Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng không dân dụng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.51 KB, 6 trang )

Quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải
hàng không dân dụng ở Việt Nam

Nguyễn Thị Hiền

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Tạ Thị Đoàn
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Kinh tế chính trị; Quản lý nhà nước; Vận tải hàng không dân dụng; Việt
Nam.


Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tổng thể ngành giao thông vận tải quốc gia thì vận tải HKDD được coi là ngành
giao thông hiện đại và có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Hàng
không là phương thức vận chuyển chính trong vận chuyển hành khách quốc tế. Đối với vận tải
nội địa, tỷ lệ đảm nhận của giao thông hàng không dự báo sẽ tăng nhanh do sự phát triển của
kinh tế đất nước và sự tăng lên trong thu nhập của người dân. Chính vì vậy, trong chiến lược
phát triển chung của giao thông vận tải Việt Nam, Chính phủ đã có những ưu tiên nhất định
đối với ngành HKDD, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và đua tranh quốc tế ngày càng khốc
liệt hiện nay.
Ra đời năm 1956, ngành HKVN đã có những bước chuyển biến không ngừng, đáp
ứng được nhu cầu vận chuyển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác những thành tựu phát triển kinh
tế – xã hội do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho


sự phát triển ngành HKVN. Ngày nay, HKVN đã đạt được những bước tiến đáng kể với đội
máy bay ngày càng được hiện đại hoá, với kết cấu hạ tầng không ngừng được nâng cấp và
hoàn thiện, mô hình tổ chức và quản lý được hợp lý hoá, mạng đường bay nội địa cũng như
quốc tế được mở rộng. Tổng công ty HKVN trong những năm gần đây đã đạt được những
thành tích đáng kể, khối lượng vận chuyển tăng lên theo từng năm không chỉ ở vận chuyển
hành khách mà cả trong vận chuyển hàng hoá.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thể hiện bằng một
loạt sự kiện như trở thành thành viên của các tổ chức, định chế khu vực và quốc tế: ASEAN,
ASEM, APEC Có thể thấy rằng tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam đã có những
bước tiến về chất với dấu mốc quan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 11/1/2007. Với vai
trò là một chiếc cầu nối liền Việt Nam với các nước trên thế giới cũng như giữa các vùng
trong cả nước, phát triển vận tải hàng không vừa là tiền đề, vừa là động lực để phát triển
thương mại, du lịch, mở rộng quan hệ chính trị, khoa học công nghệ và chủ động hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên nhiều khía
cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao… quá trình phát triển của ngành hàng
không luôn được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải quan tâm chỉ đạo. Do vậy mà trong thời
gian qua, Cục HKDD Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không
cũng đã và đang có nhiều hoạt động mang lại những kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát
triển chung của ngành. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động quản lý
nhà nước trong hoạt động vận tải hàng không từ hệ thống văn bản pháp quy, đến công tác quy
hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, công tác thanh tra, kiểm
tra vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này đã làm cho sự phát triển vận tải hàng không chưa đáp
ứng được tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để ngành hàng không phát triển đúng với vị thế hiện nay thì cần thiết phải nâng cao
vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Xuất phát từ mong muốn vận dụng lý luận kinh
tế chính trị vào luận giải vấn đề quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải hàng không ở Việt
Nam hiện nay, nhằm mục tiêu giúp cho vận tải HKVN phát triển đúng hướng, có một tầm
nhìn xa hơn, nhạy bén hơn, năng động hơn, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng đi
đôi với tăng cường phát triển kinh tế, tác giả chọn chủ đề: “Quản lý nhà nước đối với hoạt

động vận tải hàng không dân dụng ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải HKVN, ngoài hệ thống
các văn bản pháp luật như: Luật HKDD 2006, luật thuế, luật doanh nghiệp , các Nghị định
của chính phủ, thông tư của các bộ, còn có một số sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn và
các bài báo được công bố đăng tải. Có thể nêu lên một số tài liệu như: Cuốn sách “Tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
do TS. Đinh Văn Ân & TS. Lê Xuân Bá đồng chủ biên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006. Đề
tài nghiên cứu khoa học của GS.TS. Ngô Đình Giao “Các giải pháp phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ của Việt Nam”, GS.TS; Phạm Vũ Luận “Đổi mới quản
lý nhà nước đối với thương nhân ở nước ta hiện nay”; GS.TS. Lương Xuân Quỳ với đề tài
nhánh mã số KX.03.04 “Những quan điểm và kiến nghị về cơ chế thị trường và vai trò của
nhà nước trong quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay” và nhiều đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước của các cá nhân và tập thể khác về vấn đề quản lý nhà nước. Nhìn chung, các
công trình nêu trên, mỗi công trình có khía cạnh khác nhau liên quan đến đề tài cần kế thừa.
Tuy vậy, chưa có đề tài cụ thể về nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải HKDD
được nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện kể từ khi ban hành Luật HKDD năm 2006.
Trước sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của thực tiễn, đề tài sẽ kế thừa kết quả
của các công trình đã có, đồng thời nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về lý luận,
thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng
không dân dụng ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở khoa học cho những đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải HKVN trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải hàng
không.
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện và hệ thống, chỉ ra thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải HKDD hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước

trong hoạt động vận tải HKDD trong thời gian tới (đến năm 2020).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động HKDD bao gồm nhiều lĩnh vực như hoạt động không lưu, hệ thống CHK
sân bay, hoạt động vận tải… Luận văn tập trung vào phân tích và đánh giá quản lý nhà nước
đối với hoạt động vận tải HKVN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng không ở Việt
Nam trong giai đoạn 2000 – 2013; Và đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng không đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu khác như:
- Phương pháp tổng hợp số liệu và các báo cáo tổng kết thực tiễn về hoạt động vận tải
hàng không cũng như quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thời gian qua tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, phỏng vấn chuyên gia…
6. Đóng góp mới của luận văn
Các giải pháp được nêu ra trong đề tài là kết quả của sự vận dụng các nguyên lý kinh
tế chính trị, các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng không trước
xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt
động vận tải HKDD, góp phần thúc đẩy HKDD Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động vận
tải hàng không dân dụng
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng không
dân dụng ở Việt Nam hiện nay
Chương 3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước

đối với hoạt động vận tải hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Vân Anh, “Tác động của toàn cầu hóa đến vai trò kinh tế của nhà nước
và gợi ý đối với các quốc gia đang phát triển", nguồn:
/>oa%20den%20vai%20tro%20kinh%20te%20cua%20nha%20nuoc.pdf
2. Đinh Văn Ân & Lê Xuân Bá đồng chủ biên (2006), Tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ Giao thông vận tải (2013), Quy hoạch Phát triển Ngành giao thông vận
tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Quyết định số 21/QĐ-TTg
ngày 8/1/2009 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai
đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
5. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Báo cáo Tổng kết các năm từ 2000-
2012, Hà Nội.
6. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (2012), Báo cáo Tổng kết 6 năm thực
hiện Luật HKDD Việt Nam năm 2006.
7. Nguyễn Huy Dương (2005), Ngành Hàng không Việt Nam:Thực trạng và
giải pháp phát triển, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
8. Cao Duy Hạ (2010), “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước”,
/>ly-nha-nuoc.htm
9. Nguyễn Văn Hậu (2007),“Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường’’, Tạp chí quản lý nhà nước số 8/2007.
10. Nguyễn Lệ Hằng(2004), Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển thị trường
vận tải HKVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Thư viện trường Đại học Ngoại
thương, trang 7 – 10.

11. Phạm Vũ Luận (2003), Đổi mới quản lý nhà nước đối với thương nhân ở
nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội
12. Phí Mạnh Phong (2006), Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
14. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc
tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
15. Lê Sĩ Thiệp (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Cheung Kwok Law, Michael Fung, Japhet Law, Dicky Tse, Ka Yan Chan
(2007), HKIA’s Third Runway – The Key for Enhancing Hong Kong’s Aviation Position,
Aviation Policy and Research Center, The Chinese University of Hong Kong.
17. Doganis, R. (2001), “The Airline business in twenty-first century”, 1st ed.,
Routledge, NewYork.
18. IATA (2014), Financial Forecast March 2014

Website
19. “Internationalisation is the process
of integrating an international/intercultural dimension into the teaching, research and
service functions of the institution.”
20. “Vai trò của
quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, 2009.
21. Website: (Cục HKVN)
22. Website:


×