Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP XUÂN TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.73 KB, 39 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
TƯ TỔNG HỢP XUÂN TRƯỜNG
3.1. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP XUÂN
TRƯỜNG.
Qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Xuân Trường
em xin đưa ra một số nhận xét về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng cũng như tổ chức công tác kế toán tại Công ty như sau:
3.1.1. Ưu điểm về công tác kế toán ở doanh nghiệp.
Qua 26 năm đi vào hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần vật tư tổng
hợp Xuân Trường ngày càng phát triển và cũng đã đạt được một số thành tích
đáng kể. Có được như vậy là nhờ những đóng góp không nhỏ của công tác kế
toán trong các khía cạnh sau:
- Việc phân công lao động kế toán được đẩy mạnh và hoạt động đi dần
vào hiệu quả. Kế toán các phần hành và kế toán tổng hợp phối hợp nhịp nhàng
và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác kế toán. Kế toán luôn đảm bảo cung cấp
thông tin một cách kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc. Đối với bộ phận kế
toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đã phản ánh ghi chép đầy đủ,
chính xác tình hình bán hàng, chi tiết về giá trị hàng xuất kho, phản ánh kịp
thời chính xác về doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn
hàng bán, xác định kết quả bán hàng.
- Công ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh hoá đơn chứng từ theo
đúng mẫu và quy định của Bộ tài chính. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
được phản ánh trên các hoá đơn, chứng từ phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc
ghi chép cũng như các yêu cầu của công tác quản lý chứng từ. Các chứng từ là
những cơ sở ban đầu để thực hiện công việc hạch toán, do vậy chứng từ được
đánh giá theo trình tự thời gian và được kiểm tra thường xuyên về nội dung
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra các chứng từ gốc kèm theo. Việc kiểm tra
này giúp phân loại, tổng hợp thông tin tài chính để ghi sổ chi tiết và sổ tổng
hợp.


- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
hàng tồn kho, phương pháp này đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên
chính xác về tình hình biến động của hàng hoá trong Công ty tại mọi thời điểm.
Số hàng tồn kho được phản ánh trung thực để Phòng Kế toán nắm được và báo
cáo lên Ban giám đốc và Phòng Kinh doanh để có kế hoạch nhập hàng hoặc tìm
cách tiêu thụ hàng nhanh chóng hơn.
3.1.2. Nhược điểm của công tác kế toán bán hàng tại Công ty.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán bán hàng của Công ty
cũng còn một số hạn chế cần khắc phục.
Thứ nhất: Về hệ thống sổ sách.
Hiện nay Công ty chưa mở các sổ chi tiết cho các TK 641, TK642 do vậy
không theo dõi được chi tiết từng khoản mục chi phí, nên Công ty sẽ khó đề ra
các biện pháp quản lý chi phí có hiệu quả.
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, nhưng kế toán chủ
yếu hạch toán tắt, cụ thể tại Công ty không sử dụng đầy đủ trình tự theo hình
thức chứng từ ghi sổ. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào chứng từ
ghi sổ và các sổ chi tiết, nhưng không lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Việc này
có thể dẫn đến tình trạng không quản lý được chứng từ ghi sổ và không kiểm
tra được số liệu kế toán giữa chứng từ ghi sổ và bảng cân đối tài khoản.
Mẫu sổ chi tiết tài khoản 131 mà Công ty đang sử dụng chưa hợp lý.
Thứ hai: Về lập dự phòng phải thu khó đòi.
Hiện nay Công ty có rất nhiều khách hàng, ngoài một số ít khách hàng
thanh toán ngay, còn lại đa phần là khách hàng trả chậm, nhận hàng trước rồi
mới thanh toán. Chính điều này làm mất vốn hoặc giảm lợi nhuận của Công ty.
Vì vậy để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, Công ty nên trích lập
quỹ dự phòng phải thu khó đòi.
Thứ ba: Về xác định doanh thu và kết qủa cho từng mặt hàng.
Công ty kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng nhưng vẫn chưa thực hiện
xác định kết quả cho từng mặt hàng. Nếu Công ty thực hiện xác định kết quả
cho từng loại mặt hàng sẽ giúp cho Công ty có quyết định đúng đắn hơn về

quản lý.
Thứ tư: Về áp dụng chế độ nộp bảo hiểm xã hội (BHXH) cho
người lao động.
Hiện nay Công ty vẫn chưa trích lập quỹ BHXH cho người lao động, vì
thế quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo.
Thứ năm: Về việc áp dụng tin học vào quản lý.
Hiện nay, tuy Công ty đã trang bị máy tính vào việc quản lý kinh doanh
của mình, song trên thực tế chưa phát huy được hiệu quả tích cực mà thiết bị
này mang lại. Cụ thể máy tính mới chỉ được sử dụng để soạn thảo văn bản và
sao lưu tài liệu, chứng từ sổ sách chứ chưa tự động hạch toán công tác kế toán.
Vì vậy Công ty cần cập nhật và trang bị thêm các phần mềm về quản lý, đặc
biệt là phần mềm kế toán.
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
TỔNG HỢP XUÂN TRƯỜNG.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Xuân
Truờng, trên cơ sở tìm hiểu và nắm vững tình hình thực tế cũng như những
kiến thức lý luận đã được học, em nhận thấy trong công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng của Công ty vẫn còn một số mặt tồn tại. Nếu
được khắc phục thì phần hành kế toán này tại Công ty sẽ được hoàn thiện hơn.
Vì vậy em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất: Về hệ thống sổ kế toán của Công ty.
Công ty nên mở sổ chi tiết TK 641, TK 642 theo từng tài khoản cấp 2
(641.1, 641.2,……. 641.7). Sổ chi tiết có thể được mở cho mỗi quý và mỗi tài
khoản cấp 2 có thể mở một tờ. Khi đó kế toán sẽ theo dõi được thường xuyên
liên tục các khoản chi phí phát sinh theo khoản mục.
Mẫu sổ chi tiết TK 641, TK 642:
Sổ chi tiết…
TK 641.1 …, TK 642.1 ….
Ngày … tháng … năm …

Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chứng từ
Nội
dun
g
Ghi Nợ các TK641.1(642.1),
ghi Có các TK
Ghi Có các TK641.1(642.1),
Ghi Nợ các TK
Ghi
chú
Số Ngày
11
1
214 …
Cộng Nợ TK
641.1 (642.1)
111 911 …
Cộng Có TK
641.1
(642.1)
… …. …. …. …. … ….. …. … … …. ….
… …. …. … …. … ….. … … … … …
Để có cơ sở kiểm tra số liệu giữa bảng cân đối tài khoản và sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ, trước khi lập báo cáo tài chính, Công ty nên mở sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ theo mẫu sau:
Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số Ngày Số Ngày

… …. ….. …. ….. …
14 6/1/2005 30.287.000
…. …….. …… …. ….. ….
17 9/1/2005 7.491.100 … …. ….
…. …. …. … … …
Để đảm bảo thông tin kế toán được đầy đủ và mẫu sổ chi tiết tài khoản
131 được hợp lý thì Công ty nên mở sổ chi tiết tài khoản 131 theo mẫu sau:
Mẫu sổ chi tiết TK 131:
Sổ chi tiết TK 131
Phải thu của HTX Giao Thiện
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phải
thu (Nợ)
Số đã thu
(Có)
Số còn phải
thu (Dư)
Số Ngày
Dư đầu kỳ 0
HĐ 35 9/1 Mua hàng của C.ty 511.1
33311
7.949.100
397.455
PT 39 9/1 Trả nợ tiền hàng 111 7.000.000
Cộng PS 8.346.555 7.000.000
Dư cuối kỳ 511.1

33311
1.297.227
67.328
Thứ hai: Về lập dự phòng phải thu khó đòi.
Nợ phải thu khó đòi là các khoản phải thu mà vì một lý do nào đó người
nợ không có khả năng thanh toán đúng kỳ hạn và đầy đủ trong năm kế hoạch.
Do Công ty thực hiện nhiều phương thức thanh toán: thanh toán ngay, thanh
toán trả chậm… nên rất dễ xảy ra tình trạng thu hồi nợ chậm hoặc vì lý do nào
đó mà Công ty không thu hồi được khoản nợ đó. Vì vậy để đảm nguyên tắc trận
trọng trong kế toán thì kế toán phải trích trước các khoản dự phòng cho khoản
nợ có thể không thu hồi được vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, tránh
trường hợp nợ không đòi được trong kỳ lớn sẽ làm ảnh hưởng tới tình hình
kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế
toán, trước khi lập các báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu
khó đòi phải tuân theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp.
Căn cứ vào số dự phòng còn lại trên số dư của TK139 so với số dự phòng
cần phải trích lập cho năm tiếp theo.
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi đã trích lập năm trước, thì Công ty phải trích thêm vào chi phí
quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm sau với
số dư dự phòng đã trích lập năm trước, bút toán ghi sổ:
Nợ TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp.”
Có TK 139: “Dự phòng phải thu khó đòi”
Nếu số dự phòng phải trích năm sau thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ
phải thu khó đòi, thì Công ty phải hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh
lệch giữa số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước với số dư dự phòng
phải trích lập cho năm sau.
Nợ TK 139: “Dự phòng phải thu khó đòi”
Có TK 642: “CPQLDN (hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)”

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được,
được phép xoá nợ. Công ty hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 139: “Số nợ xoá sổ đã được lập dự phòng”
Nợ TK 642: “Số nợ xoá sổ chưa được lập dự phòng”
Có TK 131: “Số nợ phải thu của khách hàng được xoá”
Có TK 138: “Số nợ phải thu của khách hàng chưa được xoá”
Đồng thời ghi: Nợ TK 004: “Nợ khó đòi đã xử lý”
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xoá nợ, Công ty vẫn phải
theo dõi riêng trên sổ sách trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các
biệp pháp thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi
phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, Công ty hạch toán vào thu nhập khác.
Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Có TK 711: Thu nhập khác.
Đồng thời ghi Có TK 004: Số nợ được thu hồi.
Thứ ba: Về xác định doanh thu và kết quả bán hàng cho từng mặt
hàng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và có quyết định chính xác
cho các mặt hàng kinh doanh có lãi thì Công ty cần phải hạch toán chi tiết kết
quả bán hàng cho từng mặt hàng như sau:
= – –
Cuối tháng kế toán doanh thu của từng mặt hàng sau khi đã tập hợp
CPBH và CPQLDN, kế toán tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng theo chỉ tiêu
sau:
= x
Ví dụ: Tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Xuân Trường trong tháng
1/2005 tổng doanh thu bán hàng là: 1.950.000.000đ, CPBH là: 76.707.000đ,
CPQLDN là: 65.155.000đ. Doanh thu của mặt hàng Đạm là: 916.500.000đ, giá
vốn là: 835.500.000đ.
BÁO CÁO BÁN HÀNG
Đơn vị tính: Đồng

STT Tên hàng hoá Số lượng Đơn vị tính Doanh thu
1 Đạm 250.000 Kg 916.500.000
2 Lân Lâm Thao 90.000 “ 92.250.000
3 NPK Lâm Thao 40.000 “ 59.880.000
4 NPK Văn Điển lót 50.000 “ 69.300.000
… ……………….. …….. ……. …………
Cộng 1.950.000.00
= x 916.500.000 = 36.052.290
= x 916.500.000 = 30.622.850
Kết quả bán hàng cho mặt hàng đạm là:
916.500.000 – 835.500.000 – 36.052.290 – 30.622.850 = 14.324.860
Vậy cuối tháng để biết được cụ thể của từng mặt hàng, kế toán lập báo
cáo của từng mặt hàng như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ BÁN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Tên hàng Doanh thu Giá vốn CPBH CPQLDN KQBH
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=3-4-5-6
1 Đạm 916,5 835,5 36,05 30,62 14,32
2 Lân Lâm Thao ……. …… …. ….. …..
3 NPK Lâm Thao …… ….. ….. ….. …..
4 NPK Văn Điển lót …….. ….. …… …… ……
… …………….. …… …… …… ….. …..
…. …………….. …….. ……. …… …… ……
Thứ tư: Về áp dụng chế độ nộp BHXH cho người lao động.
Trong hầu hết các doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên đều phải
tham gia đóng BHXH cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Vì BHXH
là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động bằng cách thông qua nguồn tài
chính được huy động từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao
động và sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm trợ cấp cho người được bảo hiểm và
gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm

đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo quy
định của pháp luật hoặc tử vong. Chính vì vậy Công ty cần phải có trách nhiệm
thực hiện BHXH cho cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm góp phần đảm
bảo công bằng xã hội, kích thích người lao động hăng hái làm việc nâng cao
năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Nhằm gắn bó lợi ích
giữa người lao động và người sử dụng lao động và giữa người lao động với xã
hội.
Về mặt hạch toán khi trích BHXH cho ngưòi lao động kế toán định khoản:
Nợ TK 641: Tiền lương nhân viên bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Tiền lương nhân viên bộ phận quản lý
Có TK 338.3: BHXH
Ví dụ: Trích số liệu tháng 1/2005.
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ là: 67.250.000đ
Trong đó: - Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng: 36.170.000đ
- Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý: 31.080.000đ
Tiền trích BHXH theo chế độ hiện hành là 15% trên tiền lương phải trả
để tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 641: 5.425.500 (36.170.000 x 15%)
Nợ TK 642: 4.662.000 (31.080.000 x 15%)
Có TK338.3: 10.087.500
Thứ năm: Về việc áp dụng chương trình phần mềm về công tác kế
toán.
Việc này làm giảm đáng kể thời gian và công sức cho nhân viên kế toán,
hơn nữa tăng thêm sự chính xác, rõ ràng của thông tin kế toán và xử lý sổ sách,
chứng từ. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho nhân viên kế toán chú trọng vào công
tác xử lý thông tin quản trị doanh nghiệp, tham mưu, đề xuất mang tính chiến
lược cho sự phát triển của Công ty.
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN
HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI......................................................................1
1.1. Khái quát về bán hàng và xác định kết quả bán hàng...................1
1.1.1. Khái niệm bán hàng..............................................................................................1
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của bán hàng......................................................................1
1.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.2
1.3. Nội dung kế toán bán hàng hoá và dịch vụ.......................................3
1.3.1. Khái niệm và nội dung của doanh thu bán hàng hoá và cung cấp
dịch vụ......................................................................................................................................3
1.3.2. Phương pháp xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ...4
1.3.3. Các khoản giảm trừ doanh thu........................................................................4
1.3.4. Nội dung kế toán doanh thu bán hàng.........................................................5
1.3.5. Nội dung kế toán các khoản giảm trừ doanh thu....................................6
1.3.6. Trình tự kế toán bán hàng.................................................................................6
1.4. Kế toán giá vốn hàng bán........................................................................8
1.4.1. Khái niệm về giá vốn hàng bán........................................................................8
1.4.2. Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho..................................................8
1.4.3. Tài khoản sử dụng và trình tự kế toán giá vốn hàng bán...................8
1.5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .......9
1.5.1. Kế toán chi phí bán hàng.....................................................................................9
1.5.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .......................................................10
1.6. Kế toán xác định kết quả bán hàng...................................................11
1.6.1. Khái niệm và phương pháp xác định kết quả bán hàng....................11
1.6.2. Tài khoản sử dụng...............................................................................................11
1.6.3. Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng...........................................11
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP XUÂN TRƯỜNG12
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty.........................................................12
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................12

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty............................................................12
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty......................................13
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty.......................................................14
2.1.5. Một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đạt được..........................................16
2.2. Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Xuân Trường..............................16
2.2.1. Nội dung doanh thu bán hàng của Công ty.............................................16
2.2.2. Kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Xuân Trường
..................................................................................................................................................17
2.2.3. Kế toán giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại...............................22
2.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán.................................................................................24
2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng .................................................................................28
2.2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .......................................................29
2.2.7. Kế toán xác định kết quả bán hàng.............................................................30
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP
XUÂN TRƯỜNG..............................................................................................................................32
3.1. Nhận xét về tình hình tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Xuân Trường..32
3.1.1. Ưu điểm về công tác kế toán tại Công ty...................................................32
3.1.2. Nhược điểm về công tác kế toán bán hàng tại Công ty......................33
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần vật tư tổng
hợp Xuân Trường...........................................................................................34
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

×