Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số giải pháp cho hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở XNDPTW I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.67 KB, 18 trang )

Một số giải pháp cho hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở
XNDPTW I
I. Đánh giá khái quát về hoạt động thanh toán trong
kinh doanh ở XNDPTW I:
1. Đánh giá chung:
Trong chương II chúng ta đã tiến hành xem xét khá sâu một số hoạt động
thanh toán trong kinh doanh ở XNDPTW I gồm: Thanh toán với người cung
cấp, thanh toán với người mua, thanh toán với nhà nước và thanh toán với
ngân hàng. Qua quá trình đó, ta có thể rút ra một số nét lớn về hoạt động
thanh toán trong kinh doanh của Xí nghiệp như sau:
- Trong hoạt động thanh toán Xí nghiệp vẫn còn sử dụng khá nhiều
phương tiện thanh toán là tiền mặt. Việc sử dụng này có thể nói là tốn kém,
không an toàn và khi mang đi thanh toán thì thường là với số lượng lớn nên
cũng khá bất tiện. Nhưng mặt khác ở nước ta các hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt vẫn chưa được sử dụng phổ biến nên Xí nghiệp vẫn phải sử
dụng nhiều tiền mặt trong thanh toán là điều khó tránh khỏi.
- Khả năng chuyển thành tiền của các khoản phải thu của Xí nghiệp nói
chung là không cao. Xí nghiệp có vướng mắc trong chính sách bán chịu đối với
người mua: Xí nghiệp cho khách hàng nợ nhiều (tới 90%) - Xí nghiệp thực hiện
bán chịu nhiều. Trong suốt ba năm 1999, 2000, 2001 các khoản phải thu của Xí
nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản lưu động và không có chiều
hướng giảm. Mức tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp luôn ở mức cao nhưng
tương ứng với nó là các khách hàng luôn trì hoãn việc trả tiền làm cho thực
thu vào Xí nghiệp thấp. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thanh
toán của Xí nghiệp.
- Chính sách bán chịu của Xí nghiệp với khách hàng còn dễ dàng không
có nhiều ràng buộc gì mấy. Tuy nhiên, điều này cũng có thể thu hút được thêm
nhiều khách hàng mới và làm tăng doanh thu. Mặc dù vậy hầu như khách hàng
mà Xí nghiệp bán gián tiếp chỉ bó hẹp trong một số công ty thuộc khối trung
ương còn các công ty tư nhân, công ty TNHH chỉ chiếm không đáng kể. Mà trên
thực tế nhiều khi các công ty tư nhân lại có hoạt động rất tốt có thể giúp Xí


nghiệp tiêu thụ được sản phẩm vì họ cũng khá là năng động.
- Về tín dụng đối với nhà cung cấp: Xí nghiệp cũng đã phần nào tận dụng
được nguồn này như một nguồn tài trợ ngắn hạn, giúp cho Xí nghiệp không bị
thiếu vốn tạm thời trong kinh doanh khi chưa đến hạn trả tiền.
- Mức vay ngắn hạn của Xí nghiệp như vậy là khá cao. Tuy nhiên khi Xí
nghiệp thực hiện chính sách bán chịu như vậy thì khách hàng sẽ có cơ hội để
chiếm dụng vốn của Xí nghiệp nhiều hơn dẫn đến tình trạng thiếu vốn tạm thời
trong kinh doanh và khi đó Xí nghiệp phải đi vay ngắn hạn. Nhưng việc vay
như vậy đã đặt Xí nghiệp vào một tình trạng căng thẳng về khả năng thanh
toán.
- Các giải pháp phòng rủi ro trong thanh toán của Xí nghiệp đặt ra là
khá tốt, nó bổ sung cho các điều khoản dễ dàng của chính sách bán chịu, giúp
Xí nghiệp giảm bớt rủi ro.
- Về vấn đề các nguồn tài trợ ngắn hạn, Xí nghiệp đã khá thành công
trong việc đa dạng hoá các nguồn tài trợ ngắn hạn, cụ thể là vay của cán bộ
công nhân viên.
Như vậy nhìn chung là hoạt động thanh toán của Xí nghiệp là tương đối
tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt chưa được hợp lý cần phải có giải
pháp để sửa đổi cho phù hợp hơn. Sở dĩ là như vậy vì có những nguyên nhân
như sau
2. Nguyên nhân:
2.1. Nguyên nhân chủ quan:
Xí nghiệp đã nhận thức được rằng trong nền kinh tế thị trường để tiêu
thụ được nhiều hàng hoá thì phải thoả mãn được nhu cầu của người mua, một
trong những nhu cầu đó là được mua chịu. Do vậy Xí nghiệp đã thực hiện một
chính sách bán chịu rất rộng. Tuy nhiên việc mở rộng quá như vậy chưa thật
hợp lý, chưa kết hợp đề ra những điều kiện bán hàng phù hợp nhất với đối
tượng người mua mà cần có sự xem xét cho phù hợp với tình hình hoạt động
của Xí nghiệp.
Xí nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới việc đánh giá tình hình thanh toán

thường xuyên để có thể đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình thanh toán
cho tốt hơn.
2.2. Nguyên nhân khách quan:
a. Tìm kiếm thông tin:
Khi tiến hàng giao dịch với khách hàng thì một trong những điều kiện cần
thiết là Xí nghiệp cần nắm được những thông tin về khách hàng đó, nhất là
trong trường hợp bán chịu thì cần phải biết được thông tin về tình hình tài
chính của họ. Nhưng việc tìm kiếm những thông tin đó là không phải dễ dàng.
Bởi vì là:
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp thể hiện khá đầy đủ trong các
báo cáo tài chính, tuy nhiên vấn đề công khai các báo cáo tài chính này đối với
các doanh nghiệp ở Việt Nam gần như chưa được thực hiện.
Ngay cả khi Xí nghiệp đã thu thập được thông tin thì những thông tin đó
không bảo đảm có chính xác hay không.
b. Nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao:
Mặc dù trong những năm qua nền kinh tế của nước ta đã có những bước
tiến nhanh song vẫn chưa đạt đến một nền kinh tế phát triển cao. Điều này gây
ra những khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán.
Thứ nhất, thị trường tài chính của ta chưa phát triển, đặc biệt là thị
trường tiền tệ. Bởi thế việc thực hiện mua bán các công cụ nợ là còn rất hạn
chế.
Thứ hai, những dịch vụ tài chính có thể tạo thuận lợi cho hoạt động thanh
toán là hạn chế. Chẳng hạn ở nước ta, chưa có các công ty chuyên về cung cấp
các thông tin về doanh nghiệp …
Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở XNDPTW I sẽ
giúp cho Xí nghiệp kinh doanh được thuận lợi hơn. Tuy nhiên do có những hạn
chế nhất định nên việc này ở Xí nghiệp vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất.
Do đó cần có những giải pháp để làm cho hoạt động thanh toán trong kinh
doanh tốt hơn.
II. Một số giải pháp cho hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở

XNDPTW I:
Để cho hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở XNDPTW I được tốt hơn,
hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh chung của Xí nghiệp, em xin đưa ra
một số giải pháp như sau:
1. Về thanh toán đối với người cung cấp:
Mua chịu của người cung cấp là một nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọng,
Xí nghiệp cần tận dụng nó hơn nữa hay nói cách khác là cần mở rộng quan hệ
tín dụng thương mại với người cung cấp.
Xí nghiệp có thể thương lượng với người cung cấp để tăng thời gian
thanh toán. Nhưng vấn đề không phải là tăng càng nhiều càng tốt mà vấn đề là
Xí nghiệp phải xác định những thời hạn chậm trả sao cho hợp lý trong từng
trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như người cung cấp đưa ra mức giá cao với
việc trả chậm thì việc tăng thời hạn chậm trả là không có lợi.
Vì vậy khi tăng thời hạn chậm trả thì Xí nghiệp cũng phải tìm cách
thương lượng với người cung cấp để có được mức giá không cao quá, đảm bảo
sản xuất ra sản phẩm có giá thành không cao hơn thị trường.
Việc thương lượng này là dễ dàng hơn đối với người cung cấp như Công
ty DPTWI, công ty DLTWI … khi đổi lại Xí nghiệp cũng dễ dàng với họ hơn
trong thanh toán tiền mua hàng của Xí nghiệp.
Ngay với những người cung cấp ở nước ngoài Xí nghiệp cũng phải tranh
thủ mở rộng quan hệ tín dụng thương mại. Nhất là khi họ đang cần tiêu thụ
hàng thì ta có thể thương lượng để nới rộng thời hạn chậm trả mà giá không
tăng.
Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, việc áp dụng các lãi suất tăng thêm khi
cấp tín dụng cũng như phạt % nợ quá hạn là ít xảy ra vì người bán cũng muốn
giữ khách hàng, tạo mối quan hệ tốt, cho nên, trong nhiều trường hợp Xí
nghiệp nên tận dụng nguồn tài trợ này và do đó có thể hạn chế được chi phí sử
dụng vốn do phải trả lãi nếu đi vay ngân hàng.

2. Về thanh toán với người mua:

Ở đây, Xí nghiệp cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình. Như đã
khảo sát ở trên, với chính sách bán chịu như vậy Xí nghiệp gặp nhiều khó khăn
trong việc thu tiền của khách hàng nợ đọng, điều này thể hiện ở con số của
khoản mục phải thu trong báo cáo tài chính của Xí nghiệp là khá cao. Chính
sách bán chịu là kết quả của việc lựa chọn giữa các khả năng tăng lợi hoặc
tăng rủi ro do chính sách này gây ra. Chính sách bán chịu có tác động đến tăng
tiêu thụ nhưng đồng thời sẽ tăng các khoản phải thu và tăng xác suất không
thu được tiền. Do đó, Xí nghiệp cần có những phương án tốt nhất trong mọi
trường hợp quyết định bán chịu sao cho không bị chiếm dụng vốn nhiều, đồng
thời không làm mất thị trường và khách hàng. Theo em, Xí nghiệp nên lưu ý
một số vấn đề sau đây khi thực hiện chính sách bán chịu:
a. Các tiêu chuẩn tín dụng:
Như ở phần lý thuyết đã trình bày, khi quyết định bán chịu cho khách
hàng Xí nghiệp nên thực hiện phân tích chính sách bán chịu. Trong đó Xí
nghiệp cần xác định các tiêu chuẩn tín dụng.
Trước hết Xí nghiệp cần thu thập các thông tin về khách hàng, sau đó sẽ
đánh giá phẩm chất tín dụng của họ. Không có một công thức chung nhất để
đánh giá nhưng có một cách chung nhất để xem xét dựa trên năm yếu tố sau
đây:
Đặc điểm: Sự sẵn sàng của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ
thanh toán.
Năng lực: Khả năng của khách hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Vốn : Dự trữ tài chính của khách hàng.
Tài sản thế chấp: Tài sản cam kết dùng để thế chấp trong trường hợp vỡ
nợ.
Các điều kiện: Các điều kiện kinh tế nói chung trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của khách hàng.
Dựa vào đó Xí nghiệp sẽ đánh giá khách hàng và quyết định có cho mua
chịu hay phải thanh toán ngay Công việc này có thể tốn kém thời gian, nhân
lực… nhưng nó sẽ giúp Xí nghiệp quản lý tốt hơn các khoản phải thu.

b. Sắp xếp khách hàng theo tiêu chuẩn tín dụng:
Căn cứ theo tiêu chuẩn đưa ra, Xí nghiệp có thể chia khách hàng ra làm
nhiều loại để có chính sách bán hàng thích hợp, chẳng hạn Xí nghiệp có thể
phân chia như sau:
- Các khách hàng đã có quan hệ lâu dài với Xí nghiệp và uy tín về việc
thanh toán tiền là cao. Đó là các khách hàng cấp I như Công ty DPTW I, Công ty
dược liệu TW I…
- Các khách hàng có quan hệ lâu dài với Xí nghiệp, nhưng vẫn có lúc nợ
đọng, chiếm dụng vốn của Xí nghiệp như các công ty cấp II( công ty ở cấp tỉnh)

- Các khách hàng ít có quan hệ lâu dài với Xí nghiệp , các nhà thuốc, các
công ty TNHH mà Xí nghiệp thường có quan hệ bán lẻ và biết khá ít về họ. Số
lượng các khách hàng này thường lớn. Thường là họ thực hiện thanh toán
ngay không có mua chịu vì giá trị hàng mua thường nhỏ.
Trên cơ sở sự phân loại như vậy, Xí nghiệp nên có những chính sách khác
nhau với từng loại khách hàng như sau:
- Đối với các khách hàng quen thuộc đã có uy tín từ lâu, xác suất không
trả tiền của họ là thấp, Xí nghiệp nên áp dụng cho họ một chính sách tín dụng
mềm dẻo và mở rộng nhằm tăng doanh số bán là chủ yếu. Thường thì họ mua
hàng của Xí nghiệp với khối lượng lớn nên có thể cho họ chịu với thời gian dài
hơn 30 ngày. Việc tăng giá lên khi tăng thời hạn bán chịu ở Xí nghiệp là hầu
như không có. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, Xí nghiệp chưa nên tăng
giá đối với các khoản bán chịu mà vẫn giữ nguyên giá để giữ được khách
hàng , duy trì thị trường và làm tăng khối lượng bán. Có như vậy, Xí nghiệp sẽ
tăng được doanh thu và những khoản phải thu có xác suất an toàn cao sẽ chắc
chắn được thu về.
- Đối với các khách hàng cấp II và III ở các tỉnh, huyện thì Xí nghiệp nên
thu hẹp chính sách bán chịu hơn. Thực tế cho thấy không ít lần các khách hàng
này dây dưa trong thanh toán, chiếm dụng vốn của Xí nghiệp khá nhiều. Chính
vì vậy, đối với các khách hàng này, Xí nghiệp cũng có thực hiện bán chịu nhưng

phải có những điều khoản chặt chẽ kèm theo như kiểm tra BCTC, tình hình
ngân quỹ … và thời hạn chịu cũng có thể dài hơn 30 ngày nhưng ít hơn so với
loại khách hàng trên.
- Đối các khách hàng ít có quan hệ lâu dài với Xí nghiệp , các nhà thuốc,
quầy thuốc, vì số lượng khách hàng loại này là lớn nên Xí nghiệp sẽ lập một
danh sách và xếp loại họ theo độ tin cậy căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện
tại của họ cũng như các quan hệ với Xí nghiệp trước đây. Trên cơ sở đó mà có
nhưng quyết định đúng đắn trong việc bán hàng thu tiền ngay hay cho chịu. Và
nếu có cho chịu thì vẫn giữ nguyên thời hạn là 30 ngày như Xí nghiệp đang áp
dụng.
Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ là ý kiến chung về các loại khách hàng
của Xí nghiệp. Còn trong từng trường hợp cụ thể khác nhau, với bất cứ khách
hàng nào cũng vậy, Xí nghiệp cần đánh giá đầy đủ các tác động của trường
hợp cụ thể này đến doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp. Với tình hình của Xí
nghiệp, việc áp dụng mô hình tính NPV để đưa ra quyết định có nên bán chịu
cho khách hàng hay không? như đã nêu ở chương I là không đơn giản vì việc
tính toán là phức tạp. Do đó với mỗi trường hợp cụ thể, bên cạnh việc đưa ra
các tiêu chuẩn tín dụng, Xí nghiệp có thể dựa vào những biến số như:
- Dự kiến tiêu thụ
- Giá hàng hoá tiêu thụ
- Các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ …
- Chiết khấu đề nghị
- Thời gian thu hồi nợ dài hay ngắn.
sau đó sẽ đưa ra các quyết định:
- Nếu doanh số tăng thêm do hàng hoá bán được tăng thêm do bán chịu
mà lớn hơn các chi phí phát sinh và chắc chắn khách hàng sẽ trả tiền thì Xí
nghiệp nên bán chịu cho họ, dù là khách hàng nào.

×