Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Lý luận giáo dục và dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.69 KB, 23 trang )

Phần I
LÝ LUẬN GIÁO DỤC
A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC (GDH )
Chương I: NHẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC
I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG ĐẶC BIỆT TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
1. Thế nào là hoạt động GD
- Là hoạt động tác động đến con người và làm biến đổi con người về tính cách và hành động, nhận thức.
- Hoạt động giáo dục là hoạt động mà thế hệ đi trước truyền đạt lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội cho thế hệ đi sau và
thế hệ đi sau lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội ấy để sống và tồn tại với tư cách là chủ thể tích cực trong xã hội để
duy trì sự tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Hoạt động GD có hai quá trình:
+ Truyền đạt + Lĩnh hội + Kế thừa + Chọn lọc
Các hình thức biểu hiện trong hoạt động GD
- Hoạt động GD tự phát: diễn ra một cách ngẫu nhiên không có mục đích, không có tính cách, không có kế hoạch.
- Hoạt động GD tự giác: diễn ra một cách có mục đích, có ý thức và có kế hoạch.
- Hoạt động GD tích cực: là hoạt động đem lại những biến đổi ở người được GD một cách lành mạnh, phù hợp với yêu cầu
trong chuẩn mực xã hội.
- Hoạt động GD tiêu cực: đem lại độ lệch lạc đi ngựơc lại với chuẩn mực xã hội.
- Kinh nghiệm lịch sử xã hội (nền văn minh nhân loại) gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động, thái độ...
2. Các tính chất trong hoạt động GD.
- Tính phổ biến: hoạt động GD xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ nói cách khác ở đâu có người ở đó có mối quan hệ
giữa người với người, ở đâu có giá trị văn hoá, vật chất tinh thần do con người làm ra thì ở đó có GD.
- Tính vĩnh hằng: hoạt động GD là một thuộc tính vốn có mãi mãi tồn tại cùng sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, khi xã hội càng phát triển thì một số quan hệ nào đó có thể mất đi nhưng GD không những không mất đi mà còn ngày
càng phát triển cùng với sự phát triển của XH.
- Tính đặc thù: GD chỉ tồn tại và phát triển trong XH loài người bởi vì chỉ có con người mới có hoạt động lao động sản
xuất, mới xuất hiện nhu cầu truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm về chế tạo và sử dụng cụng cụ lao động đó chính là nhu cầu
GD, GD là một hoạt động đặc biệt của XH loài người.
Vậy nên GD là một hoạt động đặc biệt trong xã hội loài người.
II. CÁC CHỨC NĂNG XÃ HỘI TRONG GD.
- Công nghệ xã hội trong GD là những hiện tượng trong GD đến các lĩnh vực đối xử xã hội.
1. Chức năng kinh tế sản xuất


- Góp phần tái tạo sản xuất sức lao động xã hội bằng cách đào tạo sức lao động mới khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế
cho sức lao động cũ đã già cỗi dần dần mất đi thông qua sự phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong
con người.
- Trong thời kỳ hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển ở trình độ cao và quá trình sản xuất luôn luôn được đổi mới thì
việc huấn luyện và đào tạo người lao động có trình độ càng trở nên một nhu cầu cấp thiết. Các nhà kinh tế GDH đó khẳng
định đầu tư cho GD là một loại đầu tư thông minh và hiệu quả nhất.
- Ở Việt Nam, đảng ta rất coi trọng nhân tố người và chú trọng đầu tư cho con người để tạo ra nguồn lực nhằm đáp ứng
nhu cầu trong sự phát triển kinh tế xã hội (Ta cần phấn đấu xây dựng một xã hội học tập - Đại hội Đảng IX).
a.Chức năng chính trị xã hội
- Can thiệp vào cấu trúc xã hội tức là tác động đến các bộ phận trong xã hội đã được phân tích các giai cấp, tầng lớp, đẳng
cấp và nhóm xã hội khác nhau. Tuy nhiên tuỳ thuộc theo mức độ được hưởng thụ nền GD trong những con người cụ thể ở các
giai cấp và tầng lớp nói trên là khác nhau nên tính chất và mức độ hoạt động trong GD cũng khác nhau nếu mức độ là bình
đẳng thì GD sẽ góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thống nhất hơn, nếu quan hệ là bất bình đẳng thì GD góp phần duy
trì giảm sự khác biệt và đối lập giữa các giai cấp với nhau.
- Nền Giáo Dục Việt Nam hướng đến sự bình đẳng cho các dân tộc, các vùng miền cùng sống trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam ( có những cơ sở hợp lý cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người...)
b . Chức năng tư tưởng văn hoá.
- GD góp phần xây dựng hệ tư tưởng thống trị phối toàn xã hội góp phần xây dựng nơi sống phổ biến và trình độ văn hoá
chung cho mọi người trong xã hội.
- GD góp phần cải tạo, bài trừ, thanh toán những tư tưởng, những quan điểm lạc hậu, mê tín dị đoan phản động.
- Hiện nay nền GD trong ta phải góp phần xây dựng đời sồng văn hoá theo tinh thần của nghị quyết TW 5 khoá và là xã
hội nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Thể hiện vai trò tấm gương của nó đối với sự phát triển của XH.
III . TÍNH QUY ĐỊNH CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI GD.
1. Tính quy định của giáo dục.
GD là một lĩnh vực của đời sống XH, một mặt nó có tác động đến các lĩnh vực khác trong đời sống XH nhưng mặt khác nó
lại chịu sự chi phối và quy định của các lĩnh vực khác trong đời sống XH và của các quy trình XH khác, khi trong XH có sự
biến đổi bắt nguồn từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất, tính chất của quan hệ sản xuất kéo theo những biến đổi về hệ tư
tưởng, chế độ chính trị, cấu trúc XH biến đổi về kinh tế-văn hoá-xã hội thì toàn bộ hệ thống giáo dục cũng phải có những biến
đổi tương ứng. Đây là một tính quy luật quan trọng của sự phát triển GD, tính quy luật phù hợp với tính tất yếu của GD với

lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Biểu hiện của tính: ở mỗi quốc gia trong mỗi thời kì lịch sử khác nhưng GD nhà trường đều có những đặc điểm riêng và sự
khác biệt đó được thể hiện ở mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất GD...ở cùng một quốc gia trong mỗi giai
đoạn lịch sử khác nhau thì GD cũng khác nhau.
+ Kết luận sư phạm:
- Không nên sao chép nguyên si mô hình GD của các nước khác để áp dụng vào nước mình vì đó là một giáo điều phản
khoa học.
- Không nên giữ nguyên mô hình giáo dục khi những điều kiện quy định đó thay đổi bởi vì đó là một việc làm phản khoa
học,duy ý chí.
- Cải cách GD là một tất yếu khách quan để thúc đẩy sự phát triển của GD khi những điều kiện quy định cụ thể đó thay
đổi.
+ Việt Nam trải qua 3 cuộc cải cách GD:
- Lần 1:(1950) ta đã hoàn thành giáo dục phổ thông là 9 năm với cơ cấu 4-3-2.
- Lần 2:(1956) là 10 năm với cơ cấu 4-3-3
- Lần 3:(1979) 12 năm với cơ cấu 5-4-3.
2. Tính giai cấp của giáo dục.
Tính giai cấp cũng là một tính quy luật quan trọng của sự phát triển GD nó quy định bản chất của GD như một phương
thức đấu tranh giai cấp. Nhà trường là công cụ của chính giai cấp đó, người giáo viên là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng
văn hoá.
Biểu hiện trong tính giai cấp, tính giai cấp thấm sâu vào toàn bộ hệ thống GD và được thể hiện ở mục đích, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục cùng với quy chế tuyển chọn và điều lệ nhà trường. (dạy cho ai, dạy để làm gì, dạy
cái gì, dạy bằng cách nào.)
Liên hệ: tính giai cấp được thể hiện trong nền giáo dục của giai cấp từ đó liên hệ với nền GDVN.
2
+ Kết luận sư phạm:
- Trong một xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể có một nền GD trùng lập đứng ngoài hoặc đứng trên quyền
lợi của giai cấp cầm quyền trong XH.
- Mọi quan điểm của các học giả cho rằng GD là trùng lập, phi quy định, phi giai cấp đều là những luận điểm sai lầm vì
không phản ánh đúng bản chất của GD.
- Hồ chủ tịch khẳng định: “chế độ khác giáo dục cũng khác”

- Có ý kiến cho rằng:muốn đẩy mạnh sự nghiệp GD của nước nhà cần phải nhập khẩu nền GD của các nước tiên tiến nhất”.
+ Ý kiến 2 là sai.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO DỤC HỌC (GDH).
1 . Đối tượng của nghiên cứu GDH.
- Đối tượng nghiên cứu của GDH là quá trình giáo dục theo nghĩa rộng hay còn gọi là quá trình sư phạm tổng thể, quá trình
này bao gồm 2 bộ phận:
+ Quá trình dạy học
+ Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp.
Hai quá trình bộ phận (dạy học và giáo dục học) lại được hợp thành bởi các yếu tố khác nhau.
+ Dạy học:
- Dạy
- Học
+ Giáo dục: - Đạo đức - Lao động - Thể chất
- Thẩm mỹ - Môi trường.
+ Tất cả bộ phận và yếu tố cấu thành của nó cũng sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của GDH, nói cách khác là GDH
nghiên cứu quá trình giáo dục trong tổng thể của nó cũng như nghiên cứu các bộ phận và các yếu tố cấu thành để tổ chức và
điểu khiển nó một cách tối ưu.
+ Đặc trưng của quá trình giáo dục với tư cách là đối tượng nghiên cứu của GDH. Đó là một loại quá trình XH hướng vào
việc truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm quy định XH của các thế hệ loài người.
+ Đó là sự tác động lẫn nhau trên bình diện cá nhân hay tập thể giữa nhà giáo dục với người giáo dục tạo thành một hệ
thống XH đặc thù gọi là quan hệ sư phạm (quan hệ thầy trò).
+ Quá trình GD là quá trình hình thành mà các nhà GD tổ chức cho người đựơc GD tham gia các loại hình hoạt động của
các mối quan hệ giao tiếp phong phú đa dạng nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm khác nhau quy định XH của các
thế hệ loài người.
+ Quá trình GD là một bộ phận chủ yếu của toàn bộ hoạt động sống của mỗi người đó là cuộc sống đầy đủ và phong phú
vui tươi nếu quá trình GD được tốt nhất.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của GDH.
V. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GDH.MỐI QUAN HÊ .CỦA GDH VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC
1. Các khái niệm cơ bản của GDH.
- Khái niệm GD theo nghĩa rộng

- Khái niệm GD theo nghĩa hẹp.
- Khái niệm dạy học
- Khái niệm giáo dưỡng
- Khái niệm cộng đồng
- Khái niệm hướng nghiệp
- Khái niệm công nghệ giáo dục.
3
2. Mối quan hệ giữa GDH với các khoa học khác:
(Các ngành khoa học liên quan tâm lý học, sinh lý học, điều kiện, đạo đức học, triết, mĩ học).
Chương II
GIÁO DỤC VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
I. CÁC KHÁI NIỆM :CON NGƯỜI NHÂN CÁCH VÀ SỰ PHÁT TRỂN NHÂN CÁCH.
1. Con người.
- Quan điểm học thuyết Mác: con người vừa là một thực thể tác nhân sinh học vừa là một thực thể xã hội:
+ Mặt tài năng: Mác khẳng định con người là một thực thể tác nhân với tư cách là một thực thể tác nhân trực tiếp con
người được phú cho những sức mạnh để trở thành thực thể tác nhân hoạt động.
+ Mặt xã hội: Mác khẳng định trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà của các mỗi quan hệ xã hội.
♦ Con người vừa là một thực thể tác nhân sinh học vừa là một thực thể xã hội trong từng con người cụ thể có sự gắn bó và
hoà nhập thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Tuy nhiên các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội tồn tại trong con
người không bình đẳng với nhau mà các yếu tố sinh học luôn luôn chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội nói cách khác các
yếu tố xã hội mới là yếu tố quyết định sự tiến bộ của các yếu tố sinh học.
2. Nhân cách (NC).
- Định nghĩa: nhân cách là một bộ mặt tâm lý xã hội của mỗi người được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã
hội với tư cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động giao tiếp.
- Phân tích: khái niệm NC nhấn mạnh mặt XH trong mỗi con người, nói cách khác nói đến NC là nói đến tất cả những yếu
tố có tính XH trong mỗi con người.
- Bộ mặt tâm lý xã hội của NC bao gồm quan hệ của con người với XH, với thế giới xung quanh và với chính bản thân
mình.
- Nhân cách không được sinh ra mà được hình thành, NC là sản phẩm muộn của sự phát triển tâm lý.
- Nhân cách là điều kiện cụ thể sinh động của cái chung trong từng cái riêng.Cái chung (mô hình nhân cách của một thời),

cái riêng (bộ mặt riêng của từng người). Mỗi người phải là một NC độc đáo có một không hai, trong bộ mặt NC có những yếu
tố hết sức quan trọng được gọi là các “định hướng giá trị”(những giá trị tốt đẹp là mục tiêu phấn đấu,VD:giá trị đạo đức,
lương tâm, danh dự, lòng nhân ái, trách nhiệm nghĩa vụ...).
VD:giá trị nhân văn:Tình yêu, thời trang, học vấn.
- Quan niệm của người VN về vấn đề nhân cách, người VN cho rằng ‘‘nhân cách là sự kết hợp hài hoà giữa các mặt phẩm
chất và năng lực (hay giữa đức và tài) bởi vì sự kết hợp giữa đức và tài là sự kết hợp các yếu tố có tính XH trong con người”.
3. Sự phát triển nhân cách.
- Sự phát triển NC là một quá trình phức tạp tổng thể cải biến toàn bộ các sức mạnh về mặt tâm lý (TL), xã hội (XH)của
con người, cụ thể :
- Mặt TL: Sự phát triển NC được thể hiện ở sự thay đổi của các quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống,
thói quen...và đặc biệt là ở việc hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách.
- Mặt XH: Sự phát triển nhân cách được thể hiện ở sự thay đổi thái độ cư xử với người xung quanh, ở sự tích cực tham gia
các lĩnh vực của XH.
- Sự phát triển NC không phải sự tích luỹ về mặt số lượng các nét, các mặt, các phẩm chất của các yếu tố nói trên.
- Sự phát triển NC diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố trong đó mỗi yếu tố có một vai trò nhất định.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
1. Bẩm sinh di truyền.
a. khái niệm
4
- Bẩm sinh: Là những yếu tố sinh học mà một đứa trẻ có được ngay từ khi mới sinh ra.
- Di truyền: là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học của loài người, là sự truyền lại của bố mẹ cho con cái những
đặc điểm nhất định đó được ghi trong công thức của các gen.
b.Vai trò của di truyền đối với sự phát triển của nhân cách.
- Đóng vai trò tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách vì: di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự
nhiên của mỗi người và giúp con người hoạt động hiệu quả một lĩnh vực nào đó.
- Vì vậy việc khai thác những yếu tố tư chất đến để thuận lợi một cách đúng hướng sẽ ảnh hưởng đúng đến sự phát triển
của nhân cách, tuy nhiên di truyền với những đặc điểm của nó không thể quyết định những tiến bộ về mặt XH của con
người.Mặt khác những đặc điểm bẩm sinh di truyền không định hướng cho con người vào một hoạt động cụ thể nào đó mà chỉ
định hướng vào những lĩnh vực hoạt động hết sức rộng rãi, việc định hướng vào một hoạt động cụ thể và dẫn đến sự tấn công
của nó là do môi trường sống và hoạt động cá nhân quyết định.

c. Một số quan điểm sai khi nhìn nhận về vai trò của di truyền với sự phát triển nhân cách.
- Nhân cách là một tiến trình có tính chất tiền định
VD:cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
- Các quan điểm cực đoan phiến diện tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố di truyền.
VD: con nhà nông không giống lông cũng giống cánh.
- Quan điểm phân biệt chủng tộc.
VD: con vua thì lại làm vua.
- Quan điểm xem nhẹ, hạ thấp vai trò của yếu tố di truyền.
VD: quan điểm “trẻ em như một tờ giấy trắng, nhà GD có thể vẽ bất kỳ cái gì cũng được”.
2. Môi trường (MT)
a . Khái niệm
Định nghĩa: MT là hình thức phức tạp các hoàn cảnh, các điều kiện tài năng và XH bao quanh con người cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của con người nói chung cho sự hình thành và phát triển nhân cách nói riêng.
MTXH:
- Kinh tế
- Chính trị
- Sinh hoạt.
MTXH nếu xét theo cấp độ thì được phân tích thành 2 loại đó là:
- MT lớn : mang tính chất nhà nước.
- MT nhỏ: gia đình, trường học.
b. Vai trò:
- Đóng vai trò là điều kiện quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách vì :
- MT tạo ra động cơ cung cấp điều kiện và phương tiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
- MT quan tâm đến việc khai thác và sử dụng hợp lý những yếu tố tư chất tiền đề thuận lợi của mỗi cá nhân để làm cho NC
phát triển theo chiều hướng tốt.
- MT tác động đến con người thông qua các mối quan hệ da dạng và từ đó có thể giúp con người thu được những tư tuởng
để điều chỉnh hành vi ứng xử theo đúng chuẩn mực.
- Tuy nhiên sự tác động của MT đến con người có thể như nhau nhưng sự tiếp nhận những tác động đó ở mỗi người khác
nhau, nó phụ thuộc vào lập trường, quan điểm, xu hướng, tính cách, khí chất...phụ thuộc vào trình độ nhận thức và kinh
nghiệm sống của mỗi người.

c. Một số quan điểm sai khi nhìn nhận về các vai trò của MT với sự phát triển nhân cách.
5
- Các quan điểm cực đoan phiến diện tuyệt đối hoá vai trò của các yếu tố MT.
VD:Thuyết định mệnh do hoàn cảnh.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Quan điểm xem nhẹ và hạ thấp vai trò của MT với sự phát triển NC.
3. Hoạt động của cá nhân.
- Hoạt động vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Theo quan điểm của tâm lý học Macxớt thì hoạt động và giao tiếp là phương thức tồn tại của con người và NC chỉ được
hình thành qua hoạt động giao tiếp.
Mác từng khẳng định: “con người là thực thể tự sinh thành bằng hoạt động tự do của chính mình”.
- Mỗi một loại hình hoạt động đều đòi hỏi người thực hiện nó phải có phẩm chất và năng lực nhất định, đồng thời chính
trong quá trình thực hiện hoạt động ấy thì các phẩm chất và năng lực lại được rèn luyện, được thử thách, được phát triển hoàn
thiện hơn.
4. Giáo dục với sự hình thành và phát triển nhân cách.
a. Khái niệm:
- GD là một hoạt động chuyên môn của XH loài người hướng vào việc làm hình thành và phát triển NC cho người được
GD theo những yêu cầu của XH trong từng Giai đoạn quy định cụ thể.
b. Vai trò của giáo dục.
GD có vai trò chủ đạo với sự phát triển NC.
+ GD định hướng (vạch ra chiều hướng cho sự phát triển NC và dẫn dắt theo chiều hướng đã định).
- Tính chất định hướng này được thể hiện ở chỗ GD luôn đi trước đón đầu sự phát triển và kéo theo sự phát triển NC.
+ GD có thể đem lại những tiến bộ và nhân tố khác nhau không thể đem lại cho con người.
+ Lý luận và thực tiễn GD đó chứng tỏ rằng sự hình thành và phát triển NC chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp những điều
kiện nhất định của GD và dạy học
+ GD can thiệp vào tất cả các yếu tố khác có thể tác động đến sự phát triển NC:
- Với yếu tố di truyền bẩm sinh GD phát hiện những đặc điểm bẩm sinh di truyền thuận lợi cho sự phát triển một tài năng
nào đó để tiến hành bồi dưỡng nhân tài.
- GD có thể khôi phục những khuyết tật do bẩm sinh di truyền gây nên làm cho người khuyết tật có thể sống và phát triển
bình thường.

- Với yếu tố MTGD luôn luôn được tiến hành phát triển MTXH để đảm bảo thống nhất giữa GD với cải tạo hoàn chỉnh và
đó là tính quy định quan trọng của sự phát triển GD.
- GD có thể góp phần uốn nắn thay đổi những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của MT gây nên để làm cho NC
phát triển theo chiều hướng mà XH mong muốn.
- GD có thể hình thành cho người được GD những quan điểm niềm tin đúng đắn để có một bản lĩnh vững vàng và không bị
sa ngã trước cám dỗ của MT.
- GD góp phần thực hiện sự phạm hoá MT nhỏ bằng cách kết hợp chặt chẽ - gia đình - xã hội trong công tác GD.
- Với yếu tố định hướng của cá nhân: GD luôn biết làm phong phú hoá nội dung, thưởng thức định hướng sao cho phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi vì vậy, động viên, lôi cuốn, thu hút người được GD tham gia từ đó tạo nên tiền đề
thuận lợi cho sự phát triển NC.
- GD luôn coi trọng các hình thức hoạt động và lấy đó là con đường cơ bản nhất để tổ chức sự hình thành và phát triển NC
cho người được GD.
VD: ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền , hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do GD mà nên
(trích nhật ký trong tù).
6
Trong bài thơ trên Hồ Chí Minh đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng sự phát triển NC.
Ngủ : Ở trạng thỏi không hoạt động, nhân cách không bộc lộ, không thể hiện.
Tỉnh: Ở trạng thái hoạt động, nhân cách được thể hiện bộc lộ, hoạt động của cá nhân ảnh hưởng sự phát triển NC.
Hiền dữ: nhân cách không phải để sinh ra không được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà NC được hình thành
dưới hoạt động của nhiều yếu tố trong đó GD đóng vai trò chủ đạo.
Phần nhiều: không phải tất cả, người GD còn có yếu tố khác ảnh hưởng đến NC, chúng ta không nên cực đoan tuyệt đối
hoá vai trò của GD đối với sự phát triển NC.
III. GIÁO DỤC VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ EM.
Theo các giai đoạn lứa tuổi.
- Sự hình thành phát triển NC của trẻ em diễn ra theo thời gian và có tính quy luật nhất định trong sự luân phiên các hình
thái phản ánh các dạng hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, mỗi một gia đình phát triển có một sự chuyển biến về chất và tạo
tiền cho các gia đình tiếp theo.
- Hoạt động chủ đạo gồm 2 yếu tố:
- Hoạt động lần đầu tiên xuất hiện
- Quy định thuộc tính tâm lý mới

VD:
- Từ 0-1: giao lưu cảm xúc
- 1-3: đồ vật
- Trước khi đến trường.
- 3-6: vui chơi
- Từ 6-11: học tập
- 11-15: giao lưu bè bạn
- 15-18: định hướng nghề nghiệp
- Trong trường phát triển.
* Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học:
- Học sinh tiểu học được lĩnh hội kiến thức của nhân loại bằng phân phối nhà trường (PPNT) và vì vậy trẻ không chỉ được
lĩnh hội cơ sở của kiến thức khoa học mà còn hình thành được phương pháp học tập khoa học từ đó phát triển năng lực nhận
thức, năng lực tư duy vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển NC của trẻ trong gia đình này.
- Học sinh tiểu học trong gia đình nhận thức còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố kinh nghiệm cảm tính của nhau và
biểu tượng, ấn tượng của bản thân .
- Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phân biệt tính chất nội dung học sinh, biết phân tích và phát hiện ra dấu hiệu bản
chất của đối tượng mặt khác phải hình thành của học sinh khả năng chủ ý chủ đích và khả năng ghi nhớ ý nghĩa.
- Học sinh tiểu học rất hiếu động và nghịch ngợm, nhiều khi thiếu kiềm chế mặc dù tính cách rất hiển nhiên và mang màu
sắc cảm tính vì vậy cần biết tính cách các loại hình phù hợp để lôi cuốn học sinh tham gia.
- Học sinh tiểu học rất thần tượng hoá người thầy, coi người thầy là khuôn vàng, thước ngọc vì vậy trong mọi củ chỉ, hành
động và cách giao tiếp ứng xử người giáo viên tiểu học phải luôn luôn là tấm gương sáng của học sinh.
*. Sự phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở (THCS)
- Gia đình khủng hoảng tuổi mới lớn.
* Sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông.
7
Chương III
QUÁ TRÌNH GÍÁO DỤC
I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC.
- Định nghĩa: quá trình GD là quá trình trong đó dưới tác dụng chủ đạo (tính chất lãnh đạo, điều khiển của nhà GD tự giác
tích cực tự lực, nhằm hình thành thế giới khoa học cùng những phẩm chất quan trọng của NC con người công dân, người lao

động.
- Phân tích: quá trình GD là quá trình có tính chất hai mặt, một mặt là sự tác động của nhà GD đến người được GD và mặt
khác sự hưởng ứng của người được GD với những tác động đó và sự tự giác hoàn thiện NC của bản thân.
- Quá trình GD (nghĩa hẹp) có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học tức là dạy học nhất thiết phải mang tính GD và
GD nhất thiết phải được tiến hành và phần lớn thông qua các môn học nhà truờng
II. BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
- Cơ sở xuất phát: dựa vào quan điểm của học huyết Mác về bản chất của con người “ bản chất con người không phải là cái
gì chung chung trừu tượng của mỗi cá nhân riêng biệt trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà của mỗi
quan hệ XH ”
- Bản chất của quá trình GD: là tính chất các loại hình hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp phong phú đa dạng (tính
chất cuộc sống phong phú, sôi động )cho người được GD tham gia nhằm chuyển hoá một cách tự giác tích cực những đòi hỏi
của người được GD trong việc thực hiện các chuẩn mực XH (tức là chuyển hóa GD tính từ GD).
III . ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
1 . Quá trình GD có tính khó khăn, phức tạp vì:
- Quá trình GD luôn chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố, đó là những yếu tố khách quan, chủ quan bên ngoài, bên
trong, đó là ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế - chính trị, pháp chế, hành chính, tư tưởng văn hoá, tâm lí, tập quán...
- Tham gia vào quá trình GD có nhiều lực lượng khác nhau từ phía nhà trường, gia đình, xã hội, gia đình người thân hoàn
cảnh, tập quán, nhà trường, thầy cô, bạn bè, nội quy nhân viên trong nhà trường, xã hội, cơ quan chính quyền. Tóm lại có bao
nhiêu mối quan hệ mà con người được GD tham gia và có bao nhiêu loại hình hoạt động mà họ được thực hiện thì cứ bấy
nhiêu ảnh hưởng tác động đến họ, những tác động này không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau mà nhiều khi mâu thuẫn,
lộn xộn, tự phát làm cản trở lẫn nhau, thậm trí thủ tiêu tác động của nhau.
=>Kết luận sư phạm:
+ Phải thống nhất tất cả các tác động GD của các lực lượng GD khác nhau trong một hệ thống chung để tạo nên sức mạnh
tổng hợp ảnh hưởng đến sự thuận lợi và phát triển NC của người GD.
+ Cần ngăn chặn hạn chế mức tối đa những tác động tiêu cực của môi trường XH ảnh hưởng đến người GD.
2. Tính lâu dài, liên tục vì:
- Quá trình giáo dục và quá trình hình thành ở người được giáo dục không những tri thức về chuẩn mực XH mà còn phải
hình thành ở họ niềm tin, tính chất với chuẩn mực XH. Điều quan trọng nhất là hình thành hành vi và thói quen hành vi thực
hiện các chuẩn mực đó, những yếu tố đó không thể hình thành trong một thời gian ngắn mà phải trải qua cả quá trình nhận
thức, thử nghiệm, luyện tập, thậm trí là điều hành gay gắt với bản thân để dành lấy sự tiến bộ.

- Trong quá trình giáo viên dạy những thói quen xấu thường phải dai dẳng nếu nhà GD không bền bỉ, kiên trì và liên tục
hành động và nếu người được GD không kiên trì , nỗ lực quyết tâm tự GD thì những thói quen xấu trở đi, trở lại.
=> Kết luận sư phạm:
+ Nhà GD phải kiên trì, bền bỉ không nên nóng vội trong công tác GD và trong quan hệ đối xử với học sinh.
+ Phải tạo bằng được những nỗ lực tự GD của người học sinh để GD một cách bền bỉ, liên tục.
VD “ Dao sắc không gọt được chuôi”.
8
Nhà GD thường thất bại trong việc GD con em của mình vì hy vọng nhiều thành kỳ vọng mà kỳ vọng quá nhiều quá không
đáp ứng được thì thất vọng dẫn đến nôn nóng, mất bình tĩnh, phương pháp sai, kết quả tồi.
3. Tính cụ thể, cá biệt vì:
- Đối tượng của quá trình GD là những con người cụ thể mà mỗi con người cụ thể lại có những đặc điểm riêng về điều kiện
sống, về đặc điểm tâm sinh lý, về năng lực nhận thức vì vậy đứng trước cùng một hoạt động GD như nhau thì mỗi đối tượng
lại có những cách tiếp nhận và phản ứng khác nhau.
- Quá trình GD luôn luôn diễn ra trong những tình huống cụ thể với những mâu thuẫn và xung đột cụ thể. Mỗi tình huống
đó đòi hỏi phải có một phương thức xử lý phù hợp.
=> Kết luận sư phạm:
+ Trong quá trình GD tránh cách GD chung chung đồng loạt vì cách này mang lại hiệu quả ít ỏi, thậm trí có thể dẫn đến
thất bại.
+ Nhà GD cần rất nhảy cảm trong việc lựa chọn và vận dụng.
4. Quá trình GD có tính biện chứng cao vì:
- Quá trình GD là quá trình biến đổi và phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp, hình thức tính cách... sao cho
phù hợp với đối tượng GD là những con người đang trưởng thành, đang phát triển trong những điều kiện xã hội cũng luôn
luôn biến đổi.
- Quá trình GD là quá trình không ngừng giải quyết các mâu thuẫn liên tục nảy sinh trong sự phát triển nhân cách của
người được GD. Trong quá trình này nhà GD cần phải nhận thấy bản chất tốt đẹp xu hướng lạc quan trong sự phát triển nhân
cách của người được GD mặc dù bản chất ấy, xu hướng ấy còn ở trạng thái mầm mống nhỏ bị che lấp bởi những hoạt động
bên ngoài có vẻ trái ngược.
- Kết luận sư phạm:
+ Trong quá trình GD nhà GD phải nhận thấy bản chất tốt đẹp và và xu hướng lạc quan trong sự phát triển nhân cách của
con người được GD tranh định kiến bi quan, khắt khe, bảo thủ trong nhìn nhận và đánh giá họ.

+ Trong quá trình GD cần không ngừng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tính chất GD... sao cho phù
hợp với sự phát triển của đối tượng GD trong từng giai đoạn cụ thể.
IV. ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
- Quan niệm về động lực nói chung và động lực của quá trình GD nói riêng.
- Mâu thuẫn và động lực trong qua trình GD.
- Mâu thuẫn cơ bản và động lực chủ yếu trong quá trình GD.
- Điều kiện mâu thuẫn trở thành động lực.
V. LOGIC TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
- Khái niệm: logic của qua trình GD là trình tự thực hiện hợp lý các mâu thuẫn của nó nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ
GD và đạt được mục đích GD đã đề ra.
- Các khâu trong quá trình GD:
+ Tính chất điều kiện được GD hình thành tri thức về chuẩn mực xã hội.
+ Tính chất điều kiện được GD hình thành niềm tin và tính chất chuẩn mực xã hội.
+ Tính chất điều kiện được GD hình thành hành vi và thói quen hành vi thực hiện các chuẩn mực xã hội.
VI. TỰ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC LẠI
- Khái niệm tự GD: là hoạt động GD của mỗi cá nhân tự mình hướng vào việc hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của
bản thân theo những yêu cầu của chuẩn mực xã hội đó quy định.
- Khái niệm GD lại: là hoạt động GD nhằm làm thay đổi những quan điểm, những phán đoán, những đánh giá không đúng
đắn của người được GD và cải tiến những thói quen không tốt đó hình thành ở họ.
9

×