Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Qui chế năm học 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.98 KB, 20 trang )

Qui chế năm học 2010 - 2011
Sở GD – ĐT Gia Lai CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Trần Quốc Tuấn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 01 QC/TQT
Phú Thiện, ngày 01 tháng 10 năm 2010

QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG
(Áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2010)
- Căn cứ vào luật Giáo dục sửa đổi, căn cứ vào điều lệ trường THPT do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trung học của Sở GD & ĐT Gia Lai.
- Nhằm từng bước tổ chức hợp lý hoạt động của các bộ phận chức năng trong trường
học,
- Trên cơ sở xem xét những thuận lợi và khó khăn của nhà trường và đội ngũ giáo viên
trường THPT Trần quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường THPT Trần Quốc Tuấn ban hành quy chế
tổ chức và hoạt động trong nhà trường :
A / TỔ CHỨC BỘ MÁY
( theo sơ đồ - phụ lục 1 )
B/ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
I/ Ban giám hiệu:
* Phân công trách nhiệm
1/ Hiệu Trưởng:
- Tổ chức bộ máy nhà trường
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; chỉ đạo quản lý chuyên môn, phân công công tác,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.
- Chỉ đạo quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.
- Phụ trách công tác thi đua khen thưởng.
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
- Thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức


thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
2/ Hiệu phó Phạm Thị Lan:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về quản lý và tổ chức giáo dục
các môn tự nhiên; phụ trách hồ sơ học sinh khối 11, kiểm tra giám sát nề nếp học tập học
sinh khối 11.
- Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
- Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền.
- Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
3/ Hiệu phó Lê Tấn Trọng:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về quản lý và tổ chức giáo dục các môn
xã hội + thể dục, quốc phòng+ anh văn; phụ trách hồ sơ học sinh khối 10, kiểm tra giám sát
nề nếp học tập học sinh khối 10.
- Phụ trách CSVC nhà trường.
- Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
- Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền.
Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành
4/ Hiệu phó Hoàng Nhu:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về quản lý và tổ chức các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ; công tác lao động, vệ sinh môi trường ; phụ trách công tác khảo
sát, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh; kiểm tra, quản lý hồ sơ học sinh và
nền nếp học tập của khối lớp 12 .
- Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
- Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền. Được
theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành
* Phân công BGH trực và yêu cầu đối với người trực :
- Giám hiệu mỗi ca trực có hai đồng chí, trong đó một đồng chí trực chính ( có lịch trực
kèm theo)
- Giám hiệu trực phải thay phiên nhau có mặt tại phòng của mình.
- Đến trước hiệu lệnh bắt đầu buổi học 15 phút và về sau khi trường đã hết học sinh.

- Trường hợp có việc đột xuất rời khỏi trường phải bố trí người trực thay. Tuyệt đối không
để ca trực có tình trạng không có người trực.
- Sổ trực Giám hiệu phải chuyển lại về phòng Hiệu trưởng sau ca trực.
* Nội dung Giám hiệu trực phải thực hiện:
- Ghi chép vào sổ trực những diễn biến trong ca trực.
- Chỉ đạo hoạt động của tổ giám thị, và các bộ phận phục vụ.
- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, nội quy của học sinh trong ca trực.
- Kiểm tra, theo dõi việc dạy học trên lớp của giáo viên.
- Kiểm tra cơ sở vật chất trên các phòng học.
- Giải quyết hoặc tiếp nhận đề nghị của Giáo viên, Giáo viên chủ nhiệm.
- Tiếp phụ huynh học sinh và khách đến trường gặp Ban Giám hiệu.
- Chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết các sự vụ bất thường trong ca trực
- Bảo đảm các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường
II/ Quy định đối với thư kí Hội đồng Sư phạm :
- Thư kí hội đồng là người giúp việc Ban giám hiệu, tham gia và giúp BGH tổ chức, triển
khai các hoạt động chuyên môn.
- Thư kí Hội đồng có trách nhiệm thông tin và truyền đạt những yêu cầu của BGH đến các
thành viên trong hội đồng sư phạm, cung cấp những thông tin trở lại từ giáo viên cho BGH
và lập các báo cáo gửi đi.
- Thư kí Hội đồng có trách nhiệm giúp BGH điều hành các hoạt động chuyên môn, theo dõi
thời khóa biểu, theo dõi việc thực hiện quy chế của giáo viên, tham gia tổ chức các kì thi....
- Thư kí Hội đồng có trách nhiệm theo dõi ngày công và cung cấp bảng chấm công cho Bộ
phận tài vụ trước ngày 25 hàng tháng.
- Thư kí Hội đồng được quyền tham gia tất cả các cuộc họp do BGH triệu tập, chủ trì. Có
trách nhiệm kiểm diện, ghi chép và lưu giữ biên bản tất cả các cuộc họp. .
- Thư kí Hội đồng được hưởng chế độ phụ cấp theo đúng quy định hiện hành đối với chức
danh Thư kí Hội đồng
III/ Qui định đối với giáo viên trường THPT Trần Quốc Tuấn:
* Quy định về hồ sơ chuyên môn.
1.Sổ báo giảng:

- Mỗi giáo viên có một sổ báo giảng, thường xuyên niêm yết tai văn phòng trường.
- Ghi lịch báo giảng cho 1 tuần tiếp theo vào buổi sinh hoạt chuyên môn, chậm nhất là
ngày cuối của mỗi tuần.
- Ghi đầy đủ các cột mục trong sổ báo giảng, các thông tin về tên bài dạy, tiết dạy thứ
mấy của bài (nếu bài có nhiều tiết) hoặc số thứ tự của tiết theo kế hoạch giảng dạy đã thống
nhất trong tổ, nhóm.
- Những tiết đã báo giảng nhưng thực tế chưa thực hiện được cần ghi rõ trong sổ báo
giảng và phải được báo giảng lại trong những tuần sau.
2.Sổ lưu đề kiểm tra:
- Tất cả các loại đề kiểm tra từ 15 phút trở lên ở tất cả các lớp do giáo viên giảng dạy đều
phải được ghi trong sổ này.( Số lượng đề căn cứ theo phân phối chương trình và qui định số
đầu điểm tối thiểu của mỗi môn học, số lớp do giáo viên phụ trách giảng dạy).
- Đối với mỗi đề cần được ghi đầy đủ các thông tin sau: Thời gian làm bài, dành cho lớp
nào, nội dung đề, đáp án, biểu điểm chấm, thống kê kết quả làm bài của học sinh sau khi trả
bài theo từng mức độ yếu kém, trung bình, khá và giỏi (nếu thấy cần thiết có thể ghi thêm
nhận xét về kết quả chung hoặc trường hợp điển hình).
3. Sổ điểm cá nhân:
- Ghi đầy đủ danh sách học sinh các lớp do mình giảng dạy.
- Điểm số được ghi bằng bút mực xanh hoặc đen, không ghi bằng bút chì. Điểm số của
từng học sinh được ghi rõ ràng, đúng theo loại điểm của từng đề mục cột, trường hợp học
sinh chưa có điểm của bài kiểm tra viết do vắng cần được đánh dấu X (không để trống).Khi
kiểm tra bù sẽ được ghi thêm bên phải các cột điểm qui định cho từng loại.
- Hạn chế việc ghi sai điểm. Không tẩy xoá, chữa đè lên các điểm đã ghi. Những trường
hợp ghi sai điểm cần gạch bỏ điểm cũ bằng một nét chéo để vẫn nhìn rõ điểm sai, ghi lại
điểm đúng bằng mực đỏ ở phía trên, bên phải điểm đã gạch. \
* Quy định về giảng dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh
1.Quy định về giảng dạy.
- Tất cả các tiết lên lớp đều có bài soạn (kể cả các tiết ôn tập, thực hành, kiểm tra ). Với
mỗi bài soạn phải ghi số tiết qui định của bài đó theo kế hoạch giảng dạy.
- Trong mỗi bài soạn phải thể hiện rõ những nội dung: mục đích yêu cầu( trong đó nêu rõ

những chuẩn kiến thức cầ đạt) tiến trình bài giảng, hệ thống câu hỏi trên lớp, củng cố nâng
cao kiến thức và những dự kiến đổi mới bài giảng.
- Thực hiện giảng dạy đúng kế hoạch, đạt yêu cầu chuẩn kiến thức từng bài và phù hợp
đối tượng. Thường xuyên nâng cao chất lượng giờ dạy, tạo được hứng thú học tập cho học
sinh.
- Tích cực tham gia dự giờ đồng nghiệp ( từ tiết 1/tuần trở lên). Dự đầy đủ các tiết chuyên
đề, tiết dạy rút kinh nghiệm. Riêng giáo viên mới ra trường, đang trong giai đoạn thử việc,
ngoài các tiết dự giờ trên phải dự giờ của những giáo viên có kinh nghiệm, ít nhất 2 tiết/
tuần. Việc dự giờ học tập là một trong những tiêu chuẩn xét đánh giá hết thời gian thử việc.
- Có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của lớp trong tiết dạy, chịu trách nhiệm trước
BGH nếu để xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự, mất vệ sinh, khung cảnh sư phạm không
đạt yêu cầu trong tiết dạy. Chỉ được đuổi học sinh ra ngoài khi học sinh đó làm ảnh hưởng
đến việc học tập của cả lớp và chuyển học sinh đó về phòng giám thị quản lý.
- Có trách nhiệm thông báo kịp thười với Ban giám hiệu khi có sự cố hoặc những hiện
tượng bất thường trong tiết dạy. Không tuỳ tiện cho học sinh nghỉ, không ra sớm vào muộn.
- Có trách nhiệm thông báo thường xuyên về tình hình bộ môn cho GVCN và tổ nhóm CM
của mình, phối hợp với GVCN và PHHS trong việc giáo dục đạo đức và tổ chức học tập của
HS.
- không tổ chức lớp dạy thêm cho học sinh nếu ở nhà trường khi chưa có văn bản đồng ý
của hiệu trưởng, ở ngoài trường khi chưa có giấy phép của sở Giáo dục – Đào Tạo . không
được dạy thêm vào các buổi nhà trường và các đoàn thể tổ chức các hoạt động NGLL.
- Đầu tuần phải xem lịch công tác tuần và tham gia đầy đủ các cuộc họp HĐSP, sinh hoạt
tổ, bộ môn, nhóm CM. Có trách nhiệm tuân thủ sự điều hành của tổ, nhóm trong các hoạt
động chuyên môn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia tích cực vào các phong trào thi đua của trường và của Ngành. Thường xuyên tự
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ . Thực hiện chương trình bồi dưỡng
thường xuyên của Bộ, Sở. Viết và hoàn thành SKKN đúng kì hạn.
- Có trách nhiệm phát hiện học sinh có năng khiếu ở bộ môn mình để tuyển chọn bồi
dưỡng tham gia đội tuyển của trường.
- Có trách nhiệm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi theo sự phân công của tổ, nhóm.

- Có trách nhiệm phụ đạo học sinh yếu, kém bộ môn mình dạy.
- Mọi trường hợp nghỉ cần gửi đơn xin phép BGH trước 1 ngày và báo cáo với tổ, nhóm
trưởng. Trường hợp đột xuất phải báo cáo ngay khi có thể được.
- Nghỉ dạy vì việc riêng phải tự nhờ GV đúng phân môn của mình dạy thay và phải báo cáo
với BGH. Việc nhờ giáo viên dạy thay chỉ được thực hiện khi đã được sự đồng ý của BGH.
- Giáo viên nghỉ dạy vì việc riêng không có người dạy thay sẽ phải bố trí thời gian dạy bù
vào các tiết 3, 4, 5 ngày thứ năm. Trước khi dạy bù phải báo cho tổ, nhóm trưởng biết để
miễn sinh hoạt chuyên môn.
2. Quy định về kiểm tra, đánh giá
- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đúng qui định của chương trình. Bài kiểm tra viết từ 1
tiết trở lên phải báo trước 1 tuần, nêu rõ các phần kiến thức HS phải kiểm tra. Trả bài đúng
hạn, sau khi trả thu lại 3 bài tiêu biểu ( giỏi, trung bình, kém ).
- Cho điểm khách quan, đúng yêu cầu, có chú ý đến việc động viên sự cố gắng của HS. Khi
HS có thắc mắc về điểm số phải giải thích rõ ràng, công khai. Nếu bài kiểm tra có từ 50% số
học sinh trở xuống không đạt điểm trung bình phải báo cáo về BGH đồng thời phải tiến hành
ôn tập cho học sinh và kiểm tra lại .
- Sổ điểm GV là sổ do nhà trường cấp, không tuỳ tiện thay đổi, làm mất hoặc để rách nát.
Kết thúc học kì phải nộp lại cho văn phòng lưu giữ.
3. Quy định thêm đối với việc tham gia các hoạt động của nhà trường
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và điều lệ của nhà trường; Chịu
sự kiểm tra của Hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục.
- Được biết và có trách nhiệm bàn bạc, góp ý, đóng góp ý kiến trên tinh thần dân chủ về
kế hoạch, nhiệm vụ năm học và những chủ trương lớn của nhà trường.
- Những ý kiến, chủ trương đã được thống nhất trong các cuộc họp không được phát ngôn
ngược lại, hoặc tạo dư luận sai gây tổn hại đến khối đoàn kết, nhất trí trong nhà trường.
- Trong sinh hoạt chuyên môn với tổ, nhóm mọi ý kiến đưa ra phải mang tính xây dựng,
chân thành và thẳng thắn, không nóng nảy làm xúc phạm uy tín và danh dự đồng nghiệp.
- Trong quan hệ với đồng nghiệp trong HĐSP luôn thể hiện tinh thần thẳng thắn. Có trách
nhiệm xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường.
- Có trách nhiệm tham gia các hoạt động chung của nhà trường. Luôn phấn đấu trở thành

giáo viên xuất sắc theo chuẩn giáo viên của Ngành.
- Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành
IV/ Quy định đối với giáo viên chủ nhiệm
1. Quy định chung
- Công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả các giáo viên.
- Giáo viên chủ nhiệm phải là người luôn trau dồi nâng cao năng lực sư phạm, phấn đấu
trở thành nhà giáo mẫu mực theo tiêu chuẩn “Nhà giáo ” của ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, thương yêu học sinh.
- Luôn phối hợp với phụ huynh học sinh và các tổ chức trong, ngoài nhà trường để làm tốt
công tác giáo dục, xây dựng nhân cách cho học sinh.
2. Quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước Hiệu Trưởng về mọi hoạt động giáo
dục học sinh ở lớp mình phụ trách.
- Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước BGH về chất lượng học tập của học
sinh lớp mình.
- Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức, hướng nghiệp cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh tham gia có hiệu quả các hoạt động NGLL theo phân phối chương
trình và kế hoạch, chỉ tiêu nhà trường giao. Mỗi năm một lần giáo viên chủ nhiệm phải đăng
kí tổ chức một tiết sinh hoạt trước toàn trường. Chủ đề của tiết sinh hoạt sẽ theo kế hoạch
chung của nhà trường.
- Luôn quan tâm đến kết quả học tập của học sinh. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn
để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
- Luôn phối hợp với các tổ chức trong nhà trường để làm tốt công tác giáo dục đạo đức
học sinh.
- Thường xuyên thông báo và kết hợp với PHHS trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là
giáo dục học sinh chậm tiến.
- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức quản lý tài sản của lớp mình chủ nhiệm trong suốt
buổi học và chịu trách nhiệm trước nhà trường về những hỏng hóc, mất mát tài sản sau khi
đã nhận bàn giao. Nhân viên bảo vệ nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra tài sản lớp học vào
đầu và cuối buổi học khi mở và khóa cửa lớp. Mọi hỏng hóc mất mát sẽ được ghi vào phiếu

thông báo. Sau khi giáo viên chủ nhiệm kí nhận vào phiếu thông báo, nhân viên bảo vệ sẽ
chuyển phiếu thông báo đến BGH. Khi tiến hành sửa chữa, hoặc thay thế, căn cứ vào phiếu
thông báo nhà trường sẽ yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trích quỹ lớp bồi thường tốn phí sửa
chữa.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm xử lý tất cả những vụ việc xảy ra đối với lớp mình.
Trường hợp học sinh vi phạm khuyết điểm ở ngoài trường học, nhưng có nguyên nhân từ
trong nhà trường vẫn bị coi là vụ việc của lớp. Trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật ở ngoài
trường học và không có nguyên nhân từ trong nhà trường, tuy không bị coi là vụ việc của
lớp, nhưng khi phát hiện ra giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giải quyết và báo cáo
với BGH, phối hợp với BGH giải quyết nếu đó là những vụ việc nghiêm trọng.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quả lý lớp học phù đạo, chịu trách nhiệm trước BGH
về chất lượng dạy và học ở các lớp học phù đạo.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh khi
có yêu cầu.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổ chức bộ máy cán bộ lớp, cán bộ Đoàn thanh niên,
phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng vị trí và điều hành có hiệu quả hoạt động của đội
ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn Thanh niên. Làm tốt công tác tự quản, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh trong mọi hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động của
Đoàn thanh niên, thường xuyên quan tâm đến công tác phát triển đoàn viên của lớp mình.
- Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm tổ chức bình bầu, xếp loại hạnh kiểm, kịp thời thông báo
cho PHHS những học sinh chậm tiến về tình hình học tập và tu dưỡng đạo đức của con em
họ.
- Sau mỗi nửa học kì giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thông báo kết quả học tập và
đạo đức của học sinh cho toàn thể PHHS của lớp mình.. Tổ chức họp PHHS theo yêu cầu của
nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm hoàn thành các khoản thu theo qui định đúng thời
hạn. Trường hợp học sinh nghỉ học hoặc bỏ học nếu còn có những khoản chưa nộp phải
thông báo ngay cho bộ phận thu tiền. Những học sinh này giáo viên chủ nhiệm sẽ chỉ kí đơn
xin rút hồ sơ sau khi đã truy thu đủ các khoản thu.

- Việc tiếp nhận học sinh chuyển đến và cho học sinh chuyển đi phải tuân theo thủ tục
sau:
- Học sinh chuyển đến phải có giấy vào lớp do hiệu trưởng kí.
- Học sinh chuyển đi phải có đơn xin chuyển. Nhưng giáo viên chủ nhiệm chỉ kí đơn sau khi
được sự đồng ý của Hiệu trưởng. Trước khi kí đơn giáo viên chủ nhiệm phải ghi rõ học sinh
đã hoàn thành các khoản đóng góp chưa (Học sinh chuyển sau mồng 10 của tháng phải
đóng tất cả các khoản thu trong tháng). Văn phòng nhà trường trước khi cho học sinh rút hồ
sơ sẽ căn cứ vào xác nhận của GVCN để truy thu hoặc miễn truy thu trước khi tiến hành các
thủ tục chuyển trường.
- Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và tổ chức các hoạt
động giáo dục theo đúng kế hoạch đề ra.
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi đầy đủ các cột mục và những thông tin cần thiết
vào sổ chủ nhiệm. Trước ngày 30 hàng tháng giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm viết và
nộp báo cáo công tác chủ nhiệm cho HiệuTrưởng.
3. Quyền hạn của Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm có quyền đình chỉ học tập của học sinh 01 ngày. Việc đình chỉ học
tập của học sinh phải thông báo cho PHHS và BGH ; Giáo viên chủ nhiệm có quyền đề đạt
với BGH về đội ngũ giáo viên giảng dạy của lớp mình chủ nhiệm khi thấy không đáp ứng
được yêu cầu học tập của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm có quyền chuyển những học sinh đã giáo dục nhiều lần nhưng
không tiến bộ cho hội đồng kỉ luật trường. Khi chuyển học sinh cho HĐKL trường cần có đủ
hồ sơ thể hiện quá trình giáo dục của GVCN.
- Giáo viên chủ nhiệm có quyền từ chối tiếp nhận học sinh khi việc chuyển học sinh không
có đủ thủ tục quy định.
V / Quy định về quyền hạn, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn
1.Quy định chung
- Tổ trưởng chuyên môn là người có uy tín nhất định về chuyên môn trong tổ, nhóm
chuyên môn.
- Có khả năng tập hợp quần chúng, điều hành các hoạt động chuyên môn của tổ.
- Tổ trưởng chuyên môn là người luôn gương mẫu thực hiện quy chế chuyên môn. Không

ngừng phấn đấu để trở thành giáo viên xuất sắc theo những tiêu chuẩn nhà giáo.
2. Quy định về trách nhiệm của tổ trưởng, chuyên môn
- Tổ trưởng chuyên môn là người trợ giúp cho BGH về các hoạt động chuyên môn của tổ,
nhóm do mình phụ trách.
- Tổ trưởng chuyên môn là người tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy của tổ, nhóm. Tổ
chức các hoạt động chuyên đề, tiết dạy mẫu... trong tổ, nhóm chuyên môn.
- Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm trước BGH về các hoạt động chuyên
môn, cũng như chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm do mình phụ trách.
- Tổ trưởng chuyên môn tham gia thanh tra chuyên môn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện
quy chế chuyên môn của giáo viên theo yêu cầu của hiệu trưởng.
- Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng học
sinh giỏi.
- Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm triển khai các hoạt động chung của nhà trường tới
các thành viên của tổ, nhóm chuyên môn. Tổ chức tham gia các phong trào thi đua, viết
SKKN.
- Tổ trưởng chuyên môn được tham dự các cuộc họp quan trọng của nhà trường. Tham
gia, đóng góp ý kiến vào những chủ trương lớn của nhà trường.
- Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tham mưu với BGH trong việc phân công chuyên
môn, đánh giá chuyên môn của các thành viên trong tổ, nhóm.

×