Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tham luận DMKTĐG môn Toán trường THCS Đông Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.89 KB, 4 trang )

Tham luận
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐMPPDH
Môn: Toán
Người viết: Nguyễn Ngọc Trung
Đơn vị: Trường THCS Đông Phú
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thực hiện công văn số 1381/SGD&ĐT-GDTrH ngày 7 tháng 9 năm 2010 của Giám đốc
Sở GD&ĐT và CV số 65/PGD&ĐT-KH ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Trưởng Phòng GD&ĐT
Đông Sơn về Kế hoạch tổ chức Hội thảo đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học cấp
THCS và kế hoạch hội thảo của Trường THCS Đông Phú ngày 23 tháng 9 năm 2010 cùng với
thực tế giảng dạy và công tác KTĐG bộ môn Toán ở trường THCS Đông Phú, tôi nhận thấy một
số vấn đề như sau:
+ Công tác KTĐG của bộ môn Toán ở trường THCS Đông Phú trong những năm qua đã
cơ bản đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng, phát huy được tính tích cực chủ động tiếp thu kiến thức
của học sinh. Đặc biệt là trường THCS Đông Phú đã xây dựng được ngân hàng bài kiểm tra định
kì cho tất cả các bộ môn tương đối đầy đủ đúng theo qui trình chuẩn KTĐG.
+ Tuy nhiên, hình thức kiểm tra và đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học còn chưa đồng
bộ, phong phú. Hình thức kiểm tra chủ yếu là Thầy - Trò, còn hình thức Trò - Trò và hình thức
TBDH - Trò còn rất hạn chế. Đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học chủ yếu tập trung vào
đánh giá tổng kết và đánh giá đầu giờ học, ít sử dụng đánh giá trong quá trình dạy học.
+ Với thực tế nêu trên, tôi xin tham luận với nội dung ” đổi mới kiểm tra đánh giá thúc
đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Toán” cấp THCS.
II. ĐỔI MỚI PPDH BỘ MÔN TOÁN
Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay ở trường THCS là tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học
sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung dạy học môn Toán thường liên quan đến các
hoạt động sau :
+ Nhận dạng và thể hiện một khái niệm, một quy tắc, một định lý, một phương
pháp.


+ Những hoạt động mang tính toán học : Chứng minh, định nghĩa, giải toán bằng cách lập
phương trình, ...
+ Những hoạt động trí tuệ : Phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, trừu tượng hoá, khái
quát hoá.
+ Những hoạt động ngôn ngữ : Giải thích một định lý, trình bày một lời giải, phát biểu
một định nghĩa.
Theo định hướng trên cần kế thừa, phát triển, khai thác những mặt tích cực trong phương
pháp d ạy học truyền thống đồng thời áp dụng phương pháp dạy học hiện đại thích hợp.
Phương pháp dạy học toán hiện nay ở trường THCS được tiến hành theo kiểu phát hiện và
giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động học sinh được học tập cá nhân (tự học), kết hợp việc
theo nhóm nhỏ (học tập hợp tác) là chính dưới sự điều khiển của giáo vi ên. Thầy giáo tổ chức
tình huống có vấn đề hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ nhận thức của các em, làm
trọng tài trong thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề và khẳng định kiến thức.Thông th ường
giáo viên sử dụng phương pháp : Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, luyện
tập thực hành, dạy học hợp tác theo nhóm
Dạy học ngày nay liên quan tới một xu thế đang dần dần trở nên quen thuộc trong nền giáo
dục nước ta đó là: “lấy học sinh làm trung tâm”, nó thể hiện
các dấu hiệu đặc trưng :
+ Dựa vào kinh nghiệm của người học, khai thác kinh nghiệm đó dồn thành sức mạnh
trong trình tự khám phá.
+ Chống gò, ép, ban phát, giáo điều, cần nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tích cực, ý chí
người học để đạt mục đích học tập v à phát triển cá nhân.
+ Phương thức hoạt động chủ đạo l à tự nhận thức, tự phát hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá,
hoàn thiện.
+ Tạo cho học sinh tính năng động cải biến hoạt động học tập, chủ động tự tin.
+ Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, suy ngẫm, tính độc đáo của nhân cách.
Công việc của giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, người tổ chức quá trình học tập
của học sinh.
Qua một số ý kiến nêu trên, với nghệ thuật lên lớp của giáo viên nếu áp dụng tốt thì không
chỉ dừng lại ở đổi mới phương pháp mà việc sử dụng đồ dùng dạy học cùng các phương tiện dạy

học hiện đại (ứng dụng CNTT) cũng góp phần đổi mới phương pháp. Đồ dùng dạy học càng
phong phú, đa d ạng thì hiệu quả tiết dạy càng cao.
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC, KĨ THUẬT KTĐG CỤ THỂ
1. Hình thức Thầy - Trò: Hình thức này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng
và phương pháp KTĐG:
Kiểm tra đầu giờ học (kiểm tra miệng, gợi động cơ ban đầu, kích hoạt
vùng phát triển gần nhất, ... ). Kiểm tra trong giờ học (củng cố, khắc sâu, gợi động cơ trung
gian, ...), Kiểm tra sau giờ học (cuối nội dung, cuối chương, cuối kì, ...). Ví dụ:
a, KTBC ( Tiết 4 - Đại số 9)
Thực hiện phép tính:
a,
2
16.25 400 20 20.= = =

b,
2 2
16. 25 4 . 5 4.5 20.= = =
Mục đích của bài kiểm tra là củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa căn thức bậc hai,
đồng thời đặt vấn đề cho bài học mới “ Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương”.
b, Qui trình biên soạn đề kiểm tra định kì:
+ Xác định mục tiêu của của đề
+ Thiết lập ma trận.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi theo ma trận.
+ Xây dựng đáp án và biểu điểm.
2. Hình thức Trò - Trò: Chủ yếu được dùng là:
Kiểm tra trong giờ học (củng cố, khắc
sâu, gợi động cơ trung gian, ...), phát huy phương pháp
dạy học hợp tác theo nhóm. Hình thức này
giúp cho học sinh kĩ năng đánh giá và tự đánh giá. Lượng hóa KTĐG theo thời gian tối đa là 15
phút. Ví dụ: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em (nếu còn dư thì sắp xếp thành thư kí,

hiệu lệnh, CĐV, ... tránh để còn HS trong lớp ngồi không). Mỗi nhóm tự đặt tên hoặc GV chia
nhóm theo số. Mỗi nhóm tự đánh số từ 1 - 4, theo thứ tự sẽ nhận đề từ GV được bỏ trong phong bì
với cấu trúc như sau: Bì số 1 chứa đề số 1, bì thứ 2 chứa đề số 1 và số 2; bì thứ ba chứa đề số 1, 2,
3; bì số 4 chứa đề số 1,2,3,4. Cách tổ chức: HS1 nhận bì số 1, HS 2 nhận bì số 2, ... Khi có hiệu
lệnh, HS1 mở bì số 1 và làm đề số 1 sau đó chuyển kết quả cho HS số 2, ... bắt đầu từ HS số 2
được quyền sử dụng kết quả của HS trước và sửa sai nếu có. Kết quả lấy tiêu chí điểm và thời
gian để đánh giá. Chẳng hạn: Tiết 48 - Luyện tập - ĐS lớp 8 bộ đề có thể xây dựng như sau:
Đề 1: Giải phương trình: 2(x - 2) + 1 = x - 1
Đề 2: Thế giá trị của x (bạn số 1 vừa tìm được) vào rồi tìm y trong phương trình:
(x + 3)y = x + y
Đề 3: Thế giá trị của y (bạn số 1 vừa tìm được) vào rồi tìm z trong phương trình:
1 3 1 3 1
3 6 3
z y+ +
+ =
Đề 4: Thế giá trị của z (bạn số 1 vừa tìm được) vào rồi tìm t trong phương trình:
z(t
2
- 1) =
1
3
(t
2
+ t)
Hình thức trên vừa giúp HS tích cực hoạt động đồng thời có năng lực đánh giá và tự đánh
giá.
3. Hình thức TBDH - Trò: Hình thức này có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng và
phương pháp KTĐG:
Kiểm tra đầu giờ học (kiểm tra miệng, gợi động cơ ban đầu, kích hoạt
vùng phát triển gần nhất, ... ). Kiểm tra trong giờ học (củng cố, khắc sâu, gợi động cơ trung

gian, ...), Kiểm tra sau giờ học (cuối nội dung, cuối chương, cuối kì, ...). Ví dụ:
a, KTBC ( Tiết 17 Hình học 7): Giáo viên cho học sinh tự cắt một tam giác giấy rồi ghép
các góc của tam giác thành một góc và tiến hành đo đạc để đặt vấn đề vào bài “ Tổng ba góc
trong một tam giác”.
b,
Dạy bài “ Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn” Hình học 9 Tiết 25. Đồng
thời có thể sử dụng vào tiết 30 Hình học 9 “ Ôn tập chương”
* Dụng cụ : - Một đường tròn cố định. Một thanh nam châm.
* Cách sử dụng :
Thao tác thanh nam châm với đường tròn ta được các vị trí tương đối giữa đường thẳng và
đường tròn.
Nếu không dùng bảng phụ, mà khi vào lớp giáo viên mới vẽ từng trường hợp thì chắc chắn
sẽ tốn nhiều thời gian để khắc sâu bài, như vậy thời gian thực hành tại lớp không có, dẫn đến hạn
chế trong trang bị kiến thức tổng hợp cho học sinh.
IV. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH PHỔ BIẾN:
Các hình thức kiểm tra và đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học như đã được thực hiện
ở trên không chỉ áp dụng tốt cho môn Toán mà còn áp dụng tốt cho các bộ môn khoa học Tự
nhiên khác. KTĐG vừa là thành quả vừa là động lực thúc đẩy ĐMPPDH.
KTĐG phải kết hợp hài hòa giữa TNKQ và TL, KTĐG phải có hệ thống câu hỏi mở, từ
đơn giản đến phức tạp, trải rộng khắc kiến thức cơ bản đồng thời phải thiết kế được tính logic
của nội dung sao cho nổi bật và xoáy sâu trọng tâm. Hệ thống câu hỏi có tác động làm kích thích
tư duy độc lập chủ động và tích cực, kích thích lòng ham học hỏi, tạo sự say mê chiếm lĩnh tri
thức, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập một cách tự giác, chủ
động và bộc lộ khả năng tự nhận thức của mình. Đồng thời thông qua kết quả phản ánh từ bài
kiểm tra đã điều chỉnh được phương pháp dạy học đổi mới theo chuẩn.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
Cũng qua tham luận này, với tình hình thực tế hiện nay tôi xin có một số đề xuất như sau:
+ Đối với GVBM trực tiếp dạy môn Toán: Tích cực sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT,
tăng cường KTĐG theo chuẩn, đặc biệt là KTĐG trong quá trình dạy học với hình thức Trò -
Trò và hình thức TBDH - Trò.

+ Đối với các cấp quản lí chuyên môn: Ra đề KTĐG cần đồng đều về mức độ nhận thức
ở các khối, lớp. Đề KTĐG ngoài được lượng hóa bằng điểm còn phải được qui đổi tương ứng
với thời gian người học làm bài. Cấu trúc trúc bài KTĐG bao gồm: cơ bản phải rộng khắp kiến
thức đã học, nâng cao phải có tính cô đọng, trọng tâm, chuyên sâu. Hệ thống câu hỏi phải chính
xác, tường minh./.
Đông Phú, ngày 29 tháng 9 năm 2010
Người viết
Nguyễn NgọcTtrung

×