Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KINH TẾ VĨ MÔ ECO102 Bài tập nhóm Topica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.53 KB, 15 trang )

LỚP: OTV14 - NHÓM 4

Chương trình Đào tạo Cử nhân

Môn: ECO102 - KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Trực tuyến TOPICA

Bài tập nhóm
Môn học Kinh Tế Vĩ Mô
Nhóm chọn chủ đề số 4:
Thất nghiệp là gì? Nguyên nhân thất nghiệp? Các loại hình thất nghiệp hiện nay? Thất nghiệp tác động
như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế? Hãy nêu và phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm
hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NHÓM 4
STT

Họ và Tên

Ngày sinh

Giới
tính

Nơi sinh

Di động

Nhóm


Chức
vụ

1

Nguyễn Trường Ngọc
()

03/01/1989

Nam

Bình Thuận

0812288081

4

Nhóm
trưởng

2

Nguyễn Thanh Thư

15/11/1989

Nữ

Đồng Tháp


0939583661

4

Nhóm
phó

3

Lâm Ngọc Dung

06/10/1987

Nữ

TP.HCM

0907107933

4

4

Nguyễn Văn Định

02/04/1990

Nam


Bến tre

0933549219

4

5

Lê Anh Đức

01/01/1983

Nam

An Giang

0985528596

4

6

Nguyễn Minh Kiệt

27/02/1992

Nam

Trà Vinh


0972130441

4

7

Phan Nhựt Linh

10/05/1988

Nam

Bến Tre

0989183316

4

8

Nguyễn Văn Lộc

20/10/1989

Nam

Cần Thơ

0945114445


4

9

Võ Hoàng Minh

16/02/1985

Nam

Bến Tre

0936241463

4

10

Huỳnh Nguyên Ngọc Phượng

10/05/1977

Nữ

TP.HCM

0909523167

4


11

Lê Anh Tuấn

26/05/1992

Nam

An Giang

0919963267

4

MỤC LỤC


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Tình trạng thiếu việc làm nói chung và cử nhân bị thất nghiệp nói riêng đã và đang là vấn đề
thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt, ngày 24/4 vừa qua, một lần nữa dư luận lại lo lắng
khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thông báo tại phiên giải trình của
Chính phủ với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội:
“Mặc dù trong giai đoạn 2016 - 2020, số lao động có trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng nhưng
người thất nghiệp cũng tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm. Trong khi người có
việc làm chỉ tăng 38% thì người thất nghiệp tăng gấp đôi (ở nhóm lao động này - NV)”.
Hội thảo định hướng chiến lược lao động, việc làm và phát triển kỹ năng giai đoạn 2021-2030
vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội đồng Lý luận Trung ương đồng tổ chức
ngày 10/4 tại Hà Nội. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, Hội thảo nhằm tham vấn các Bộ,
ngành, các tổ chức quốc tế và các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về “kết quả
thực hiện các chính sách lao động việc làm và đột phá phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 20112020 “ cũng như nhận định “các vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao

động Việt Nam cho 10 năm tới. Theo đề án, năm 2019, nước ta sẽ có 50% lao động được qua đào
tạo tay nghề, lao động nông nghiệp giảm còn 40%, tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 5% và
ở nông thôn là 3%, mức tiền lương trung bình tăng 12%/tháng.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thất nghiệp phân theo khu vực Thành thị và nông thôn của nước
ta năm 2016 – 2017 và sơ bộ 2018:
1.



Thực trạng:

Theo Bản tin thị trường lao động số 21/2019: Quý 1/2019 cả nước có 1.059.000 người
trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng là hơn
65.000 người, trung cấp là 52.700 người, đại học là hơn 124.000 người.

Trang 2


Quang cảnh Hội nghị công bố bản tin thị trường lao động số 21
 Thực trạng của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp mới ra đời rất nhiều, chứng tỏ thị trường việc làm cũng tăng lên,
nhưng đó chỉ là bề nổi và về mặt lý thuyết. Thực chất, việc cần người rất nhiều, nhưng người tài
đáp ứng được công việc thỉ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Các công ty nước ngoài và các tập
đoàn lớn trong nước sẵn sàng trả lương US$1,000 – US$5,000 nhưng vẫn không thể kiếm ra
được người phù hợp. Chúng ta cần đặt ra câu hỏi: chất lượng giáo dục và đào tạo của ta như thế
nào đây? Ngoài câu hỏi về chất lượng, các trường lớp phổ thông không trang bị đầy đủ những
“công cụ” cho học sinh để khi ra trường, các em có thể sử dụng các “công cụ” đó để phát huy tay
nghề chính. Các công cụ đó là gì: ngoại ngữ, kiến thức vi tính, kỹ năng đánh máy, phần mềm
thiết kế… Thường các sinh viên ra trường đi xin việc không được trang bị những “công cụ” trên
nên họ phải chịu một thời gian thất nghiệp để trang bị thêm những công cụ đó. Kéo dài thêm tình

trạng thất nghiệp chung cả khu vực.
 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, hạn chế tối đa tình trạng cử nhân thất
nghiệp nói riêng đã trở thành đòi hỏi cấp thiết. Vì ai cũng hiểu, không có việc làm sẽ kéo theo rất
nhiều những hệ lụy và tệ nạn trong xã hội mà một trong những cái đó là: gia đình mất hạnh phúc
bố mẹ chia tay, con cái không có được môi trường giáo dục tốt sẽ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã
hội: nghiện ngập, trộm cướp, giết người… dễ dẫn đến khủng hoảng xã hội.
Ngoài ra, chính phủ ta còn phải chi rất nhiều để giải quyết những tệ nạn kia, sản phẩm
quốc nội đã không được làm ra, đầu ra không có mà chi phí công lại quá nhiều. Chưa kể đến tình
hình làm không ra tiền, nhu cầu giảm nên đầu tư cũng theo tình hình mà giảm theo.

Trang 3


Hình ảnh Hội thảo “Thúc đẩy an sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam”
2.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN:
Chúng ta sẽ xem tổng quan các nghiên cứu Đường cong Philips và Định luật Okun


Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của
mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở
đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên.
• Định luật Okun 1: Khi sản lượng thực tế (Yt) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp)
2% thì thất nghiệp thực tế (Ut) tăng thêm 1% so với thất nghiệp tự nhiên (UN).
Ut = Un + 50/frac (YP - Y) (Yp)


Định luật Okun 2: Khi tốc độ của sản lượng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản

lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó.
Ut = U0 – 0,4(g - p)
Trong đó:
- Ut là tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm đang tính
- U0 là tỷ lệ thất nghiêp thực tế của thời kỳ trước
- g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y
- p: tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năm Yp

Đường Cong Phillips:
Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (đường
cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP
(đường cong Phillips p hiên bản GDP). Đường này được đặt theo tên Alban William Phillips,


Trang 4


người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh
từ năm 1861 đến năm 1957 và p hát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ
tăng tiền lương danh nghĩa.

Trong ngắn hạn và trung hạn, nền kinh tế vận động theo các đường PC có sự đánh đổi
tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi các
cơn sốc về phía cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các sốc về phía
cung. Còn trong dài hạn, về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Thất nghiệp là gì?
- Bản chất của thất nghiệp?

- Nguyên nhân và lý do của thất nghiệp?
- Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế?
- Một số giải pháp cơ bản.

4.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài nghiên cứu này nhằm nhận định đầy đủ hơn về thực trạng của thất nghiệp, nghiên cứu
kỹ hơn và đưa ra những giải pháp thực tế để khắc phục tình trạng thất nghiệp hiện nay. Khắc
phục được tình trạng thất nghiệp, chúng ta sẽ khắc phục được rất nhiều khía cạnh nóng hổi khác
mà theo chúng tôi, trọng điểm là hai mối quan tâm quan tâm hàng đầu mà đất nước đang đương
đầu:
Lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
Tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, trộm cướp, giết người… nhất là tình trạng giết người
hiện nay ngày càng gia tăng, đưa đến một hình ảnh một đất nước Việt Nam không còn
bình yên vốn có nữa.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
a.
b.

Đề tài nghiên cứu về chủ đề THẤT NGHIỆP và những vấn đề xung quanh, do còn có hạn chế
về kiến thức, thời gian không cho phép nên nghiên cứ chỉ nằm gọn trong các câu hỏi đã được nêu
Trang 5


ra. Và phạm vi phân tích, những giải pháp cũng sẽ chỉ giới hạn ở một số điều cơ bản và những
điều đang xảy ra trong xã hội gần đây.
NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU: Nguồn nghiên cứ từ báo chí và mạng internet.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với tư duy

logic dựa trên số liệu đã thu thập được.

6.
7.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP:
Để bàn luận cơ sở lý luận về thực trạng thất nghiệp, trước hết, ta cần trả lời hai câu hỏi:

-

-

Thất nghiệp là gì? Trong kinh tế học, đó là tình trạng người lao động muốn có

việc làm mà không tìm được.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ”Đây là tình trạng tồn tại một số người trong lực
lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh
hành”.
Nói chung, khái niệm thất nghiệp phải đáp ứng đủ ba điều kiện là: Không có việc làm, sẵn
sàng làm việc và đang tìm việc.
• Bản chất của thất nghiệp? Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của



công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm,
thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không
bị coi là vấn đề nghiêm trọng. Các phần phân tích dưới đây ở mục 1.1 sẽ cho ta
thấy bản chất thất nghiệp được hiểu như thế nào.

Nguyên nhân và lý do gây thất nghiệp: ngoài những lý do mang tính cá nhân

của người lao động như: bỏ việc, mất việc, mới vào, quay lại; nhóm thấy có thêm
các nguyên nhân mang tính vĩ mô như:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi.
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Gia tăng dân số và nguồn lực.
1.1. Phân tích Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản:
Để có cơ sở xác định tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái niệm sau đây:
 Những người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền
lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Ở Việt Nam, độ
tuổi lao động đối với nam là từ 16 - 60 tuổi, đối với nữ là từ 16 - 55 tuổi.
 Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn
hoá, xã hội, v.v. và là những người có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán
bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc
làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.

Trang 6




Những người ngoài lực lượng lao động: gồm người đang đi học, nội trợ gia đình, người

không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc
làm.
 Lực lượng lao động: là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia
lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
 Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm và mong muốn, đang tìm kiếm
việc.

1.2. Phân tích một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu:
 Lao động thiếu việc làm: là những người mà trong tuần nghiên cứu được xác định là có
việc làm nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu và sẵn sàng làm
thêm giờ.
 Tỷ lệ th iếu việc làm: là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc làm trong tổng số lao động
có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên
tổng số lực lượng lao động xã hội.

TûlÖthÊtnghiÖp=100%x



Sè ng­ êi kh«ngcãviÖclµm
Tæng sè lao ®
éng x· héi

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng

thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm)
trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp).
 Phân loạ i thấ t n gh iệp:
• Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:
- Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới.
- Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở người
cao tuổi.
- Theo lãnh thổ: Khu đô thị thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn.
- Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng thời điểm, các ngành suy thoái
thì thất nghiệp đối với ngành đó gia tăng và ngược lại.
- Theo chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào chủng, sắc tộc tại 1 số
quốc gia.

• Phân loại theo lý do thất nghiệp:
- Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì các lý do: cho rằng lương thấp, không hợp nghề,
vùng…
- Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh, ...
- Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm
(thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công
tác…).
- Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm.
• Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
Trang 7


- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi một số người lao động đang trong thời gian tìm việc
ở nơi làm tốt hơn, phù hợp hơn (lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người
mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,…
- Thất nghiệp theo mùa vụ: cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là
một số công việc mùa vụ ...
- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu lao động. Loại này gắn
liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của thị trường lao
động (tổ chức đào tạo lại, môi giới, …). Khi biến động này mạnh và kéo dài, sẽ
chuyển sang thất nghiệp dài hạn.
- Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống.
Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Đây còn gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các
nền kinh tế thị trường gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu
chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi
nơi, mọi ngành nghề.
• Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:
- Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người
lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của

mình.
- Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên,
còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).
- Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường
lao động đạt trạng thái cân bằng.
Như vậy, thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế?
a. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát:
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động
sản xuất kinh doanh tăng lên, là sự lãng phí lao động xã hội - nhân tố cơ bản để phát triển kinh
tế - xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái, là nguyên nhân đẩy
nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát. Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế,
thất nghiệp và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường - Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo, ngược lại, tốc độ tăng trưởng
(GDP) tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Mối quan hệ này cần được
quan tâm khi tác động vào các nhân tố kính thích phát triển - xã hội.
Tuy nhiên, nếu trong môi trường ổn định, thất nghiệp mức độ nhẹ cũng góp phần tạo sự
cạnh tranh trong thị trường lao động, tạo động lực tìm tòi, tự phát triển kỹ năng và trau dồi kiến
thức với mong muốn giữ được việc làm hoặc kiếm vị trí tốt hơn.
b. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động:
Người lao động bị thất nghiệp sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao
động và gia đình sẽ khó khan, con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ giảm sút do
thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế… Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động
đến bần cùng, chán nản với cuộc sống, với xã hội, dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
Trang 8


Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội:
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng bãi công, biểu tình đòi
quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều như trộm cắp, cờ
bạc, nghiện hút, mại dâm…, Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy

giảm… Từ đó, có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị. Thất
nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội khó khăn và nan giải của quốc gia, có ảnh hưởng đến
nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”, không chỉ bằng một
chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các chính sách đồng bộ, phải luôn luôn
cọi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, thất nghiệp luôn luôn tồn tại
trong nền kinh tế thị trường và tăng (giảm) theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường.
Trong hàng loạt các chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng thất nghiệp, bảo hiểm
thất nghiệp có vị trí quan trọng - không nói là hữu hiệu nhất.
1.3. Phân tích kinh nghiệm của một số nước về thất nghiệp:
Tại Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức 5.30% tính đến 2018 (theo Văn Phòng Thống Kê Lao
động Hoa Kỳ - Bureau of Labor Statistics), trong đó, tỉ lệ người thất nghiệp dài hạn (trên 27
tuần) chiếm 26.9% .
Điều này cho thấy Mỹ đã thành công trong việc giảm, ngăn chặn tình trạng gia tăng tỉ lệ thất
nghiệp.
 Để giải quyết tình hình thất nghiệp, chính phủ Donald Trump đã:
- Lấy quỹ công trả lương ngắn hạn trong các tổ chức phi lợi nhuận, tạo cơ hội cho 1 số
người giỏi tồn tại hoặc ít nhất dễ kiếm việc hơn khi họ không trống 1 khoảng thời gian trong sơ
yếu lý lịch.
- Trả lương cho 1 số người tại các công ty lợi nhuận trong 1 thời gian ngắn, nếu họ đủ năng
lực và đã mang lại lợi ích cho công ty đó, khi hết thời hạn trên, các công ty tư nhân sẽ giữ họ
lại.
- Đào tạo được chú ý hơn để tạo ra các nhân tài trong tương lai.
 Theo Pooja Mehta đăng trên Economics Discussion, nên có các bước sau:
- Chiến lược công nghệ: mặc dù có khó khăn, các công ty vẫn nên kéo các tài năng công
nghệ về làm cho mình, cho dù lương có ít đi 1 chút nhưng họ sẽ chấp nhận hơn là thất nghiệp,
nhưng đây là bước bảo đảm có sẵn tài năng khi công ty có cơ hội phát triển.
- Đẩy mạnh nghành nông nghiệp: những người trong nghành nông nghiệp thường có xu
hướng tìm việc bên nghành công nghiệp, nhưng nếu ta đưa kỹ thuật, công nghệ cao áp dụng
vào nghành nông nghiệp (trồng trọt, làm vườn, nông trại,…) để tạo hưng phấn cho họ ở lại,

không tạo ra hiện tượng “thiếu nông dư công” dẫn đến tình trạng quá thừa công nhân và nhân
viên bên ngành công nghiệp tại các thành phố lớn.
- Chú ý hơn đến giáo dục, tạo tài năng trong tương lai.
- Mạng lưới thông tin viêc làm cần được trải rộng ra khắp mọi nơi.
- Giúp vốn cho các nhà kinh doanh vừa và nhỏ: chủ trại, nhà buôn…để họ có thể tồn tại và
nhân viên của họ cũng được tồn tại.
- Tăng sản lượng nông nghiệp và công nghiệp.
c.

Trang 9


PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH THƯC TRẠNG VỀ TÌNH TRẠNG THẤT
NGHIỆP GIAI ĐOẠN HIỆN NAY?
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình của tình trang thất nghiệp từ năm 2008 đến năm 2019:
TS Bùi Sỹ Lợi đúc kết một số nguyên nhân cơ bản khiến thất nghiệp ở Việt Nam như sau:
Một là, lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ
yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội): 15,2%, đồng bằng sông
Cửu Long: 19,1%, trong khi các vùng đất rộng có tỉ trọng lao động thấp như trung du và miền
núi phía Bắc chỉ chiếm 13,7%, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượng lao động.
Hai là, lực lượng lao động có chất lượng thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11
trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng,
thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp, thể lực ở mức trung bình kém,
chưa đáp ứng được cường độ làm việc và yêu cầu sử dụng máy móc thiết bị tiêu chuẩn quốc tế.
Công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp chưa tốt, kỷ luật lao động còn kém. Một bộ
phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, hành vi.
Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả
năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Ba là, năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự khác biệt đáng kể

giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.
Bốn là, tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ thường xuyên xảy ra như sẽ đề
cập ở phần phát biểu ở dưới của ông Nguyễn Bá Ngọc.
Năm là, mặc dù đã tiến hành 2 đợt cải cách tiền lương (năm 1993 và 2004), bước đầu tách
bạch tiền lương sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chính sách
tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường nhưng mức tiền lương tối
thiểu thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được 70% nhu
cầu cơ bản của người lao động.
Sáu là, công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế, các chính sách
đang từng bước hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ.

Trang 10


2.2. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn. Những dữ liệu này đã qua
tổng hợp, xử lý công bố hay xuất bản. Trong bài viết này, các dữ liệu chủ yếu là thứ cấp. Tuy
nhiên, các diễn dàn và trang web giáo dục hoặc các trang web chứa thông tin, tài liệu giáo dục
của sinh viên còn thiếu sự cập nhật, các bài tiểu luận chủ yếu đã qua 1 thời gian nên bài viết này
đã được thêm vào các thông tin từ các trang web của các cơ quan nước ngoài và cơ quan nhà
nước ta nên khá chính xác và đầy đủ, dữ liệu được cập nhật đến thời gian thực hiện bài viết.
- Dữ liệu sơ cấp (thông tin gốc) là dữ liệu không có sẵn, dữ liệu ban đầu thu thập trực tiếp
từ đối tượng nghiên cứu. Vì trong khuôn khổ giới hạn về địa lý (các học viên đều ở xa nhau) và
thời gian (chỉ trong vài tuần) và giới hạn về kiến thức nên không thể thực hiện được các buổi
điều tra trực tiếp đến các đối tượng.
ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

- Tuy có lạm phát nhưng chưa thấp đến mức

báo động.

- Công tác đào tạo còn hạn chế, không đáp ứng
được nhu cầu tuyển dụng.

- Chính sách mở cửa và tính ổn định thu hút
nhiều đầu tư từ nước ngoài nên vẫn có nhu cầu
nguồn lực.

- Xu hướng người lao động tập trung ở các
vùng trọng điểm làm cho việc phân bổ lao
động bị hạn chế.

CƠ HỘI

HẠN CHẾ

- Được sự quan tâm của Nhà Nước.

Bội chi ngân sách quá nhiều.

- Các trung tâm đào tạo được cấp phép cho mở
nhiều, có sự đồng bộ, phổ biến.

- Bị ảnh hưởng từ những biến động trên
toàn thế giới, thí dụ như khủng hoảng tiền tệ
hiện nay.

2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu:


Trang 11


PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HẠ THẤP
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:
3.1. Dự báo triển vọng, phương hướng, mục tiêu và quan điểm giải quyết thực trạng thất
nghiệp:
Trong các lần Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đã đề ra mục tiêu “Giải quyết việc làm
cho hàng triệu lao động…Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
55%...
Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập, khuyến khích tạo
thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề, đồng thời có cơ chế
chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”
3.2. Giải pháp:
Đánh giá nguyên nhân, ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Viện KHLĐXH (Bộ
LĐTB&XH), cho rằng có nhiều, nhưng quan trọng nhất là chất lượng đào tạo trong các trường
CĐ, ĐH chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các
cơ quan, doanh nghiệp. Ông nhận xét: “Sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho
cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt
kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu công khai, minh
bạch thông tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của nhóm lao
động này”.
Giải quyết vấn đề lao động để tránh thất nghiệp, cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nước, tái
cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững, Đồng thời,
phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp.
Phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến
thị trường lao động nước ta.
Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các DN vừa và nhỏ để nhanh
chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất. Phát triển kinh tế trang trại,

HTX trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông
sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu để tận dụng lượng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền
thống của nước ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và
thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Trang 12


Nhà nước cùng các DN quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ văn hóa đối
với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm.
Mở rộng phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của
lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho
lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn.
Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp ngành nghề (sơ cấp
nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta,
để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên.
Đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc
tế. Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp
luật. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua hệ thống thông tin,
quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện
cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu:

 Đối với chính phủ:
- Hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động.
- Kết nối cung - cầu lao động.
- Hỗ trợ lao động di chuyển.
- Tín dụng ưu đãi cho sản xuất và kinh doanh.
- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Cho phép lao động nước ngoài làm việc tại VN.

 Đối với các hiệp hội:
Theo dự báo của Bộ lao động, thương binh và xã hội, lực lượng lao động tăng chậm, giai
đoạn 2016-2020 tăng bình quân 860 ngàn người/ năm. Do tác động đồng thời của giảm sức
ép về lực lượng lao động, số việc làm vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ giảm dần. Nhằm để cải
thiện tình hình này, cần có định hướng chính sách như sau:
Cần ban hành luật việc làm quy định chính sách cụ thể
Cần gắn kết chính sách việc làm với chính quá trình và kế họach tổng thể về tái cấu trúc
kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững

Trang 13


Chính sách việc làm được thực hiện trong đồng bộ và đồng thời, thậm chí đi trước một
bước với các chính sách kinh tế khác. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu
thị trường, đón đầu các quy họach phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, nhất là những
địa bàn có tốc độ đô thị hóa và tốc độ tái cấu trúc kinh tế - xã hội nhanh.
Chính sách việc làm phải phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm
và đảm bảo việc làm. Tăng cường huy động các nguồn vốn của DN và các tổ chức cho đào
tạo nâng cao trình độ của người lao động.
KẾT LUẬN:
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam hiện nay, chúng ta có rất nhiều vấn
đề cần được quan tâm. Song có lẽ, thất nghiệp là vấn đề cần được quan tâm hang đầu không chỉ
ở Việt Nam, mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn
đề đầu tiên cũng là vấn đề cuối cùng tiên quyết đến sức sống của nền kinh tế, quyết định đến
mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á đã trở
nên giàu mạnh nhờ có chiếc lược đào tạo nghề, bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu
dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng
nhanh thu nhập, đặc biệt từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng.

Qua đó Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả về công tác giáo dục – đào tạo. Nhất là
đổi mới trong đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng và đào tạo nghề. Đồng thời, cần cải thiện công tác
dự báo nhu cầu việc làm, những thay đổi, dịch chuyển trong cơ cấu việc làm. Cần khắc phục
kịp thời tình trạng đào tạo không gắn với nhu cầu thực tiễn.
Mặt khác, chúng ta cũng cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, đẩy mạnh
xây dựng các khu công nghiệp thu hút nguồn lao động nhàn rỗi, nâng cao thu nhập cho người
dân địa phương. Qua đó chẳng những góp phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp mà còn
góp phần khắc phục vấn đề quá tải trong nhiều lĩnh vực tại các thành phố lớn hiện nay.
Như vậy, qua việc tìm hiểu về thực trạng và giải pháp của vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng, không ngừng đổi mới công tác đào đạo, mạnh dạn thay đổi
cơ chế chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề cấp thiết. Làm tốt công
tác này tác này sẽ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập và phát triển mạnh mẽ
cùng kinh tế khu vực và thế giới. Đó cũng là điều kiện rất qua trọng để tiến tới xây dựng xã hội
công bằng, dân chủ, giàu mạnh và văn minh.

Trang 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trang web Bộ Lao Động, Thương Binh Xã Hội.
/>- Văn Phòng Thống Kê Lao động Hoa Kỳ - Bureau of Labor Statistics)
- Economics Discussion
- Báo Người Lao Động

Trang 15



×