Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 184 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ MINH THÙY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ MINH THÙY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã ngành: 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ THỊ HƯƠNG



Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................... 8
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ............. 23
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................... 27
Chương 2. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............... 29
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường đại học công lập .................................................................................. 29
2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công
lập ................................................................................................................... 45
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường đại học công lập .................................................................................. 57
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ............... 64
3.1. Pháp luật về giảng viên trường đại học công lập ở Việt Nam ................ 64

3.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý nhà nước đối với
đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam ........................ 84
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam .............................................................................. 105
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................ 111
4.1. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam hiện nay ............................................................... 111
4.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam .............................................................................. 116
KẾT LUẬN ................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 153



DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

ĐHCL

Đại học công lập

GDĐH

Giáo dục đại học

GD&ĐT


Giáo dục và đào tạo

GS, PGS

Giáo sư, Phó Giáo sư

KT - XH

Kinh tế, xã hội

HĐLV

Hợp đồng làm việc

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NGND, NGƯT

Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

QLGD

Quản lý giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nước


UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học (GDĐH) được coi là công
cụ hữu hiệu để đào tạo nguồn nhân lực có khả năng nắm vững và ứng dụng các
tri thức khoa học vào thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) một cách nhanh chóng, toàn diện và bền
vững. Bởi vậy, phát triển GDĐH đã và đang là mối quan tâm lớn của toàn xã
hội, của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua,
cùng với quá trình đổi mới của đất nước, hệ thống GDĐH Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, “Giáo dục đại học đã bộc lộ nhiều hạn
chế và yếu kém, chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi
phát triển kinh tế xã hội của đất nước...” [86]. Vấn đề không chỉ dừng lại ở chất
lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, mà
điều đáng nói là sự tụt hậu này đang tác động tiêu cực đến sự phát triển KT-XH
của đất nước.
Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDĐH nói riêng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức
đào tạo,... nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là chất lượng giảng
viên đại học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “không có thầy giáo thì
không có giáo dục” [44, t.8, tr184]. Quan niệm này đã được thể hiện trong các
chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và khẳng định trong Luật Giáo dục.
Điều khẳng định đó càng có sức thuyết phục hơn khi đối chiếu với kinh nghiệm
thành công của nhiều quốc gia trên thế giới khi họ lấy đào tạo giảng viên chất
lượng cao làm đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, chất lượng đội

ngũ giảng viên đại học hiện nay còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn.
Nếu chất lượng đào tạo là tâm điểm của nhu cầu đổi mới thì vấn đề trọng yếu
nhất hiện nay là chất lượng giảng viên - yếu tố sống còn của một trường đại học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong chất lượng GDĐH nói chung và
chất lượng đội ngũ giảng viên nói riêng, nhưng “nguyên nhân căn bản chính là

1


sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo đục đại học và sự yếu kém trong
quản lý của bản thân các trường đại học...” [86]. Trước tình hình đó, đổi mới
quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục đại học và giảng viên đại học trở nên bức
thiết và được coi là “khâu đột phá” nhằm nâng cao chất lượng GDĐH, chất
lượng đội ngũ giảng viên [86].
QLNN đối với trường đại học công lập (ĐHCL) nói chung và đối với
giảng viên các trường ĐHCL nói riêng đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm
của các nhà quản lý và toàn xã hội, liên quan đến chất lượng đào tạo của các cơ
sở GDĐH ở Việt Nam. Thời gian qua, sự thay đổi của cơ chế QLNN trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập bên cạnh những kết quả đạt được
thì còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự phát huy được hết các nguồn lực của
đội ngũ.
Việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học cần
phải được thực hiện trên nền tảng pháp lý vững chắc với các văn bản pháp luật
có giá trị pháp lý cao, thực sự phát huy được hiệu quả khi thực thi, áp dụng. Tuy
nhiên hiện nay tồn tại nhiều văn bản pháp luật do các cơ quan khác nhau ban
hành tại nhiều thời điểm cùng điều chỉnh đối với giảng viên trong trường đại học
(Cùng một lúc, giảng viên là đối tượng điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau: pháp luật về viên chức, về giáo dục,
giáo dục đại học, pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp…). Nhiều quy định còn cứng nhắc, nhiều quy định chậm được cụ thể

hóa và thực tế có những văn bản không phù hợp, mẫu thuẫn với nhau. Dẫn đến
nhiều khó khăn, vướng mắc, không chỉ đối với giảng viên khi tuân thủ, thi hành,
sử dụng những quy định pháp luật liên quan, mà còn đối với các cơ quan QLNN,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện pháp luật… Bên cạnh đó, việc quản
lý, sử dụng, đánh giá,… giảng viên vẫn nặng về thủ tục hành chính, chưa có
nhiều đột phá, chưa tương thích với cơ chế tự chủ của các trường đại học công
lập. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trường đại học công lập
còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao. Các nội dung thanh tra,

2


kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc thực hiện và đảm bảo các chế độ chính
sách cho giảng viên chưa nhiều, chưa hiệu quả,….
Trước thực trạng đó, hơn lúc nào hết, vai trò của các cơ quan QLNN có
thẩm quyền cần phải được phát huy, không phải để tăng cường quản lý đội ngũ
giảng viên theo cơ chế tập trung, bao cấp mà đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước
cần có những giải pháp hiệu quả, thể hiện đúng vai trò định hướng, giám sát,
thúc đẩy và tạo điều kiện cho các trường đại học, cho đội ngũ giảng viên được chủ
động, sáng tạo phát huy tối đa khả năng, năng lực của mình.
Nghiên cứu về giảng viên đã có không ít các công trình từ bài báo, tạp chí,
đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đến các luận văn, luận án dưới nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về QLNN đối với giảng viên trường đại học
công lập thì chưa được đề cập một cách chuyên sâu trong một nghiên cứu luật học
riêng biệt. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với giảng viên
các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cả về phương diện
lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích tổng quát là nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và

thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đội
ngũ giảng viên các trường ĐHCL, phúc đáp yêu cầu đổi mới chất lượng hoạt
động giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận liên quan đến QLNN đối
với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường
ĐHCL ở Việt Nam. Từ đó, xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đổi
mới QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay.

3


- Nghiên cứu xác định quan điểm và đề xuất giải pháp đổi mới QLNN đối
với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động QLNN đối với đội ngũ
giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam.
- Thực tiễn QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: luận án nghiên cứu pháp luật đối với giảng viên
trường ĐHCL và các nội dung QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường
ĐHCL ở Việt Nam.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu pháp luật và hoạt động QLNN đối với
đội ngũ giảng viên tại các trường ĐHCL ở Việt Nam (trừ các trường đại học
khối công an, quân đội).
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu pháp luật về giảng viên và hoạt động QLNN

đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL từ khi đổi mới đất nước, tập trung
trong thời gian từ 2010 đến nay (từ khi ban hành Luật Viên chức).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đại học, giảng viên đại học và QLNN về giáo
dục đại học và đội ngũ giảng viên đại học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

4


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong tất cả các
chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên
quan đến chủ đề luận án.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: được sử dụng chủ yếu trong chương 2
và 3 của luận án nhằm nhận diện và đánh giá hoạt động QLNN đối với đội ngũ
giảng viên trong mối liên hệ với toàn bộ hoạt động QLNN nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục ĐHCL ở Việt Nam.
- Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 4 của
luận án để làm sáng tỏ các mô hình pháp lý về QLNN đối với đội ngũ giảng viên
đại học trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án
nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng
QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng chủ yếu trong chương 4 của luận
án để làm rõ một số giải pháp đổi mới QLNN đối với giảng viên trường ĐHCL.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang đến những đóng góp mới cho

khoa học pháp lý và thực tiễn QLNN như sau:
Luận án là công trình chuyên khảo phân tích, đánh giá một cách hệ thống
và tương đối toàn diện các nội dung quản lý nhà nước đối với giảng viên trường
đại học công lập. Nghiêu cứu đã phân tích và làm rõ được khái niệm, đặc điểm
và tính tất yếu, sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nước đối với giảng viên
trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, luận án cung cấp, bổ sung
thêm cơ sở lý luận, góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn hệ thống lý luận
khoa học về quản lý nhà nước đối với giảng viên.
Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống thực trạng quản lý nhà nước đối
với giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, luận án đã chỉ
ra những kết quả đạt được, những hạn chế và xác định nguyên nhân của những
kết quả và hạn chế đó. Đồng thời luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới

5


quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam đặt
trong bối cảnh yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học, dân chủ, tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của các trường đại học công lập.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận
Đề tài góp phần củng cố, hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về QLNN, ĐHCL,
giảng viên đại học và thực hiện QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường
ĐHCL ở Việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
- Xây dựng đường lối, chính sách: Đề tài xác lập cơ sở khoa học cho việc
tiếp tục triển khai thi hành Luật giáo dục đại học 2012, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018, góp phần sửa đổi Luật Viên
chức 2010; là cơ sở khoa học góp phần phục vụ công tác xây dựng và triển khai

thi hành các văn bản pháp luật về tự chủ đại học, đặc biệt là tự chủ về nhân sự;
đồng thời góp phần củng cố cơ sở pháp lý của việc thực hiện QLNN đối với đội
ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam.
- Với các nhóm giải pháp cụ thể được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và phân tích thực trạng công tác QLNN đối với giảng viên đại học, luận
án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý giúp tăng cường hiệu
quả công tác QLNN đối với đội ngũ giảng viên nói riêng và hiệu quả hoạt
động của bộ máy quản lý các trường ĐHCL ở Việt Nam nói chung.
- Đổi mới QLNN là “khâu đột phá” nâng cao chất lượng giáo dục đại học
nói chung và chất lượng đội ngũ giảng viên nói riêng. Vì vậy, với các giải pháp
đổi mới công tác QLNN đối với đội ngũ giảng viên đại học, luận án sẽ góp phần
tăng cường năng lực và chất lượng của đội ngũ giảng viên các trường ĐHCL ở
Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án

6


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án được kết cấu gồm 04 chương với các mục, tiểu mục cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam
Chương 2: Lý luận về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại
học công lập ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

7



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề QLNN đối với giáo dục đại học nói chung và đội ngũ giảng viên
các trường đại học nói riêng đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản
lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu, các viện, các trường đại học
cả trong và ngoài nước. Trong đó, đã có rất nhiều công trình khoa học được công
bố trên các sách, báo, tạp chí,… dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và năng lực quản
lý của cơ quan QLNN, góp phần nâng cao chất lượng GDĐH.
1.1.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước đối với giảng viên trường
đại học công lập
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận về QLNN, từ giáo
trình, sách chuyên khảo, đến các bài viết trên tạp chí,...Trong số đó, giáo trình
Hành chính công do TS. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên, xuất bản năm 2003 với 16
chương đã bao gồm những vấn đề cơ bản nhất của khoa học hành chính công
như: chức năng hành chính, thể chế hành chính, tổ chức hành chính Nhà nước,
quyết định hành chính, công vụ, công chức, QLNN trên các lĩnh vực,…[45]. Có
thể nói, công trình có tính “giáo khoa” kể trên đã giúp nghiên cứu sinh có những
hiểu biết cơ bản nhất về các yếu tố cấu thành nền hành chính Nhà nước; phân
biệt QLNN với các loại hình quản lý khác trong xã hội. Đây là nghiên cứu nền
tảng làm cơ sở để nghiên cứu sinh đi sâu tìm hiểu QLNN đối với từng lĩnh vực,
nội dung cụ thể.

8



Qua việc nghiên cứu sách chuyên khảo Phân cấp quản lý nhà nước ở Việt
Nam: thực trạng và triển vọng của GS.TS Phạm Hồng Thái và Phân cấp quản lý
nhà nước: lý luận và thực tiễn của PGS.TS Võ Kim Sơn, tác giả luận án hiểu rõ
hơn vấn đề lý luận về phân cấp QLNN trong hệ thống hành chính Nhà nước. Các
mô hình phân cấp, nguyên tắc, yêu cầu, nội dung phân cấp và thực trạng phân
công, phân cấp trong QLNN ở nước ta trong những năm qua [78]. Bên cạnh đó,
qua luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Nguyễn
Thị Thu Hà, nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về phân cấp QLNN đối với lĩnh vực cụ
thể là giáo dục đại học: khái niệm, bản chất của phân cấp QLNN đối với giáo dục
đại học, đặc biệt luận án gắn kết công tác QLNN đối với giáo dục đại học trong
mối quan hệ giữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại
học [41].
Đề tài NCKH của Ngô Minh Tuấn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương năm 2013: Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam: vấn đề và giải pháp đã tiếp cận lý luận về QLNN đối với nguồn nhân lực.
Đề tài tiếp cận theo cách tiếp cận chức năng QLNN: bao gồm chức năng xây
dựng chính sách (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển nguồn
nhân lực); chức năng dự báo; chức năng tổ chức, điều hành nhằm tác động, tổ
chức, điều chỉnh quá trình phát triển nguồn nhân lực [92]. Đây là tài liệu tham
khảo quan trọng giúp tác giả nhận thức rõ hơn thế nào là QLNN đối với nguồn
nhân lực từ đó xác định những nội dung của QLNN đối với giảng viên - với tư
cách là nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội.
Không nghiên cứu trực diện về các trường ĐHCL nhưng Đặng Thị Minh
trong luận án tiến sỹ Chính sách phát triển các trường đại học tư thục ở Việt
Nam đã có sự phân tích, so sánh khá chi tiết, phân biệt trường ĐHCL và trường
đại học tư thục trên các nội dung: địa vị pháp lý, đầu tư tài chính và sở hữu
trường, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý tài chính và sử dụng tài sản [59]. Qua sự
phân tích của tác giả, nghiên cứu sinh có thêm những hiểu biết về mô hình tổ
chức của trường ĐHCL. Muốn hiểu rõ về đối tượng quản lý - giảng viên trường


9


ĐHCL, thì việc hiểu được môi trường giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên,
những quy định, chính sách phát triển của Nhà nước đối với trường ĐHCL hiện có
là vô cùng quan trọng.
Nhóm công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án của các
tác giả: Trần Tuấn Duy (2019), “Quản lý nhà nước đối với giảng viên các
trường chính trị từ thực tiễn vùng Đông Nam Bộ”, Lê Thị Bích Liên (2018),
“Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học từ thực tiễn trường Đại
học Hà Nội”, Lê Thị Nga (2014), “Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng
viên đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,…
Dù tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý hay khoa học quản lý, dù phạm
vi nghiên cứu trên địa bàn: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, dù là
trường đại học trực thuộc Bộ hay Đại học quốc gia,... thì các nghiên cứu trên đều
xuất phát từ lý luận về QLNN và bám sát những nội dung QLNN đối với giảng
viên: xây dựng thể chế, xây dựng và thực hiện chính sách; quy hoạch; tuyển dụng;
sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật giảng viên. Qua các
nghiên cứu trên, tác giả nhận thức được những vấn đề lý luận về chủ thể, khách
thể, nội dung QLNN đối với giảng viên các trường đại học. Đây là những tài liệu
quan trọng giúp tác giả luận án có những nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về lý luận
QLNN đối với giảng viên các trường ĐHCL ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong
phạm vi của luận văn, những vấn đề lý luận được phân tích ở một chừng mực nhất
định, chưa thể hiện rõ hình thức, phương pháp QLNN đối với đối tượng đặc thù giảng viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với giảng viên mới được xem xét
trên phạm vi hẹp, cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn.
1.1.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với giảng viên
trường đại học
Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến thực trạng giảng
viên và công tác quản lý đối với giảng viên các trường đại học. Ở nhiều nghiên
cứu nước ngoài, tuy không đề cập trực tiếp đến Việt Nam, nhưng những nghiên

cứu về giáo dục đại học, giảng viên đại học trên thế giới là tài liệu tham khảo

10


hữu ích, giúp tác giả luận án nhận thức được bối cảnh và xu hướng phát triển của
giảng viên các trường đại học hiện nay.
Vai trò của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 được ghi nhận ở tất cả các
nền giáo dục trên thế giới. Các nghiên cứu nước ngoài về giáo dục đại học,
trường đại học có thể kể đến là: “The role of university in Globalization”
(Marcus Storch, 2008), “Global trends in university administration” (John
Fielden, 2008),… Trong bài viết “From ideas to actions in higher education”
tác giả David E.Bloom đến từ đại học Havard đã tập trung làm rõ ba nội dung
chính: một là tầm quan trọng của GDĐH, GDĐH là một nhân tố thiết yếu có thể
chứng minh được trong việc đẩy mạnh phát triển con người và tăng trưởng kinh tế;
hai là nhu cầu cải c dục và Đào tạo Quy định chi tiết
việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn,
bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
24. Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT ngày 11/9/2012 của
2012
Bộ GD&ĐT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT
ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công
nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh
giáo sư, phó giáo sư
25. Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/2/2012 của
2012
Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo
Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
26. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của
2012
Chính phủ
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
27. Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của
2012
Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng
làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với
viên chức

166


28. Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28 tháng 12 năm
2012
Bộ Nội vụ
2012 Ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức;
quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với
viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức
29. Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của
2015
Chính phủ
Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo
Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
30. Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính

2015
Chính phủ
phủ về đánh giá và phân loại công chức, viên chức
31. Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015
2015
Bộ GD&ĐT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi
đua, khen thưởng ngành Giáo dục
32. Thông tư 11/2017/TT-BGDĐT Quy chế xét tặng Giải
2017
Bộ GD&ĐT
thưởng “Khoa học và công nghệ dành cho giảng
viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học” do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
33. Thông tư 18/2017/TT-BGDĐT quy định điều kiện, nội
2017
Bộ GD&ĐT
dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức giảngdạy trong cơ sở giáo dục đại
học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành
34. Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT về quy định điều kiện,
2018
Bộ GD&ĐT
nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại
học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành
35. Thông tư 12/2018/TT-BGDĐT về quy chế xét thăng
2018

Bộ GD&ĐT
hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy
trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
IV CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
36. Quyết định số 22/2006/QĐ-BGDĐT ngày 12/5/2006
2006
Bộ GD&ĐT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc bồi
dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn
37. Quyết định số 31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008
2008
Bộ GD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy
định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

167


38. Thông tư số 27/2012/TT-BGDĐT ngày 11/7/2012 Sửa
2012
Bộ GD&ĐT
đổi, bổ sung một số điều của Quy định bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm ban hành kèm theo Quyết định số
31/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo
39. Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 của
2013
Bộ GD&ĐT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương

trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
trong cơ sở giáo dục đại học
40. Thông tư số 20/2013/TT-BGDĐT ngày 06/6/2013 của
2013
Bộ GD&ĐT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ
sở giáo dục đại học
41. Thông tư số 16/2014/TT-BGDĐT ngày 16/5/2014 của
2014
Bộ GD&ĐT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế
hoạt động của trường thực hành sư phạm
42. Nghị định Số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của
2014
Chính phủ
Chính phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và
khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong
các cơ sở giáo dục đại học
43. Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của
2014
Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi
dưỡng viên chức
44. Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán
2017
Chính phủ
bộ, công chức, viên chức
45. Thông tư 10/2017/TT-BNV về quy định đánh giá chất
2017

Bộ Nội vụ
lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ
trưởng Bộ Nội vụ ban hành
46. Thông tư 01/2018/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định
2018
Bộ Nội vụ
101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban
hành
V
CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LƯƠNG, PHỤ CẤP GIẢNG VIÊN
47. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 Về
2004
Chính phủ
chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang

168


48. Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/2/2013 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 204 /2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang
49. Quyết định 61/2005/QĐ-TTg Về chế độ, chính sách
đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ

thông
50. Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 12/8/2005
của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tạm thời thực
hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở
giáo dục công lập
51. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của
Chính Phủ quy định chính sách đối với nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
52. Nghị định 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
53. Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT- BGDĐT-BNVBTC ngày 27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ
Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
54. Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ quy định chính sách đối với cán bộ, công
chức, viên chức và người hưởng lương trong lực
lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
55. Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 7/4/2011 của Chính
phủ Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

169


2013

Chính phủ

2005

Chính phủ

2005

Bộ GD&ĐT

2006

Chính phủ

2013

Chính phủ

2007

Bộ
GD&ĐT,
Bộ Nội vụ,
Bộ Tài
chính

2010


Chính phủ

2011

Chính phủ


56. Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNVBTC-BLĐTBXH của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ
Tài Chính, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày
04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên
đối với nhà giáo.
57. Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNVBTC-BLĐTBXH của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ
Tài Chính, Bộ LĐTB&XH sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐTBNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐCP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ
phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
58. Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg quy định về chế độ
bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên,
giảng viên thể dục thể thao
59. Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính
hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ
đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài
chính ban hành
60. Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
06/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
Hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong

các cơ sở giáo dục đại học công lập

Bộ
GD&ĐT,
Bộ Nội vụ,
Bộ Tài
Chính, Bộ
LĐTB&XH
Bộ
GD&ĐT,
Bộ Nội vụ,
Bộ Tài
Chính, Bộ
LĐTB&XH

2011

2015

2012

Chính phủ

2013

Bộ Giáo
dục và Đào
tạo, Bộ Nội
vụ, Bộ Tài
Chính


2015

Bộ
GD&ĐT,
Bộ Nội vụ

Phụ lục 2
Thống kê số văn bản Quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến giảng
viên được ban hành trong giai đoạn 2010-2019 (tính đến tháng 6/2019)
Văn bản
chung

Luật
Nghị quyết
Nghị định
Quyết định

Chuẩn
GV

Vị trí việc
làm, định mức
biên chế GV

Tuyển dụng,
quản lý,
đánh giá

Đào

tạo, bồi
dưỡng

Lương,
phụ cấp

6

1

1
1

3
2

170

2
0

4
1

Tổng

6
0
10
5



Thông tư
Tổng

5

1
2

7
9

8
13

171

7
9

4
9

27
48


Phụ lục 3
Chức danh nghề nghiệp và bậc lương nhà giáo

Chức danh nghề
nghiệp

Loại
viên
chức

Bậ
c1

Bậ
c2

Bậ
c3

Bậ
c4

Bậc
5

Bậc
6

Bậ
c
7

Bậ

c8

A3.1

6.2
0

6.5
6

6.9
2

7.2
8

7.64

8.00

A2.1

4.4
0

4.7
4

5.0
8


5.4
2

5.76

6.10

6.4
4

6.7
8

A2.2

4,0
0

4,3
4

4,6
8

5,0
2

5,36


5,70

6,0
4

6,3
8

A1

2,3
4

2,6
7

3,0
0

3,3
3

3,66

3,99

4,3
2

4,6

5

4,9
8

2,1
0

2,4
1

2,7
2

3,0
3

3,34

3,65

3,9
6

4,2
7

4,5
8


4,8
9

1,8
6

2,0
6

2,2
6

2,4
6

2,66

2,86

3,0
6

3,2
6

3,4
6

3,6
6


Bậ
c9

Bậ
c
10

Bậ
c
11

Bậ
c
12

3,8
6

4,0
6

Giáo sư
Giảng viên cao cấp
/hạng I
Phó giáo sư
Giảng viên chính/
hạng II
GV trung học phổ
thông hạng I

GV trung học cơ sở
hạng I (GV trung học
cao cấp)
GV trung học phổ
thông hạng II
Giảng viên/hạng III
GV trung học phổ
thông hạng III
GV trung học cơ sở
hạng II (GV trung học
cơ sở chính)
GV tiểu học hạng II
(GV tiểu học cao cấp)
GV mầm non hạng II
(GV mầm non cao cấp)
GV trung học cơ sở
hạng (GV THCS)
GV tiểu học hạng III
(GV tiểu học chính)
GV mầm non hạng III
(GV mầm non chính)
GV tiểu học hạng IV
(GV tiểu học)
GV mầm non hạng IV
(GV mầm non)

A0

B


172


Phụ lục 4

Hệ thống cơ sở giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010-2019
250

Số lượng các trường đại học

200

188
153

150
150

214

207

205

237

236

235
223


219

170

163

159

156

172

171

138

100
55

50

54

50

65

60


50

65

65

50

0
2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016 - 2017 2017-2018 2017-2019

Năm học
Tổng số trường

Công lập

Ngoài công lập

Nguồn: Thống kê GDĐH hàng năm của Bộ GD&ĐT và tính toán của tác giả
Phụ lục 5

Số lượng các trường đại học phân theo vùng
so với quy hoạch
120
102
100

91

80

55

60
38

40
20

15

55

42
20

14
5

17

4

0
Vùng Trung du và Vùng Đồng bằng Vùng Bắc trung
miền núi phía Bắc
Sông Hồng
bộ và duyên hải
miền Trung

Tây Nguyên


Theo quy hoạch (QĐ 37/QĐ-TTg) Số lượng dự kiến đến 2020

173

Đông nam bộ

Đồng bằng Sông
Cửu long

Tính đến tháng 8/2017


Nguồn: Thống kê GDĐH hàng năm của Bộ GD&ĐT và tính toán của tác giả
Phụ lục 6
Số lượng giảng viên và sinh viên các trường đại học công lập
giai đoạn 2010 – 2019
Năm

2010 -

2011 -

2012 -

2013 -

2014-

2015-


2016-

2017-

2018-

học

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

138

150


156

159

163

170

170

171

172

43.396

49.472

50.200

52.500

52.689

55.401

57.634

59.232


56.985

1.246.356

1.413.134

1.423.000

1.493.354

1.596.754

1.520.807

1.523.900

1.439.495

1,261,529

28,7

28,5

28,3

28,4

30,3


27,4

26,4

24,3

22,1

Trường
ĐH
Giảng
viên
Sinh
viên
Tỷ lệ
SV/GV

Nguồn: Thống kê GDĐH hàng năm của Bộ GD&ĐT và tính toán của tác giả
Phụ lục 7.1 Cơ cấu nhân lực theo chức danh, học vị
Các trường đại học thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ theo NQ 77

1…

6%

20.88, 19% 19.38, 17%

GS


TS

PGS

ThS

Khác

CN

20.88, 19%
93%

Khác

49.75, 45%

Nguồn: Thống kê GDĐH hàng năm của Bộ GD&ĐT và tính toán của tác giả

174


×