chen, 2006. Biodiversity of
earthworms in Taiwan : a species checklist with the cofirmation and
new records of the exotic lumbricids Eisenia fetida and Eiseniella
tetrae. Taiwania, 5 1 (3): 226 - 236. http//www. press. ntu. edu. tw/
ejournal/ Files/ Taiwan/
41. Chen Y., 1931. On the terrestrial

Oligocheta from

Szechuan.

Contr. Biol. Lab., Sci. Soc. China. Ser. Zool. 7 (3): 117 – 171.

11

I


42. Chen Y ., 1933. A preliminary survey of the earthworms of the Lower
Yangtze Valley. Contr. Biol. Lab., Sci. Soc. China. Ser. Zool. 9 (6): 177 –
296.
43. Chen Y, 1935a. On two new species of Oligochaeta from Hongkong. Bull.
Fan Mem.Inst.Biol (Zool). 6 (2): 34- 36.
44. Chen Y, 1935b. On two new species of Oligochaeta

from

Amoy


(Pheretima wui sp.n..and Howascoleex sinicus sp.n.). Contr. Biol. Lab.,
Sci. Soc. China. Ser. Zool. 11 (4): 109 – 122.
45. Chen Y. 1936. On the terrestrial Oligochaeta from Szechan. II. With the
notes on Gates types. Contr. Biol. Lab., Sci. Soc. China. Ser. Zool 11.
(8): 269 – 306.
46. Chen Y. 1938. Oligochaeta from Hainan, Kwangtung. Contr. Biol. Lab.,
Sci. Soc. Chiana. Ser. Zool. 12 (10): 375 – 475.
47. Chen Y., 1936. On

the terrestrial Oligochaeta

from

Szechuan. III.

J.West China Border Res. Soc. V .16 ser. B: 83- 141.
48. Chu-Fa Tsai. Huei-ping Shen. Su-chen Tsai. and Hwey-lum Hsieh.
2007. A Checklist of Ohgochaetes from Taiwan and Its Adjacent
Islands. Taiwania: 1 - 17.
49. Gates G,E., 1939. Thai earthworms. Thailand Research Society, Nat.
Hist. Suppl. Vol. XII, N. 1, 1939: 65 – 114.
50. Gates G.F., 1972. Burmese earthworms. Trans. Amer . Philos. Soe. New
series. Vol. 62, Part 7,1972: 1 – 324.
51. Hueiping Shen. Danen C. J. Yeo, 2005: Terrestrial earthworms
(Oligochaeta) from Singapore. The Raffies Bulletin of Zoology. 53
(lo): 13-25.
52. Hueiping Shen. Su-chen Tsai and Chu-Fa Tsai. 2005: Occurrence of
the Earthworms Pontodrilus litoralis (Gnlbe, 1855), Metaphire
houlleti (Pemer, 1872), and Eiseniella tetraedra (Saviglly, 1826) from
Taiwan . Taiwania, 50( 1 ): 11 -21.

12


53. Michaelsen W. 1934. Oligochaten von Franzosisch Indochina. Archs Zool. Exp.
Gen., 76: 493 – 546.
54. Perrier E., 1875. Sur les vers de terre des iles Philippnes et de la
Cochinchine. C.r. hebd. Seanc. Acad. Sci., Paris, Ser. D, 81: 1043 – 1046.
55. Quan Xiauwei, Zhong Yuanhui, 1989. Two new species of terrestrial
Oligochaetes from Hainan

Isand

(Oligochaeta: Megascolecidae).

Acta Zootaxonomica Sinica. V,14, No. 3: 273 – 277.
56. Qiu Jiangping, 1988. Two new species of the genus Pheretima from
Guizhou (Oligochaeta: Megascoleidae). Sichuan J.Zool. 1992: T. 12
(4): 1-4.
57. Qiu Jiangping, 1992. Notes on a new species of the genus Amynthas
from

Guizhou province, China

(Haplotaxida: Megascolecidae).

Sichuan J. Zool. 1992: T.12 (4): 1 -4.
58. Qiu Jiangping, 1993. Note on a new species of the genus Metaphire
from Guizhou province,

China


(Haplotaxida: Megascolecidae).

Sichuan J.Zool. 1992T:. 12 (4): 1 -4.
59. Qiu Jiangping, Wen Cheng lu, 1986. New record of the Megadrile
Oligochaeta from Guizhou. Ghizhou Science. V?, No.?: 45 – 56.
60. Qiu Jiangping, Wen Chenglu, 1988. A new species of earthworms
from

Guizhou province (Oligochaeta: Megascolecidae).

Acta

Zootaxonomica Sinica. V. 13, No, 4: 340 – 342.
61. Qiu Jiangping, Wang Wei, Wang Hong, 1991. Notes on a new species
of genus Amynthas

from Guizhou

province

(Oligchaeta:

Megascolecidae). Ghizhou Science.
62. Qiu Jiangping, Wang Hong, 1992 . Two new species of the genus
Amynthas

from

Guizhoy


(Haplotaxida:

Megasclecidae).

Acta

Zootaxonomica Sinica. V17,No.3: 262 – 267.
63. Qiu Jiangping, Zhong Yuanhui, 1993. Notes on a new species and a
new subspecies of the genus Metaphire from Guizhou province,
13


China (Haplotaxida: Megascolecidaee). Ghizhou Science. V.11, No.2:
38 – 44.

14



×