Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận cao học ngôn ngữ báo chí phân tích đặc trưng ngôn ngữ báo chí trong các tác phẩm báo chí bình luận của nhà báo hồ quang lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.42 KB, 20 trang )

I/ Lời mở đầu
Báo chí thông qua ngôn ngữ để thông báo tin tức thời sự trong và ngoài
nước, phản ánh dư luận, ý kiến nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ
báo, từ đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Để tạo ra một tác phẩm báo chí thành công không thể không nhắc đến
yếu tố ngôn ngữ. Ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng riêng để phân biệt với
ngôn ngữ của các thể loại khác. Khi viết, nhà báo phải sử dụng ngôn ngữ thỏa
mãn các đặc trưng ấy thì bài viết mới thực sự hấp dẫn. Ngoài ra, nhà báo có
thể đưa vào bài báo của mình những sáng tạo riêng để tạo nên phong cách và
chiếm trọn tình yêu nơi độc giả.
Nhà báo Hồ Quang Lợi nhà một nhà báo nổi tiếng với những bài bình
luận sâu sắc, ấn tượng. Các bài viết của ông bàn về nhiều vấn đề thời sự trong
xã hội nhưng không hề khô khan, khó đọc mà vô cùng dễ hiểu và lấy được sự
đồng cảm của độc giả. Đó chính là sự thành công trong việc sử ngôn ngữ bậc
thầy, thỏa mãn bốn đặc trưng ngôn ngữ báo chí trong mỗi bài viết.
II/
1.
1.1.

Lý thuyết
Ngôn ngữ báo chí
Khái niệm
Ngôn ngữ báo chí là hệ thống những tín hiệu (từ ngữ, phi từ ngữ)

mà nhà báo dùng để truyền tải thông tin trong tác phẩm báo chí.
1.2.
-

Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện


Ngôn ngữ sự kiện phản ánh nguyên trạng thực tế đang diễn ra (tấm
gương phản chiếu những gì xảy ra), nhà báo, ngược lại,chỉ được quyền nói cái
thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sống
xung quanh họ. Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật.
Đồng thời cái có thật mà mình phản ánh phải để nguyên dạng chứ không được
thêm bớt hay tô vẽ. Sự thêm bớt hay tô vẽ vào cái thật của cuộc đời chỉ khiến
0


tác phẩm của mình thiếu sức thuyết phục. Ngôn ngữ muốn phản ánh đúng sự
kiện thì phải phản ánh đúng lát cắt của sự kiện ấy được gọi là sự kiện trung
tâm (phản ánh lát cắt sự kiện), ngôn ngữ sự kiện vệ tinh (ngôn ngữ lý giải sự
kiện).
Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ
Siêu ngôn ngữ là cách diễn đạt phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối
tượng. Nó là phương thức diễn đạt thường trực của nhà báo. Hay nói cách
khác, ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí là siêu ngôn ngữ. Siêu ngôn ngữ giúp
nhà báo phản ánh trung thực, chính xác và đảm bảo yêu cầu thông tin.
Không phản ánh thẳng vào sự kiện, mà bằng cách gián tiếp nhà báo vẫn
nói được điều mình cần nói. Cho nên nhà báo không thể ” nghe sao nói vậy,
thấy sao viết vậy được”. Một lời cảm ơn ở không gian-thời gian cụ thể này thì
mang ý nghĩa một sự liên kết chặt chẽ. Nhưng ở không gian-thời gian khác thì
chỉ có ý nghĩa của một ứng xử văn hóa…
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định
Cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo
ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc,người xem. Cách diễn đạt hạn
chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc,người xem nhờ thế mà có
được” cái bất ngờ ” làm bùng nổ thông tin. Cấu trúc mở, tạo cho tác phẩm báo
chí có sức sống vượt thời gian. Ngôn ngữ của độ không xác định là sự đồng
hành với cấu trúc mở. Cơ sở của ngôn ngữ của độ không xác định là cách

phản ánh sự kiện trong trạng thái vận động của nó. Có thể xem quy trình vận
động của sự kiện là điều kiện tiên quyết cho ngôn ngữ của độ không xác định.
-

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng

Ngôn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện. Chính lượng sự kiện sẽ khái
quát hiện thực. Ngôn ngữ sự kiện chỉ đượng khẳng định ở lượng sự kiện. Tính
chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện đều qua lượng sự kiện mà có. Độ
tin cậy của bài đều do lượng sự kiện ấn định. Lượng sự kiện cấp cho nhà báo
cách diễn đạt mới, độc đáo và đầy lượng thông tin, giúp cho nhà báo cách
1


diễn đạt đắt giá nhất. Nhà báo chỉ có thể làm việc trên cơ sở ngôn ngữ định
lượng, những cách diễn đạt theo ngôn ngữ định tính không phù hợp với báo
chí vì đó là ngôn ngữ của các nhà chính trị, các nhà tư tưởng sử dụng để khái
quát vấn đề, phát biểu chủ đích của mình một cách trực tiếp.
2.

Nhà báo Hồ Quang Lợi

Nhà báo Hồ Quang Lợi sinh năm 1956 tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu,
Nghệ An. Ông nổi tiếng là cây bút chính luận, bình luận quốc tế sắc sảo.
Năm 1979, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ và Văn học nước ngoài,
chuyên ngành Văn học Pháp, Đại học Tổng hợp Bucarest (Romania), ông
nhập ngũ và trở thành phóng viên chiến trường. Năm 1982, ông chính thức trở
về công tác tại phòng thời sự quốc tế của Báo Quân đội Nhân dân.
Trong suốt nhiều năm gắn bó với nghề, nhà báo Hồ Quang Lợi đã đảm
nhiệm nhiều chức vụ, chức danh quan trọng như Tổng biên tập báo Hà Nội

Mới, Phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân, Trưởng Ban Tuyên giáo
Thành ủy Hà Nội... Hiện tại ông đang giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Hội
Nhà báo Việt Nam khóa X (mới được bổ nhiệm vào cuối năm 2015) và Chủ
tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2015 – 2020).
Tài năng của Hồ Quang Lợi thể hiện rõ rệt qua các tác phẩm của ông.
Ông đặc biệt thành công với thể loại báo chí bình luận. Trải qua chặng đường
hơn 30 năm cầm bút, ông đã cho ra đời nhiều cuốn sách hay, trong đó phải kể
đến “Xung chấn kỷ nguyên đột biến”, “Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc”,
“Những chân trời cuộn sóng”, “Hà Nội – Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời
đại”, “Thế sự và mắt nhìn”.
Nhà báo Hồ Quang Lợi đã có 9 lần nhận giải Báo chí quốc gia, trong
đó có 5 giải A (các năm 1991, 1997, 1999, 2003, 2004, 2005, 2006, 2008,
2009).
2


III/ Khảo sát, phân tích tác phẩm
1.

Tác phẩm “Nhân lên nội lực”

“Nhân lên nội lực” là một tác phẩm bình luận nổi tiếng của nhà báo Hồ
Quang Lợi. Bài viết đã tái hiện một cách tổng thể toàn bộ bức tranh của đất
nước Việt Nam sau 16 thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo. Đặc biệt là những thành tựu trong năm 2002 đã
thắp lên niềm hy vọng về tương lại tươi sáng của dân tộc. Bài viết đã thể hiện
rõ 4 đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Đặc trưng ngôn ngữ sự kiện được biểu hiện rõ ràng qua sự kiện mà tác
giả nêu trong bài: Năm 2002, Đảng lãnh đạo nhân dân phát triển đất nước trên
mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa. Đây là sự kiện có thật và có ý nghĩa thời

sự khi nước ta đang trên đà hội nhập. Tác giả đã phản ánh những điều mắt
thấy, tai nghe, không hề xuyên tạc, bịa đặt.
Ngôn ngữ sự kiện trung tâm phản ánh lát cắt của sự kiện: “Một khí sắc
mới, rất sung sức và rạng rỡ, đang dâng lên từ mạch nguồn Đổi mới – Cuộc
kiến tạo lớn do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong suốt 16 năm qua – từ sự
tươi mới của những thành tựu quan trọng trong năm 2002 đầy cam go, thử
thách”.
Ngôn ngữ sự kiện vệ tinh lí giải những hành động, việc làm của Đảng
và Nhà nước để tận dụng sức mạnh của người Việt Nam cùng nhau dựng xây
đất nước: “Những quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước đang
từng bước giải phóng tiềm năng lao động sáng tạo sung mãn của con người
Việt Nam, đang trở thành nguồn công năng lớn nhân lên nội lực Việt Nam”.
Ngôn ngữ sự kiện vệ tinh lí giải hành động thứ 2 của Đảng và Nhà
nước để tận dụng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong công cuộc hội nhập khu

3


vực và toàn cầu để nhân lên sức mạnh của nội lực sẵn có: “Trong xu thế hội
nhập khu vực và toàn cầu, chúng ta rất cần những nguồn lực từ bên ngoài để
xây dựng đất nước. Nhưng ngoại lực không phải là “liều thuốc tiên” để phát
triển. Ngoại lực có tác dụng tiếp thêm cho nội lực và phải được chuyển hóa
thành nội lực. Đó cũng là cách để nhân lên nội lực”.
Đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ trong các bài bình luận được thể
hiện rất rõ nét qua những từ ngữ không phản ánh thẳng vào sự kiện mà bằng
một cách gián tiếp nào đó nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói. Vì bài
bình luận là thể hiện những quan điểm cá nhân của tác giả về một sự kiện nào
đó, thông qua các luận điểm, luận cứ vì thế từ từ ngữ sử dụng phải được chọn
lọc kĩ càng, tránh “đụng chạm” đến những vấn đề nhạy cảm nhất là vấn đề
chính trị như bài viết “Nhân lên nội lực” của Hồ Quang Lợi.

Trong bài viết này, tác giả đề cập đến “một thế giới còn vật vã, chao
đảo trong kỷ nguyên biến động”. Chỉ cần thế thôi người đọc cũng tự mường
tượng ra tình hình thế giới khó khăn trong những năm đầu của thế kỉ XX. Cả
thế giới trải qua một phen hoảng hồn vì đại dịch AIDS lan nhanh với tốc độ
chóng mặt. Nghèo đói và bệnh tật kìm hãm sự phát triển của rất nhiều quốc
gia châu Á và châu Phi.
Tác giả dùng “những kẻ xấu muốn đẩy một số vùng đất bình yên của
Tổ quốc vào rối loạn” để ngầm chỉ bọn phản động trong và ngoài nước đang
tìm mọi thủ đoạn để gây rối, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Tùy thuộc vào phong cách của từng nhà báo mà đặc trưng ngôn ngữ
của độ không xác định được thể hiện một cách khác nhau. Thể loại bình luận
thường có dung lượng lớn để truyền đạt nhiều thông điệp nhưng câu từ đều
rất cô đọng, hàm súc để người đọc dễ tiếp thu, dễ hiểu.
Cách diễn đạt gợi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo
ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc. Cách diễn đạt hạn chế tối đa
4


khả năng đoán trước của người đọc nên thông tin về sau sẽ tạo sự bất ngờ
khiến người đọc phải gật gù tán thưởng. Tác giả viết “Bình yên nơi lòng
người! Nét đẹp bình yên trong một thế giới bất ổn đã khiến Việt Nam trở
thành thị trường đầu tư an toàn nhất châu Á”. Vì sao Việt Nam bình yên lại là
thị trường đầu tư an toàn nhất châu Á? Sự bình yên có quan hệ như thế nào
đến lí do Việt Nam được chọn để đầu tư? Những câu hỏi thường trực cứ lặp đi
lặp lại nhưng người đọc không thể tự lí giải được cho đến khi đọc câu văn tiếp
theo: “Dù đất nước còn nghèo, người dân còn phải sớm tối bươn chải, lo toan,
nhưng nhịp sống khẩn trương, lành mạnh thường nhật và sự gắn kết khối đại
đoàn kết dân tộc xung quanh hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam
đang thắp lên niềm hy vọng lớn về tương lai tươi sáng của dân tộc”. Nhịp
sống khẩn trương, lành mạnh thường nhật và sự gắn kết khối đại đoàn kết dân

tộc xung quanh hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam chính là câu trả
lời khó đoán cho những câu hỏi mà độc giả muốn được giải đáp.
Cấu trúc mở trong bài viết này được thể hiện rõ qua tính thời sự vượt
thời gian của tác phẩm. Năm 2002. bây giờ hay về sau thì Đảng vẫn mãi là
người anh cả đáng tin cậy dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi ghềnh thác để
vươn cao, vươn xa hơn.
Ngôn ngữ của độ không xác định đồng hành cùng cấu trúc mở. Cùng là
từ “con tàu” nhưng khi đặt trong bài viết này nó lại có nghĩa là đất nước Việt
Nam. Cụm từ “Những bàn tay và khối óc Việt Nam” lại dùng để chỉ con
người Việt Nam cần cù, sáng tạo.
Đặc trưng ngôn ngữ định lượng đòi hỏi sự hợp lí (không thừa, không
thiếu) của lượng sự kiện. Chính lượng sự kiện này sẽ quyết định bản chất,
khuynh hướng của sự kiện. Một sự kiện chính và 2 sự kiện vệ tinh trong bài
đã đề cập đến khuynh hướng chính trị nên khi diễn đạt cần sự nghiêm túc,
chính xác tuyệt đối về mặt từ ngữ.

5


Nhà báo chỉ có thể làm việc trên cơ sở ngôn ngữ định lượng. Đó cũng
là đặc trưng của bài bình luận với những dẫn chứng bằng con số rõ ràng,
chính xác: “Khí sắc Việt Nam hôm nay không chỉ biểu hiện ở tỷ lệ tăng
trưởng 7,04% GDP, không chỉ là bộ mặt các khu công nghiệp, đô thị mới, các
công trình lớn... mà còn lắng sâu trong sự bình yên xã hội, yên ấm dưới
những nếp nhà”. Con số 7,04% GDP là một tín hiệu lạc quan cho sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam.
Bằng những ngôn từ đẹp nhất, nhà báo Hồ Quang Lợi đã vẽ ra trước
mắt chúng ta một đất nước Việt Nam đang tươi đẹp từng ngày. Để có được đất
nước đẹp tươi này, Đảng và nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân, dùng sức mạnh
của chính con người Việt Nam để kiến thiết đất nước.

2.

Bài viết “Sứ mệnh – chân lí lịch sử”

Trước những luận điệu xuyên tạc, phản động của những thế lực thù
địch muốn chống phá Đảng và Nhà nước ta, nhà báo Hồ Quang Lợi đã có một
bài bình luận đặc sắc về sứ mệnh – chân lí lịch sử của thể chế chính trị ở Việt
Nam.
Đặc trưng ngôn ngữ sự kiện được thể hiện qua sự kiện được nêu lên
trong bài. Ngôn ngữ sự kiện trung tâm: “Các thế lực thù địch tìm mọi cách
gieo dắt vào suy nghĩ của người Việt Nam một luận điệu xuyên tạc: “Thể chế
chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị ”.
Sự kiện vệ tinh thứ nhất là: “Nhớ năm 2006, trong dịp diễn ra Hội nghị
cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, một số kẻ tự xưng là “yêu nước”, là
“nhà hoạt động dân chủ” được sự trợ giúp của các thế lực từ bên ngoài, ra sức
quảng cáo ồn ĩ cho điều mà họ gọi là “cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do ở
Việt Nam”. Trên một số trang mạng, họ rêu rao “một liên minh dân chủ” đã
được thành lập ở một quán cà-phê nào đó, tuy trước mắt chỉ có… ba người
tham dự nhưng “triển vọng” sẽ mời được một số “nhân vật bất đồng chính
6


kiến nổi tiếng” tham gia! Om sòm hơn cả là nhóm người tụ tập trong tổ chức
có tên gọi bằng bí số như kiểu điệp viên, rồi tung lên in-tơ-nét “thư ngỏ” nói
là gửi tới các nhà lãnh đạo APEC”.
Sự kiện vệ tinh thứ hai là: “Năm 2015 - năm có ý nghĩa lịch sử trọng
đại đối với dân tộc Việt Nam - các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội
chính trị đang lặp lại giọng điệu cũ. Chỉ có điều, với sự phát triển như vũ bão
của in-tơ-nét và sự kết nối, tính tương tác của các mạng xã hội, tốc độ lan
truyền của mấy luận điệu này có vẻ nhanh hơn, dễ gây náo động hơn”.

Sự kiện vệ tinh thứ ba là: “Qua chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nước Mỹ đã tái khẳng định việc tôn trọng thể
chế chính trị của Việt Nam - điều quan trọng này đã được xác định trong
chuyến thăm Mỹ tháng 7-2014 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi hai
nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Chuyến thăm nước Mỹ của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cũng đồng thời cho thấy siêu cường số một thế giới
thừa nhận tính chính danh và vai trò lãnh đạo đất nước của ĐCS Việt Nam”.
Tác giả như một người ghi chép trung thành, đưa vào bài viết những
điều mắt thấy, tai nghe, những sự kiện có thật trong lịch sử, có ý nghĩa to lớn
với đất nước. Từ việc các thế lực thù địch cố ý tung tin đồn nhảm về việc sẽ
thành lập một “liên minh dân chủ” đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Việt Nam
năm 2006. Đến năm 2015 khi internet phát triển, giọng điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch được phát tán với tốc độ nhanh hơn, nguy hiểm hơn càng trở
thành mối lo ngại của Đảng và Nhà nước ta. Sự kiện quan trọng khẳng định
vai trò, uy tín ngày càng tăng cao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
là vào tháng 7 năm 2014 chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần đầu sang thăm
Hoa Kì và hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.
Đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ được biểu hiện qua từ: “các thế lực
từ bên ngoài”. Tác giả không thể nói thẳng ra “thế lực ấy” là ai nhưng người

7


đọc vẫn ngầm hiểu là bọn phản động trong nước và nước ngoài đang ngày
đêm ra sức mua chuộc, xúi giục người dân Việt Nam chống phá Đảng, Nhà
nước.
Tác giả chỉ cần viết: “Năm có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với dân tộc
Việt Nam” người đọc đã hiểu mốc lịch sử trọng đại ấy là kỉ niệm 70 năm cách
mạng tháng 8 và quốc khánh mùng 2 tháng 9. Sau 30 năm đổi mới, nước đã
đã “thay da đổi thịt” và có những bước phát triển nhất định.

Ngôn ngữ của độ không xác định thể hiện trong câu: “Điều đó cho thấy
họ đang cố tình bơi ngược trên dòng sông đất nước”. Khi đọc xong câu văn
này, từ hình tượng “dòng sông đất nước”, người đọc sẽ có nhiều liên tưởng
đến tình hình đất nước, đến sự chảy trôi của thời gian, sự biến đổi, phát triển
không ngừng của đất nước. Tuy nhiên, chỉ đến khi đọc câu văn tiếp theo,
người đọc mới thực sự lí giải được ý nghĩa sâu xa của câu văn phía trước:
“Bất chấp thực tế đất nước đã vượt qua muôn trùng thử thách và đang phát
triển mạnh mẽ, được thế giới nể trọng, họ vẫn đeo cặp kính đen đầy thiên
kiến, lệch lạc để phán xét tình hình Việt Nam, về vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam (ĐCS Việt Nam)”.
Trong bài bình luận này, để làm rõ những quan điểm cá nhân, tác giả đã
đưa ra những câu hỏi cũng chính là những luận điểm chính và trả lời bằng
những lập luận một cách thấu đáo nhất: “Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện
nay là độc đảng, toàn trị, vậy có gì mới từ thứ luận điệu này?”, “Tiến trình
lịch sử và thực tiễn đất nước hôm nay cho thấy điều gì?”. Các luận cứ và luận
chứng rõ ràng cùng luận điểm chặt chẽ đã giúp người đọc nhận ra “sứ mệnh –
chân lí lịch sử” của Đảng cộng sản. Toàn bài viết toát lên sự hàm súc trong
từng câu chữ, không lan man, kể lể, tất cả đều “đủ” cho một bài bình luận sâu
sắc.

8


Cấu trúc mở trong bài viết này được thể hiện rõ qua tính thời sự có ý
nghĩa dài lâu. Đảng cộng sản Việt Nam không phải là độc Đảng, toàn trị mà
Đảng luôn đấu tranh cho nền dân chủ, tự do. Đảng luôn là người anh cả đáng
tin cậy dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi ghềnh thác.
Tính định lượng có mối liên hệ chặt chẽ với tính sự kiện. Lượng sự
kiện vừa đủ được coi là thỏa mãn tính định lượng. Tác giả Hồ Quang Lợi đưa
ra những sự kiện tiêu biểu nhất vừa tố cáo bọn phản động có những luận điệu

xuyên tạc vừa khẳng định vai trò to lớn của Đảng cộng sản trong công cuộc
bảo vệ và dựng xây đất nước.
Những con số làm dẫn chứng trong bài thể hiện đặc trưng ngôn ngữ
định lượng: “Trước năm 1930, Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiến hành
hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh bại các thế lực xâm lược hùng mạnh trong
thế kỷ 20, góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giải phóng hoàn
toàn miền nam, non sông thu về một mối năm 1975, Điều 4 Hiến pháp Việt
Nam năm 2013”.
Việc đưa vào bài viết điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khiến
người đọc hoàn toàn tin tưởng vào những lập luận của tác giả về việc Hiến
pháp Việt Nam thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, đã
được toàn dân thảo luận rộng rãi và được Quốc hội thông qua.
Bằng ngôn ngữ bình luận hàm súc, khách quan và sắc sảo, nhà báo Hồ
Quang Lợi đã thuyết phục độc giả thêm tin yêu và tự hào về Đảng cộng sản
Việt Nam: Đảng vừa là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong suốt 85 năm
qua của cách mạng Việt Nam, vừa là linh hồn của cuộc kiến tạo tương lai.
3.

Bài viết “Dân chủ, nhân quyền – Đâu phải giấc mơ xa”

Tiếp nối bài một “Sứ mệnh – Chân lí lịch sử”, bài viết thứ 2 này nhà
báo Hồ Quang Lợi đã bác bỏ luận điệu xuyên tạc thứ hai mà các thế lực thù

9


địch, một số kẻ cơ hội chính trị cấu kết với nhau rêu rao từ nhiều năm nay:
“Đảng Cộng sản Việt Nam kìm hãm tự do, dân chủ, vi phạm nhân quyền, chia
rẽ dân tộc”. Năm 2015 này, khi chúng ta tiến hành Đại hội Đảng các cấp, nhất
là càng gần đến thời điểm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII được tổ chức,

thì họ càng ra sức công kích. Đây cũng là sự kiện chính của toàn bài.
Các sự kiện vệ tinh thứ nhất là hành động “Các thế lực thù địch và mấy
nhóm người cơ hội chính trị không tiếc lời ca tụng, khuếch trương quan điểm
dân chủ, nhân quyền của phương Tây, đồng thời trắng trợn vu cáo, xuyên tạc
tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”.
Sự kiện vệ tinh thứ 2 là Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước
hoàn thiện nền dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân.
Các sự kiện có thật được sắp xếp logic, chặt chẽ vừa bác bỏ được luận
điệu xuyên tạc của bọn phản động vừa khẳng định nền dân chủ bền vững đang
trên đà phát triển của dân tộc Việt Nam.
Câu văn tiêu biểu cho đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ: “Một số giới
ở phương Tây được sự tiếp tay của một số kẻ cơ hội chính trị thường thiếu
thiện chí khi nói về Việt Nam”. “Một số kẻ cơ hội chính trị” ở đây tác giả
không nói rõ là kẻ nào vì nó sẽ ảnh hưởng tới vấn đề chính trị là một vấn đề
nhạy cảm của đất nước. Người đọc có thể ngầm hiểu là những đối tượng xấu
đến từ phương Tây có những lời lẽ không đi ngược lại sự thật khi nói về nền
dân chủ ở nước ta.
Bài bình luận này vô cùng hấp dẫn bạn đọc vì sự cô đọng, hàm súc nhất
là ở luận điểm 2, hệ thống luận cứ logic và lập luận vô cùng chặt chẽ: “Luận
cứ 1: Căn nguyên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là do Đảng ta đã kế
thừa và phát huy cao độ bài học lấy dân làm gốc đã được cha ông đúc kết từ
nghìn xưa. Luận cứ 2: Dân chủ ở nước ta được thể hiện, tăng cường và có cơ
10


chế để bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống
pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Luận cứ 3: Hiến pháp
Việt Nam 2013 có hẳn một chương về nhân quyền với những điều luật cụ thể,
rõ ràng, phù hợp với thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Việt Nam. Luận cứ

4: Trong lĩnh vực tôn giáo, công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Tất cả để làm nổi bật nền dân chủ đã
có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Sự ngắn gọn, logic của bài viết chính là đặc trưng ngôn ngữ của độ
không xác định. Tác giả dùng nhiều từ trong ngoặc kép với nghĩa bóng gợi
cho người đọc nhiều liên tưởng về ý nghĩa thực sự của từ ngữ ấy: “sa mạc về
nhân quyền”, “các vụ vi phạm”. “Cho dù đa số “đại biểu” là “diễn viên” vốn
được xếp hạng trong “gánh hát nhân quyền”, nhưng họ vẫn ngang nhiên tỏ rõ
thái độ áp đặt, trịch thượng, kẻ cả với các nước họ đến “dạy dỗ””.
Cấu trúc mở thể hiện ở giá trị nhân văn của các thông điệp được gửi
gắm trong bài báo sẽ có giá trị đến mai sau. Dù rất nhiều năm về sau, khi đọc
bài báo này, người đọc vẫn cảm thấy bài viết có mối liên hệ, có ý nghĩa thời
sự với hiện tại.
Số lượng sự kiện trong bài viết này cũng không nhiều. Nó đủ để làm rõ
nội dung bài viết. Ngôn ngữ định lượng đòi hỏi phản ánh cụ thể, chân xác về
sự kiện có thật thông qua những con số. Trong bài viết này, tác gia đã đưa ra
dẫn chứng bằng những con số biết nói: “Việt Nam chúng tôi thực hiện nhân
quyền trong điều kiện thu nhập quốc dân tính theo đầu người chưa đạt 3.000
USD, nếu chúng tôi có được 40.000 - 50.0000 USD như của các ngài thì bước
tiến về nhân quyền ở Việt Nam sẽ khác xa”. Con số thu nhập quốc dân tính
theo đầu người của Việt Nam và Mỹ cho thấy sự chênh lệch lớn về độ giàu –
nghèo giữa 2 nước. Từ đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị  muốn
nhấn mạnh: Nhà nước cố gắng để người dân có thu nhập cao hơn, đó cùng là
nhân quyền.
11


Bài viết trên đã thể hiện rõ 4 đặc trưng của ngôn ngữ báo chí, vô cùng
thu hút độc giả vì những ngôn từ chính xác, hàm súc, thể hiện rõ ràng quan
điểm của người viết.

4.

Bài viết: “Đổi mới: Cây đời xanh tươi”

Bài viết thứ 3 khép lại chùm bài viết về Đảng cộng sản Việt Nam. Một
bài bình luận sắc sảo phác họa thành công bức tranh đẹp tươi của đất nước ta
trên đà đổi mới.
Sự kiện trung tâm của bài viết này chính là: “Trong một thế giới đang
toàn cầu hóa mạnh mẽ, cuồn cuộn bão giông thế sự, đan chéo cực kỳ phức tạp
các mối quan hệ để đuổi bắt lợi ích quốc gia - dân tộc, con tàu Việt Nam vẫn
kiên gan vượt qua bao thác ghềnh, hướng tới chân trời tươi sáng”.
Để vượt qua được khó khăn và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước
đã thực thi những phương án đúng đắn. Đó cũng là những sự kiện vệ tinh của
bài. Sự kiện vệ tinh thứ nhất: “Đảng ta đã sớm đề ra đường lối đổi mới phù
hợp với lợi ích tối cao của đất nước, của dân tộc”. Sự kiện vệ tinh thứ hai:
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế”.
Những sự kiện này hoàn toàn có thật. Nó đã được tác giả đưa vào bài
bình luận của mình để thuyết phục người đọc tin vào những thông điệp mà tác
giả đưa ra từ những sự kiện mắt thấy, tai nghe trong bài.
Đặc trưng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ hiện diện ngay đoạn văn đầu tiên:
“Có không ít kẻ đã hăm hở mơ về một ngày “đắm thuyền” không xa ở Việt
Nam”. “Kẻ” mà tác giả nói đến ở đây là ai? “Ngày đắm thuyền” là ngày như
thế nào?. Không thể chạm ngưỡng, tôn trọng ngưỡng nên nhà báo đã sử dụng
ngôn ngữ siêu ngôn ngữ. Tuy nhiên, không khó để người đọc hiểu được ý

12



nghĩa của những từ ngữ siêu ngôn ngữ này nếu như theo dõi toàn bộ bài viết.
“Kẻ” mà tác giả nói đến chính là những thế lực thù địch, những kẻ phản động
trong và ngoài nước đang ngày đêm mong ngóng một ngày không xa, Việt
Nam cũng sẽ “đắm thuyền” như Liên Xô và Đông Âu. “Đắm thuyền” chính là
sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa, là con đường mà Việt Nam đã lựa
chọn để xây dựng đất nước Việt Nam.
Ngôn ngữ của độ không xác định là một đặc trưng không thể thiếu của
ngôn ngữ báo chí bình luận. Bài viết càng ngắn gọn, hàm súc, càng dễ tiếp thu
và đi sâu vào lòng độc giả. Bài viết này, tác giả đã dùng những lời lẽ thẳng
thắn, phản ánh chân thực vấn đề, phân tích rõ ràng sự lớn mạnh theo thời gian
của nước ta nên đã thỏa mãn đặc trưng ngôn ngữ của độ không xác định.
Cấu trúc mở cũng thể hiện rõ nét trong bài viết này khi ý nghĩa thời sự
của bài viết là bất biến. Đổi mới là điều cần thiết dù trong bất kì thời đại nào.
Bài viết này như một bài học kinh nghiệm để người đời sau noi theo, học tập
để dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp, ngày càng văn minh.
Trong bài viết này, ngôn ngữ định lượng quyết định lượng sự kiện của
bài. Lượng sự kiện là linh hồn của bài viết, là nhân tố quyết định nội dung
cũng như sự thành bại của bài viết.
Những con số được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ cũng thể hiện đặc
trưng ngôn ngữ định lượng: “Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), đất nước đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; sau 25 năm đổi mới (1986 - 2010),
đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm
nước có thu nhập trung bình. Và trong giai đoạn 2001 - 2010, kinh tế tăng
trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân là 7,26%/năm. Trong 5 năm 2011 - 2015,
do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu,
nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng GDP bị giảm sút. Năm
2014, trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi vững chắc, kinh tế

13



Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 5,98%, năm 2015 dự kiến đạt 6,5%. GDP
của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng
2.200 USD (trước đổi mới, chỉ đạt chưa tới 200 USD/người). Hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam hiện có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ.
Nước ta được xếp vào nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế
giới. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong 14 năm thực hiện
các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, với 3/8 mục tiêu hoàn thành
trước thời hạn. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng từ 58,1% năm 1993 xuống
còn 9,6% năm 2012 và năm 2014 còn 6%. Từ chỗ thường xuyên thiếu đói,
phải nhập khẩu lương thực, nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo và khoảng
10 mặt hàng khác hàng đầu thế giới”.
Bài bình luận chỉ nói chuyện bằng ngôn ngữ định lượng và chừng ấy
bằng chứng là quá đủ để thể hiện sự phát triển không ngừng của nền kinh tế
Việt Nam sau 30 năm đổi mới.
Khép lại chùm 3 bài viết về những vấn đề chính trị nóng hổi của Đảng
và Nhà nước. Nhà báo Hồ Quang Lợi đã có một bài viết vô cùng xuất sắc, với
những ngôn từ đẹp nhất, mở ra một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt
Nam.
5. Bài viết: “Hát quốc ca từ sâu thẳm trái tim mình”
Nhân kỉ niệm 70 năm “Tiến quân ca” trở thành quốc ca của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà báo Hồ Quang Lợi đã có một bài bình
luận về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc hát quốc ca đối với mỗi
người dân Việt Nam.
Đặc trưng ngôn ngữ sự kiện thông qua các sự kiện trong bài. Sự kiện
trung tâm là kỉ niệm 70 năm “Tiến quân ca” trở thành quốc ca của nước Việt
Nam: “Như vậy, nếu tính từ tháng 8- 1945 đến nay, Quốc ca Việt Nam đã tròn
70 năm, bằng tuổi của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng
14



hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong chặng đường 70 năm đó, Tiến quân ca
đã hòa nhịp trong mỗi bước đi đầy gian lao mà vô cùng oanh liệt của đất
nước”.
Sự kiện vệ tinh là: “Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn
khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta,
ca sĩ Minh Quân và ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh đã thực hiện dự án âm nhạc MV
Quốc ca với sự tham gia của 1.300 người, trong đó có khoảng hơn 300 nghệ
sĩ nổi tiếng, gây niềm xúc động sâu sắc trong lòng công chúng. Cũng năm
ngoái, khi học sinh Thủ đô thi hát Quốc ca, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu
trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa đã bày tỏ: "Đây không
phải là cuộc thi hát hay mà là cuộc thi biểu hiện lòng yêu nước qua một bài
hát thiêng liêng của cả dân tộc. Tôi đã từng ước ao được đưa học sinh của
mình đi thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường Chín,
Thành cổ Quảng Trị… Các con sẽ cất lên bài hát Quốc ca giữa hàng vạn cuộc
đời mãi mãi tuổi 20, quên mình vì ngày hôm nay. Các con sẽ hiểu hát Quốc ca
thiêng liêng đến nhường nào”. “ huấn luyện viên của tuyển nữ Việt Nam là
một người Nhật Bản - ông Norimatsu Takashi - đã sánh vai cùng ban huấn
luyện và các học trò hát vang Quốc ca Việt Nam trước khi diễn ra trận đấu
tranh hạng 3-4 Giải Vô địch Bóng đá nữ Đông Nam Á 2015 giữa nữ Việt
Nam và U20 Australia”.
Những sự kiện vệ tinh đã giải thích rõ ràng cho sự kiện trung tâm. Từ
đó, người đọc hiểu hơn về sự thiêng liêng của bài quốc ca đối với cả dân tộc.
Trong bài viết này, có đoạn tác giả viết : “Mùa hè năm ngoái khi Trung
Quốc ngang ngược đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển nước ta, ca
sĩ Minh Quân và ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh đa thực hiện dự án âm nhạc MV
Quốc Ca với sự tham gia của 1300 người trong đó có khoảng 300 người nghệ
sĩ nổi tiếng gây niềm xúc động sâu sắc trong lòng công chúng”. Không cần
phải nói nhiều, diễn tả cảm xúc, ngôn từ đặc sắc nhưng chỉ với 1 sự kiện trong
15



1 câu ngắn gọn đã thể hiện nỗi niềm của tác giả về khi hát Quốc ca, ngôn ngữ
đó của nhà báo phù hợp với hoàn cảnh của bài viết, đó chính là siêu ngôn ngữ
mà nhà báo sử dụng mặc dù không nói ra ý muốn của mình.
Ngôn ngữ của độ không xác định biểu hiện qua sự ngắn gọn, hàm súc
của ngôn từ. Không cần nói nhiều, không cần “đao to búa lớn” nhưng bài viết
thực sự chạm đến trái tim yêu nước của tất cả con dân đất Việt.
“Chào cờ, hát Quốc Ca là nghi thức thiêng liêng, hun đúc tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, bồi đắp lý tưởng cách mạng. Cảm phục biết bao
các chiến sĩ cộng sản hiên ngang chào cờ và hát Quốc ca trong ngục tù để có
thêm sức mạnh và khí tiết đương đầu với đòn tra trấn tàn bạo của quân thù.
Lòng ta rưng rưng khi thấy vận động viên Việt Nam đoạt huy chương vàng tại
cuộc thi đấu quốc tế miệng hát Quốc ca mà nước mắt chảy tràn trên má khi lá
cờ Tổ quốc kéo lên. Ta cũng thấu hiểu vì sao có người mẹ Việt kiều Anh hàng
ngày dạy con gái 3 tuổi hát Quốc ca, những mong sớm gieo vào lòng con trẻ
tình yêu đất nước, quê hương nguồn cội. Biết bao người đã trào nước mắt khi
chứng kiến cảnh học sinh khiếm thính trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn hát
Quốc ca bằng tay, Quốc ca vang lên đỉnh Phan xi păng – nóc nhà Đông
Dương từ 60 trái tim giàu nhiệt huyết sáng tạo của FPT, Quốc ca bay trên
những ngọn sóng của Trường Sa, Hoàng Sa từ lồng ngực của người lính trẻ
kiên cường bám trụ chủ bảo vệ chủ quyền nơi đầu sóng ngọn gió”. Chỉ một
đoạn ngắn thôi nhưng cũng thấy được những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, uyển
chuyển nhưng vẫn giữ được sự chính xác của thông tin đến với người đọc.
Kết cấu mở đã kết nối mọi thế hệ người Việt trong một bài bình luận.
Chỉ cần là người Việt Nam, khi đọc bài viết này sẽ thêm yêu, thêm tự hào về
bài quốc ca cũng như về đất nước Việt Nam truyền thống anh hùng.
Ngôn ngữ định lượng thể hiện ở lượng sự kiện. Sự kiện trong bài cung
cấp cho tác giả thông tin để có những cách diễn đạt đắt giá nhất. Những con


16


số “1300 người”, “300 nghệ sĩ” đã thể hiện tình yêu nước dâng cao của đông
đảo người dân Việt Nam trong khoảnh khắc đất nước gặp hiểm nguy.
Từng câu, từng chữ trong bài viết của nhà báo Hồ Quang Lợi tuy nhẹ
nhàng nhưng lại có sức nặng trong tâm hồn người Việt. Nhắc nhở chúng ta về
một thời hào hùng của lịch sử, của truyền thống yêu nước và khiến chúng ta
thêm yêu, tự hào về bài quốc ca thấm đẫm tinh thần yêu nước.
IV/ Nhận xét
Trong 5 bài bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi, bài viết nào cũng thể
hiện rất rõ ràng 5 đặc trưng ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ
sự kiện, Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ, Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ
của độ không xác định, Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng.
Trong các bài bình luận trên, ngôn ngữ sự kiện đều được biểu hiện rõ
ràng qua một sự kiện trung tâm và hai sự kiện vệ tinh. Các sự kiện này đều là
những sự kiện có thật trong lịch sử, do nhà báo Hồ Quang Lợi quan sát, ghi
chép lại chứ không hề bịa đặt. Đầu tiên là bài viết “Nhân lên nội lực”, hai sự
kiện vệ tinh cũng như hai luận cứ của bài viết, vừa nói về sức mạnh của dân
tộc ta trong quá khứ vừa thể hiện sự khôn khéo của Đảng trong công cuộc
dựng xây đất nước của thời bình. Trong bài “Sứ mệnh – Chân lí lịch sử”, hai
sự kiện vệ tinh đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, khẳng định vai trò, tầm
quan trọng của Đảng đối với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Bài “Dân chủ, nhân quyền: Đâu phải giấc mơ xa”, hai sự kiện vệ tinh cũng
bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, khẳng dịnh nền dân chủ lâu
đời của nước ta. Sự kiện vệ tinh trong bài “Đổi mới: Cây đời xanh tươi” lại
giúp người đọc thấy sự nguy hiểm của các thế lực thù địch khi gieo giắt ý
nghĩ Đảng khiến nước ta tụt hậu đồng thời cho người đọc thấy một đất nước
Việt Nam ngày càng đẹp tươi từ khi có Đảng. Bài “Hát quốc ca từ sâu thẳm
trái tim mình”, tác giả đã dùng sự kiện vệ tinh để khẳng định ý nghĩa lớn lao,


17


niềm tự hào của cả dân tộc khi hát quốc ca bằng tình yêu đất nước từ sâu thẳm
trái tim mỗi người dân đất Việt.
Vì hầu hết các bài viết đều đề cập đến vấn đề chính trị nhạy cảm nên
tác giả đã sử dụng ngôn ngữ siêu ngôn ngữ để bài viết phù hợp với hoàn cảnh
mà vẫn chính xác, chân thực. Sự cô đọng, hàm súc về mặt ngôn từ cũng là
một yếu tố tạo nên tính hấp dẫn cho bài viết. Người đọc có thể cảm nhận được
ý nghĩa sâu xa của lời tác giả khi theo dõi toàn bộ bài viết.
Cấu trúc của bài viết luôn mở để tương tác với độc giả mọi thế hệ.
Lượng sự kiện hợp lí chính là linh hồn của bài viết. Sự kiện chứa nội dung và
thể hiện sự sáng tạo của tác giả.
Cuối cùng là những con số của đặc trưng ngôn ngữ định lượng. Bài có
ít, bài có nhiều nhưng bài nào cũng thuyết phục người đọc tin vào những điều
tác giả đang bàn luận. Bài “Đổi mới: Cây đời xanh tươi” là bài viết dùng
nhiều dẫn chứng là những con số nhất để vẽ ra bức tranh toàn cảnh về sự phát
triển từng ngày của ền kinh tế nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước.
Thỏa mãn bốn đặc trưng nêu trên, tất cả các bài viết của nhà báo Hồ
Quang Lợi đều vô cùng chân thực, hấp dẫn và đi sâu vào lòng người đọc mọi
thế hệ.
V/ Kết luận
Các đặc trưng ngôn ngữ trong bài bình luận kết hợp với nhau để làm
nên thành công của một tác phẩm báo chí bình luận. Đặc trưng ngôn ngữ sự
kiện và ngôn ngữ định lượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một sự kiện
trung tâm cũng là vấn đề chính được tác giả mang ra bình luận sẽ được các sự
kiện vệ tinh lí giải một cách rõ ràng, chi tiết bằng những dẫn chứng cụ thể
thông qua đặc trưng ngôn ngữ định lượng.

Ngôn ngữ siêu ngôn ngữ và ngôn ngữ của độ không xác định đều thể
hiện qua sự chọn lọc, cô đúc của ngôn từ, hướng người đọc đến những liên
tưởng thú vị và dẫn dắt người đọc đi suốt chiều dài tác phẩm.
18


Các tác phẩm bình luận của nhà báo Hồ Quang Lợi đều thành công vì
tác giả đã khéo léo đưa cả 4 đặc trưng ngôn ngữ báo chí vào bài viết của
mình. Không đao to, búa lớn, ngôn từ mà tác giả dùng để sáng tạo các tác
phẩm báo chí đều vô cùng dung dị, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu
sắc. Lời văn dễ đọc, dễ hiểu nên dễ đi sâu vào lòng độc giả. Đó chính là yếu
tố quan trọng khiến nhà báo Hồ Quang Lợi trở thành cây bút viết bình luận
xuất sắc, là tấm gương sáng để các nhà báo trẻ học tập, noi theo.
VI/ Phụ lục
1.

Bài viết “Nhân lên nội lực”

2.

Bài viết “Sứ mệnh, chân lí lịch sử” đăng ngày 10 tháng 8 năm

2015 trên báo Nhân dân điện tử
3.

Bài viết “Dân chủ, nhân quyền: Đâu phải giấc mơ xa” đăng ngày

13 tháng 8 năm 2015 trên báo Nhân dân điện tử
4.


Bài viết “Đổi mới, cây đời xanh tươi” đăng ngày 18 tháng 8 năm

2015 trê báo Nhân dân điện tử
5.

Bài viết “Hát quốc ca từ sâu thẳm trái tim mình” đăng ngày 25

tháng 5 năm 2015 trên báo Hà Nội mới

19



×