Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài: “Tăng cường công tác quản lý tài nguyên
rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Dạ Phương

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ, hướng dẫn
nhiệt tình của PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực
hiện đề tài này.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy Lợi, các cán bộ hiện đang công tác tại Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Sơn và Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cũng như các bạn đồng môn.
Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô Trường Đại học
Thủy Lợi đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản luận văn. Tác giả cũng
vô cùng biết ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Sơn và Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Cục thống kê tỉnh Quảng Nam,
UBND tỉnh Quảng Nam, các bạn đồng môn đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản


luận văn này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG ...................................4
1.1 Tài nguyên rừng .................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về Tài nguyên rừng ..................................................................4
1.1.2 Đặc điểm, vai trò và phân loại tài nguyên rừng ........................................4
1.2 Cơ sở lý luận quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam ............................. 10
1.2.1 Căn cứ pháp lý trong quản lý tài nguyên rừng ........................................10
1.2.2 Nội dung quản lý tài nguyên rừng ........................................................... 11
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng .......................... 22
1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài nguyên rừng ........................ 24
1.3.1 Công tác quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng ....................... 24
1.3.2 Công tác tổ chức chỉ đạo, triển khai thi hành luật quản lý bảo vệ rừng ..25
1.3.3 Công tác thanh tra quản lý bảo vệ rừng...................................................26
1.4 Tổng quan những kinh nghiệm, nghiên cứu liên quan đến đề tài........... 28
1.4.1 Kinh nghiệm về công tác quản lý về tài nguyên rừng ............................. 28
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Nông Sơn về quản lý
tài nguyên rừng .................................................................................................30
1.4.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................31
Kết luận Chương 1: .......................................................................................................32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM.............................................34
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Nông
Sơn ........................................................................................................... 34
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................ 34

iii


2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2014 - 2017 ........................... 45
2.2.1 Tổng quan công tác quản lý tài nguyên rừng trong giai đoạn 2014 đến
2017 .................................................................................................................. 45
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông
Sơn, tỉnh Quảng nam trong giai đoạn 2014 đến 2017...................................... 48
2.2.3 Đánh giá công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn
tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2014 -2017 ................................................. 57
2.2.4 Những kết quả đạt được .......................................................................... 59
2.2.5 Những hạn chế, yếu kém ......................................................................... 60
2.2.6 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém ..................................... 62
Kết luận Chương 2 ........................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, QUẢNG NAM ............................... 65
3.1 Quy hoạch và kế hoạch quản lý bảo vệ rừng của huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020 ........................................................................ 65
3.1.1 Mục tiêu đến năm 2020 ........................................................................... 65
3.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020 ............................................... 66
3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng của huyện Nông
Sơn, tỉnh Quảng Nam ................................................................................ 67
3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý ..................... 67

3.2.2 Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch quản lý rừng ..................................... 70
3.2.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi luật bảo
vệ và phát triển rừng......................................................................................... 74
3.2.4 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng .................................... 77
3.2.5 Một số giải pháp hỗ trợ khác................................................................... 78
Kết luận Chương 3 ........................................................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 87

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước ...................................................... 24
về tài nguyên rừng theo ngành dọc................................................................................24
Hình 2.1: Vị trí của huyện Nông Sơn trên bản đồ tỉnh Quảng Nam ............................. 34
Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Nông Sơn ............................................................. 35
Hình 2.3: Bản đồ độ cao huyện Nông Sơn ....................................................................36
Hình 2.4: Hệ thống sông suối huyện Nông Sơn ............................................................ 38
Hình 2.5: Sông Thu Bồn ................................................................................................ 39
Hình 2.6: Biểu đồ các loại đất trong bản đồ thổ nhưỡng huyện Nông Sơn ..................41
Hình 2.7: Bản đồ đất huyện Nông Sơn ..........................................................................41
Hình 2.8: Diện tích các khoảnh trên bản đồ đất ............................................................ 42
Hình 2.9: Bản đồ phân bố đất rừng huyện Nông Sơn ...................................................43
Hình 2.10: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên rừng ..................... 50
tại huyện Nông Sơn .......................................................................................................50
Hình 2.11: Tỉ lệ diện tích rừng theo quy hoạch 3 loại rừng của huyện Nông Sơn .......51

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích rừng huyện Nông Sơn năm 2017 .................................. 51

Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4: Biến động diện tích rừng giai đoạn 2014 – 2017 huyện Nông Sơn ............. 52

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV&PTR

: Bảo vệ và phát triển rừng

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa hiện đại hóa

GCNQSD

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QLNN

: Quản lý nhà nước

QL&BVTNR


: Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

Sở NN&PTNT

: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở TN&MT

: Sở Tài nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát
triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Vấn đề quản
lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong những đòi
hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp trong
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Quản lý tài nguyên rừng tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt
của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường. Công tác
quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và toàn

quốc nói chung hiện nay còn tồn tại khá nhiều bất cập: về mặt pháp lý, số lượng văn
bản quy phạm; đặc biệt về đất đai còn nhiều văn bản quy phạm chồng chéo giữa các
Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc quản lý tài
nguyên đất và tài nguyên rừng trên đất.
Huyện Nông Sơn được chia tách từ huyện Quế Sơn theo Nghị định số 42/2008/NĐ-CP
ngày 08/4/2008 của Chính phủ, có điều kiện địa lý: Phía Bắc giáp với huyện Duy
Xuyên và Đại Lộc, phía Nam giáp với huyện Hiệp Đức và huyện Phước Sơn, phía
Đông giáp với huyện Quế Sơn, phía Tây giáp với huyện Nam Giang;
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác
quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó bao hàm cả công
tác quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng. Áp lực về đất sản xuất nông nghiệp đối với
người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng ngày càng gia tăng trong bối cảnh
tăng dân số, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn
quá trình thi hành công tác quản lý để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo
hướng phù hợp hơn với những yêu cầu mới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những
yêu cầu và thực tiễn trên, học viên lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý tài

1


nguyên rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài có tính cấp
thiết và ý nghĩa cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài nguyên
rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu nội dung về các chính sách trong công tác quản lý.
Chuyên ngành học viên làm việc về quản lý dự án Lâm nghiệp, ở dự án “Khôi phục
rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú

Yên” – Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, nên nội dung đề tài tập trung vào công tác
quản lý liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Nông Sơn nói riêng và
tỉnh Quảng Nam nói chung.
b) Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng.
Không gian: Trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam nói chung và địa bàn
được hưởng lợi từ dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên” viết tắt là “Dự án KfW6” nói riêng.
Thời gian: Thời gian từ năm 2014 đến năm 2017.
4. Cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận
Quản lý tài nguyên rừng là một trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực quản
lý nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần phải đưa ra những giải pháp nhằm
quán triệt đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp) tham
gia hoạt động quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho công tác quản lý
nhà nước cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thông qua phát triển sản xuất
hàng hóa. Vì vậy cần đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đó. Với cách tiếp cận

2


như vậy, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp phân tích so sánh;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy.

3



CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1 Tài nguyên rừng
1.1.1 Khái niệm về Tài nguyên rừng
a) Khái niệm về Rừng:
Rừng là một hệ sinh thái trong đó thành phần chủ yếu là các loài cây lâu năm thân gỗ.
Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần
thể, giữa các quần thể trong quần xã, và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh
tổng hợp của rừng. Phân loại rừng gồm có rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất.
b) Khái niệm về Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn
liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Con người có thể sử dụng,
khai thác, chế biến tài nguyên rừng để tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu
cầu trong cuộc sống.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò và phân loại tài nguyên rừng
1.1.2.1 Đặc điểm của tài nguyên rừng
- Tài nguyên rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể
trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với
hoàn cảnh trong tổng hợp đó.
- Tài nguyên rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự
phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng
sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết
quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
- Tài nguyên rừng có khả năng trao đổi cao và có phân bố địa lý.
- Tài nguyên rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và chất, luôn luôn
tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra

4



khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác.
1.1.2.2 Vai trò của tài nguyên rừng
- Rừng là tài sản lớn của quốc gia. Bác Hồ đã từng nói: Rừng là vàng. Nếu chúng ta
biết quản lý bảo vệ và sử dụng tốt, nó sẽ trở thành vô cùng quý giá. Phá hủy rừng sẽ
gây tác hại nghiêm trọng cho cả đời sống và sản xuất.
- Rừng mang lại những lợi ích to lớn về mặt môi trường, kinh tế và xã hội.
* Về mặt môi trường:
+ Rừng đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ nước của thiên nhiên, đặc biệt bằng việc
điều hòa dòng chảy nước mưa từ mặt đất, do đó giúp kiểm soát lũ lụt và đảm bảo dòng
chảy đều đặn cung cấp nước cho vùng hạ lưu.
+ Ngăn ngừa tình trạng xói mòn đất dốc và ô nhiễm của các con sông
+ Đảm bảo nơi cư trú cho các loài động vật hoang dã và duy trì các hệ sinh thái
* Về mặt kinh tế:
+ Rừng cung cấp gỗ, thực phẩm, dược liệu và các loại vật liệu khác phục vụ nhu cầu
kinh tế văn hóa, xã hội.
* Về mặt xã hội:
+ Rừng là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc thiểu số của đất nước ta, là nơi lưu giữ
vốn văn hóa ngàn đời của các dân tộc đó. Làm mất rừng cũng đồng nghĩa với việc hủy
diệt cuộc sống.
1.1.2.3 Phân loại tài nguyên rừng


Tiêu chí xác định rừng: Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả

3 tiêu chí sau:
1. Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ có
khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan.


5


Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có
chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với
loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng. Các hệ
sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân
gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.
2. Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều
rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.Cây rừng trên các diện tích tập trung
dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.


Phân loại rừng:

(*) Phân loại rừng theo mục đích sử dụng:
1. Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi
trường.
2. Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái
của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử,
văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ
môi trường.
3. Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, khai thác kinh doanh gỗ,
lâm sản ngoài gỗ, trồng dược liệu.
(*) Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành:
1. Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
a) Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; Cấu

trúc của rừng còn tương đối ổn định.
b) Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu
trúc rừng bị thay đổi.

6


- Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng
do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
2. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
(*) Phân loại rừng theo điều kiện lập địa:
1. Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.
2. Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu
không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
3. Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc
định kỳ ngập nước.
a) Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có nước triều
mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.
b) Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn.
c) Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường xuyên
hoặc định kỳ.
4. Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
(*) Phân loại rừng theo loài cây:
1. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.
a) Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.
- Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm;


7


- Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số
cây trở lên;
- Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo
mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
b) Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số cây của
mỗi loại từ 25% đến 75%.
2. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn,
nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v….
3. Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.
4. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
a) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che;
b) Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che..
(*) Phân loại rừng theo trữ lượng:
1. Đối với rừng gỗ:
a) Rừng rất giàu (IVB): trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha;
b) Rừng giàu (từ IIIA3, IIIB, IVA): trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;
c) Rừng trung bình (từ IIIA2 , IIIA3): trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;
d) Rừng nghèo (IIIA1 đến IIB): trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
đ) Rừng chưa có trữ lượng (từ IIA ; IA, IB, IC): rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm,
trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
2. Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ

8



a) Nứa:
Trạng thái

D (cm)

Nứa to

≥5

N (cây/ha)

- Rừng giàu (dày)

≥ 8.000

- Rừng trung bình

5.000 - 8.000

- Rừng nghèo (thưa)
Nứa nhỏ

< 5.000
<5

- Rừng giàu (dày)

≥ 10.000

- Rừng trung bình


6.000 - 10.000

- Rừng nghèo (thưa)

< 6.000

b) Tre
Trạng thái

D (cm)

Tre, luồng to

≥6

N (cây/ha)

- Rừng giàu (dày)

≥ 3.000

- Rừng trung bình

1.000 – 3.000

- Rừng nghèo (thưa)
Tre, luồng nhỏ

< 1.000

<6

- Rừng giàu (dày)

≥ 5.000

- Rừng trung bình

2.000 - 5.000

- Rừng nghèo (thưa)

< 2.000

Phân loại rừng theo trữ lượng được quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2009/TTBNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ NN&PTNT ban hành

9


1.2 Cơ sở lý luận quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam
1.2.1 Căn cứ pháp lý trong quản lý tài nguyên rừng
 LUẬT
- Luật Lâm nghiệp năm 2017
- Luật Bảo Vệ Phát Triển Rừng năm 2004.
- Luật đất đai năm 2003.
 PHÁP LỆNH
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm Hành Chính của
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 thàng 04 năm 2008.
 NGHỊ ĐỊNH
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ Quy định xử phạt vi

phạm hành chính về quản lý rừng,phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ chức quản lý
hệ thống rừng đặc dụng.
-Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng.
- Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp
hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn,
kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 Về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng.
 THÔNG TƯ
- Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013 Hướng dẫn
thực hiện một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020.

10


- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
- Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày
04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp
pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
 CHỈ THỊ
- Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và
chống người thi hành công vụ.
- Chỉ thị số 3767/CT-BNNcủa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng
cường các biện pháp cấp bách trong công tác BVR và PCCCR.

 QUYẾT ĐỊNH
- Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng bộ NN&PTNT về
việc ban hành quy định việc kiểm tra kiểm soát lâm sản.
- Quyết định số 34/2011/QĐTTg ngày 24/06/2011 của thủ tướng chính phủ Sửa đổi,
bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
1.2.2 Nội dung quản lý tài nguyên rừng
1.2.2.1 Xác lập quyền sử dụng rừng gắn với đất rừng
Về vấn đề xác lập quyền quản lý tài nguyên rừng ở các huyện trung du và miền núi;
Trên thực tiễn vị trí pháp lý của UBND huyện đã được xác lập có trách nhiệm quản lý
nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng thông qua các hoạt động như chỉ đạo hướng dẫn
và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng
trong phạm vi toàn huyện; trên cơ sở đó thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch,
thực hiện việc phân định gianh giới sau đó tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng trên toàn huyện, xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng,

11


lập hồ sơ quản lý rừng, tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ rừng, phối kết hợp các đơn vị
kiểm lâm, lực lượng công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời
những hành vi xâm hại rừng;
a) Xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện:
Xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện là cụ thể hoá định hướng
phát triển lâm nghiệp của huyện, làm căn cứ cho việc giao rừng và lập kế hoạch quản
lý rừng trong toàn huyện. Khi quy hoạch cần kế thừa thành quả các công trình điều tra
rừng, các dự án đầu tư của các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, doanh
nghiệp lâm nghiệp... trên địa bàn huyện và phải có sự tham gia rộng rãi của các tổ
chức, cá nhân đang tham gia các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn. Để
xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện cần thực hiện một số nội

dung sau:
- Thống kê toàn bộ hiện trạng sử dụng rừng gắn với đất rừng của các hộ gia đình, tổ
chức cá nhân trong toàn huyện.
- Trên cơ sở diện tích rừng và đất rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho địa
phương, huyện cần rà soát hiện trạng các loại rừng và đất lâm nghiệp theo các chủ
quản lý sử dụng.
- Xác định các mục tiêu cần bảo vệ và phát triển rừng của huyện.
- Xác định khối lượng các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong thôn, xã.
+ Cơ quan xây dựng và chỉ đạo quy hoạch phải là chính quyền huyện.
+ Cơ quan thực thi là tổ công tác xây dựng quy hoạch do địa phương đề cử hoặc có thể
thuê cơ quan tư vấn có trách nhiệm hỗ trợ tham mưu giúp chính quyền cấp huyện xây
dựng và thực thi.
+ Cơ quan phối kết hợp và tham mưu trong công tác chuyên ngành cần có là Hạt
Kiểm lâm, các phòng, ban của huyện có liên quan, các Ban quản lý rừng, doanh
nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn huyện và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.
- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, trong đó có cả

12


quy hoạch của từng hộ gia đình, tổ chức, cá nhân.
Nội dung quy hoạch:
- Quy hoạch diện tích rừng cung cấp gỗ cho làm nhà, cung cấp lâm sản thiết yếu khác
cho nhân dân trên cơ sở tính nhu cầu gỗ và lâm sản khác tối thiểu hàng năm mà nhân
dân cần sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp còn ít rừng tự nhiên thì quy hoạch diện
tích đất lâm nghiệp để nhân dân trồng rừng gỗ củi;
- Quy hoạch diện tích rừng bảo vệ nguồn nước và rừng “thiêng” của địa phương.
- Quy hoạch diện tích rừng cho nhân dân phục vụ cho sản suất thương mại.
- Quy hoạch diện tích đất nương rẫy tối thiểu mà người dân cần để đảm bảo nhu cầu
lương thực tối thiểu của họ.

Kết quả cuối cùng của xây dựng quy hoạch là bản Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo các bản đồ quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện với các tỷ lệ:
+ Tỷ lệ 1/10.000 cho huyện có diện tích ≤ 5.000 ha
+ Tỷ lệ 1/25.000 cho huyện có diện tích > 5.000 ha.
b) Xây dựng phương án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp:
* Nguyên tắc giao rừng:
- Giao rừng cho cộng đồng phải phù hợp các quy định của pháp luật về đất đai và pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể là:
- Giao rừng cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phải có sự tham gia của hộ gia đình, tổ
chức, cá nhân kể từ bước chuẩn bị đến bước giao rừng cho hộ gia đình, tổ chức, cá
nhân ngoài thực địa.
* Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp:
Tiến hành giao rừng cho nhân dân khi và chỉ khi UBND huyện ra quyết định giao rừng
cho nhân dân trong xã, thôn. Như vậy, có thể tách việc giao đất lâm nghiệp bằng việc

13


cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) và giao rừng bằng quyết định của chủ
tịch UBND huyện cho phép nhân dân trong xã, thôn, nhận rừng mà chưa cần giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Để giao rừng cần thành lập Hội đồng giao rừng (gọi tắt
là Hội đồng) và tổ công tác giao rừng (gọi tắt là Tổ công tác) của huyện. Sau đó là thu
thập các tài liệu, thông tin liên quan đến giao rừng và triển khai việc giao rừng cho
nhân dân trong xã, thôn bản (cộng đồng) theo kế hoạch.
Việc giao rừng cho nhân dân trong thôn, xã, chỉ được thực hiện khi bản phương án
quản lý rừng (phương án điều chế rừng của huyện) đã được các cơ quan chức năng phê
duyệt, UBND huyện cam kết thực hiện vai trò quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo
đúng Quyết Định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ.

1.2.2.2 Lập kế hoạch quản lý rừng gắn với đất lâm nghiệp
a) Theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng:
* Công tác theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng bao gồm:
- Nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có tại địa bàn xã trên cơ sở
quy hoạch kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao;
- Nắm được sự biến động diện tích các loại rừng, các loại đất quy hoạch cho sản xuất
lâm nghiệp trên địa bàn xã đã được giao trong quy hoạch.
* Nguyên tắc theo dõi tài nguyên rừng:
- Cập nhật diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp trên cơ sở phân loại rừng và đất
rừng đã được UBND cấp có thẩm quyền quy hoạch giao cho UBND huyện.
- Việc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được tổ chức ở thực địa trên cơ sở
ứng dụng các phần mềm xử lý cơ sở dữ liệu, công nghệ xử lý bản đồ, công nghệ xử lý
ảnh viễn thám phải được quản lý, sử dụng thống nhất chung trong toàn quốc.
- Đơn vị cơ sở theo dõi và cập nhật là lô trạng thái; còn đơn vị thống kê là khoảnh, tiểu
khu trên toàn huyện đã được cơ quan có thẩm quyền giao trong quy hoạch huyện.
- Việc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được tổ chức ở thực địa trên cơ sở

14


công tác ngoại nghiệp và nội nghiệp.
b) Lập kế hoạch quản lý rừng gắn với đất lâm nghiệp:
* Các nguyên tắc lập kế hoạch quản lý rừng toàn huyện
Lập kế hoạch quản lý rừng toàn huyện, dân cư thôn (sau đây gọi tắt là lập kế hoạch
quản lý rừng) được tiến hành theo định kỳ dài hạn, trung hạn (5năm) và cần được cụ
thể hoá cho từng năm. Kế hoạch được lập cho từng lô trên toàn bộ diện tích rừng và
đất lâm nghiệp giao cho huyện quản lý theo quy định của pháp luật.
Khi xây dựng kế hoạch quản lý rừng gắn với đất lâm nghiệp cần tuân thủ các nguyên
tắc sau:
- Phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và mục đích quản lý sử dụng

rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hay rừng sản xuất); Phù hợp với điều kiện kinh
tế, xã hội, môi trường của địa phương và năng lực của xã, đáp ứng nhu cầu của người
dân đối với các nguồn lợi theo khả năng của rừng.
- Đảm bảo có sự tham gia của mọi người dân trong xã, trong các quá trình xây dựng và
thực hiện kế hoạch với sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn, cán bộ xã
và các bên liên quan.
- Đảm bảo việc sử dụng rừng ổn định, lâu dài và bền vững.
* Các căn cứ lập kế hoạch quản lý rừng toàn huyện
Trong khi lập kế hoạch quản lý rừng gắn với đất lâm nghiệp cần dựa vào các căn cứ
pháp lý được cấp có thẩm quyền ký và phê duyệt có liên quan.
- Kết quả giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho UBND huyện, thực trạng diện
tích rừng và đất lâm nghiệp của UBND huyện được giao và kết quả thực hiện quản lý
rừng của UBND huyện trong năm trước.
- Các quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
- Năng lực quản lý, vốn và khả năng thu hút vốn, phong tục tập quán của cộng đồng
trong bảo vệ và phát triển rừng.

15


* Nội dung kế hoạch quản lý rừng
Trên toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp mà UBND tỉnh, huyện, giao cho xã, căn
cứ vào đặc điểm hiện trạng và mục tiêu quản lý cụ thể của từng lô, để lập kế hoạch
quản lý rừng.
c) Lập kế hoạch phối kết hợp quản lý bảo vệ rừng:
- Xây dựng kế hoạch phối kết hợp quản lý bảo vệ rừng
+ Kế hoạch phối hợp của các cấp, chính quyền địa phương để triển khai có hiệu quả
các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch của các lực lượng liên quan để tổ
chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Với công tác phòng

cháy chữa cháy rừng, phải quán triệt phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời
và hiệu quả.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa
phương, có chính sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân
làm tốt công tác bảo vệ rừng.
- Các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp được Nhà nước giao
rừng và đất lâm nghiệp tổ chức thực hiện cơ chế đồng quản lý với dân cư địa phương
trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và cùng hưởng
lợi từ sự đóng góp của các bên.
- Thực hiện cơ chế đồng quản lý tại một số Ban quản lý rừng đặc dụng, và rừng phòng
hộ để hoàn thiện chính sách thực thi trong cả nước trong công tác phối kết hợp bảo vệ
rừng.
- Phối kết hợp kiểm lâm với dân quân tự vệ theo quy định
+ Huấn luyện, diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng .
+ Tổ chức kiểm tra, truy quét những tổ chức, cá nhân phá rừng .
+ Xác minh các thông tin cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ

16


rừng, quản lý lâm sản.
+ Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và giải tỏa diện tích rừng bị chặt
phá trái phép theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn xã
+ Thường xuyên trao đổi, cung cấp cho xã đội trưởng về phân bổ diện tích từng loại
rừng, diễn biến rừng trên địa bàn xã và các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát
triển rừng.
- Trách nhiệm Dân quân tự vệ cấp xã
+ Nắm được phân bổ diện tích từng loại rừng và diễn biến rừng trên địa bàn.
+ Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn cấp xã tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng và

tham gia giải quyết những “điểm nóng”, những vụ việc cụ thể về công tác bảo vệ rừng
ở địa phương.
+ Đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ được giao,
nhưng không tạo ách tắc trong việc thực hiện nhiệm vụ riêng và công việc nội bộ của
nhau;
 Xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng
a) Xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng:
Xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nội dung
quan trọng của quá trình triển khai quản lý rừng tại các huyện miền núi. Nhân dân
trong huyện có thực sự bảo vệ và phát triển rừng thì rừng mới được bảo vệ, phát triển
tốt. Do đó, việc xây dựng Quy ước phải do nhân dân trong huyện tự nguyện và tự chủ
xây dựng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn của kiểm lâm địa bàn và cán bộ tư pháp địa
phương.
Khi xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cần kế thừa các thành quả quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, giao rừng, điều tra rừng, lập kế hoạch quản lý
rừng trong toàn huyện, các dự án lâm nghiệp trên địa bàn.

17


×