Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận cao học LĐQLBC vai trò của báo chí trong giám sát và phản biện xã hội phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.6 KB, 25 trang )

Mục lục
A.Mở Đầu………………………………………………………………1.
B.Nội Dung……………………………………………………………..2.
I.Lý luận vai trò của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội…………4
II. Báo chí với vai trò giám sát và phản biện xã hội phục vụ công tác lãnh
đạo, quản lý………………………..……………………………………5
2.1 Báo chí giám sát hoạt động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, công ty …6
2.2 Báo chí phát phản ánh người tốt, việc tốt biểu dương, khen thưởng...8
2.3 Báo chí thể hiện quan điểm với các vấn đề của thực tiễn đời sống…10
III. Giải pháp, kiến nghị đẩy mạnh thực hiện chức năng giám sát và phản
biện xã hội của báo chí ………………………………………………..13
C. Kết luận……………………………………….……………………16
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..18

1


A. Mở Đầu
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, báo
chí Việt Nam vừa chịu sự tác động từ các thiết chế xã hội mà nó làm công
cụ, vừa chịu sự tác động của công chúng báo chí. Với thông tin nhanh
chóng, chính xác, trung thực, khách quan và đa chiều, báo chí Việt Nam
đã trở thành diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi trao đổi ý
kiến, luận bàn các vấn đề quan trọng của cuộc sống, để vừa giám sát, vừa
phản biện hoạt động của các cơ quan công quyền nói riêng và của toàn xã
hội nói chung. Báo chí với chức năng giám sát, phản biện xã hội; phản
biện và tự phản biện là “cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên... Ở vị
trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức,
giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã
hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát mảnh đất thuận lợi để
hình thành tâm thế phản kháng xã hội”.


Luận bàn về vai trò của báo chí trong việc tham gia quản lý, giám
sát và phản biện xã hội hoàn toàn không mới; vấn đề này từng là đề tài của
những cuộc hội thảo khoa học, đề tài luận văn... và các bài báo khoa học.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn mang tính thời sự và giá trị thực tiễn, bởi lẽ, dù có
tiến triển, nhưng những hạn chế trong công tác quản lý, giám sát được
khắc phục một cách chậm chạp và chưa hiệu quả. Các quyết định "từ trên
trời rơi xuống" vẫn được ban hành, làm cho xã hội, không phải chỉ có
những người có trình độ cao mà ngay đến cả những người dân bình
thường cũng cảm thấy bàng hoàng và điều đó cũng dễ hiểu vì liên quan
2


đến bát cơm, manh áo, cuộc sống hàng ngày của họ; nạn tham nhũng, đút
lót, hối lộ, lãng phí, xa hoa, hội chứng kỷ lục vẫn là một vấn nạn của quốc
gia; vai trò làm chủ, quyền thực hiện nghĩa vụ của công dân đôi khi bị
xem thường để bùng phát cảnh "tự xử", "vi phạm pháp luật" một cách có
đạo đức.
Do đó, tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí là
hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân
đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.

3


B. Nội dung

I. Lý luận vai trò của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội
Thuật ngữ “phản biện xã hội” được sử dụng chính thức trong Báo
cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó, phản

biện xã hội là “phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng
rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương
hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, khoa
học công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã
hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan”.
Giám sát xã hội và phản biện xã hội là hai khái niệm chức năng gắn
bó mật thiết vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc mới có thông tin đầy đủ
và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Giám sát xã hội của báo chí thực
chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dõi một cách
khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò phản biện xã hội
của mình. Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu
để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời
sống xã hội, phản biện xã hội là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra
một xã hội dân chủ. Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu
thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy
mô đại chúng càng trở nên quan trọng, và vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên
chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của

4


cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động
giám sát và phản biện xã hội. Bằng cách này hay cách khác, hoạt động
phản biện luôn chứa đựng khả năng tạo ra một trường tương tác xã hội
giữa 3 nhóm cộng đồng, đó là cộng đồng trí thức (phát hiện và lý giải vấn
đề), cộng đồng truyền thông (phổ biến, chuyển tải thông tin) và cộng đồng
xã hội (hưởng ứng thông tin và hình thành dư luận)
Giám sát và phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân, các tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào

đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ trương, chính sách đó ngày càng hoàn
thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục
vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh. Do đó, phản biện xã hội là sự
tập hợp sức sáng tạo và trí tuệ của các giai tầng, tạo nên sức mạnh nội lực
để giải quyết các vấn đề xã hội; là sự thể hiện dân chủ hóa đời sống xã hội,
thước đo trình độ phát triển của một xã hội. Phản biện xã hội là sự tập hợp
sức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề xã hội. Chính vì vậy, làm tốt
công tác phản biện xã hội là tạo được sức mạnh to lớn cho các phong trào
hành động cách mạng.
Trong điều kiện một đảng cầm quyền ở nước ta, bên cạnh những
thuận lợi cơ bản và tính ưu việt nổi trội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng
duy ý chí, chủ quan. Do vậy, cần phải có một cơ chế cụ thể, rõ ràng, minh
bạch để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến, thực hiện giám sát và phản
biện xã hội. Ðiều này là thực sự cần thiết đối với các dự thảo, dự án, dự
kiến những quyết định lớn của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị. Giám
5


sát và phản biện xã hội sẽ giúp Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị kiểm
nghiệm các chủ trương, chính sách có thực sự hợp quy luật và hợp lòng
dân hay không, giúp Đảng và hệ thống chính trị thực sự vì dân để dân tin
Đảng, đi theo Đảng. Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của
mình, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đối với các chủ trương, chính
sách, giúp không ngừng hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước; giúp sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ngày càng
tốt hơn, từ đó phục vụ nhân dân ngày càng hiệu quả hơn. Người dân tham
gia giám sát, phản biện xã hội với tư cách vừa là người chịu sự lãnh đạo,
vừa là người làm chủ, vừa là người thực hiện, đồng thời vừa là người được
phục vụ và thụ hưởng. Nhận thức được tầm quan trọng của giám sát và
phản biện xã hội, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Phát

huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội”
II. Báo chí với vai trò giám sát và phản biện xã hội phục vụ công
tác lãnh đạo, quản lý
Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản
của báo chí. Những năm qua, báo chí đã thực hiện khá tốt chức năng này,
đã cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân
tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần đáng kể tạo sự
đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
6


Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi
nhận, yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ
phản biện xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Chú trọng nâng cao tính tư
tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản
biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân
dân và đất nước...”. Trước đó, trong Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai)
khóa VIII (tháng 2-1999), Đảng ta đã khẳng định báo chí và truyền thông
đại chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội. Đây là bước phát
triển quan trọng về lý luận, nhận thức của Đảng về vai trò xã hội của báo
chí và truyền thông đại chúng.
Giám sát xã hội của báo chí trong quá trình thực hiện chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là kịp thời phát hiện những
nơi làm đúng, làm hay để biểu dương, khích lệ và tổng kết thực tiễn; đồng
thời cũng sớm phát hiện những “khiếm khuyết” của các kiến tạo chính
sách - thể chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của bộ máy nhà nước.
2.1 Báo chí giám sát hoạt động các tổ chức, cơ quan, đơn vị,

công ty
Vai trò và sức mạnh giám sát xã hội của báo chí trước hết là phát
hiện những việc làm tốt và những sai phạm của tổ chức, cá nhân qua đó
khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hay phản

7


bác, tạo áp lực dư luận xã hội và yêu cầu các cơ quan thẩm quyền giải
quyết, giải thích và giải đáp trước công luận, trước nhân dân.
Xã hội càng phát triển thì dân chủ càng mở rộng, quyền lực của
nhân dân càng được tăng cường, đặc biệt là quyền giám sát các cơ quan
công quyền, các công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước nhằm
hạn chế, kiểm soát việc lạm dụng quyền lực. Bởi khi quyền lực chính trị,
quyền lực nhà nước không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến lạm dụng;
lạm dụng quyền lực dẫn đến tha hóa quyền lực. Vì vậy, việc tăng cường
vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị, nhân dân và báo chí là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn
hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và phản
biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các
luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ
nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong phòng,
chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể khơi nguồn phản
biện xã hội một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn các sự kiện, hiện tượng
tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo cơ hội, điều kiện
cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng.


8


Trên thực tế, nhiều vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn, hành vi tham nhũng
có tinh vi, phức tạp, nhưng cũng đã được nhân dân và báo chí lật tẩy. Ví
dụ điển hình câu chuyện hiện nay được báo chí quan tâm nhiều liên quan
đến ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Từ
chuyện “cỏn con” là cái biển số xe trắng - xanh lẫn lộn, giờ đây, sau điều
tra của báo chí và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, người dân
mới “ngã ngửa” với con đường thăng tiến của vị nguyên Phó Chủ tịch tỉnh
Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
Từ một lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng,
ông Thanh được luân chuyển làm Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán
sự đảng Bộ Công thương. Dù không nằm trong diện cán bộ Trung ương
được luân chuyển về địa phương nhưng ông Thanh vẫn được chuyển về
làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Chưa hết, ông Thanh còn được
giới thiệu để bầu vào Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với
tỉ lệ trên 75%, cao nhất ở Hậu Giang.
Câu hỏi đặt ra, vì sao con đường công danh của ông Thanh lại
“ngoạn mục” như vậy? Và chắc chắn một điều một mình ông Thanh
không thể làm nổi. Điều này khiến dư luận đặt dấu hỏi, liệu đứng sau ông
Thanh có ai đỡ đầu, có ai bao che? Nhóm người này đã thực hiện những
hành vi tham nhũng trong công tác nhân sự cấp cao? Ai đã khen thưởng, ai
đề bạt, ai luân chuyển thì phải kiểm tra và phải chỉ rõ là cá nhân nào. Đây
là câu hỏi mà các cơ quan chức năng liên quan của Đảng và Nhà nước,
trực tiếp là ngành tổ chức phải chịu trách nhiệm trả lời Tổng Bí thư. Bởi
không thể nào một vấn đề lớn và nghiêm trọng như vậy mà không rõ địa
chỉ trách nhiệm.
9



Bên cạnh đó, nhiều vụ án tham nhũng điển hình như vụ tham nhũng
của Lã Thị Kim Oanh và đồng phạm tại Công ty Tiếp thị thương mại nông
nghiệp công nghiệp thực phẩm, vụ băng nhóm tội phạm Năm Cam, hay
vụ PMU18 phanh phui một loạt các vụ việc phạm pháp của một số cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở Bộ Giao thông Vận tải, và gần đây nhất là những sai
phạm nghiêm trọng trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của
huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), giải tỏa ở Văn Giang (Hưng Yên)... Tinh
thần chống tiêu cực trên báo chí là “chống để xây” góp phần quan trong để
cơ quan lãnh đạo, quản lý biết để ra quyết định.
Cho dù còn có những hạn chế, khuyết điểm của việc báo chí tham
gia chống tiêu cực, tham nhũng, song phải khẳng định một điều, báo chí
luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan tỏa
của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng
internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham gia
giám sát và phản biện xã hội.
2.2 Báo chí phát phản ánh người tốt, việc tốt biểu dương, khen
thưởng.
Không chỉ chống tiêu cực mới là phản biện xã hội, báo chí đề cao
những nhân tố mới, những gương “người tốt, việc tốt” điển hình trên tất cả
các lĩnh vực để động viên tinh thần và cân bằng xã hội. Xã hội có rất nhiều
điều tốt đẹp, tích cực cần nhân rộng và báo chí cần thông tin trung thực để
kích thích phát triển phần tốt đẹp trong xã hội.

10


Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay, trên tất cả các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều
phong trào thi đua yêu nước, góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của

cả dân tộc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong việc tổ chức các phong trào thi
đua yêu nước, công tác tuyên truyền có vị trí, vai trò rất quan trọng, nhằm
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu
nước, những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; về nội dung và biện
pháp tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; phát hiện, biểu dương và
nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”
trong các ngành, các cấp, các lĩnh vực, ngành nghề; hướng dẫn, cổ vũ,
động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hành động cách
mạng, thúc đẩy các Phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh mẽ, thực
hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước, của từng ngành, từng địa phương, kế hoạch công tác của từng cơ
quan, đơn vị và của cá nhân.
Trong công tác tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước,
tuyên truyền trên báo chí là một kênh tuyên truyền phổ biến, hiệu quả và
tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội. Cả nước ta hiện có 858 cơ quan báo
chí in, 105 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp
của các cơ quan báo chí, 66 đài phát thanh, truyền hình, với gần 18.000

11


nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng, miền của Tổ
quốc và ở nước ngoài. Báo chí là một “đội quân” hùng hậu - là một “binh
chủng” lớn mạnh nhất tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền các
phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo khí thế thi đua sôi nổi trong xã
hội, cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần sáng tạo, dám

nghĩ, dám làm, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của bộ,
ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Vì vậy, huy động được sức mạnh của
các cơ quan báo chí tham gia vào công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên
các phong trào thi đua yêu nước là một nhiệm vụ quan trọng.
Thời gian vừa qua, các cơ quan báo chí luôn coi việc tuyên truyền
các phong trào thi đua yêu nước là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và
thực hiện nhiệm vụ này bằng nhiều phương thức, hình thức thể hiện trên
các loại hình báo chí khác nhau. Hầu hết các cơ quan báo chí ở Trung
ương và địa phương đều thường xuyên dành thời gian, thời lượng, mở các
chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, tổ chức các cuộc thi viết, tọa đàm,
giao lưu trực tuyến để tuyên truyền, phổ biến những thành quả của các
phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, giới
thiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”, biểu
dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân được khen thưởng, tạo khí thế thi đua
sôi nổi trong xã hội. Điển hình như: Báo Nhân Dân với chuyên mục
“Gương sáng, việc hay”, “Người tốt, việc tốt”; Báo Quân đội nhân dân với
chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
“Quân đội tham gia xây dựng nông thôn mới”...; Báo Hànộimới với
chuyên mục “Nét đẹp người Thủ đô”; Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt

12


Nam với chuyên mục “Gương sáng soi chung”... Các cơ quan báo chí đã
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi việc lấy ý kiến nhân dân về các tập thể, cá
nhân được đề nghị phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng
Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. Đây là một kênh thông tin rất quan
trọng giúp Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp thẩm định, đánh giá
khách quan, chính xác về những tập thể, cá nhân được đề nghị tôn vinh,
khen thưởng.

Các nhân tố mới, điển hình tiên tiến là kết quả của các phong trào thi
đua yêu nước. Vì vậy, việc định hướng dư luận, biểu dương và tôn vinh
các nhân tố mới điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”, hạn chế và
tiến tới đẩy lùi các tiêu cực trong xã hội là việc làm cụ thể và hết sức quan
trọng góp phần tích cực đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các phong trào
thi đua yêu nước. Yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền các phong
trào thi đua yêu nước là phải bảo đảm chuyển tải đầy đủ các nội dung thi
đua và biện pháp tổ chức thực hiện, phổ biến kịp thời các mô hình, điển
hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Hình thức tuyên truyền cần đa
dạng, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm tính thiết thực, hiệu
quả. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền các
phong trào thi đua yêu nước trên báo chí, góp phần thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước 5 năm 2016-2020.
2.3 Báo chí thể hiện quan điểm với các vấn đề của thực tiễn đời
sống

13


Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ
thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của
thực tiễn đời sống xã hội. Trong thời gian gần đây, không ít văn bản quy
phạm pháp luật của các bộ, ngành Trung ương quy định thiếu tính thực
tiễn, chưa ra đời hoặc vừa ra đời đã... “chết yểu”, như:
- Quy định ngực lép không được lái xe, khi báo chí vào cuộc phán
ánh, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế đã vào cuộc cho ra đời Thông tư liên
tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe đã chính thức bỏ
hoàn toàn tiêu chí “ngực lép”, thấp lùn không được lái xe được đưa ra lấy í
kiến, gây lùm xùm dư luận như mấy năm trước đó.

Quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học:
Ngay sau khi báo chí đăng tải Thông tư 24 được ban hành, đã vấp phải
nhiều luồng ý kiến trong dư luận xã hội. Đa số phản đối mạnh mẽ về tính
thiếu thực tiễn của Thông tư này. Bởi vì nhiều người cho rằng, hiện nay
những Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã khoảng 80, 90 tuổi nên khó có thể là
thí sinh dự thi ĐH, CĐ nên Thông tư 24 sẽ chẳng có ý nghĩa gì trong đời
sống hiện nay, chỉ là sự ban hành máy móc, thiếu tính thực tiễn.
Trước tranh cãi trên, lãnh đạo Bộ Giáo dục- đào tạo ban hành thông
tư 28/2013/TT-BGDĐT bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định vừa mới bổ
sung trong Thông tư 24. Vì thế nhóm đối tượng nêu trên sẽ không được
cộng điểm ưu tiên khi thi đại học, cao đẳng.
Nhờ sự vào cuộc của báo chí, đưa những ý kiến tranh cãi trái chiều,
sự việc nội dung Thông tư đã được thay đổi. Qua đó có cái nhìn rõ rằng về
việc khi ban hành ra một Thông tư, Bộ Giáo dục- đào tạo chưa xem xét kỹ

14


tất cả những nội dung, yếu tố ảnh hưởng đến người dân và xã hội để rồi
trong có vài ngày đã phải vội vã hủy bỏ.
- Việc đưa tên bố mẹ vào chứng minh thư nhân dân: Khi quy định
đưa tên cha, mẹ lên chứng minh thư nhiều ý kiến cho rằng điều này là vi
phạm luật dân sự với quy định không ai được xâm phạm bí mật đời tư của
công dân. Dù chưa có quy định cụ thể thế nào là bí mật đời tư nhưng ai
cũng hiểu rằng thông tin cha, mẹ công khai đó là bí mật của cá nhân. Giả
sử mục đích để thêm một tiêu chí nhằm đảm bảo chính xác hơn trong việc
truy nguyên một cá thể, nhưng vẫn có thể trùng tên cha mẹ trên thực tế.
Còn xét về văn hóa tâm linh của người Việt, thì quy định mới này cũng
không phù hợp. Nhiều người sẽ phản ứng chuyện bố mẹ họ mất đã lâu rồi,
họ chỉ thầm kín nhắc tên cha mẹ trước bàn thời, là cái gì đó rất thiêng

liêng, riêng tư.
Bên cạnh đó, hàng loạt những quy định về số vòng hoa trong tang
lễ; quy định thực phẩm không được để quá 8 tiếng đồng hồ, hay dự thảo
thông tư quy định nơi uống bia phải có nhiệt độ dưới 30 độ C… Các dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật nêu trên của các bộ, ngành, khi đưa ra
lấy ý kiến nhân dân, hoặc khi biết thông tin, báo chí đã đồng loạt có những
bài phản biện và kết quả là nhiều bộ, ngành phải thu hồi lại dự thảo, hoặc
chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.

Báo chí bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm bắt đúng bản
chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng tâm và định hướng tư tưởng,
hướng dẫn dư luận, các cơ quan báo chí - truyền thông đã thực hiện tốt
15


chức năng giám sát, phản biện xã hội, mang lại hiệu quả rõ rệt. Bởi thế,
vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng được khẳng
định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan
báo chí - truyền thông cũng ngày được nâng cao.
Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, không phải lúc nào, cơ quan báo
chí hay nhà báo nào cũng làm đúng, làm tốt chức năng giám sát, phản biện
xã hội. Đã có không ít vụ việc phản biện của báo chí chưa đúng sự thật,
chưa khách quan, thiếu công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu
quả khôn lường cho cá nhân, tập thể, địa phương bị phản ánh. Việc đưa
thông tin thiếu chuẩn xác, thiếu trung thực, khách quan, thậm chí bịa đặt,
bôi đen hoặc tô hồng vì những động cơ cá nhân, vụ lợi. Sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm
pháp luật của một số cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí
có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân do vụ lợi cá nhân,

vì tư thù viết bài, đưa tin thiếu trung thực, không khách quan, hoặc do
trình độ hiểu biết có hạn, không am hiểu lĩnh vực giám sát, phản biện xã
hội nên đã không có cái nhìn toàn cục, chỉ nắm bắt thông tin và phản ánh
theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa”.
Mặt khác, trước thực tế toàn cầu hóa về thông tin, "thế giới phẳng”,
các trang mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều thông tin được tự do đưa
lên mạng, không được kiểm soát, rồi tin xấu, tin độc hại, bôi nhọ, bịa đặt...
16


núp bóng phản biện xã hội, gây không ít phiền toái cho nhà quản lý cũng
như gây hoang mang dư luận. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần phải có một đội
ngũ các nhà báo chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị,
đạo đức nghề nghiệp để phản biện những sai trái, lệch lạc đó bằng việc
thông tin chính xác, trung thực, khách quan các sự việc, vấn đề, định
hướng dư luận xã hội.
III. Giải pháp, kiến nghị đẩy mạnh thực hiện chức năng giám sát và
phản biện xã hội của báo chí

Để báo chí thực hiện tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã
hội, cần tập trung làm tốt các mặt sau:
Trước hết, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của
giám sát, phản biện trong xã hội. Phản biện xã hội được ghi trong Văn
kiện Đại hội của Đảng: “Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân
trong việc tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến với cán bộ, công chức và
cơ quan nhà nước. Mọi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước đều phục vụ lợi ích của đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có
quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã hội là nhu cầu

cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước,
khắc phục tệ quan liêu”.
17


Cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng để nhân dân bày tỏ thẳng thắn ý kiến
và phản biện đối với dự thảo, dự kiến, dự án, những quyết định lớn của
Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng để toàn xã hội hiểu rõ
hơn về việc thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội; về góp
phần để cùng báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã
hội.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm cho hoạt động trong
giám sát, phản biện xã hội của báo chí.
Phản biện xã hội của báo chí vừa là hoạt động mang tính xã hội, vừa
là hoạt động mang tính khoa học, ràng buộc quyền và trách nhiệm của các
chủ thể trong quá trình phản biện. Hiện nay, chức năng phản biện xã hội
của báo chí mới dừng lại ở chủ trương, đường lối của Đảng, mà chưa được
Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, vì vậy cơ chế pháp lý cho hoạt
động phản biện của báo chí chưa được xác định một cách rõ ràng và đầy
đủ. Cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động phản biện xã
hội của báo chí theo hướng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây
dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu
hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Trong xu thế dân chủ hóa hiện nay, cần thiết phải nêu rõ về cơ chế phản

18



biện xã hội của báo chí như một điều luật cơ bản, để bảo đảm và thực thi
giám sát và phản biện xã hội của báo chí.
Thứ ba, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống
chính trị để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội.
Bản chất của phản biện xã hội là sự cộng đồng trách nhiệm của các
cơ quan Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Và mặc dù, phản biện xã hội là
một trong những chức năng cơ bản của báo chí như đã nêu ở trên, nhưng
trên thực tế cho thấy, báo chí không thể “đơn độc” trong hoạt động phản
biện xã hội mà cần có sự cộng đồng trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và
của toàn xã hội.
Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị còn nhiều hạn chế. Có lĩnh
vực còn chưa quy định về công khai, minh bạch, dẫn đến tình trạng lạm
dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung có
thể và cần phải công khai, minh bạch, nhất là trong việc xác định giá, đấu
giá tài sản doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa và công khai báo cáo
tài chính trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; công khai việc giải
phóng mặt bằng, giá bồi thường khi thu hồi đất; công khai trong công tác
cán bộ; công khai hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết
luận thanh tra; công khai, minh bạch các quyết định trong điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án; công khai trong ấn định mức thuế... gây khó khăn cho
báo chí khi tiếp cận nguồn thông tin để thực hiện phản biện xã hội. Vì vậy,
19


để báo chí thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội rất cần sự
vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội và các cơ quan Đảng, Nhà
nước.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cho nhà

báo.
Đây là một nội dung quan trọng, bởi vì yếu tố con người là cốt lõi
của mọi vấn đề. Nhà báo phải được thường xuyên nâng cao về năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, bởi vì một nhà báo yếu kém về năng lực nghiệp vụ
rất có thể sẽ không đủ trình độ để nhận thức chính xác bản chất của sự
việc để phản biện vấn đề, dễ dẫn đến sai sót tai hại. Cùng với đó, rất cần
phải thường xuyên tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo
dục pháp luật cho đội ngũ nhà báo để tăng cường bản lĩnh chính trị và
nâng cao ý thức nghề nghiệp cho nhà báo. Tự thân mỗi nhà báo cần phải
phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp một cách thường
xuyên, liên tục, suốt cả đời thông qua hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Mặt khác, cũng cần phải có sự giám sát, giáo dục của cơ quan báo chí nơi
nhà báo trực tiếp công tác, gắn bó sinh mệnh nghề nghiệp của mình, bởi vì
chỉ có cơ quan báo chí mới trực tiếp giáo dục, động viên nhắc nhở, răn đe,
xử lý kịp thời và hiệu quả những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo.

20


C. Kết Luận
Trên thực tế, báo chí không phải là chủ thể quản lý và giám sát xã
hội. Trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội... đều
có các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát. Báo chí chỉ là một
trong những phương tiện, những kênh tham gia vào quản lý, giám sát và
21


phản biện xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng là khả năng cung cấp thông
tin của báo chí, khả năng huy động trí tuệ của xã hội, đặc biệt là các

chuyên gia, các nhà khoa học, tai mắt của nhân dân vào việc tham gia
quản lý và giám sát xã hội. Thông quan các tác phẩm được đăng tải trên
các loại hình báo chí, có thể liên kết xã hội, tạo nên dư luận xã hội và biến
nó thành một sức mạnh mềm buộc các cơ quan công quyền phải vào cuộc.
Để báo chí thực hiện tốt vai trò tham gia quản lý, giám sát và phản
biện xã hội cũng cần phải có những điều kiện, yêu cầu cụ thể.
Vấn đề trước tiên là những nhà lãnh đạo, quản lý từ trung ương đến
địa phương phải nhận thức được khả năng to lớn của báo chí, nhà báo
trong việc tham gia vào nhiệm vụ của chính bản thân họ. Từ nhận thức
như vậy, mới tạo điều kiện để báo chí thực hiện phương châm “nhìn thẳng
sự thật, nói thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật”; mới quan tâm đến những
vấn đề, thông tin báo chí đề cập. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý phải cung
cấp thông tin, minh bạch thông tin, đặc biệt là những vấn đề quan trọng,
những dự án lớn để báo chí, công chúng thực hiện quyền của mình.
Liên quan đến giám sát, một vấn đề quan trọng là giám sát việc thực
thi nhiệm vụ, việc sử dụng quyền lực của các tổ chức cá nhân…Với sứ
mệnh cao cả của mình, báo chí đang chiến đấu với nạn tham ô, tham
nhũng, lãng phí... những đường dây có tổ chức và cũng tàn ác không thua
kém kẻ thù. Trong vấn đề tham gia quản lý, giám sát và phản biện xã hội,
chỉ sự quan tâm, tạo điều kiện cũng chưa đủ mà cơ quan báo chí, nhà báo
còn phải được bảo vệ, bảo vệ bằng pháp luật và công lý.
Việc lắng nghe các ý kiến nhiều chiều, thậm chí là ý kiến của thiểu
số cũng rất quan trọng. Báo chí là một kênh quan trọng bởi tính công khai
22


thông tin, tính khách quan, chính xác của thông tin; báo chí có thể là bức
tranh phản ánh hoặc phản ánh lại những ý kiến đa chiều nhìn từ các góc độ
khác nhau. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý phải biết lắng nghe và trân trọng
những tiếng nói của những nhà khoa học, chuyên gia, nhà báo và cả tiếng

nói của những người dân có trách nhiệm, tình yêu tha thiết đối với Tổ
quốc. Trong lĩnh vực tham gia quản lý, giám sát, phản biện xã hội nhà báo
phải có “tầm” nhưng cũng phải có “tâm” trong sáng. Bởi một thông tin
không chính xác, không khách quan cũng có thể gây hậu quả cho xã hội,
làm phức tạp vấn đề, tiêu tốn tiền của nhân dân; có thể xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm của những người tốt. Câu nói “Tâm sáng, lòng trong, bút
sắc” của Nhà báo Hữu Thọ, theo tôi, vẫn mãi mãi có giá trị đối với người
làm báo trong bất cứ giai đoạn xã hội nào./.

23


Tài liệu tham khảo.
(1)Trần Đăng Tuấn: Phản biện xã hội câu hỏi đặt ra từ cuộc sống, Nxb.
Đà Nẵng, 2006, tr. 9 10)
(2) Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.
182
24


(3) Phạm Quang Tú, Đặng Hoàng Giang: Phản biện xã hội: khái niệm,
chức năng và điều kiện hình thành, Tạp chí Tia sáng.
(4) Xem: />(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 225
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 7,
tr. 120
(7) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 10, tr. 616 5/10/2016
(8) Tạp chí Cộng Sản Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội
của báo chí Việt Nam


25


×