Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.72 KB, 41 trang )

Chương 2
THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CÀNG LONG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH
2.1.1.Tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Càng Long, tỉnh
Trà Vinh
Càng Long là một trong 8 huyện thị của tỉnh Trà Vinh, vị trí nằm ở phía
Bắc-Tây Bắc của tỉnh, ở tả ngạn sông Cổ Chiên, một nhánh đỗ ra biển của
sông Cửu Long ( Mê Kông)
Phía Tây Bắc của Huyện Càng Long giáp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh
Long; Đông Bắc giáp huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre; Đông Nam giáp thị xã
Trà vinh; Nam giáp huyện Tiểu Cần; Tây Nam giáp huyện Cầu Kè thuộc tỉnh
Trà Vinh.
Huyện lỵ Càng Long nằm trên Quốc lộ 53 ( trước là liên tỉnh lộ 7) giữa 2
thị xã Vĩnh Long (ở Tây Bắc) và thị xã Trà Vinh ( ở Đông Nam), cách thị xã
Trà vinh 21 km.
Quốc lộ 53 chia huyện thành 2 vùng đất khác nhau: Cánh A ở phía Nam
- Tây Nam là vùng giồng cát gò cao, giao thông đi lại thuận tiện; cánh B ở
phía Bắc - Đông Bắc, đất thấp dần về phía sông Cổ Chiên, sông rạch chằn
chịt, giao thông đi lại khó khăn.
Các kênh, rạch quan trọng hầu hết thuộc hệ thống đổ ra sông Cổ Chiên:
Kênh Mây Tức, kênh Càng Long, rạch Cái Hóp, rạch Dừa Đỏ, kênh Suối Cạn,
kênh Trà Ếch, kênh 19 tháng 5, rạch Bàng Tăng, rạch Láng Thé, rạch Ba Si.
Các kênh rạch của Càng Long lại nối liền với các kênh rạch: Ngã Hậu, Tổng
Tồn, Trà Ốp, Cần Chông thuộc hệ thống đổ ra sông Hậu nên mạng lưới giao
thông thủy khá thuận lợi, nhưng lại gây khó khăn cho giao thông đường bộ.
32
Mạng lưới giao thông đường bộ có: Quốc lộ 53 chạy xuyên giữa từ Tây
sang Đông, đoạn trên địa bàn huyện dài 16 km qua nhiều cây cầu: Mây Tức,
Mỹ Huê, Cây cách, Láng Thé, Ba si. Quốc lộ 60 (trước là liên tỉnh lộ 6) từ


Bến Tre qua Trà Vinh, Sóc Trăng đi qua huyện từ bến phà Đức Mỹ- Đại
Phước qua Nhị Long- Bình Phú- Huyền Hội. Tỉnh lộ 911 từ Bình Phú qua
Huyền Hội, Tân An, lộ số 2 chạy từ Càng Long qua An Trường, Tân Bình,
Tân An, hương lộ 4 và hương lộ 7….
Dân số càng Long là 165509 người với 34115 hộ, có 85% hộ sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp. Dân số Khmer có 8500 người chiếm tỷ lệ 5,14%
dân số toàn huyện, sống tập trung ở 8 ấp thuộc 3 xã: Bình Phú, Phương Thạnh
và Huyền Hội.
Trải qua các cuộc chiến tranh, toàn huyện có 4773 liệt sĩ, 2892 thương
binh, 239 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 10 đơn vị được tuyên dương Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân nhân và 2 Anh hùng lao động.
Huyện Càng Long có 13 xã, 1 thị trấn gồm 135 ấp, khóm. Các xã cánh A
nằm ở phía Nam quốc lộ 53: Mỹ Cẩm, An Trường, An Trường A, Tân Bình,
Tân An, Huyền Hội. Các xã cánh B ở phía Bắc quốc lộ 53: Đức Mỹ, Nhị
Long, Nhị long Phú, Đại Phước, Đại Phúc. Hai xã Phương Thạnh, Bình Phú
và Thị Trấn Càng Long ở cả 2 cánh A và B.
Trước năm 1998 huyện Càng Long có 09 xã: xã Mỹ Cẩm và Thị Trấn
Càng Long là Xã Mỹ Cẩm chia làm hai, An Trường và An Trường A vốn là
xã An Trường, Tân An và Tân Bình vốn là xã Tân An, Nhị Long và Nhị Long
Phú vốn là xã Nhị Long, Đại phước và Đại Phúc vốn là xã Đại Phước. Địa thế
Càng Long hầu như được giữ nguyên từ lúc được hình thành đến nay. Duy chỉ
có ba năm cuối của kháng chiến chống Pháp, với sự sát nhập của hai tỉnh
Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà(6/1951-7/1954), địa giới của
huyện Càng Long có sự điều chỉnh.Bốn xã cánh B có Bình Phú được cắt ra
nhập vào huyện Châu Thành. Càng Long lúc ấy gồm 5 xã cánh A có Phương
33
Thạnh, 3 xã của Châu Thành cũ, 6 xã huyện Tiểu Cần và 3 xã huyện Trà Cú.
Chiều dài huyện Càng Long chạy từ quốc lộ 53 (liên lộ tỉnh 7) đến bờ Bắc
sông Hậu.
Vùng đất Càng Long vào thời Vua Minh Mạng (1832) là tổng Bình

Khánh thuộc phủ Lạc Hoá tỉnh Vĩnh Long trong Nam Kỳ Lục tỉnh (Biên Hòa,
Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Đến thời Vua Tự
Đức (1859) Tổng Bình Khánh được chia làm hai tổng: Bình khánh và Bình
Khánh Thượng, cho đến khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ Lục tỉnh. Đến
20/10/1898 với việc phân chia Nam kỳ Lục tỉnh làm 20 tỉnh và thành lập tỉnh
Trà Vinh, thực dân Pháp lập quận Càng Long là một trong năm quận của tỉnh
Trà Vinh. Dân số quận càng Long lúc ấy mới có 17105 người.
Trải qua biến thiên của lịch sử, qua cách mạng và qua giải phóng, xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, Càng long hiện nay là một huyện của tỉnh Trà Vinh. Chi bộ Đảng huyện
Càng Long thành lập đầu năm 1930 sớm nhất trên toàn tỉnh Trà Vinh.
Huyện Càng Long có tổng diện tích tự nhiên là 28895 ha, có 23117 ha
đất nông nghiệp, trong đó có 16495 ha đất trồng lúa 70,4 ha đất trồng màu,
6551 ha trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Mặt bằng đất đai tương đối thuận
lợi, địa hình có nhiều sông ngòi, kênh rạch chảy qua, có nhiều tiềm năng và
lợi thế để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Về kinh tế, tổng giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn huyện cuối năm
2008 đạt 1106 tỷ đồng; chia ra:
• Giá trị sản lượng nông nghiệp: 576 tỷ đồng.
• Giá trị sản lượng thủy sản: 101 tỷ đồng.
• Giá trị sản lượng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: 68 tỷ đồng.
• Giá trị xây dựng: 180 tỷ đồng.
• Giá trị dịch vụ: 181 tỷ đồng.
34
Thu nhập bình quân đầu người (GDP) tương đương 8,3 triệu
đồng/người/năm. Dưới sự lãnh đạo của huyện Đảng bộ, Càng Long đang từng
bước phát triển về mọi mặt: nâng cao dân trí, chuyển dịch cơ cấu, tăng nhịp
độ để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế- xã hội đạt được, báo cáo chính trị
tại đại hội sơ kết tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2009 đã nêu

những tồn tại như sau:
Chất lượng, hiệu quả kinh doanh còn thấp, nhịp độ tăng trưởng kinh
tế chậm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, công tác đào tạo, thu hút vốn đầu tư, kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tỷ lệ hộ
nghèo còn cao (27,3%). Còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần tiếp tục quan
tâm giải quyết, đặc biệt là đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội và các loại tội phạm.
Với truyền thống quê hương anh hùng, trong kháng chiến nhân dân
Càng Long đã không tiếc máu xương, của cải vật chất để cùng với cả nước
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và
đưa cả nước lên quá độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, việc giải quyết những
tồn tại yếu kém về kinh tế- xã hội của địa phương sẽ được đảng bộ và nhân
dân Càng long cùng các ban ngành đoàn thể nhanh chóng tìm cách vượt qua
trên cơ sở phát huy những truyền thống tốt đẹp sẵn có, trong đó đặc biệt chú
trọng đến vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục. Có như vậy mới góp phần
tích cực thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là làm cho dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa địa phương từng bước
hoà nhập vào hành trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
35
2.1.2. Tình hình giáo dục ở huyện Càng Long, đặc điểm của 07
trường THCS được nghiên cứu.
* Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Càng Long:
“Sự nghiệp GD & ĐT không ngừng phát triển. Toàn huyện có 09 trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường
đạt 98%. Xét duyệt tốt nghiệp bậc THCS đạt 97,68%, tăng 1,88% so với cùng
kỳ. Bổ túc THCS đỗ tốt nghiệp đạt 98,66%, tăng 5,56% so với cùng kỳ, tốt
nghiệp THPT đạt 88,18%, tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 46%. Công tác phổ cập

giáo dục: toàn huyện có 14/14 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS.
Xây dựng CSVC: trong năm được đầu tư xây dựng mới 129 phòng học.
Các trường tiểu học được trang bị đầy đủ thiết bị đồng bộ của các khối, việc
tổ chức sử dụng và quản lý trang thiết bị đồ dùng dạy học có hiệu quả”.
(Trích từ nội dung bản báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế văn hoá - xã hội , an ninh quốc phòng năm 2008 của UBND huyện
Càng Long).
* Đặc điểm của 07 trường THCS được nghiên cứu:
Đó là các trường THCS: Thị trấn Càng Long, Bình Phú, Phương Thạnh,
An Trường A, An Trường C, Tân An, Huyền Hội.
Các trường THCS trên có những đặc điểm như sau:
- Về trường lớp:
Qua khảo sát 07 trường THCS trên chúng tôi nhận thấy CSVC trường
học được đầu tư khá tốt, không còn phòng tạm bợ bằng tre lá. Các phòng học
được xây dựng cơ bản, bán cơ bản. Có 03 trường đang được đầu tư xây dựng
thêm phòng học, nhà vệ sinh, sân chơi, phòng học bộ môn, phòng thiết bị…
Đó là trường THCS: Bình Phú, Phương Thạnh, An Trường A.
Tuy nhiên các trường THCS này còn rất nhiều hạn chế, có 05 trong số 07
trường không có hàng rào bảo vệ, phải chen lấn, phải cất lẫn với các hộ dân
36
cư nên rất phức tạp. Có 01 trường với 80% tổng số phòng học có “tuổi thọ”
trên 30 năm, rất nguy hiểm và không phù hợp với yêu cầu của xã hội. Chỉ có
02 trường có phòng học bộ môn, nhưng trang thiết bị trong phòng chỉ có tính
chất tạm bợ. Có 02 trường có phòng thí nghiệm nhưng hệ thống nước không
sử dụng được. Còn các trường còn lại thì không có phòng thí nghiệm, mà
thậm chí phòng chứa thiết bị và phòng thư viện phải nhập chung. Nhìn chung
thư viện của các trường, thì chỉ có 02 trường là tương đối phong phú về đầu
sách, còn lại thì còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là sách tham khảo cho giáo viên
và học sinh. Phần lớn các trường chưa xây dựng được môi trường sư phạm

khang trang, đẹp đẽ để thu hút học sinh.
Chính vì CSVC chưa đạt, hầu hết các trường chưa có sân chơi, bãi tập
thoả mãn yêu cầu, cho nên chưa có trường THCS nào ở huyện Càng Long
được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Hiện nay, các trường THCS trong huyện Càng Long đang cố gắng phấn
đấu đạt được từng tiêu chuẩn một theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia.
- Về phát triển số lượng, chất lượng giáo dục học sinh.
Bảng 1: Học sinh năm học 2006 - 2007
STT Trường THCS
Tổng số
HS
Khối
6
Khối
7
Khối
8
Khối
9
TN
THCS
1 Thị trấn Càng Long 1616 382 367 464 403 325/373
2 An Trường C 833 172 164 246 251 224/233
3 An Trường A 647 150 143 177 177 170/173
4 Tân An 1210 300 264 369 277 254/259
5 Huyền Hội 867 215 171 241 240 222/231
6 Phương Thạnh 778 190 176 236 176 160/166
7 Bình Phú 955 273 231 251 200 186/186
Tổng cộng 6906 1682 1516 1984 1724 1541/1625
Bảng 2: Học sinh năm học 2007 - 2008

STT Trường THCS
Tổng
số HS
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
TN
THCS
37
1 Thị trấn Càng Long 1512 394 354 350 414 393/401
2 An Trường C 674 166 150 149 209 197/198
3 An Trường A 557 128 145 124 160 154/154
4 Tân An 1138 314 277 233 314 294/294
5 Huyền Hội 762 227 187 153 195 185/188
6 Phương Thạnh 719 179 180 158 202 172/173
7 Bình Phú 851 231 247 195 178 178/193
Tổng cộng 6213 1639 1540 1362 1672 1573/1600
Bảng 3: Học sinh năm học 2008 - 2009
STT Trường THCS
Tổng số
HS
Khối 6
Khối
7
Khối
8
Khối
9
TN
THCS
1 Thị trấn Càng Long 1502 441 368 349 344 326/333
2 An Trường C 644 191 147 149 157 134/141

3 An Trường A 522 162 116 137 107 100/103
4 Tân An 1109 329 298 261 221 210/218
5 Huyền Hội 764 263 214 151 136 126/130
6 Phương Thạnh 636 181 164 165 126 117/124
7 Bình Phú 908 290 214 227 177 171/175
Tổng cộng 6085 1857 1521 1439 1268 1184/1223
Qua thống kê trên bảng 1,2,3, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
+ Tổng số học sinh THCS giảm qua từng năm; thể hiện rõ ở đồ thị dưới đây.
38
Đồ thị 1: Tổng số học sinh THCS
từ năm học 2006 - 2007 đến 2008 -2009
Số học sinh THCS giảm, kéo theo quy mô trường lớp thu hẹp và dẫn đến
tình trạng dôi dư giáo viên, gây lãng phí chất xám.
+ Tổng số học sinh ở các khối lớp qua từng năm không có biến động
nhiều, trừ tổng số học sinh khối 8 (2006 - 2007): cao một cách đột biến, và
tổng số học sinh khối 9 (2008 - 2009): giảm một cách đột ngột so với tổng số
học sinh khối 9 năm học trước (2007 - 2008) là 424 em. Tình hình học sinh
tăng và giảm ở hai khối lớp nói trên là do ảnh hưởng của số lượng học sinh
đầu vào.
Tuy nhiên, số học sinh lớp 8 năm học 2006 - 2007 tăng không phải do số
học sinh đầu vào tăng đột biến, mà do năm học 2004 - 2005, các trường
THCS phải nhận một số lượng lớn học sinh được phổ cập đúng độ tuổi từ các
trường tiểu học, có thể nói học sinh tăng là do đột biến phổ cập đúng độ tuổi
39
trong toàn tỉnh, các em học hết lớp 4 chỉ cần học thêm 4 tháng nữa là có thể
vào học lớp 6.
Đồ thị 2: Học sinh khối 6, 7, 8, 9 từ năm học 2006 - 2007
đến năm 2008 - 2009
+ Số học sinh hao hụt do bỏ học, lưu ban, chuyển đi nơi khác sau mỗi
năm học là một con số không nhỏ; nhưng trong đó số học sinh chuyển đến,

chuyển đi xem như không đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch
phát triển giáo dục của địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
của địa phương, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và xa hơn là ảnh hưởng
đến chính sách lớn của Nhà nước trong thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước. Điều đó thể hiện qua sơ đồ sau:
40
Sơ đồ: Học sinh hao hụt sau mỗi năm học.
Năm học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 TN THCS
2006 - 2007
2007 - 2008
2008 - 2009
Chú ý: Mũi tên chỉ số lượng HS được lên lớp
Mũi tên chỉ số lượng HS TN THCS
Mũi tên chỉ số HS lưu ban theo học lớp năm sau
Mũi tên chỉ số HS hao hụt (gồm bỏ học và lưu ban)
Chúng ta sẽ thấy rõ hơn số học sinh hao hụt qua bảng sau:
Bảng 4: Tổng số học sinh hao hụt ở các khối lớp.
Khối
Năm học
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
2006 - 2007 142 154 312 183
2007 - 2008 118 101 94 99
Tổng cộng 260 225 406 282

41
1682
1639
1857
1516

1540
1521
1984
1362
1439
1724
1672
1268
1541
1573
1184
142
154
312 183
118
101
94
99
Đồ thị 3: Tổng số HS hao hụt qua hai năm học 2006 - 2007
đến 2007 - 2008
Qua đồ thị 3, chúng tôi nhận thấy học sinh hao hụt tập trung nhiều nhất ở
khối lớp 8, ít hơn là ở khối lớp 6 và 7.
Học sinh hao hụt tập trung cao nhất ở khối lớp 8 là vấn đề hợp với quy
luật tâm, sinh lý của học sinh THCS. Đây là quãng đời diễn ra những “biến
cố” đặc biệt, là giai đoạn quá độ từ trẻ con sang người lớn, là giai đoạn đặc
trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì của nam và nữ.
Ở lứa tuổi của học sinh lớp 8, các em đã có thể lao động góp phần giải
quyết những khó khăn về kinh tế, hoặc gia tăng thu nhập cho gia đình. Chính
vì thế, khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì sẽ bắt các em bỏ học để giúp
gia đình. Trường hợp gia đình không cho các em nghỉ học thì các em tự nghỉ

học, bởi vì, ở tuổi này các em thường có tâm lý phóng đại khả năng của mình,
đánh giá mình cao hơn thực tế, muốn khẳng định mình và đặc biệt là muốn
mọi người xem trọng mình, cộng với tình đua đòi, theo bạn bè nhưng không
có đủ tiền đã đẩy học sinh lớp 8 đến con đường bỏ học để kiếm tiền giúp gia
đình và đáp ứng những nhu cầu của bản thân.
42
Khối 6
Khối 7 Khối 8 Khối 9 Khối l
Mặt khác ở tuổi của học sinh lớp 8, các em có nhu cầu được giao tiếp với
bạn bè cùng lứa. Sự bất hoà trong quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi, sự thiếu
bạn hoặc tình bạn bị phá vỡ đều dễ gây ra những xúc cảm nặng nề, được đánh
giá như một bi kịch cá nhân. Điều đó có thể các em sẽ bị phê phán bởi xã hội,
gia đình, nhà trường và bạn bè, làm cho các em cảm thấy cô đơn và không
được cảm thông, chia sẻ. Tất cả những tình huống đó có thể đẩy các em đi tìm
những người bạn ngoài lớp học, ngoài nhà trường và một số em bị lôi kéo vào
những “băng đảng”, những tệ nạn xã hội… và cuối cùng là đến con đường
bỏ học.
Lứa tuổi của học sinh lớp 8 chính là lứa tuổi khó khăn điển hình của học
sinh THCS, nhiều nhà tâm lý đã dùng những thuật ngữ như: “tuổi khủng
hoảng”, “tuổi bất trị”, “tuổi không thể giáo dục”… để chỉ lứa tuổi này. ở lứa
tuổi này, các em thường không nghe lời cha mẹ, thầy cô, các em thường gây
gổ, đánh nhau, bỏ học… để chứng tỏ mình là quan trọng. Tuy nhiên giai đoạn
khó khăn này sẽ sớm trở lại vị trí cân bằng, nếu gia đình và nhà trường có thể
giải quyết được bằng con đường giáo dục đúng đắn. Nghĩa là, một mặt người
lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản của lứa tuổi này, thông cảm với
những biểu hiện khác lạ của các em và có biện pháp giáo dục phù hợp.
Học sinh ở khối lớp 6 và 7 ít hao hụt hơn, vì ở tuổi này các em còn quá
nhỏ để phụ giúp việc nhà, còn quá nhỏ để ra ngoài xã hội, để bị tác động bởi
những tiêu cực từ người lớn và bạn bè xấu. Hơn nữa, các em còn quá nhỏ để
tỏ ra bất mãn với môi trường xung quanh và đặc biệt đối với nhà trường, quan

trọng hơn hết là các em chưa bước sâu vào ngưỡng cửa “dậy thì”. Cho nên,
những học sinh hao hụt ở lứa tuổi này có thể do lưu ban vì sự chuyển đổi môi
trường học tập gây “sốc” cho các em, có thể vì giao thông không thuận tiện
khi các em chuyển sang trường học mới, cộng thêm quan niệm học chỉ để biết
chữ đã đẩy các em đến con đường bỏ học ở tuổi quá nhỏ.
43
Học sinh lớp 9, mặc dù chưa qua tuổi “nổi loạn”, mặc dù vẫn là đối
tượng có thể giúp gia đình làm kinh tế, nhưng khi đã lên được lớp 9 thì trong
tư tưởng của gia đình và bản thân học sinh đều có ý nghĩa là cố gắng học hết
cấp THCS, cố gắng cầm được tấm bằng tốt nghiệp để có thể xin được việc
làm, đã tạo động lực giữ chân các em ở lại trường.
- Về số lượng học sinh TN THCS.
Bảng 5: Số lượng HS TN THCS năm học 2008 - 2009
STT Trường THCS
Số học sinh dự
tuyển
Số học sinh TN
THCS
Tỷ lệ
1 Thị trấn Càng Long 331 326 98,48%
2 An Trường C 134 134 100%
3 An Trường A 103 100 97,08%
4 Tân An 213 210 98,59%
5 Huyền Hội 131 126 96,18%
6 Phương Thạnh 124 117 94,35%
7 Bình Phú 174 171 98,27%
Cộng: 1210 1184 97,85%
Tỷ lệ trung bình của học sinh vượt qua kỳ xét tuyển TN THCS của các
trường là 97,85%. Có 01 trường đạt tỷ lệ 100%; trường đạt tỷ lệ thấp nhất là
trường THCS Phương Thạnh đạt 94,35%.

- Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:
44
Bảng 6: Về đội ngũ giáo viên (GV) năm học 2008- 2009
TT Tên trường THCS
Tổng
số
Nữ
GV có
tuổi
GV có
tuổi
Trình độ chuyên môn
Trên
ĐH
ĐH
Cao
đẳng
Trung
cấp
1 Thị trấn Càng Long 89 67 03 65 00 36 45 08
2 An Trường A 58 36 02 37 00 18 35 05
3 An Trường C 66 38 02 45 00 27 38 01
4 Tân An 79 31 00 70 00 37 41 01
5 Huyền Hội 61 43 00 45 00 21 36 04
6 Bình Phú 60 38 03 46 00 29 27 04
7 Phương Thạnh 48 29 02 36 00 17 29 02
Tổng cộng 461 282 12 344 00 185 251 25
(%) 61,17 2,6 74,62 40,13 54,41 5,42
Qua tổng hợp số liệu giáo viên của 7 trường THCS; chúng tôi nhận thấy
có 61,17% là giáo viên nữ, 74,62% giáo viên có tuổi nghề dưới 10 năm.

Trình độ chuyên môn: có 40,13% đạt trình độ ĐH; 54,44% trình độ cao
đẳng, 4,42% trình độ trung cấp; số giáo viên có trình độ trung cấp là những
giáo viên dạy thể dục, hoặc giáo viên có trình độ cao đẳng nhưng chưa hoàn
chỉnh (học cao đẳng 2 năm). Những giáo viên này đang theo học các lớp hoàn
chỉnh trình độ chuyên môn.
Phần lớn giáo viên đều là dân địa phương, nếu không phải là dân địa
phương thì cũng là dân trong huyện Càng Long; nên tình hình đội ngũ tương
đối ổn định.
Trên cơ sở bảng 10, chúng ta thấy có vấn đề cần chú ý sau: Có đến
61,17% giáo viên nữ và 74,62% có tuổi nghề dưới 10 năm, tức là dưới 32
tuổi; đối với giáo viên, đây là độ tuổi đầy nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, tích
cực trong mọi phong trào; mặc dù kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục đạo đức
cho học sinh chưa nhiều. Nhưng đối với giáo viên nữ, đây là độ tuổi sinh con,
nuôi con, chăm sóc gia đình và phải đầu tư cho công việc giảng dạy, giáo dục
ở trường, đây có thể nói là giai đoạn mà tâm lý người phụ nữ giáo viên có
nhiều biến đổi nhất; nếu gia đình có hoàn cảnh kinh tế ổn định thì sẽ giảm
phần nào áp lực cho người giáo viên nữ trong vai trò người con, người vợ,
45
người mẹ, người chăm sóc gia đình, người tham gia hoạt động sản xuất và
hoạt động xã hội; nhưng nếu gia đình của người giáo viên nữ có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn thì áp lực của người giáo viên nữ càng nặng nề. Tâm lý ảnh
hưởng đến sinh lý; điều này làm cho giáo viên nữ ở độ tuổi này gặp nhiều khó
khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ trong nhà trường, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh; đặc biệt là đối với học sinh ở
giai đoạn "quá độ" từ trẻ con sang người lớn.
Bảng 7: Về đội ngũ CBQL ở các trường (2008 - 2009)
TT Tên trường BGH Nữ
Đảng
viên
Tuổi đời Trình độ LLCT Trinh độ chuyên môn Quản lý

trường
Trên 45
Dưới
45
Trung
cấp
Sơ cấp
Trên
ĐH
ĐH CĐ
Trung
cấp
1 Thị trấn CL 4 2 4 3 1 4 0 0 2 2 0 4
2 An Trường A 2 0 2 2 0 2 0 0 2 0 0 2
3 An Trường C 2 0 2 1 1 2 0 0 1 1 0 2
4 Tân An 2 1 2 0 2 0 2 0 2 0 0 1
5 Huyền Hội 3 0 3 0 3 2 1 0 2 1 0 3
6 Bình Phú 2 0 2 1 1 2 0 0 2 0 0 1
7 Phương Thạnh 3 2 3 1 2 1 2 0 1 2 0 2
Tổng cộng 18 5 18 8 10 13 5 0 12 6 0 15
(%) 27,77 100 44,44 55,55 72,22 27,77 0 66,66 33,33 0 83,3
Qua số liệu trên cho thấy tổng số CBQL là đảng viên chiếm 100%. Như
vậy, họ vừa đồng thời đảm nhiệm các chức vụ chính quyền, vừa đảm nhiệm
các chức vụ trong tổ chức đảng, đoàn thể khác; cho thấy phần lớn CBQL
trường THCS thực sự là những người có uy tín trong tập thể.
Về thâm niên trong ngành: số cán bộ quản lý có thâm niên làm quản lý
trên 3 năm chiếm tỷ lệ 83,3%; chứng tỏ, phần lớn CBQL là người có kinh
nghiệm quản lý tập thể.
Phần lớn CBQL ở trường THCS có trình độ ĐH, và hầu hết đã qua các
lớp LLCT; hơn phân nửa trong số này dưới 45 tuổi. Với trình độ chuyên môn,

chính trị, với tuổi đời dưới 45, đây sẽ là đội ngũ CBQL năng động, nhiệt tình,
nhanh chóng thích nghi với sự đổi mới.
46
Qua số liệu thống kê cho thấy số CBQL là nữ, chiếm tỷ lệ chỉ 27,77%;
trong khi đó số nữ giáo viên THCS lại chiếm tỉ lệ 61,17%. Điều đó có nghĩa
là lợi ích của nữ giáo viên sẽ ít được đề cập đến trong các bảng kế hoạch năm
học, đặc biệt là trong các kế hoạch chiến lược. Nếu coi nhẹ lợi ích của cấp
dưới sẽ khó phát huy được tính tích cực của họ. Như vậy sẽ khó tạo được sự
đồng thuận trong tập thể, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường;
quan trọng hơn nữa là chính sự bất thuận trong tập thể sẽ gây ra nhiều phản
ứng tiêu cực, mỗi thầy, cô giáo sẽ không thể là tấm gương sáng về đạo đức, tự
học và sáng tạo cho học sinh noi theo. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân gây bất mãn khiến học sinh bỏ học.
Về phổ cập giáo dục THCS theo chuẩn quốc gia:
Thực hiện PC GD THCS giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Trà Vinh và của
huyện Càng Long, hiện nay huyện có 14/14 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ
cập THCS. Tuy nhiên, là vùng kinh tế - xã hội còn khó khăn cho nên công tác
PC GD THCS vẫn là một thách thức, đòi hỏi các xã, thị trấn hàng năm phải
tiến hành điều tra, vận động các đối tượng phổ cập đến lớp, thực hiện nghiêm
túc công tác thống kê xử lý tài liệu, số liệu, lưu trữ hồ sơ. Nhưng thực tế cho
thấy công tác PC GD THCS chỉ là công tác xử lý số liệu, bởi vì số học sinh
THCS bỏ học trong 5 năm qua ở huyện Càng Long lên đến 50 lớp, trong khi
các lớp phổ cập mở ra và hoàn tất sau 4 tháng chỉ là một con số khiêm tốn: 01
lớp 7 ( 17 học sinh), 05 lớp 8 ( 78 học sinh), 21 lớp 9 (469 học sinh). Tổng
cộng là 564 học sinh, mất gần 1500 học sinh.
Đó phải chăng là kết quả của việc chạy theo thành tích và không có sự
kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường?
2.2. THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CÀNG LONG
2.2.1.Đặc điểm chung của học sinh các trường THCS huyện Càng Long

Bảng 8: Chất lượng giáo dục 2 mặt ở năm học 2008 - 2009
Trường THCS Học lực (%) Hạnh kiểm (%)
47

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×