Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn dạy học môn GDCD 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.37 KB, 6 trang )

Đạ Tông, ngày 8 tháng 10 năm 2010
Chuyển đ/c Nguyễn Thị Hương Giang phối hợp với đ/c Trần Văn Hậu nghiên
cứu, triển khai đến toàn bộ GV trong tổ trong đợt sinh hoạt chuyên môn vào
ngày 14 tháng 10 tới
Chú ý:
Tổ chuyên môn cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, trao đổi phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng học sinh trong các buổi họp tổ, xây dựng chuyên đề nâng cao hiệu
quả công tác phụ đạo học sinh yếu, cách rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài trước yêu cầu
mới, đặc biệt chú ý tổ chức hội nghị chuyên đề về giảng dạy để học sinh nắm được bài ngay
trên lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên đổi mới phưong pháp dạy học, đổi mới kỹ năng ra đề
kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết lập đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng quy định.
Bùi Văn Khoa
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Năm học 2010 – 2011
Thực hiện văn bản chỉ đạo số 7418/BGDĐT – GDTrH ngày 11/8/2010 của Vụ
Giáo dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2010 -2011; ngoài những nhiệm vụ trọng tâm của bậc học được quy định tại
công văn số 820 /SGD&ÑT – GDTrH ngày17/8/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Lâm Đồng hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010 – 2011,
Phòng Giáo dục Trung học hướng dẫn một số nội dung về việc triển khai dạy học bộ
môn Giáo dục công dân THCS, THPT THCS – THPT như sau:
I.NHIỆM VỤ CHUNG
Tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu về đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp dạy học, nâng cao việc đổi mới kiểm tra đánh giá và hướng dẫn phương pháp
học tập phù hợp với đối tượng học sinh để không ngừng nâng cao chất lượng học tập
bộ môn.
II.NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1.Về thực hiện chương trình
a.Chương trình môn Giáo dục công dân (GDCD) có 35 tiết được thực hiện
trong 37 tuần của năm học, do đó sẽ có 35 tuần học một tiết GDCD/ tuần và 2 tuần dự


trữ có thể dạy bù hoặc bố trí cho phù hợp với tình hình thực tế từng trường. Thực hiện
chương trình theo thứ tự các bài đã có trong phân phối chương trình nhưng phải căn
cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng.
b. Những bài bố trí từ hai tiết trở lên, không quy định cụ thể nội dung cho từng
tiết, giáo viên căn cứ vào tình hình, khả năng tiếp thu của học sinh để phân bố cho hợp
lý, nhưng phải cân đối về nội dung giữa các tiết. Có thể dạy phần lớn nội dung kiến
thức vào các tiết đầu, tiết cuối dạy phần còn lại và luyện tập, thực hành vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Việc tách tiết phải tuân theo đầy đủ tiến trình của
giáo án
( Xác định rõ mục tiêu kiến thức, kỹ năng cho từng tiết)
c. Các tiết thực hành, ngoại khoá thực hiện như sau:
Sở Giáo dục và Đào tạo uỷ nhiệm cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trừơng
THCS, THPT lựa chọn nội dung các tiết thực hành, ngoại khoá dựa trên các vấn đề
sau:
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tăng cường giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống.
- Những vấn đề của địa phương tương ứng với các bài đã học.
- Những vấn đề nổi cộm của cuộc sống cần giáo dục cho học sinh như: trật tự
an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ
nạn xã hội …
- Nêu gương người tốt, việc tốt, những học sinh chăm ngoan vượt khó học giỏi.
- Tình hình chính trị xã hội của địa phương…
Nội dung tiết thực hành, ngoại khoá có thể thay đổi theo từng năm.
Hình thức thể hiện; tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ thực tế nhà trường, có
thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu, có thể mời cán bộ, chuyên gia nói chuyện, trao
đổi…
d.Các tiết ôn tập tập học kỳ:
Giáo viên căn cứ đặc điểm tình hình thực tế để định ra nội dung ôn tập cho phù
hợp với trình độ của học sinh nhưng phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.

2.Về việc lồng ghép, tích hợp giáo dục các nội dung học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục
pháp luật và bảo vệ môi trường sống:
Nguyên tắc tích hợp giáo dục là lồng ghép các nội dung vào bài học một cách tự
nhiên, phù hợp nội dung bài học, phù hợp vào đặc điểm, điều kiện thực tế. Việc tích
hợp giáo dục làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn mà không làm quá tải.
Phương pháp tích hợp dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng
tạo của học sinh.
Kiểm tra đánh giá nội dung tích hợp có thể lồng ghép vào kiểm tra đánh giá của
môn học, cần chú ý đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề
thực tiễn cuộc sống của học sinh.
3.Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
a.Đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học nhằm phát
huy khả năng tư duy, sáng tạo, độc lập, tự chủ của người học. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học; tăng cường đầu tư số lượng và chất lượng của giáo án điện tử,
khai thác thông tin trên internet để góp phần nâng cao hiệu quả của giờ dạy.
b.Kết hợp sáng tạo, hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống ( thuyết
trình, giảng giải, kể chuyện, vấn đáp…) Với các Phương pháp và kỹ thuật dạy học
hiện đại
( thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, dự án, động não…nhằm hình thành tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
4. Về kiểm tra đánh giá:
Đổi mới kiểm tra đánh giá thực hiện theo hướng dẫn của của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; hình thức kiểm tra thường xuyên và định kỳ cần phải bám sát chuẩn kiến
thức, kỹ năng.
Cần hạn chế yêu cầu kiểm tra theo kiểu ghi nhớ, tái hiện kiến thức; tăng cường
yêu cầu vận dụng kiến thức theo hướng ra đề “mở” để học sinh liên hệ, phân tích biểu
đạt chính kiến của mình và định hướng hành vi.
Kiểm tra đánh giá không đơn thuần chỉ qua bài viết, bài học của học sinh với
yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà còn thông qua tinh thần tự giác, trung thực tham gia

các hoạt động học tập, thái độ đối với mọi người; thông qua tiến bộ đạt được trong ý
thức công dân, sự chuyển biến về thái độ và hành vi…
Xác lập các quan hệ đánh giá: giữa thầy với trò, giữa trò với trò, tự đánh giá của
bản thân học sinh.
Kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan trong
kiểm tra đánh giá học sinh.
Do đặc trưng của bộ môn nên không nhất thiết phải lập ma trận đề nhưng cần
xác định mức độ kiểm tra; nhận biết, thông hiểu, vận dụng phù hợp với trình độ của
học sinh.
5.Thiết bị và phương tiện dạy học:
Tận dụng triệt để các thiết bị đã có của từng trường như máy chiếu, băng hình,
tranh ảnh, sơ đồ…Khuyến khích việc tự làm thiết bị và đồ dùng dạy học của giáo viên
và học sinh, coi đó cũng là hoạt động hiệu quả để phát huy sự tham gia tích cực của
học sinh vào quá trình học tập. Khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin, trong đó
máy tính được thực hiện đúng chức năng là công cụ quan trọng giúp giáo viên đổi mới
phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Việc chú ý khai thác các thiết
bị, phương tiện là yếu tố quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học làm
tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Về sách giáo khoa, tài liệu phục vụ giảng dạy: Khi sử dụng SGK, SGV để soạn
giáo án, giáo viên cần căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình
môn học, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng phù hợp với khả
năng tiếp thu của học sinh; đồng thời sử dụng sách giáo viên môn GDCD, bài tập tình
huống GDCD, bài tập trắc nghiệm GDCD, tham khảo các tài liệu thuộc chủ đề giáo
dục ý thức công dân của địa phương…để đạt được mục tiêu, nội dung của môn học.
Nếu gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào đó
giữa SGK và SGV, giáo viên căn cứ vào cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kỹ năng để thiết kế bài giảng.
Nếu SGK hay SGV có đơn vị kiến thức mà chuẩn không có chính là chuẩn
giảm tải và chỉ yêu cầu học sinh đạt được như vậy; giáo viên vẫn có thể truyển tải kiến
thức đó tới học sinh bởi có đối tượng khá, giỏi. Nếu SGK hay SGV không có đơn vị

kiến thức mà chuẩn yêu cầu thì giáo viên phải tìm tòi bổ sung theo yêu cầu của chuẩn.
6. Về giáo án soạn:
Giáo viên phải soạn giáo án theo khung giáo án đã được thống nhất trong đợt
tập huấn ngày 27-29/9/2010 đối với cấp THCS.
Đối với cấp THPT: Giáo án phải đảm bảo tối thiểu các ỵêu cầu theo trình tự sau:
Tiết thứ ( Theo PPCT ) : …
Ngày soạn: … Ngày dạy: …
Tên bài: …( tiết thứ )
I. Mục tiêu bài học ( theo chuẩn kiến thức kỹ năng)
Học xong bài này, học sinh cần:
1 Về kiến thức:
2 Về kỹ năng :
a. Kỹ năng bài học ( Theo chuẩn kỹ năng)
b. Kỹ năng sống: (tham khảo trong tài liệu Giáo dục kỹ năng sống trong
môn GDCD)
3. Về thái độ:
II. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực
III.Phương tiện dạy học:
IV.Tiến trình dạy học:

×