Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.27 KB, 12 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
MÔN: ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC SINH HỌC
Ngành: Sư phạm Sinh học
Học kỳ 1, năm học 2011 – 2012
Biên soạn: PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh
Thái nguyên, tháng 7 năm 2011
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Môn học: ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC SINH HỌC
Số tín chỉ: 02 (Lý thuyết 15 tiết + Thực hành 30 tiết)
Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học
Chương trình đào tạo: Sư phạm Sinh học; Sư phạm Sinh – KTNN;
Năm học 2011 – 2012; Học kỳ 1.
1. Giảng viên
PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh; Trưởng phòng Đào tạo.
E-mail:
Điện thoại: 0982116208 – 0913383290.
2. Giờ lên lớp
Phần lý thuyết: Lớp N01 học tiết 7,8,9; chiều Thứ 4; tại phòng B504. Từ tuần
1 đến tuần 5 của học kỳ 1.
Phần thực hành: học từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 18, tại phòng máy tính, Giảng
đường C (Từ tuần 11 đến tuần 14 sinh viên đi thực tập sư phạm).
- Lớp N01.1. tiết 7,8,9; Thứ 6, tại phòng C302.
- Lớp N01.2. tiết 10,11,12; Thứ 6, tại phòng C302 (từ tuần 6 đến tuần 10).
Lớp N01.2. tiết 4,5,6; Thứ 6, tại phòng C302 (từ tuần 14 đến tuần 18).
3. Giờ tiếp sinh viên trao đổi về bài học
- Sinh viên có thể gặp giảng viên để đặt câu hỏi hoặc nghe giải đáp các thắc mắc, từ 8


giờ đến 11 giờ thứ 4 hàng tuần tại phòng thí nghiệm Phương pháp dạy học, khoa Sinh
- KTNN.
- Nếu những giờ trên không thực hiện được, sinh viên có thể gặp giảng viên vào
những giờ khác trong giờ làm việc tại phòng Đào tạo (Không trao đổi nội dung học
tập qua điện thoại; Không tiếp sinh viên tại nhà riêng).
4. Mục tiêu môn học
Sau khi học xong môn học này, sinh viên phải:
1. Biết ứng dụng Microsoft Excel để xử lý các số liệu thu được trong nghiên cứu
khoa học giáo dục.
2. Biết ứng dụng Microsoft Excel để quản lý hồ sơ học sinh, trích lọc danh sách, tính
điểm, xếp lọai học sinh …
3. Biết khai thác các thông tin trên mạng internet phục vụ cho việc thiết kế các giáo
án điện tử.
4. Có khả năng sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kê giáo án, thiết kế các mô
hình động phục vụ dạy học si nh học.
2
5. Phân biệt và biết cách sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết
bị đa phương tiện.
5. Mô tả môn học
Môn học có 02 phần: phần lý thuyết và phần thực hành.
Phần lý thuyết có 15 tiết, học trong 5 tuần (từ tuần 1 đến tuần 5), mỗi tuần học
3 tiết.
Phần thực hành gồm 15 tiết tiêu chuẩn tương đương với 30 tiết thực hành tại
phòng máy tính. Sinh viên được tổ chức theo các lớp (nhóm) thực hành, mỗi lớp có
khoảng 30 đến 40 sinh viên.
Ứng dụng tin học trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng là một
nhiệm vụ của quan trọng của giáo viên hiện nay. Hiệu quả to lớn của việc ứng dụng
tin học trong cuộc sống đã thúc đẩy việc ứng dụng tin học trong dạy học.
Trước khi học môn học này, sinh viên đã được học môn tin học đại cương để có
được những kiến thức nền tảng về tin học. Nội dung môn học gồm các vấn đề sau:

Trước hết, chúng ta sẽ dành một chút thời gian ôn tập lại những kiến thức cơ
bản về Microsoft Excel, trên cơ sở đó sinh viên sẽ tìm hiểu và biết cách khai thác
những chức năng nâng cao của Excel, đặc biệt một số hàm thống kê có sẵn rất tuyệt
vời của Excel.
Trong dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng có thể ứng dụng Excel
để quản lý hồ sơ của học sinh, trích lọc danh sách khi cần thiết… Đặc biệt, có thể sử
dụng Excel để lập một cuốn sổ điểm rất tiện lợi cho các giáo viên, mà không cần phải
mất tiền mua các phần mềm chuyên dụng rất tốn kém mà không hiệu quả.
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Excel được dùng để tổ chức một đề tài
nghiên cứu khoa học trong khâu rút mẫu và xử lý số liệu thu được từ thực nghiệm sư
phạm để đưa ra các kết luận mang tính khách quan.
Bài giảng cũng giúp cho sinh viên hoàn thiện các kỹ năng ứng dụng PowerPoint
trong việc thiết kế giáo án điện tử hoặc khai thác các hiệu ứng để thiết kế các mô
hình động phục vụ trong dạy học sinh học.
Thông tin khoa học đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Mạng Internet
cung cấp rất nhiều thông tin hỗ trợ cho các bài giảng, giúp cho học sinh tự học để thu
nhận kiến thức. Vì vậy khai thác thông tin để phục vụ bài giảng sinh học là rất cần
thiết. Giảng viên sẽ giúp sinh viên tìm kiếm các địa chỉ để khai thác thông tin hiệu
quả nhất.
Việc ứng dụng tin học gắn liền với việc sử dụng các phương tiện hiện đại . Vì
vậy, bài giảng sẽ dành một phần để giới thiệu cấu trúc, chức năng, cách sử dụng và
bảo quản một số phương tiện dạy học.
Cấu trúc bài giảng như trên chỉ áp dụng cho những sinh viên học bình thường.
Đối với hững sinh viên đã có trình độ tin học cao hơn có thể tự chọn cho mình một
kế hoạch học tập báo cáo với GV, kết quả học tập sẽ đánh giá theo kế hoạch riêng.
Khuyến khích sinh viên có trình độ tin học cao hơn hoặc biết những phần mềm
hữu ích trong dạy học, chia sẻ thông tin với mọi người.
3
6. Yêu cầu và kỳ vọng của môn học
- Đào tạo theo học chế tín chỉ, yêu cầu sinh viên phải tự học là chính. Trong

các giờ lên lớp GV chỉ giới thiệu các nội dung cần học và giải thích những nội dung
khó hiểu hoặc giúp sinh viên hệ thống hoá kiến thức. Không còn hiện tượng Thầy
đọc, trò chép.
- Môn học mang tính chất ứng dụng nên sinh viên phải chủ động thực hành để
hình thành năng lực ứng dụng tin học cho mỗi cá nhân. Những giờ học lý thuyết, GV
sẽ giới thiệu và thực hiện những kỹ thuật mà sinh viên đọc sách sẽ không hiểu được.
Vì vậy, sinh viên phải đi học đầy đủ, tham gia tích cực vào các buổi thảo luận; Tham
gia đầy đủ các buổi thực hành; phải đọc các bài bắt buộc trước khi đến lớp.
Những sinh viên có máy tính cá nhân có thể thực hành bất kỳ lúc nào, tuy
nhiên nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên thì mọi việc có thể rất khó khăn và
tốn nhiều thời gian hơn.
- Sinh viên phải thực hiện nghiêm túc các bài thực hành trong quá trình học.
Kết quả thực hành được gửi vào E-mail của giảng viên để giảng viên hoặc các trợ
giảng chấm điểm.
- Trước khi tiến hành bài giảng, mỗi sinh viên phải điền vào một phiếu thăm
dò trình độ tin học. Căn cứ vào kết quả điều tra giảng viên sẽ quyết định kế hoạch và
tốc độ dạy học. Khuyến khích những sinh viên đã có trình độ tin học cao hơn chia sẽ
những kinh nghiệm và hiểu biết của mình cho những người khác.
PHIẾU ĐIỀU TRA TRÌNH ĐỘ TIN HỌC
Để đạt được mục tiêu của bài giảng, xin anh/chị cho biết một số thông tin sau:
1. Họ và tên: .............................................................................2. Năm sinh: ..................................
3. Lớp sinh viên:........................Mã số sinh viên:.............Điện thoại: ..........................................
Theo năng lực của mình, xin vui lòng đánh dấu (

) vào cột thích hợp:
TT Các phần mềm
Mức độ sử dụng
Thành thạo Chưa thành thao Chưa sử dụng
1 Microsoft Word (soạn thảo văn bản)
2 Microsoft Excel

3 Microsoft PowerPoint
4 Microsoft Front Page
5 Macromedia Flash
6 Sử dụng Internet
7 Các phần mềm khác (Ghi tên phần
mềm đã sử dụng)
Ý kiến đề nghị: ...................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
Sinh viên nộp một bản cho GV, lưu một bản để theo dõi kết quả học tập.
4
- Đối với môn học này, không có giới hạn kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng
của mỗi người cũng không giống nhau. Một khẩu hiệu đưa ra là: đã biết, cần phải
biết nhiều hơn nữa.
7. Đánh giá môn học
Kết quả học tập được đánh giá theo sự tiến bộ của cá nhân, nhìn chung cách chấm
điểm như sau:
- Điểm thành phần (điểm trung bình của bài kiểm tra; các bài thực hành), trọng số
0,3. Điểm thành phần có thể bị trừ hoặc hạ thấp nếu sinh viên vắng mặt nhiều giờ học
trên lớp
- Thi kết thúc học phần (thi trên máy) vào cuối kỳ học, trọng số 0,7.
8. Tài liệu học tập
• Giáo trình
Nguyễn Phúc Chỉnh (chủ biên) - Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học trong
nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
• Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Phúc Chỉnh (2001), Hình thành một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học sinh thái học ở các trường THPT miền núi phía Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B99-03-32.
2. Nguyễn Phúc Chỉnh (2006), Ứng dụng tin học hỗ trợ dạy học học phần phân loại
động vật, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số: B2005-03-

71.
3. Nguyễn Việt Dũng (chủ biên), Nguyễn Trường Sinh, Hoàng Đức Hải (2000),
Thực hành thiết kế trang web Microsoft Frontpage 2000, Nxb Giáo dục.
4. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
5. Đỗ Ngọc Đạt (1994), Toán thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục và xã hội
học, Trường ĐHSP Hà Nội.
6. Harley Haln, Rick Stout (2000), Internet tham khảo toàn diện, Nhà XB Thống kê.
7. Phạm Quang Hân, Hồ Chí Hoà, Phạm Quang Huy (2002), Bài tập thực hành
Macromedia Flash 5, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn mạnh Hùng- Phạm Quang Huy – Phùng Thị Nguyệt – Phạm Phương Hoa
(2003), Thiết kế mô hình dạy học với Macromedia Flash MX, Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, TP Hồ Chí Minh.
9. Võ Hưng (1983), Một số phương pháp toán học ứng dụng trong sinh học, Nxb Đại
học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Vũ Gia Khánh (2002), Thiết kế trang trình diễn với Poewrpoint, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
11. Chu Văn Mẫn (2001), Ứng dụng tin học trong sinh học, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
5

×