Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu tt của công ty TNHH máy xây dựng tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.23 KB, 52 trang )

TÓM LƯỢC
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển , đứng trước sự cạnh tranh mạnh

mẽ của nền kinh tế thị trường và hội nhập của đất nước, các doanh nghiệp có rất
nhiều cơ hội và điều kiện để hoạt động nhưng song hành cùng với đó là rất nhiều
những khó khăn, thách thức. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần
phải tạo dựng được một thương hiệu tốt, góp phần đem lại lợi thế cạnh tranh cho
mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư và chú trọng hơn tới việc phát triển
thương hiệu nói chung và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng.
Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy những hạn chế và tầm
quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu với hoạt động kinh doanh của
công ty nói chung và thương hiệu T&T nói riêng. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề
tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu T&T của công ty TNHH Máy
xây dựng T&T”. Nội dung kết cấu đề tài khóa luận gồm 4 phần chính:
Phần mở đầu: Chú trọng làm rõ tính cấp thiết của đề tài khóa luận cũng
như thông tin tổng quát về những nội dung đã nghiên cứu để phục vụ cho việc
phân tích các chương sau. Ngoài ra, phần này còn phải xác lập mục tiêu, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu và đưa ra kết cấu của bài khóa luận.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống nhận diện
thương hiệu
Nội dung của chương này chủ yếu là các khái quát về hệ thống nhận diện
thương hiệu, các nội dung cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu và các yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống nhận diện
thương hiệu T&T của Công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
Chương này sẽ đi vào những nội dung cụ thể như: giới thiệu khái quát về
công ty, phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển hoạt động hoàn
thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty. Từ đó, phân tích và đánh giá
kết quả của thực trạng theo nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Qua đó, rút ra được
những thành tựu, phát hiện ra những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này
tại công ty.



1

1


Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của
Công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
Dự báo xu hướng phát triển của ngành và định hướng hoàn thiện hệ thống
nhận diện thương hiệu của công ty. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù
hợp với hoạt động này tại T&T.

2

2


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh những nỗ lực và cố gắng của bản
thân, em còn nhận được sự quan tâm, động viên rất lớn từ các thầy cô, quý công
ty, gia đình và bạn bè, những người luôn theo sát giúp đỡ em. Trước hết, em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Marketing – Trường Đại học Thương Mại,
những người người giảng viên tận tình, tâm huyết. Các thầy cô đã tạo điều kiện
hết sức để sinh viên có thể kết hợp kiến thức từ sách vở vào hoạt động kinh doanh
thực tế, nâng cao kĩ năng để có thể vận dụng khi vào làm tại các doanh nghiệp sau
khi ra trường. Những người thầy, người cô không chỉ cung cấp kiến thức mà còn
giúp em rèn luyện, định hướng bản thân và luôn tận tình giúp đỡ để em có thể
hoàn thành tốt bài khóa luận.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS. Lê Thị Duyên, giảng

viên Bộ môn Quản trị thương hiệu, Khoa Marketing, đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, tạo cho em một động lực lớn để
vượt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian làm bài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH Máy xây dựng
T&T, các phòng ban và các anh chị nhân viên công ty, đặc biệt là các anh chị
phòng Marketing đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được thực tập,
tham gia làm quen với các hoạt động công ty và cung cấp những thông tin cần
thiết giúp em hoàn thành bài khóa luận của mình.
Mặc dù em đã cố gắng trong tìm hiểu, nghiên cứu nhưng cũng không thể
tránh những hạn chế, sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những đóng góp của
các thầy cô và những ai quan tâm tới đề tài này để bài khóa luận của em được
hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019.
Sinh viên
Phan Thị Ngọc Hà

3

3


MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU


5

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Logo công ty TNHH Máy xây dựng T&T
Hình 2.2: Website công ty TNHH Máy xây dựng T&T
Hình 2.3: Logo công ty TNHH Máy xây dựng T&T
Hình 2.4: Website công ty TNHH Máy xây dựng T&T
Hình 2.5: Card visit của giám đốc công ty TNHH Máy xây dựng T&T

6

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
2. ĐVT: Đơn vị tính
3. Th.s: Thạc sĩ

7

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, điều
đó đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước có rất
nhiều cơ hội để giao lưu, phát triển nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách
thức. Một trong những khó khăn lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh khốc liệt của nền
kinh tế thị trường. Hàng ngày, người tiêu dùng được tiếp cận với hàng loạt sản phẩm,
dịch vụ với vô vàn thương hiệu khác nhau. Người tiêu dùng ngày nay thường coi thương
hiệu là yếu tố quan trọng để ra quyết định cuối cùng trong hành vi mua sắm. Để có thể
duy trì và phát triển, doanh nghiệp phải làm sao để thương hiệu của mình được khách
hàng ghi nhớ và đón nhận.
“Thương hiệu” ngày nay đã không còn là khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp,
đó là thứ “tài sản vô hình” có giá trị và sức mạnh to lớn, đem lại lợi thế cạnh tranh vững
chắc cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế này mà vấn đề xây dựng thương hiệu nói
chung và xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt nói riêng đang trở thành một
vấn đề đáng lưu tâm với mỗi doanh nghiệp. Tuy rằng thiết kế các yếu tố nhận diện
thương hiệu là giai đoạn đầu tiên nhưng nó lại là vấn đề quyết định sự thành công trong
quá trình xây dựng thương hiệu của của một sản phẩm, dịch vụ.
Công ty TNHH Máy xây dựng T&T là doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị và
máy xây dựng nhập khẩu chất lượng. Trong những năm gần đây, công ty có mức tăng
trưởng doanh thu khá bền vững. Bên cạnh những thành công mà công ty đạt được thì
công ty vẫn còn gặp một số khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong việc đưa thương hiệu
T&T đến gần hơn với khách hàng, tỷ lệ khách hàng biết đến thương hiệu còn khá thấp.
Công ty cần chú trọng đẩy mạnh hơn các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện
thương hiệu để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, tạo dựng được hình ảnh thương hiệu trong
tâm trí khách hàng cũng như sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai.
Xuất phát từ nhận thức trên và sự phù hợp với tình hình doanh nghiệp em đã chọn
đề tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu T&T của công ty TNHH Máy xây
dựng T&T” để nghiên cứu và phân tích hệ thống nhận diện thương hiệu mà doanh nghiệp
đang áp dụng. Qua việc vận dụng những kiến thức về thương hiệu mà em đã được học và
tích lũy, rút ra những thành công, hạn chế của doanh nghiệp và đề xuất một số kiến nghị
để có thể phần nào giúp công ty hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu T&T.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Cuốn “Building Strong Brands” của tác giả D.A. Aaker, năm 1996. Trong cuốn
sách tác giả đã trình bày các trường hợp xây dựng thương hiệu thực sự từ Saturn,

8

8


General Electric, Kodak, Healthy Choice, McDonald và những doanh nghiệp khác để
chứng minh các thương hiệu mạnh đã được tạo ra và quản lý như thế nào. Bên cạnh đó,
tác giả còn thể hiện những quan điểm mới mẻ về nhận diện thương hiệu (brand identity)
và định vị thương hiệu (brand position), hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng như thế
nào trong việc quản lý thương hiệu không theo lối mòn.
Cuốn “Brand Touchpoint Matrix: The Planning Of Brand Experiences” của Jonas
Persson, năm 2011. Cuốn sách đã cho thấy chìa khóa thành công trong thế giới của công
nghệ truyền thông chính là việc xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên các điểm
tiếp xúc thương hiệu. Các điểm tiếp xúc thương hiệu chính là những thành tố quan trọng
trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Xây dựng được các điểm tiếp xúc thương hiệu tốt
thì hệ thống nhận diện thương hiệu đã bước đầu thành công.
Cuốn “Designing Brand Identity: An Essential Guide for the Whole Branding
Team”, của Alina Wheeler, năm 2003. Cuốn sách đã cung cấp một quy trình năm bước
để xây dựng và thiết lập một bộ nhận diện thương hiệu có tầm ảnh hưởng rộng khắp.
Quy trình này được minh họa sinh động qua các case và thông tin liên quan. Cuốn sách
còn mang đến cho độc giả một cái nhìn chi tiết về các xu hướng mới nhất trong

thương hiệu, bao gồm mạng xã hội, thiết bị di động, thị trường toàn cầu, ứng
dụng, video và thương hiệu ảo.
Bên cạnh đó còn có cuốn “Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công” của Jame

R. Gregory, năm 2004 do Đặng Xuân Nam và Nguyễn Hữu Tiến dịch. Cuốn sách đã đưa
ra tiến trình bốn bước để phát triển và quản lí thương hiệu, gồm: khám phá, chiến lược,
truyền thông và quản lí. Tiến trình này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá
toàn diện công ty, các khách hàng, các nhà cạnh tranh của nó; tạo một thương hiệu được
định rõ và truyền thông thông điệp thương hiệu rõ ràng đến tất cả các phân khúc cử tọa;
quản lý thương hiệu qua thời gian và từ xa; đo lường kết quả theo cách nhất quán và
toàn diện.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Bên cạnh những công trình nghiên cứu đầy giá trị nước ngoài, trong nước cũng có
những công trình tiêu biểu nghiên cứu về thương hiệu nói chung và hệ thống nhận diện
thương hiệu nói riêng.
Giáo trình “Quản trị thương hiệu” của tác giả PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh, xuất
bản năm 2018. Cuốn sách đã hệ thống một cách khái quát, khoa học những vấn đề cơ
bản về thương hiệu. Trong đó, những vấn đề lí luận cơ bản về hệ thống nhận diện
thương hiệu được thể hiện một cách đầy đủ, dễ hiểu từ khái niệm, vai trò đến quy trình
thiết kế, triển khai hệ thống nhận diện trong doanh nghiệp.

9

9


Đề tài “Nghiên cứu và phác thảo hệ thống nhận diện thương hiệu trường Đại Học
Thương mại của Th.S. Đào Thị Dịu”, năm 2010. Đề tài xoay quanh vấn đề xây dựng và
thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của trường Đại học Thương mại.
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty TNHH sản xuất
dịch vụ thương mại Mạnh Cường trên địa bàn Hà Nội”, năm 2018 của tác giả Nguyễn
Thị Phương, sinh viên K51T1, do Ths. An Thị Thanh Nhàn hướng dẫn. Đề tài đã phân
tích khá rõ thực trạng của công tác hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của một
công ty kinh doanh thiết bị đồ gỗ nội thất. Qua tìm hiểu và phân tích từ nguồn dữ liệu sơ

cấp, tác giả đã chỉ ra khá rõ những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hệ thống
nhận diện công ty. Từ đó, đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống nhận diện
thương hiệu của Mạnh Cường.
Bên cạnh đó còn rất nhiều luận văn, công trình nghiên cứu tiêu biểu về hệ thống
nhận diện thương hiệu bổ ích, phục vụ cho quá trình nghiên cứu và tham khảo.
3. Xác lập các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu thì cần trình bày rõ các câu hỏi nghiên cứu như
sau:
- Thực trạng hoạt động hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty
TNHH Máy xây dựng T&T hiện nay như thế nào?
- Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu T&T.
4. Các mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu T&T của công ty
TNHH Máy xây dựng T&T
4.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu lý luận: Tổng hợp, hệ thống các lý thuyết liên quan tới thương hiệu và hệ
thống nhận diện thương hiệu.
Mục tiêu thực tiễn: Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động hoàn thiện hệ thống
nhận diện thương hiệu T&T. Từ đó, đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế và nêu
nguyên nhân của các hạn chế đó.
Mục tiêu giải pháp: Từ các phân tích về vấn đề thực trạng, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu T&T của công ty.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thương hiệu T&T của Công ty TNHH Máy xây dựng T&T.

10

10



5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương
hiệu T&T của Công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
- Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu hệ thống nhận diện thương hiệu T&T
của công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
- Phạm vi thời gian: Thu thập dữ liệu thông qua khảo sát và kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2016 - 2018). Đưa ra định hướng hoàn thiện hệ
thống nhận diện thương hiệu của công ty trong các năm tiếp theo.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp: Quan điểm của các cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong công ty
về hệ thống nhận diện thương hiệu T&T. Thông tin phản hồi của khách hàng về hệ
thống nhận diện thương hiệu T&T của công ty.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Đối tượng điều tra: Nội bộ ban lãnh đạo, công nhân viên của công ty và nhóm
khách hàng cá nhân trên địa bàn Hà Nội.
- Quy mô mẫu: 50.
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn ban lãnh đạo trong công ty: Giám đốc,
trưởng phòng các bộ phận về các thông tin đến hệ thống nhận diện thương hiệu T&T.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Xây dựng bảng khảo sát câu hỏi, lấy
phiếu khảo sát để điều tra xem mức độ nhận biết thương hiệu T&T của khách hàng.
Đồng thời, đánh giá nhận thức của cán bộ công nhân viên về hệ thống nhận diện thương
hiệu.
Có hai hình thức chính để thu thập thông tin là: trực tuyến (Google forms) và trực
tiếp (Phiếu khảo sát).
6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập số liệu doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm
2016 - 2018; bộ nhận diện thương hiệu mà công ty đang áp dụng; bộ nhận diện thương
hiệu của các đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin dữ liệu ở phòng kế toán công
ty đã cung cấp. Thu thập dữ liệu chuẩn xác, minh bạch qua các kênh khác như: internet,

6.2. Phương pháp xử lý số liệu

11

11


- Phân tích dữ liệu thứ cấp: Là phương pháp phân loại và mô tả, được sử dụng khi
nghiên cứu tài liệu về cơ sở lý luận, nhận định những thực trạng về hoạt động kinh
doanh và hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.
- Phân tích dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu thập được 50 kết quả, tiến hành tổng hợp và
phân tích dữ liệu. Các dữ liệu sẽ được xử lý trên phần mềm excel. Từ đó, tiến hành phân
tích và đánh giá các thông tin thu thập được để đưa ra được các đánh giá chung về hệ
thống nhận diện thương hiệu T&T của công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu; lời cảm ơn, mục lục; danh mục bảng biểu; danh mục sơ đồ,
hình vẽ; danh mục các từ viết tắt và phụ lục, nội dung khóa luận còn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của
công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty
TNHH Máy xây dựng T&T.

12


12


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG NHẬN
DIỆN THƯƠNG HIỆU
1.1. Khái quát về hệ thống nhận diện thương hiệu.
1.1.1. Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp sự thể hiện của các thành tố thương
hiệu trên các phương tiện và môi trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt và thể
hiện đặc tính thương hiệu.
(Theo Giáo trình Quản trị thương hiệu, Đại học Thương mại, 2018)
1.1.2. Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
a. Tạo khả năng nhận biết và phân biệt đối với thương hiệu.
Đây được xem là vai trò rất quan trọng, xuất phát từ chức năng của thương hiệu –
nhận biết và phân biệt. Với mỗi thương hiệu, hệ thống nhận diện sẽ là những điểm tiếp
xúc thương hiệu quan trọng, tạo điều kiện để khách hàng và công chúng có thể nhận ra
và phân biệt được các thương hiệu cạnh tranh, nhận ra sự khác biệt của thương hiệu.
Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện tốt còn góp phần tạo dấu ấn cho thương hiệu và gia
tăng khả năng ghi nhớ đối với thương hiệu.
b. Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm
Hệ thống nhận diện thương hiệu giúp truyền tải các thông điệp qua từng đối tượng
của hệ thống, chẳng hạn, qua các ấn phẩm, qua các biển hiệu và các sản phẩm phục vụ
hoạt động xúc tiến bán… Từ đó khách hàng sẽ có những thông tin đầy đủ, rõ ràng và
nhất quán về sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp.
c. Tạo cảm nhận, góp phần làm rõ cá tính thương hiệu.
Bằng sự thể hiện của màu sắc, kiểu chữ và cách thể hiện của các thành tố thương
hiệu trên những phương tiện và môi trường khác nhau, khách hàng phần nào có thể bị
lôi cuốn bởi các yếu tố nhận diện thương hiệu và cảm nhận được một phần những thông
điệp, giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải.

Hệ thống nhận diện thương hiệu cũng góp phần quan trọng thiết lập và làm rõ cá
tính thương hiệu nhờ sự thể hiện nhất quán.
d. Một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp.
Hệ thống nhận diện thương hiệu, mà chủ yếu là tên, logo, khẩu hiệu hoặc màu sắc,
nhạc hiệu trong không ít trường hợp sẽ tạo ra một sự gắn kết, niềm tự hào của các thành
viên trong doanh nghiệp, là yếu tố để thực hiện các hoạt động nhằm tạo dựng những giá
trị của văn hóa doanh nghiệp. Hệ thống nhận diện thương hiệu còn mang những thông
điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải để rồi từ đó hình thành văn hóa doanh nghiệp,
tạo khả năng tiếp xúc và hiểu biết về thương hiệu của cộng đồng.

13

13


e. Luôn song hành cùng sự phát triển của thương hiệu.
Với vai trò để nhận diện (nhận biết, phân biệt và cảm nhận) và là một yếu tố của
phong cách thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu luôn song hành cùng sự phát
triển của thương hiệu qua những giai đoạn khác nhau. Hệ thống nhận diện thương hiệu
thường sẽ tồn tại khá bền vững theo thời gian. Tuy nhiên để hấp dẫn và truyền thông tốt
hơn, nó cũng cần được làm mới và thay đổi tùy theo điều kiện và định hướng phát triển
thương hiệu của doanh nghiệp.
1.2. Các nội dung cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.1. Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu có thể được phân loại dựa theo những tiêu chí
khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng hoặc điều kiện áp dụng.
a. Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện thương hiệu
- Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ: được dùng chủ yếu trong nội bộ doanh
nghiệp, phục vụ cho hoạt động truyền thông thương hiệu nội bộ và xây dựng văn hóa
trong doanh nghiệp. Các yếu tố nhận diện thuộc hệ thống này thường gồm: biển tên và

chức danh của các cá nhân, lãnh đạo; Các ấn phẩm nội bộ (bản tin, thông báo, bộ giấy tờ
văn phòng...); Thiết kế bài trí thống nhất trong các khu vực làm việc; Đồng phục và thẻ
nhân viên; Các chỉ dẫn trong doanh nghiệp, …
- Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi: được dùng chủ yếu trong các giao tiếp
và truyền thông của doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài. Đây được xem là hệ
thống nhận diện chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp. Các yếu tố nhận diện thuộc hệ
thống này gồm: Biển hiệu và thiết kế trang trí điểm bán, văn phòng; Hệ thống các ấn
phẩm giao dịch như card visit, các loại biểu mẫu, bì thư, cặp giấy…; Các ấn phẩm
quảng cáo như catalogue, brochure, băng đĩa…; Ô dù và các thiết kế trang trí các
phương tiện hỗ trợ; Thiết kế mẫu quà tặng, các loại tem nhãn cho sản phẩm; Đồng phục
và thẻ nhân viên giao dịch và nhiều yếu tố khác nữa.
b. Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện
- Hệ thống nhận diện thương hiệu tĩnh là hệ thống gồm các yếu tố nhận diện
thường ít dịch chuyển hoặc ít biến động, thay đổi theo thời gian. Các yếu tố nhận diện
này thường gồm: Biển hiệu và thiết kế trang trí văn phòng, điểm bán; Các biển quảng
cáo tấm lớn, ngoài trời, biển LED…; Biển tên và chức danh của các cá nhân, lãnh đạo,
Các bảng chỉ dẫn trong nội bộ doanh nghiệp; Đồng phục và thẻ tên của nhân viên…
- Hệ thống nhận diện thương hiệu động là hệ thống gồm các yếu tố nhận diện
thường hay dịch chuyển hoặc thay đổi, biến động theo thời gian. Các yếu tố nhận diện
thương hiệu động thường gồm: Các loại biểu mẫu, tem nhãn phục vụ kinh doanh; Ô dù

14

14


và thiết kế trang trí trên các phương tiện; Các loại ấn phẩm quảng cáo (tờ rơi, sách gấp,
catalogue, băng đĩa…) và quà tặng; card visit, bì thư…
c. Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện
- Hệ thống nhận diện thương hiệu gốc, bao gồm các thành tố của thương hiệu như:

Tên thương hiệu, biểu trưng và biểu tượng (logo và symbol), khẩu hiệu (slogan), biển
hiệu, bì thư, card visit, biểu mẫu giấy tờ văn phòng…
- Hệ thống nhận diện thương hiệu mở rộng, gồm các yếu tố nhận diện bổ sung
như: Các ấn phẩm quảng cáo (catalogue, tờ rơi, sách gấp, băng đĩa, …); Thiết kế giao
diện website; Biển quảng cáo ngoài trời, tấm lớn; Thiết kế trang trí phương tiện, ô dù…
d. Dựa theo nhóm các ứng dụng cụ thể
- Hệ thống nhận diện cơ bản, gồm: Tên thương hiệu, logo, slogan, kiểu chữ, màu
sắc trong các tài liệu giao dịch và truyền thông…
- Hệ thống nhận diện văn phòng, gồm: Danh thiếp, tiêu đề thư A4, phong bì (A4,
A5), bìa kẹp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu bảo hành, huy hiệu (đeo
ngực), thẻ nhân viên, mẫu slide thuyết trình, chữ ký email, giấy mời, thiệp chúc mừng,
bìa đĩa, nhãn đĩa CD, DVD, Avatar trên Yahoo, Skype, Facebook…
- Hệ thống ấn phẩm quảng cáo, truyền thông, gồm: Brochure, catalogue, profile
công ty, tờ rơi, tờ gấp, poster quảng cáo, đồng phục nhân viên, cờ treo, cờ để bàn, phông
nền sự kiện (backdrop), bandroll, standee, các mẫu quảng cáo trên báo, trang trí hội
thảo, sự kiện…
- Hệ thống biển bảng, gồm: Bảng hiệu (ngang, dọc), biển chỉ dẫn, billboard, pano,
quầy tiếp tân…
- Hệ thống bao bì, nhãn sản phẩm, gồm: Bao bì, tem, nhãn, hộp, thùng đựng sản
phẩm, bố cục trình bày trên sản phẩm…
- Hệ thống xúc tiến thương mại, quà tặng, gồm: Mũ, nón, áo thun, cặp, túi xách, sổ,
bút, USB, móc khóa, dù, ô, áo mưa, các phương tiện vận chuyển (ô tô, xe buýt) …
- Hệ thống thương mại điện tử, gồm: Website, email marketing, flash banner, video
clip (quảng cáo online) …
1.2.2. Các yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
a. Có khả năng nhận biết và phân biệt cao
Khi không có hoặc bị hạn chế về khả năng nhận biết và phân biệt, thương hiệu có
thể sẽ bị nhầm lẫn trong hình ảnh của thương hiệu cạnh tranh khác, thậm chí khó khăn
trong việc đăng ký bảo hộ các thành tố thương hiệu, phát sinh những tranh chấp đối với
thương hiệu.

Khả năng nhận biết và phân biệt của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ
được xem xét đối với tên và logo thương hiệu mà còn tính đến cả các thành tố khác như

15

15


bao bì, kiểu dáng… hoặc việc thể hiện các thành tố này trên các phương tiện và ấn phẩm
khác nhau, chẳng hạn, các loại tem nhãn cho sản phẩm, biển hiệu…
b. Đơn giản, dễ sử dụng và thể hiện
Các thành tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu được thể hiện trên nhiều
phương tiện và môi trường khác nhau, vì vậy việc thiết kế hệ thống nhận diện thương
hiệu cần tính đến yêu cầu đơn giản, dễ sử dụng và thể hiện. Một doanh nghiệp có tên
thương hiệu dễ phát âm, dễ nhớ, có màu sắc thống nhất trong các môi trường, chất liệu,
… chắc chắn sẽ dễ để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng và điều đó sẽ rất có lợi cho
doanh nghiệp.
c. Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ.
Mỗi khu vực thị trường sẽ có những nét văn hóa khác nhau, những hình ảnh, biểu
tượng văn hóa riêng. Doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu phải
cân nhắc thật kỹ để không phạm phải những sai lầm, những từ ngữ, hình ảnh, màu sắc
cấm kỵ của khu vực đó, dẫn đến việc thương hiệu bị tẩy chay, không được đón nhận. Và
ngược lại, khi bộ nhận diện thương hiệu đánh trúng tâm lí và nét văn hóa của khu vực
thì sẽ dễ dàng được người dân ở đó đón nhận.
d. Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao.
Thành tố thương hiệu càng hấp dẫn, độc đáo càng dễ được nhắc đến và dễ được
ghi nhớ. Đặc biệt, khi thành tố đó còn có tính thẩm mỹ thì dấu ấn về thương hiệu trong
tâm trí khách hàng càng nâng cao. Tuy nhiên, yếu tố thẩm mỹ này tùy thuộc vào nhiều
vấn đề như ngôn ngữ, hình ảnh và yếu tố văn hóa của từng khu vực, thị trường.
1.2.3. Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu.

a. Bước 1: Xác định phương án và mô hình thương hiệu
Đây là bước khởi đầu và rất quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu.
Doanh nghiệp cần xác định rõ phương án thiết kế, theo đó cần căn cứ vào loại thương
hiệu sẽ thiết kế, tập hợp khách hàng và thị trường mục tiêu của sản phẩm mang thương
hiệu, những đặc trưng nổi trội và giá trị cốt lõi của sản phẩm cũng như ý tưởng định vị
thương hiệu.
Việc xác định mô hình thương hiệu sẽ tạo điều kiện để bố trí và sắp đặt các phương
án kết hợp của các thương hiệu khác nhau và sử dụng hợp lí các thành tố thương hiệu
như khẩu hiệu, màu sắc đặc trưng…
b. Bước 2: Khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế thương hiệu
Các doanh nghiệp có thể tập hợp các ý tưởng sáng tạo từ chính nhân viên công ty
hoặc từ chính khách hàng, mở các cuộc thi sáng tác các thành tố thương hiệu như tên,
logo, … trong và ngoài công ty. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê tư vấn

16

16


thiết kế trọn gói. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý đặt yêu cầu thật chặt chẽ và chi tiết
cho mọi yêu cầu về thương hiệu, để thuận lợi cho những bước sau.
c. Bước 3: Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế
Dựa trên các phương án đã có, nhóm chuyên gia cần cân nhắc và chọn ra phương
án thỏa mãn những yêu cầu đề ra. Yêu cầu nào quan trọng nhất thì phải thỏa mãn trước.
Doanh nghiệp không nhất thiết chỉ chọn một phương án mà có thể chọn đồng thời nhiều
phương án và cũng có thể đăng ký đồng thời nhiều phương án để sử dụng sau.
d. Bước 4: Tra cứu và sàng lọc, tránh trùng lặp gây nhầm lẫn
Mục đích của bước này là xác định các thành tố của hệ thống nhận diện được chọn
có trùng lặp với những tên đã được đăng ký bảo hộ hoặc gần giống một tên nào đó đang
được doanh nghiệp khác sử dụng hay không. Bước này cần phải tiến hành tra cứu dựa

trên cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu quốc gia hoặc quốc tế, trong các công báo về các tên
thương hiệu đã đăng ký hoặc đang làm thủ tục đăng ký. Ngoài ra, còn phải khảo sát cụ
thể trên thị trường. Thiếu cân nhắc hoặc sơ suất trong sàng lọc có thể dẫn đến rủi ro
trong đăng ký bảo hộ các thành tố thương hiệu.
e. Bước 5: Thăm dò phản ứng của khách hàng về phương án thiết kế
Để các yếu tố nhận diện thương hiệu gốc nhanh chóng đến được với người tiêu
dùng, doanh nghiệp nên thăm dò ý kiến khách hàng qua các chương trình giao tiếp cộng
đồng, lấy phiếu điều tra. Mục đích là biết được phản ứng của người tiêu dùng với thành
tố đã chọn như thế nào. Tuy nhiên, điều này cần tiến hành thận trọng trên cơ sở xác định
rõ tập khách hàng hoặc người tiêu dùng cần lấy ý kiến. Thực tế, không phải doanh
nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện bước này và không phải với sản phẩm nào việc
thực hiện bước này cũng cần thiết, hợp lý và có hiệu quả.
f. Bước 6: Lựa chọn phương án chính thức
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng ý kiến chuyên gia và phản ứng người tiêu dùng, phương
án tối ưu nhất sẽ được lựa chọn.
1.2.4. Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
a. Tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu
- Đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ. Đây là yêu cầu quan trọng nhằm thể hiện
chuẩn mực và nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu từ đó gia tăng khả năng
nhận biết và phân biệt đối với thương hiệu của khách hàng và công chúng.
- Tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định. Đây là điều có tính kiện có tính quyết
định đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu.
- Đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng. Tiến độ áp dụng cần căn cứ vào năng lực thi
công và yêu cầu cụ thể về mức độ phức tạp của bộ nhận diện thương hiệu.

17

17



- Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai. Hạn chế kinh phí hoặc thiếu chính xác
trong dự trù kinh phí thường dẫn đến những sai lệch và khó khăn trong áp dụng hệ thống
nhận diện thương hiệu.
- Một số nội dung cụ thể trong triển khai, áp dụng đối với hệ thống nhận diện
thương hiệu của doanh nghiệp:
+ Hoàn thiện hệ thống các biển hiệu (tại các điểm bán, tại trụ sở các điểm giao
dịch…); trang trí hệ thống quầy tủ; không gian giao tiếp, các biển báo, bảng, biển hướng
dẫn… tại các điểm bán hoặc điểm giao dịch của doanh nghiệp.
+ In ấn các ấn phẩm (catalogue, tờ rơi, poster, card visit, phong bì, túi đựng tài liệu…).
+ Hoàn thiện bao bì hàng hóa và áp dụng bao bì mới với những thông tin rõ rang
và cụ thể để tránh nhầm lẫn cho khách hàng.
+ Triển khai trang phục, các yếu tố nhận diện tĩnh như ô dù, ghế ngồi, biển tên, các
giấy tờ giao dịch (như hóa đơn, phiếu bảo hành, biên lai…).
+ Thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu mới một cách kịp thời thông qua
các dự án truyền thông thương hiệu trên đồng thời nhiều phương tiện.
b. Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện.
- Kiểm soát tất cả các nội dung và bộ phận trong triển khai hệ thống nhận diện
thương hiệu.
- Đối chiếu cụ thể với các quy định về hệ thống nhận diện (cẩm nang thương hiệu)
để kịp thời hiệu chỉnh các hoạt động cho phù hợp.
- Xác định những sai sót cần phải điều chỉnh và tập hợp theo từng nội dung riêng
để có phương án điều chỉnh.
- Quy định trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp theo dõi quá trình triển khai hệ thống
nhận diện thương hiệu.
c. Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu.
Điểm tiếp xúc thương hiệu (touch points) là những điểm mà tại đó khách hàng,
công chúng có thể tiếp xúc được với thương hiệu. Các điểm tiếp xúc bao gồm: văn
phòng, website; hoạt động PR; sản phẩm, bao bì; điểm bán; ấn phẩm; nhân viên; hệ
thống kênh phân phối; quảng cáo.
Những hình ảnh, màu sắc nổi bật và nhất quán chính là thế mạnh giúp thương hiệu

xuất hiện trong trí nhớ của khách hàng giữa hàng ngàn thông tin được truyền tới não bộ
từ các phương tiện ti vi, báo đài, trang mạng xã hội... Việc xây dựng được một hệ thống
nhận diện tối ưu kết hợp việc quản trị hệ thống nhận diện một cách đồng bộ sẽ thực sự
rút ngắn được quá trình thương hiệu tiếp cận và kết nối với khách hàng tiềm năng.

18

18


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động hoàn thiện hệ thống nhận diện
thương hiệu.
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
a. Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế: Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về sản phẩm
dịch vụ ngày càng tăng cao. Một loại hàng hóa có thể có rất nhiều doanh nghiệp kinh
doanh, sản xuất. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt trong
điều kiện kinh tế phát triển là vô cùng cần thiết.
- Môi trường văn hóa - xã hội: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động
thiết kế cũng như triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu. Mỗi quốc gia, khu vực đều
có một phong tục tập quán, một nét văn hóa riêng. Các yếu tố như màu sắc, hình dáng,
ngôn ngữ… luôn là vấn đề quyết định đến sự thành công hay thất bại khi xây dựng hệ
thống nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ những đặc điểm, nét
đặc trưng của nền văn hóa đó để thiết kế bộ nhận diện sao cho phù hợp, tránh những
điều cấm kị về tín ngưỡng của mỗi dân tộc, và có thể đạt được hiệu quả đón nhận cao
nhất của người dân khu vực.
- Môi trường công nghệ: Công nghệ thông tin, mạng xã hội, kỹ thuật đồ họa ngày
càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần nắm bắt và theo kịp xu hướng. Các yếu tố
của hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế trên máy tính dựa theo những phần
mềm hiện đại, tiện ích. Người thiết kế có thể xem xét kỹ lưỡng tỉ lệ, màu sắc, hình dáng,

từ đó ra mắt bộ nhận diện một cách chính xác nhất. Các doanh nghiệp truyền thông qua
nhiều phương tiện khác nhau như banner, bảng điện tử, quảng cáo ngoài trời...đòi hỏi
các nhà thiết kế lựa chọn màu sắc, kích thước phù hợp khi thể hiện thương hiệu trên các
phương tiện khác nhau.
- Môi trường chính trị - pháp luật: Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, tuy
nhiên những điều luật về thương hiệu hiện nay vẫn chưa thực sự chặt chẽ. Để hệ thống
nhận diện thương hiệu không gặp phải những vấn đề rắc rối trong quá trình hoạt động
thì doanh nghiệp cần tuân thủ một cách nghiêm túc các điều khoản, yêu cầu, quy tắc
trong thiết kế, triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu và đăng ký bản quyền để tránh
những trường hợp rủi ro thương hiệu.
b. Môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh: Hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp luôn phải
đặt sự khác biệt lên hàng đầu để gây ấn tượng cho người tiêu dùng. Trong khi doanh
nghiệp đang xây dựng hình ảnh, sự khác biệt trong sản phẩm, sự độc đáo của bộ nhận
diện cho mình thì các doanh nghiệp, đối thủ khác cũng đang cố gắng xây dựng chúng.
Nếu không có sự khác biệt, người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt được các thương hiệu

19

19


với nhau và từ đó thương hiệu của doanh nghiệp không tạo được dấu ấn trong tâm trí
khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với những trường hợp cạnh
tranh không lành mạnh của đối thủ với các thành tố thương hiệu mà mình đang xây dựng.
- Khách hàng mục tiêu: Khách hàng là yếu tố có vai trò quan trọng trong sự thành
công hay thất bại của một doanh nghiệp. Họ cũng chính là yếu tố tiên quyết để doanh
nghiệp lựa chọn nội dung, cách thức xây dựng, triển khai hệ thống nhận diện thương
hiệu và là nhân tố để đánh giá hiệu quả của bộ nhận diện thương hiệu.
- Nhà cung ứng: Một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị nhập khẩu như T&T không

thể đạt doanh thu và chỗ đứng tốt trên thị trường nếu không có một nhà cung ứng các
sản phẩm chất lượng. Nhà cung ứng như hậu phương vững chắc để doanh nghiệp tạo
dựng thương hiệu trên thị trường, uy tín với khách hàng. Chính vì vậy, bất cứ một doanh
nghiệp nào muốn gây dựng thương hiệu và lợi thế cạnh tranh bền vững cũng nên cân
nhắc và cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung ứng.
1.3.2. Các yếu tố bên trong.
a. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xây dựng, triển khai hệ thống
nhận diện thương hiệu. Khi doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, có
nhiều kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu
tốt, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian cũng như công sức của công ty. Đồng thời, sẽ hạn
chế tối đa được những rủi ro và dễ dàng xử lý các lỗi trong quá trình triển khai xảy ra.
b. Tài chính doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng trong công tác triển khai cũng như tiến độ và hiệu quả khi
xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Khi có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp
dễ dàng đầu tư cho hệ thống nhận diện thương hiệu. Ngược lại, khi tiềm lực tài chính
yếu, doanh nghiệp cần cân nhắc trong việc xây dựng, triển khai và có thể sẽ không có
được một bộ nhận diện thương hiệu đủ tốt, thậm chí có thể bị tụt hậu hơn so với các đối
thủ có tiềm lực kinh tế mạnh.
c. Sản phẩm của công ty
Trước khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, nhà thiết kế cần tìm hiểu sản phẩm
doanh nghiệp kinh doanh là gì, có những đặc điểm nào, công dụng sản phẩm, đối tượng
tiêu dùng là ai. Khi nhìn vào hệ thống nhận diện thương hiệu, người tiêu dùng có thể dễ
dàng nhận ra lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, cần đánh vào tâm lý khách hàng,
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

20

20



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN
DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG T&T.
2.1. Giới thiệu về thương hiệu T&T của Công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG T&T
- Tên giao dịch: T&T CONSTRUCTION MACHINE COMPANY LIMITED
- Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 22 ngách 1, ngõ 111 đường Nguyễn Xiển,
phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
- Trụ sở giao dịch chính: Lô B2.5 thuộc khu đô thị Thanh Hà B, Cienco 5, Cự Khê,
Thanh Oai, Hà Nội (Đối diện công viên nước Thanh Hà).
- Người đại diện theo pháp luật: Bùi Minh Tú
- Mã số thuế: 0106810565
- Trang web của công ty: />- Quy mô vốn: Vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng chẵn)
Công ty TNHH Máy Xây Dựng T&T được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội
cấp phép thành lập ngày 03/04/2015. Công ty chuyên phân phối vận thăng nâng hàng,
cẩu tháp, máy cắt sắt, máy phun sơn, máy trạm trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy
đầm bàn, máy phun vẩy bê tông…, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp bên
Trung Quốc. Những năm đầu công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách do
doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ và nguồn lực còn hạn chế, sức cạnh tranh yếu. Tuy nhiên
bằng với với sự nhạy bén, chủ động sáng tạo và lòng nhiệt huyết với công việc của toàn
cán bộ công nhận viên trong công ty đã đưa công ty sớm thích ứng với nền kinh tế thị
trường đầy biến động và dần đi vào hoạt động khá ổn định và có chỗ đứng trên thị
trường. Trải qua hơn 4 năm hoạt động, đến nay Công ty TNHH Máy Xây Dựng T&T đã
trở thành một trong những nhà phân phối máy xây dựng uy tín với hơn 2000 khách hàng
tiềm năng và hệ thống 12 đại lý phân phối tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mục
tiêu của công ty là đẩy mạnh công tác khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm
năng mới. Rà soát, bố trí lao động toàn công ty một cách hợp lý và cắt giảm đi các
khoản chi phí không cần thiết.


21

21


2.1.2. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Máy xây dựng
T&T trong 3 năm gần đây (2016 - 2018).
(ĐVT: nghìn đồng)
Năm
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

31.687.123
29.327.790
2.359.333
12.583
25.380
2.219.524
127.012
13.760
9.487
4.273
131.285
26.257
105.028

33.638.045

31.098.451
2.539.594
19.195
29.128
2.306.412
223.249
18.612
11.164
7.448
230.697
46.139
184.558

36.553.325
33.823.518
2.729.807
23.247
34.851
2.397.128
321.075
21.646
13.361
8.285
329.360
65.872
263.488

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Máy xây dựng T&T
từ năm 2016-2018.
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh)
Nhận xét:
+ Doanh thu:
Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các
năm. Năm 2016, doanh thu thuần của công ty là xấp xỉ 32 tỷ đồng, đến năm 2018,
doanh thu đã hơn 36 tỷ đồng.
+ Chi phí:
Tổng chi phí của công ty cũng thay đổi khá lớn trong các năm. Nhìn vào bảng số
liệu ta thấy, các khoản chi phí chi cho năm 2018 cao hơn hẳn so với năm 2016. Nguyên
nhân là vào năm 2018, công ty đã chú trọng hơn tới hoạt động marketing, chi phí chi
cho các hoạt động truyền thông, và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu khá đáng kể.
+ Lợi nhuận:
Lợi nhuận của công ty cũng có bước tăng vọt, lợi nhuận năm 2018 tăng gần 79
triệu so với năm 2017, và tăng 158 triệu so với năm 2016. Lợi nhuận trên đã cho thấy
công ty có tiềm năng phát triển rất lớn, và đây cũng là hiệu quả tích cực từ việc công ty
chú trọng hơn đến hoạt động marketing.


22

22


Nhưng nếu muốn đạt được mục tiêu đã đề ra, ban lãnh đạo T&T cần giảm bớt các
khoản chi phí không cần thiết và phát sinh ngoài. Bên cạnh đó, nhân viên nên tích cực
đề xuất các phương pháp phù hợp.
2.1.3. Giới thiệu về thương hiệu T&T của Công ty TNHH Máy
xây dựng T&T.
Thương hiệu T&T được ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của công ty.
Trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển, T&T ngày càng có chỗ đứng trên thị trường
và ngày càng khẳng định được vị trí trong tâm trí khách hàng.
- Tên thương hiệu: T&T.
T&T lấy từ tên viết tắt của hai người sáng lập ra công ty, đó là ông Bùi Minh Tú
và Bùi Minh Tuấn. Tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, giúp thương hiệu dễ dàng
được khách hàng ghi nhớ và đón nhận.
- Logo:

Hình 2.1: Logo công ty TNHH Máy xây dựng T&T
- Màu sắc: Bộ nhận diện thương hiệu của công ty gồm 3 màu chủ đạo, đó là: xanh
dương, xanh da trời và trắng. Màu sắc tươi sáng, khỏe khoắn, toát lên bản chất của
ngành xây dựng.
- Website: Website công ty được thiết kế khoa học, dễ nhìn, đầy đủ thông tin, giúp
khách hàng dễ tìm kiếm và theo dõi.

23

23



Hình 2.2: Website công ty TNHH Máy xây dựng T&T
2.1.4. Tình hình các yếu tố nội bộ của công ty
a. Nguồn nhân lực:
Công ty có 1 phòng Marketing với 3 nhân viên: 1 Trưởng phòng và 2 nhân viên.
Nhân sự công ty chưa nhiều nên chưa đáp ứng được tốt nhất những mục tiêu marketing
của công ty đề ra. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên có chất lượng cao và có tinh thần trách
nhiệm nên vẫn hoàn thành khá tốt những nhiệm vụ, ngày càng hoàn thiện hoạt động
marketing của công ty.
b. Khả năng tài chính:
Công ty có mức tăng trưởng doanh thu khá bền vững, vậy nên ngân sách chi cho
hoạt động marketing cũng khá ổn định. Một năm công ty chi khoảng 3-5% doanh thu
cho hoạt động marketing. Ngân sách này còn khá thấp để xây dựng, triển khai các dự án
truyền thông và hoạt động hoàn thiện thương hiệu
c. Sản phẩm
Sản phẩm kinh doanh của công ty là các thiết bị xây dựng nhập khẩu chất lượng
từ Trung Quốc. Công ty luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng phương châm
kinh doanh trọng chất lượng và chữ tín, luôn muốn cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng với giá thành hợp lí. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ tư vấn
chăm sóc khách hàng của công ty cũng được đánh giá cao. Đội ngũ nhân viên tư vấn
thân thiện nhiệt tình luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ khách hàng một
cách tối đa. Nếu trong quá trình sử dụng sản phẩm có hư hại hay hỏng hóc, công ty cũng
sửa chữa hoàn toàn miễn phí.

24

24



2.2. Tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động hoàn thiện hệ thống
nhận diện T&T của Công ty TNHH Máy xây dựng T&T.
2.2.1. Tác động của các yếu tố bên ngoài
a. Môi trường ngành
- Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của T&T được chia thành 2 nhóm là: khách hàng cá nhân
và đại lí phân phối. Khách hàng cá nhân bao gồm các nhà thầu xây dựng, những người
có nhu cầu đầu tư thiết bị cho hoạt động xây dựng của mình, … Đại lí phân phối cũng là
tập khách hàng tiềm năng của công ty. Hiện nay T&T có hệ thống 12 đại lý phân phối
tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vì vậy đòi hỏi công ty phải luôn có chính sách
hợp lý để phát triển cũng như chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Công ty luôn phải
lên kế hoạch khai thác khách hàng mới từ tập khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành
khách hàng trung thành.
- Đối thủ cạnh tranh:
Thị trường nước ta đang ngày càng đa dạng hóa sản phẩm cũng như thương hiệu.
Việc các công ty luôn cạnh tranh nhau trên thị trường tạo ra nhiều áp lực rất lớn. Đặc
biệt đối với dòng sản phẩm thiết bị xây dựng thì mức độ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.
Sản phẩm thiết bị xây dựng ngoài việc khách hàng chọn tiêu chí chất lượng thì giá cả,
mẫu mã cũng được khách hàng lưu tâm. Chính vì thế, để có được lợi thế cạnh tranh,
công ty phải luôn ra sức thiết kế, hoàn thiện, cập nhật mẫu mã sản phẩm một cách nhanh
chóng và chỉn chu nhất. Bên cạnh đó, việc tạo ra giá trị cá biệt cũng là một lợi thế cạnh
tranh của công ty so với đối thủ. Từ đây, đòi hỏi công ty phải có chính sách phù hợp để
phát triển đúng hướng, luôn đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay, đối thủ trực tiếp của
T&T là: Công ty TNHH Máy xây dựng Hải Âu, Công ty TNHH Máy xây dựng Việt
Nhật, Công ty TNHH Máy xây dựng Mik Việt Nam, …
- Nhà cung ứng:
Một công ty kinh doanh thiết bị nhập khẩu thì nhà cung ứng là một yếu tố vô
cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành bại của kết quả kinh doanh.
Thấu hiểu điều đó, T&T đã lựa chọn cho mình một nguồn cung chất lượng, uy tín, nhà
cung ứng luôn cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng theo đúng yêu cầu hai bên

đặt ra. Vì có nhà cung ứng uy tín nên chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đảm
bảo, từ đó T&T đã tạo dựng cho mình một thương hiệu uy tín với khách hàng, ban lãnh
đạo công ty đang hướng đến mục tiêu, khi nhắc đến T&T khách hàng sẽ nhớ ngay đến
một công ty chuyên cung cấp những sản phẩm thiết bị xây dựng chất lượng. Nhà cung
ứng tốt đã góp phần xây dựng một thương hiệu vững chắc cho T&T…

25

25


×