Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bộ 42 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 từ năm 2010 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.17 KB, 43 trang )

BỘ 42 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 7
TỪ NĂM 2010-2016


UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
Năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (3 điểm)
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng
ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan
rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.
(Vũ Tú Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên
để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
Câu 2: (7 điểm)
Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội
dung đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng
tỏ ý kiến trên.
……….HẾT………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................



PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)

Câu 1: (3 điểm)
Bằng trí nhớ của mình, em hãy chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài”Sông núi
nước Nam”. Có ý kiến cho rằng:”Bài thơ”Sông núi nước Nam”đã thể hiện rõ quan niệm
về một đất nước độc lập” theo em đúng hay sai? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một
đoạn văn ngắn.
Câu 2: (7 điểm)
“Ca dao Việt Nam đã thể hiện những tình cảm thiết tha và cao quý của lớp người bình
dân.”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


UBND HUYỆN HƯNG HÀ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HSG HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (6,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ:
CÁC NHÀ TOÁN HỌC CỦA MÙA XUÂN
- Đặng Hấn “Cánh én làm phép trừ
Trời bớt đi giá rét.
Bầy chim làm phép chia
Niềm vui theo tiếng hót.
Tia nắng làm phép nhân
Trời sáng cao rộng dần.
Vườn hoa làm phép cộng
Số thành là Mùa Xuân."
(Trích”Văn học và Tuổi trẻ", số Tháng 01- 2006)

Câu 2: (14,0 điểm)
Tình yêu quê hương đất nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn
học. Em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về những biểu hiện của tình yêu ấy qua một số
tác phẩm văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) trong chương trình
Ngữ văn 7.
---HẾT--Họ và tên thí sinh:……………………………Số báo danh………………


PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút


Câu 1 (1 điểm): Trong bài”Đức tính giản dị của Bác Hồ”, ông Phạm Văn Đồng đã
chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào trong đời sống và con
người Bác?
Câu 2 (3 điểm): Em hãy trình bày cảm nhận về bài thơ”Cảnh khuya”của Hồ Chí
Minh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Câu 3 (6 điểm): Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng
tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. tài nguyên dạ
Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Họ và tên thí sinh:.......................................................... SBD:...................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: Ngữ văn; LỚP: 7 Phổ thông
Ngày thi: 30/3/2013
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (4,0 điểm)
a. Phân tích tác dụng của việc sử dụng đại từ phiếm chỉ”ai”trong các trường hợp
sau:

Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
(Ca dao)
Người về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
b. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn văn sau:
Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi
chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái
chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm
khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao
điểm…
(Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương, Ngữ văn 7, T1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.169)
Câu 2. (6,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào
trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hòa, Ngữ văn 7, T1, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2011, tr.22)
Đoạn trích cho em những cảm nhận gì? Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ
của em về tình cảm gia đình.
Câu 3. (10,0 điểm)
Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao Việt Nam.
--------------------------------Hết------------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh................................................ Số báo danh:..................
Giám thị 1 (Họ tên và ký)............................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký)...........................................................................



PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7
Năm học: 2012-2013
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề thi này gồm 01 trang

Câu 1. (1,0 điểm):
Trong văn bản”Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn
có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và
rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
(SGK Ngữ văn 7 - Tập 2)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Câu 2. (3,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của bài ca dao sau:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”
Câu 3. (6,0 điểm):
Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ
XIX), có nhận định cho rằng:
Một trong những nét nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này là
tình cảm nhân đạo sâu sắc, thấm thía.
Qua một số văn bản đã học và đọc thêm: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Sau phút

chia li (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)… em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
------------ Hết ---------Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………… ……………………SBD……………….


PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ GIAO LƯU HSG NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (1,5 điểm)
Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các quan hệ từ có trong hai câu thơ sau:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
(Trích Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).
Câu 2. (2,5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.”
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Câu 3. (6,0 điểm)
“Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ
của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình
yêu quê hương, đất nước.”
Em hãy phân tích bài thơ Tiếng gà trưa để làm sáng tỏ ý kiến trên.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh dự thi.............................................;SBD...............


PHÒNG GD& ĐT LÂM THAO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI

Câu 1: (4 điểm) Phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong bài ca dao sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Câu 2: (4 điểm) Trình bày cảm nhận của em về câu văn sau:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa
bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng
quê nội cỏ An Nam.
(Trích Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam)
Câu 3: (12 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thủy trong truyện ngắn Cuộc
chia tay của những con búp bê, tác giả Khánh Hoài (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập I).
..................Hết.....................
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh..................................................SBD..............................



PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG

ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài: 120 phút)

PHẦN A: Phần chung cho mọi học sinh.
Câu 1: Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
a) Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ?
b) Từ bài ca dao trên, em thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng gì của các bài ca dao
than thân?
Câu 2:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hồ Chí Minh
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 3: Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam, có ý kiến cho rằng:”Văn học trung đại
tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng
yêu nước…”
Qua một số văn bản đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn 7. Hãy làm sáng
tỏ ý kiến trên.
PHẦN B: Phần riêng cho học sinh trường THCS Vĩnh Tường- yêu cầu học sinh làm
riêng phần B ra 1 tờ giấy thi;

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cụm từ”ta với ta”trong bài Bạn đến
chơi nhà của Nguyễn Khuyến và cụm từ”ta với ta”trong bài Qua đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan.


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN NÔNG CỐNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)

Câu 1. (2,0 điểm) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong
đoạn văn sau:
”Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm,
mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc
nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.
(Vũ Tú Nam)
Câu 2. (8,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào
trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)
Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy

nghĩ của em về tình cảm gia đình.
Câu 3. (10 điểm) Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao
là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD……………………


PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6; 7; 8
CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2. (3,0 điểm)
A.Einstein cho rằng:”Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”.
Viết một bài văn nghị luận (không quá 02 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về
quan niệm trên.
Câu 3. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:”Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ Qua
Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

-------------------------------Hết--------------------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian:120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm):
Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau và nêu tác dụng của điệp ngữ đó.
a. Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)
b.
Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào,
vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời
tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu
cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những
giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu,
thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
(Minh Hương)
Câu 2 (6,25 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh trăng được miêu tả qua hai bài
thơ”Cảnh khuya”và”Rằm tháng giêng”(Hồ Chí Minh).

Câu 3 (10,75 điểm):
Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo đang dạy em môn Ngữ văn - người đã mang đến
cho em những bài học lắng đọng và sâu sắc.
-----------------HẾT---------------------Họ và tên thí sinh............................................Số báo danh....................................
Chữ ký của giám thị 1....................................Chữ ký của giám thị 2....................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (2.0 điểm)
Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết
như vậy?
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng
của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy
giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa.
Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Theo Hoài Thanh)
Câu 2. (4.0 điểm)
Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;
chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này
phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
Câu 3. (4.0 điểm)

Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:
[...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
Câu 4. (10.0 điểm)
Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói:
Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.
Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm
tháng giêng của Hồ Chí Minh.
. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


PHÒNG GD & ĐT
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 22/4/2017
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 03 câu, gồm 01 trang

Câu 1: (5,0 điểm)
a. Xác định kiểu liệt kê và chỉ ra tác dụng của nó trong đoạn văn sau:
”Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, học tập, cảm thông với quần chúng đông đảo, dấn
mình trong phong trào, trái tim đập một nhịp với trái tim dân tộc, san sẻ vui buồn, sướng
khổ với nhân dân, cùng nhân dân lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù.”
(Theo Trường Chinh)

b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Câu 2: (5,0 điểm)
Phần kết văn bản”Ca Huế trên sông Hương”(Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh
Minh viết:
”Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm
canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại...”
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên bằng
một bài văn ngắn (Khoảng một trang giấy thi).
Câu 3: (10,0 điểm)
Nhận xét về hai bài thơ”Cảnh khuya”và”Rằm tháng giêng”của Hồ Chí Minh, có ý
kiến cho rằng:
”Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa
tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”.
Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Họ tên thí sinh:.......
Số báo danh:.................

Hết

·

Chữ kí của giám thị:1....................
Chữ kí của giám thị 2:...................

Giám thị không giải thích gì thêm


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ BẮC GIANG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Năm học: 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó
trong việc thể hiện nội dung.
Câu 2: (6,0 điểm)
Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:
Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố.
(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm)
Câu 3: (10,0 điểm)
Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý
Bạch và Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương.

......................Hết.....................
Họ và tên thí sinh:……………………….

Chữ kí giám thị 1:……………………...

Số báo danh:……………………………..

Chữ kí giám thị 2:……………………...


UBND HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 2
Năm học 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn Lớp 7
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm)
Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Tôi yêu Sài Gòn da diết (…). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một
buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết
trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả
đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ
cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh
sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…”
(Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương, Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2: (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân
phận của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:

BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương - Ngữ văn 7, tập I)

Câu 3:(6 điểm)
Bài thơ”Tiếng gà trưa”của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ
của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình
yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
---------- Hết ---------(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên
thí sinh:..................................................;Số báo danh..............


UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
(Thời gian làm bài: 150 phút)
(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)
Ngạn ngữ Mĩ có câu:”Trong tất cả kì quan thế giới thì trái tim người mẹ là kì quan
vĩ đại nhất”
Em hiểu như thế nào về câu ngạn ngữ trên?
Câu 2 (6,0 điểm)

Trong văn bản”Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định:
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế,
văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua các tác phẩm văn học, em hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
–––––––– Hết ––––––––


UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (2,0 điểm)
Câu ca dao:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

(Ca dao)
Hãy chỉ ra các hình ảnh không gian, thời gian trong hai câu ca dao trên. Từ đó, xác
định ai là nhân vật trữ tình và viết một đoạn văn nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ
tình đó.
Câu 2 (2,0 điểm)
“Bạn đến chơi nhà”của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hay trong đề tài tình bạn. Bài
thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ

một câu kết:”Bác đến chơi đây, ta với ta!”
a. Từ”bác”trong câu thơ trên để chỉ ai? Thuộc từ loại gì?
b. Giải thích ý nghĩa cụm từ”ta với ta”trong câu thơ trên?
c. Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn
trong cuộc sống mỗi con người.
Câu 3: (6,0 điểm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là
một nội dung đặc sắc của ca dao”.
Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng
tỏ ý kiến trên.
---------- Hết ---------(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh..............


PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HUYỆN LÝ NHÂN – HÀ NAM

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 4:
- Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào
trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mơi giật minh nhin xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để hết lai cho anh.
Câu 1(0,5đ) Đoạn văn trên được trich từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (1,5đ) Xác đinh nội dung, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 3 (2,0đ) Tại sao hai anh em Thủy không chia đồ chơi mà nhường hết cho nhau?
Câu 4 (2,0đ) Đoạn trích trên cho em cảm nhận được điều gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (5,0đ) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 1 trang giấy thi) phát biểu cảm nghĩ
của em về tình cảm gia đình.
Câu 2 (9,0đ)
“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật,
muôn loài”.
(Trích Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh, Ngữ văn lớp 7 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,
2016,trang 60)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ
văn lớp 7, hãy làm sáng tỏ nhận định của Hoài Thanh.


PHÒNG GD & ĐT
HUYỆN MỸ LỘC
ĐỀ CHÍNH THỨC.

ĐỀ THI HSG NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: NGỮ VĂN. Lớp: 7
Thời gian làm bài: 120 phút.
Đề thi có 02 trang.

Câu 1(2,0điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu sau:
1. Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. (Ca dao)
2.Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.(Ca dao)
Câu 2(3,0điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một con trai nằm dưới đáy biển, một hạt cát lọt vào bên trong nó khiến nó cảm thấy
vô cùng khó chịu và đau đớn. Nỗi đau như từng vết dao cứa vào da thịt...Rồi sau đó con
trai tiết ra một chất bọc lấy hạt cát đó lại, lâu dần hạt cát được bao bọc bởi chất ngọc rất
dày rồi dần dần hình thành nên những viên ngọc trai long lanh sáng bóng trong lòng đại
dương.
1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
2: Điều gì xảy đến với con trai và cách ứng xử của nó như thế nào?
3: Từ cách ứng xử ấy, em rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống.
4: Đặt nhan đề cho văn bản
Câu 3: (5,0điểm)
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Mà ai xa cũng nhớ nhiều”(Đỗ Trung Quân)
Mỗi người đều có một miền quê để thương và để nhớ. Hãy viết về một miền quê của
riêng em


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 01 trang

Câu 1. (2,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
(Trích”Cảnh khuya”– Hồ Chí Minh)
Câu 2. (3,0 điểm)
Từ thực tiễn và qua những tác phẩm văn học (thơ, văn xuôi) mà em đã được đọc, được
học nói về người Mẹ. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) với tiêu đề:”Mẹ - ngọn
lửa hồng soi sáng cuộc đời con!”.
Câu 3. (5,0 điểm)
“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả
muôn vật, muôn loài…”
(Trích”Ý nghĩa văn chương”– Hoài Thanh)
đó.

Qua bài thơ”Bánh trôi nước”của Hồ Xuân Hương em hãy chứng minh nhận định
----------------------Hết-------------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ tên thí sinh:.........................................Số báo danh:.................Phòng thi:...............


PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài 120 phút

Câu 1.(8 điểm) Cảm nhận sâu sắc nhất của em về bài thơ sau:
NÓI VỚI EM
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Vũ Quần Phương)
Câu 2.(12 điểm) Nhận xét về hai bài thơ Sông núi nước Nam (Tương truyền của Lí
Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (Trần Quang khải) có ý kiến cho rằng:
Tuy ra đời ở hai thời đại khác nhau nhưng hai bài thơ lại có nhiều điểm tương đồng.
Hãy làm sáng tỏ sự tương đồng về nội dung trong hai bài thơ trên.
--------------Hết------------


PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY


Câu 1: (8 điểm)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

MẸ VÀ QUẢ

Nguyễn Khoa Điềm
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?
b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 2. (12 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà
cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất

nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
--- Hết --Họ và tên thí sinh: ……………..…………………; Số báo danh: …………


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (8 điểm)
Hãy viết bài nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về thực trạng học sinh
không chấp hành luật giao thông.
Câu 2. (12 điểm)
“Thơ ca là tiếng nói của tình cảm”. Qua bài thơ”Cảnh khuya”của Hồ Chí
Minh và”Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
.…………. Hết…………..


×