Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hướng dẫn dạy học môn Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.35 KB, 5 trang )

Đạ Tông, ngày 8 tháng 10 năm 2010
Chuyển đ/c Trần Văn Tuấn phối hợp với đ/c Cao Xuân Thái nghiên cứu, triển khai đến
toàn bộ GV trong tổ trong đợt sinh hoạt chuyên môn vào ngày 14 tháng 10 tới
Chú ý:
Tổ chuyên môn cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, trao đổi phương pháp dạy học nhằm
nâng cao chất lượng học sinh trong các buổi họp tổ, xây dựng chuyên đề nâng cao hiệu quả công tác
phụ đạo học sinh yếu, cách rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài trước yêu cầu mới, đặc biệt chú ý
tổ chức hội nghị chuyên đề về giảng dạy để học sinh nắm được bài ngay trên lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên đổi mới phưong pháp dạy học, đổi mới kỹ năng ra đề kiểm tra
đánh giá, kỹ năng thiết lập đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng quy định.
Bùi Văn Khoa
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC VẬT LÝ THCS, THPT
NĂM HỌC 2010-2011
Căn cứ nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ bậc học trong năm học 2010-2011, Sở Giáo
dục & Đào tạo hướng dẫn việc dạy học môn Vật lý trong năm học 2010-2011 như sau:
A.NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG
Tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Chú trọng vào việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN ; Tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; chú ý gắn việc giảng dạy bộ môn với phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; phấn đấu nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện; góp phần thực hiện thành công chủ đề năm học là “Năm học tiếp tục đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
B.NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thực hiện đúng, đủ chương trình theo khung phân phối chương trình bộ môn Vật lí của
Bộ giáo dục & Đào tạo trên cơ sở tham khảo PPCT Sở đã gửi về các đơn vị trong các năm
học trước. Cần lưu ý thời điểm kết thúc học kỳ và kết thúc năm học theo kế hoạch năm học
của Sở.
2. Thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Các tổ
chuyên môn cần có kế hoạch cụ thể hóa để áp dụng tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức – kỷ năng của chương trình giáo dục phổ thông” của môn vật lí THCS và THPT và
những nội dung đã được tập huấn hè 2010.


Việc soạn giảng theo chuẩn KT-KN là một trong những tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy, đánh
giá hoạt động của tổ chuyên môn. Một giáo án đạt yêu cầu cần thể hiện được việc đổi mới
phương pháp dạy học và bám sát chuẩn KTKN. Cụ thể cần làm nổi rõ:
• Hoạt động của thầy.
• Hoạt động của trò.
• Mục đích cần đạt (trong mỗi bài, mỗi phần).
(Mẫu giáo án có thể tham khảo ở phần phụ lục)
3. Tiếp tục quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng xây dựng tít học thân thiện,
phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên,
chú ý đến mức độ thông hiểu trong quá trình giảng dạy; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ,
vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản
chất. Chú trọng việc giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và hướng nghiệp
thông qua các tiết dạy trên lớp.
4. Tăng cường sử dụng phương pháp thực nghiệm trong giảng dạy Vật lý:
- Thực hiện đủ các thí nghiệm biểu diễn và các tiết thực hành theo phân phối chương trình và
các nội dung yêu cầu của sách giáo khoa.
- Khai thác tối đa các trang thiết bị ở trường và phòng học bộ môn, không để xảy ra hiện
tượng dạy chay khi trường có thiết bị. Khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến phương
án thí nghiệm phù hợp với từng bài học.
- Quản lý và bảo quản tốt trang thiết bị theo đúng quy định hiện hành, tránh hư hỏng lãng phí
và mất mát. Cần có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm Vật lí.
- Tổ chức chuyên đề về việc quản lý tiết thí nghiệm thực hành và rút kinh nghiệm trong tổ
chuyên môn.
5. Đổi mới trong cách kiểm tra, đánh giá:
- GV đánh giá sát trình độ học sinh với thái độ khách quan chính xác công bằng; kiểm tra
cả về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh; kết hợp một cách hợp lí hình
thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan; hình thức kiểm tra đánh giá cũng cần linh
hoạt và chú ý đến tính “thân thiện”, tránh gây ra nặng nề ức chế cho học sinh.
- Nâng cao năng lực ra đề TNKQ, đặc biệt là ra đề phải bám sát chuẩn kiến thức-kỷ năng và
chú ý kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo.

- Có phương thức và kế hoạch rèn luyện kỹ năng cho học sinh cuối cấp THPT dự thi tốt
nghiệp, tuyển sinh bộ môn vật lí theo hình thức trắc nghiệm khách quan hiện hành.
- Về điểm bài thực hành: Mỗi học kỳ có tối đa một bài thực hành lấy điểm kiểm tra 1 tiết (hệ
số 2). Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm hai phần:
• Đánh giá kỹ năng thực hành.
• Đánh giá báo cáo thực hành
Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trn.
6. Tiếp tục tăng cường công tác giúp đỡ phụ đạo học sinh yếu, kém nhất là các trường ngoài
công lập và các trường vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các
cấp, tạo ra các sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh dưới hình thức sinh hoạt CLB, ngoại
khóa, các cuộc thi...
7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Vật lý:sử dụng hợp lí
các phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng, tư liệu thiết bị dạy học điện tử, khai thác mạng
internet, soạn và dạy học bằng giáo án điện tử…Cần lưu ý không lạm dụng CNTT để biến
“đọc chép” thành “chiếu chép” mà phải kết hợp hợp lí giữa các phương pháp truyền thống
với ứng dụng CNTT. Các tổ chuyên môn cần có các chuyên đề, thảo luận về việc kết hợp này
để đúc rút kinh nghiệm.
Kể từ năm học này, trang diễn đàn của bộ môn vatlylamdong.com đi vào hoạt động (từ
5/9/2010). Đây là nơi để các giáo viên vật lý trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm, thảo
luận chuyên môn, tải các tài nghuyên dạy học. Các ý kiến quản lí chỉ đạo bộ môn cũng sẽ
thông qua trang web này. Các tổ chuyên môn cần động viên giáo viên trong tổ tham gia sinh
hoạt cùng diễn đàn và đưa việc sinh hoạt diễn đàn vật lí vào sinh hoạt tổ. Đây cũng là nội
dung đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn.
8. Chú ý triển khai việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục kỷ năng sống thông qua giảng dạy bộ môn vật lí. Đây cũng là
tiêu chí để đánh giá việc soạn giảng của giáo viên.
9. Quản lí chỉ đạo các trường chuyên biệt: Nắm vững chương trình, các chuyên đề chuyên
sâu của trường THPT Chuyên để có kế hoạch chỉ đạo, tham gia dạy chuyên đề tại trường
Chuyên. Quan tâm hơn đến việc giảng dạy bộ môn tại các trường Dân tộc nội trú.
10. Tiếp tục triển khai nội dung các chuyên đề đã có trong những năm học trước: Dạy học

theo chuẩn KTKN, kết hợp ứng dụng CNTT với các PP truyền thống; Sử dụng thiết bị trong
dạy học Vật lý; Bồi dưỡng học sinh giỏi; Dạy học theo nhóm; On tập thi tốt nghiệp
THPT;Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lý THPT; Sử dụng các phần mềm
dạy học Vật lí và Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
c. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
1. Tổ chức đúc rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp trong các năm
học trước, nhất là trong năm học 2009-2010. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi Vật lý, kiện toàn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HSG quốc gia về kỳ năng,
phương pháp, tài liệu…
2. Đề thi học sinh giỏi Vật lý trong năm học 2010-2011 ở các cấp chủ yếu vẫn ra theo dạng
đề tự luận. Đề thi sẽ chú ý thêm về thực hành thí nghiệm liên quan đến nội dung chương trình
đã được quy định.
3. Nội dung chương trình bồi dưỡng và ra đề thi học sinh giỏi Vật lý trong năm học này
được quy định thống nhất như sau:
3.1) Thi học sinh giỏi Vật lý lớp 9:
Dựa vào nội dung chương trình Vật lý THCS mới, theo từng kỳ thi cụ thể như sau:
* Kỳ thi vòng Huyện, Thị, Thành phố:
- Toàn bộ phần Cơ học ở lớp 6 và 8 (có nâng cao,bổ sung các công thức định lượng)
- Toàn bộ phần nhiệt học ở lớp 6 và 8 (bổ sung các công thức định lượng)
- Toàn bộ phần quang học lớp 7 (có bổ sung cách vẽ ảnh qua gương)
- Chương I phần Điện học lớp 9.
*Kỳ thi vòng Tỉnh: Gồm các nội dung đã có ở vòng huyện, thị, thành phố, đồng
thời thêm các nội dung sau:
- Toàn bộ phần Điện từ (Chương II) lớp 9
- Toàn bộ chương III - phần quang lớp 9 (Bổ sung công thức thấu kính).
3.2) Thi học sinh giỏi vật lý lớp 12:
Dựa vào nội dung chương trình Vật lý THPT phân ban mới (chương trình nâng cao):
* Vòng 1:Thi chọn học sinh giỏi tỉnh:
- Toàn bộ phần cơ học lớp 10.
- Toàn bộ phần Vật lý phân tử và nhiệt học ở lớp 10 .

- Toàn bộ phần điện học, từ trường, cảm ứng điện từ ở lớp 11.
- Toàn bộ phần Quang hình học lớp 11.
- Toàn bộ phần Cơ học vật rắn, Dao động cơ học, Sóng cơ học - âm học, Dòng điện
xoay chiều (không phân nhánh), Sóng điện từ lớp 12.
* Vòng 2: Thi chọn học sinh dự thi quốc gia
Do năm nay thi chọn đội tuyển sớm nên nội dung thi trong phần này tuân theo công văn
số 994/SGDĐT-KTKĐ ngày 24/9/2010 về Hướng dẫn thi chọn học sinh vào đội tuyển tham
dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2010 – 2011.
Tất cả các nội dung thi ở vòng này đều bao gồm các chuyên đề chuyên sâu mà Bộ
GD&ĐT đã quy định cho trường Chuyên theo công văn số 10803/ BGDĐT-GDTrH ngày
16/12/2009 hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT.
Nội dung bồi dưỡng và thi ở các vòng không chỉ là những vấn đề cơ bản của chương trình
Vật lý THCS, THPT mà còn bao gồm những kiến thức và kỹ năng nâng cao cho từng đơn vị
kiến thức.
3.3) Nội dung thi vào lớp 10 chuyên lí
Nội dung và yêu cầu như kỳ thi học sinh giỏi THCS vòng tỉnh. Trong đó trọng tâm là
chương trình vật lý lớp 9.

PHỤ LỤC: Mẫu giáo án áp dung từ năm học 2010 – 2011 (Tham khảo)
Ngày soạn:………………….
Ngày dạy:…………………..
Tiết 4
Bài 2: CON LẮC LÒ XO
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Các chuẩn kiến thức qui định trong chương trình của bài học,
……………………….
+ Mục tiêu chi tiêt 1 ( mức độ)……………..
+ Mục tiêu chi tiêt 2 ( mức độ) ……………….
- Các nội dung tích hợp về kiến thức……………………….

2. Về kĩ năng:
- Các chuẩn kĩ năng qui định trong chương trình……………………….
+ Mục tiêu chi tiêt 1 ( mức độ)……………..
+ Mục tiêu chi tiêt 2 ( mức độ) ……………….
- Các nội dung tích hợp về kĩ năng……………………….
3. Về thái độ: các nội dung tích hợp về thái độ, hành vi…………………………………..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tài liệu, thiết bị cần thiết: Phiếu học tập, đáp án, dụng cụ thí nghiệm, máy tính, đèn
chiếu…..( ghi cụ thể).
- Phương tiện đánh giá các hoạt động học tập tích cực của học sinh:
…………………..
- Tìm các địa chỉ tích hợp liên quan đến bài dạy.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức cũ liên quan, chuẩn bị các phiếu học tập và các dụng cụ thiết bị cần
cho giờ học..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: ( …..phút) Ôn lại kiến thức cũ
Hoạt động điểu khiển của
GV
Hoạt động của HS Kết quả cần đạt
Hoạt động 2: ( …..phút) ………………………….
Hoạt động điểu khiển của
GV
Hoạt động của HS Kết quả cần đạt
(Cần thể hiện rõ phương pháp
và tiến trình của hoạt động)
Kiến thức: ghi rõ mức độ cần
đạt về kiến thức ( nhận biết,
thông hiểu, vận dụng….).

Kĩ năng: ( chi tiết hóa yêu
cầu về kĩ năng)
Tích hợp:
……………………….
Hoạt động 3: ( …..phút) ………………………….
Hoạt động điểu khiển của
GV
Hoạt động của HS Kết quả cần đạt
Hoạt động 4: ( …..phút) ………………………….
Hoạt động điểu khiển của
GV
Hoạt động của HS Kết quả cần đạt
Hoạt động 5: ( …..phút) Hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập ở nhà.
Hoạt động điểu khiển của
GV
Hoạt động của HS Kết quả cần đạt
IV. PHẦN PHỤ LỤC: Các phiếu học tập có đáp án, các địa chỉ tích hợp……………………
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×