Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ca Hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.62 KB, 3 trang )

Hình thức sinh hoạt Ca Huế
Hình thức sinh hoạt nguyên thủy của Ca Huế là sinh hoạt âm nhạc thính phòng.
Sinh hoạt này mang tính thân mật, thường diễn ra giữa những người bạn tri kỷ, không
có khán thính giả. Có hai hình thức trình bày là: đơn ca với nhóm nhạc cụ đệm và hòa
tấu, không có người hát.
Trong hình thức đơn ca với nhóm nhạc cụ đệm, người hát thường là một phụ nữ,
vừa hát vừa gõ phách giữ nhịp. Nhóm nhạc cụ đệm thường là các loại đàn có âm lượng
vừa phải như đàn tranh, tỳ bà, nhị, nguyệt…
Hình thức hòa tấu nhạc cụ có: ngũ tuyệt (5 loại nhạc cụ), tam tấu hoặc đôi khi là
song tấu.
Ở cả hai hình thức, những người trình bày đều ngồi quay mặt vào nhau để nắm
bắt ý tứ của nhau trong khi hòa đàn, hòa ca.
Từ không gian thính phòng, về sau Ca Huế được tổ chức ở những không gian
khác như hoa viên, trên thuyền sông Hương. Từ khởi thủy là thể loại âm nhạc thính
phòng, Ca Huế ngày nay đã có thêm hình thức trình diễn trên sân khấu dưới dạng các
bài bản riêng lẻ hoặc vở ca kịch Huế.
Đặc điểm thang âm điệu thức trong Ca Huế
Điệu thức Việt Nam nói chung và Ca Huế nói riêng là những thang âm (chuỗi
các âm thanh xếp theo thứ tự cao độ từ thấp lên cao) với các bậc di động. Mỗi bậc
không có cao độ đứng yên như âm nhạc cổ điển châu Âu, mà có sự giao động đặc
trưng, tinh tế, tạo tính chất riêng cho điệu thức. Điệu thức của Ca Huế có những chỗ
rung, chỗ “già” (cao độ âm thật cao hơn cao độ ký âm một chút), chỗ “non” (cao độ
âm thật thấp hơn cao độ ký âm một chút). Nhìn chung, mỗi điệu thức trong Ca Huế có
5 bậc cơ bản, bắt đầu bằng một chủ âm (âm ghi đầu tiên và thấp nhất). Khoảng cách
cao độ giữa các bậc trong điệu thức (quãng) không thay đổi; Nhưng điểm cao độ khởi
đầu (cao độ chủ âm) thì tuỳ lúc, tuỳ người mà có sự thay đổi cao lên hay thấp xuống.
Điệu thức trong Ca Huế thuộc 2 hệ thống chính là điệu Bắc và điệu Nam hơi
Ai. Trong chuyên đề này, nếu chúng ta qui định chủ âm là nốt đô của quãng tám 1,
điệu thức được biểu diễn trên khuông nhạc theo kiểu châu Âu cổ điển, thì chúng ta có:
-Điệu Bắc: mang màu sắc tươi vui hoặc trang nghiêm. 2 âm Xư và Công rung.
Đa số bài bản Ca Huế được diễn xướng theo điệu thức này.


(rung) (rung)
-Điệu Nam hơi Ai: Đây là điệu thức đặc trưng, chỉ có ở miền Trung Việt Nam.
Nếu ghi âm bằng ký hiệu nốt trên khuông nhạc cổ điển châu Âu thì điệu Nam hơi Ai
này cũng tương tự điệu Bắc. Nhưng khi diễn tấu thực tế thì nó có sự xê dịch “già”,
“non” như sau:
(rung)
(non) (già) (non)
Điệu thức này mang tính buồn thương, não nùng, dùng để diễn tả những tình
cảm luyến tiếc, đau thương mất mát, than khóc cho số phận...
-Hơi Dựng: Hơi Dựng không phải là một điệu thức riêng biệt. Nó là sự chuyển
điệu từ điệu thức Nam hơi Ai sang điệu thức Bắc (hoặc ngược lại) trong một bài nhạc.
Các nhóm nhạc cụ sử dụng trong Ca Huế
Các nhóm nhạc cụ trong Ca Huế, ngoài chức năng đệm cho người ca, còn có
chức năng hoà tấu với nhau (không có người ca tham gia). Sau đây là một số cấu trúc
nhóm nhạc cụ tiêu biểu trong Ca Huế
-Ngũ tuyệt: tranh - nguyệt - nhị - tỳ bà - bầu (chưa kể phách của người hát tự
gõ)
Có khi trong ban ngũ tuyệt thêm sáo trúc.
-Tam tấu: nguyệt – tranh - nhị
-Song tấu có 3 kiểu cấu trúc: nguyệt – tranh; tranh - tỳ bà; tranh - nhị
Trong các nhóm nhạc Ca Huế song tấu, tam tấu hay ngũ tuyệt có thể thêm nhạc
cụ sênh tiền
1
.
Bài bản ca Huế
Các bài bản Ca Huế chủ yếu được xếp vào 2 hệ thống điệu thức chính là Bắc và
Nam hơi Ai. Ngoài ra, còn có những bài thuộc loại trung gian giữa hai điệu thức trên
và những bài có chuyển điệu từ Bắc sang Nam hoặc ngược lại (gọi là “hơi dựng”).
-Các bài bản điệu Bắc có: Lưu Thuỷ, Cổ Bản, Phú Lục, Ngũ Đối Thượng, Ngũ
Đối Hạ, Lộng Điệp, 10 bài ngự (hay còn gọi là 10 bài liên hoàn, gồm: Phẩm Tuyết,

Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Liên Hoàn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong,
Long Hổ, Tẩu Mã)
-Các bài bản điệu Nam hơi Ai có: Nam Ai, Nam Bình, Vọng Phu, Tương Tư
Khúc, Quả Phụ
-Các bài bản hơi Dựng có: Nam Bình Dựng, Cổ Bản Dựng
Ngoài ra còn có những bài bản mang tính chất hỗn hợp Bắc và Nam như: Nam
Xuân, Phú Lục, Long Ngâm, Hành Vân, Tứ Đại Cảnh.
1
Đoạn này viết theo bài “Dàn nhạc thính phòng”, website:
/>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×