Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.55 KB, 7 trang )

QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng
Quản lý nói chung là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để 
thực hiện mục tiêu chung Về  nội dung, thuật ngữ  “quản lý” có nhiều cách diễn đạt 
khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là việc chủ thể 
(thường là Nhà nước hoặc người đứng đầu tổ chức) sử dụng các công cụ hành chính, 
kinh tế, pháp luật vv… nhằm tác động một cách có tổ  chức và định hướng vào một  
đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm 
duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
Như  vậy, bản thân khái niệm quản lý vốn sự  nghiệp có tính chất đầu tư  xây dựng  
cũng có thể hiểu hai nghĩa. Nó có thể là hoạt động quản lý của Nhà nước, cũng có thể 
là hoạt động quản lý của đơn vị  sử  dụng vốn. Trong phạm vi luận văn này, quản lý  
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư  xây dựng được hiểu là một nội dung quản lý Nhà 
nước trong lĩnh vực tài chính công. Với cách hiểu này ta có định nghĩa sau:
Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là sự tác động liên tục, có hướng  
đích của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên đối tượng (các đơn vị  HCSN) và khách thể 
quản lý (vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng) nhằm thực hiện mục tiêu chung.
­ Chủ thể quản lý: Các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền, trách nhiệm quản lý 
vốn đầu tư nói chung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng nói riêng.
+ Đối với cấp Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các 
bộ, ngành có liên quan.
+ Đối với cấp tỉnh: UBND tỉnh, thành phố, các Sở chức năng giúp việc.
+ Đối với cấp huyện: UBND quận, huyện và các Phòng chức năng giúp việc.


­ Đối tượng quản lý: Các đối tượng sử  dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư  xây 
dựng. Đó là các cơ quan, đơn vị HCSN.
Mục tiêu quản lý là quản lý và sử dụng vốn đúng pháp luật, đúng mục đích, đúng hiệu 
quả, tiết kiệm.
Nội dung quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.


Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư  xây dựng là mọt trong rất nhiều nội dung 
của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công mà cụ thể là quản lý một loại vốn 
thuộc Ngân sách Nhà nước. Vì vậy ta phải xem xét trên hai góc độ:
­ Xét trên góc độ quản lý hành chính Nhà nước, nội dung quản lý bao gồm:
+ Xây dựng và ban hành hệ  thống văn bản pháp luật, chính sách, chế  độ  quy định, 
quyết định để quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
+ Tổ chức thực hiện theo hệ thống văn bản quản lý nêu trên.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, thực hiện của các cơ quan, đơn vị.
Các văn bản quản lý chia ra làm nhiều loại phân theo các tiêu thức khác nhau.
+ Theo cơ quan ra văn bản, có: Văn bản do Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban hành, văn  
bản của UBND, của các Sở vv…
+ Theo nội dung văn bản, có văn bản quản lý chung, văn bản quản lý chung, văn bản 
quản lý cụ thể từng lĩnh vực, các văn bản hỗ trợ.
­ Xét trên góc độ quản lý tài chính Nhà nước, nội dung quản lý bao gồm:
+ Quản lý việc lập kế hoạch và thông báo kế  hoạch vốn đầu tư  (thuộc nội dung lập  
và phân bổ dự toán Ngân sách trong quản lý NSNN)
+ Quản lý việc thanh toán vốn (thuộc nội dung chấp hành dự toán Ngân sách).
+ Quản lý việc quyết toán vốn (thuộc nội dung chấp hành dự toán Ngân sách).
Đồng thời, quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư  XDCB là nội dung quản lý các 
dự án, công trình xây dựng sử dụng loại vốn này. Vì vậy, nó được thực hiện đồng bộ 
với các nội dung khác như quản lý thiết kế xây dựng, kỹ thuật, chất lượng công trình,  


vv… của quản lý đầu tư và xây dựng nói chung và được tiến hành theo đúng trình tự 
đầu tư và xây dựng bao gồm 3 giai đoạn:
+ Chuẩn bị đầu tư.
+ Thực hiện đầu tư.
+ Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý là sử  dụng vốn Ngân sách tiết kiệm, 
hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định, các dự  án do cơ  quan Nhà nước có thẩm  

quyền quyết định đầu tư  phải chịu sự  giám định đầu tư. Giám định đầu tư  là việc 
kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư và 
xây dựng. Công tác giám định đầu tư được thực hiện ở cả cấp Thủ tướng Chính phủ, 
cấp ngành và cấp địa phương.
Lập và thông báo kế hoạch vốn đầu tư
Theo nội dung và phân bổ dự toán NSNN, kế hoạch bao gồm danh mục dự án và vốn 
cho từng dự án. Theo trình tự đầu tư và xây dựng, kế hoạch bao gồm vốn cho chuẩn bị 
đầu tư, vốn cho chuẩn bị thực hiện đầu tư, vốn cho thực hiện đầu tư.
Hàng năm, theo kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư đã bố  trí, chủ đầu tư tiến hành lập dự 
án đầu tư dưới hình thức báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi 
hoặc báo cáo đầu tư. (Các cơ quan HCSN là chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vật  
chất kỹ thuật của chính mình). Đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất  
đầu tư xây dựng có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu 
khả thị. Các dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng thì không phải lập báo cáo nghiên cứu 
khả thi cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình báo cáo nghiên cứu khả thi tới người có thẩm quyền  
quyết định đầu tư và đồng thời gửi cơ quan có chức năng thẩm định. Các dự án được  
lập báo cáo đầu tư thì không phải thẩm định.
Bộ  Kế  hoạch ­ Đầu tư  chủ  trì thẩm định các dự  án cấp trung  ương quản lý. Sở  kế 
hoạch ­ Đầu tư chủ trì thẩm định các dự án cấp tỉnh, cấp huyện.


Kết quả  của việc thẩm định dự  án là cho ra quyết định đầu tư  hoặc quết định không  
đầu tư dự án. Nếu dự án đầu tư có quyết định đầu tư, nó sẽ được bố trí kế hoạch vốn 
cho chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư.
Kế  hoạch chuẩn bị  thực hiện đầu tư  bao gồm vốn để  thực hiện công tác khảo sát, 
thiết kế kỹ thuật, các công tác chuẩn bị xây dựng và các chi phí khác có liên quan.
Kế  hoạch thực hiện đầu tư  bao gồm vốn đầu tư  để  thực hiện việc mua sắm vật tư 
thiết bị, xây dựng và các chi phí khác có liên quan đến đấu thầu và đưa dự án vào khai  
thác sử dụng. Nó bao gồm kế hoạch năm và kế hoạch quý.

Điều kiện để dự án được ghi vào kế hoạch vốn thực hiện đầu tư năm là phải có thiết  
kế  kỹ  thuật và tổng dự  toán (được lập trong giai đoạn chuẩn bị  thực hiện đầu tư) 
được duyệt. Căn cứ vào nhu cầu vốn theo tiến độ công trình và cân đối vốn hàng năm  
để thực hiện đầu tư cho dự án.
Công tác lập và phân bổ  dự  toán chi vốn sự  nghiệp có tính chất đầu tư  XDCB tuân 
theo các trình tự, thủ tục được quy định trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn  
của chính phủ và Bộ Tài chính. Việc lập và phân bổ từ trên xuống.
Khi lập và phân bổ kế hoạch và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, cùng lúc  
phải chú ý tới hai việc:
­ Cân đối giữa chi vốn sự  nghiệp có tính chất đầu tư  xây dựng với các khoản chi 
thường xuyên khác của đơn vị HCSN
­ Cân đối vốn đầu tư của địa phương và của cả nước.
Vì vậy, trong việc quản lý các loại vốn đầu tư  (bao gồm cả  vốn sự  nghiệp có tính  
chất đầu tư XDCB) có sự phối hợp của Sở Kế hoạch – Đầu tư. Bộ  Kế hoạch ­ Đầu 
tư và Sở Tài chính – Vật giá. Bộ Tài chính
Quản lý thanh toán vốn đầu tư
Việc thanh toán vốn đầu tư được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của trình tự đầu tư và 
xây dựng. Các khoản chi phí cần thanh toán vốn là:


­ Chi phí xây lắp
­ Chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị.
­ Chi phí tư vấn.
­ Chi phí khác (chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, thuế, lệ phí  
phải nộp,vv…)
Đối với các dự  án được sử  dụng vốn sự  nghiệp có tính chất đầu tư  xây dựng, việc  
cấp phát vốn được thực hiện dưới hình thức cấp bằng hạn mức kinh phí đầu tư  và 
được thanh toán qua KBNN.
Căn cứ chính để KBNN tiến hành thanh toán cho đơn vị sử dụng vốn Ngân sách là:
­ Đã có trong dự toán Ngân sách Nhà nước được giao.

­ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ra lệnh chuẩn chi.
­ Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ.
Việc thanh toán vốn được thực hiện theo dõi khối lượng công việc hoàn thành nghiệm  
thu trong từng thời kỳ. Như vậy, cơ quan quản lý vừa kiểm tra được tiến độ thực hiện  
dự án vừa kiểm soát được việc thanh toán vốn cho công trình.
Đối với những dự  án đầu tư  hoặc khối lượng công việc thuộc dự  án đầu tư  được  
phép cấp tạm ứng thì KBNN sẽ cấp trước vốn tạm  ứng cho đơn vị thụ hưởng và thu  
hồi vốn tạm ứng khi thanh toán khối lượng công việc hoàn thành.
Quản lý quyết toán vốn đầu tư.
Khi kết thúc năm kế hoạch, đơn vị phải quyết toán khối lượng xây dựng dở dang đang  
chuyển sang năm sau, tổng hợp trong báo cáo quyết toán cùng với các khoản chi Ngân 
sách trong năm của đơn vị.
Đối với dự án có nhiều hạng mục công trình mà mỗi hạng mục (hoặc nhóm hạng mục  
công trình) khi hoàn thành nếu độc lập vận hành khai thác sử  dụng và xét thấy cần 
thiết thì cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể  cho phép quyết toán hạng 
mục (hoặc nhóm hạng mục) bao gồm chi phí xây lắp, thiết bị và chi khác có liên quan 


trực tiếp của hạng mục (hoặc nhóm hạng mục công trình) nói trên. Sau khi toàn bộ dự 
án thoàn thành chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ dự án và phân bổ chi phí khác  
cho từng hạng mục theo quy định.
Khi kết thúc xây dựng, công trình phải được nghiệm thu, bàn giao, vận hành thử, bảo 
hành, bảo hiểm, vv…, phải tiến hành quyết toán vốn đầu tư, thẩm tra và phê duyệt  
quyết toán vốn đầu tư.
“Vốn đầu tư được quyết toán” là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình  
đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng quy  
chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính – kế toán và những quy định hiện hành của 
Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được quyết toán trong giới hạn tổng mức đầu tư 
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh (nếu có).
Quyết toán đầu tư phải xác định đẩy đủ, chính xác tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện;  

phân định rõ nguồn vốn đầu tư; vốn đầu tư  chuyển thành tài sản cố  định, tài sản lưu  
động, hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán vốn đầu tư xác định 
số  lượng, năng lực sản xuất, giá trị  TSCĐ mới tăng do đầu tư  mang lại để  có kế 
hoạch huy động, sử  dụng kịp thời và phát huy hiệu quả  của dự  án đầu tư  đã hoàn 
thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước 
về đầu tư và xây dựng trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư.
Quyết toán vốn đầu tư phải đầy đủ, đúng nội dung, bảo đảm thời gian lập thẩm tra và  
phê duyệt theo quy định.
Chủ  đầu tư  chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư  và gửi báo cáo quyết toán vốn  
đầu tư cho người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Đối với các dự  án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư  xây dựng thì người có 
thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Trước khi quyết toán vốn đầu tư, tất cả  các báo cáo quyết toán phải đựoc tổ  chức  
thẩm tra quyết toán. Tuỳ  theo quyết định của người có thẩm quyền phê duyệt, hình  


thức tổ  chức thẩm tra quyết toán có thể  là do cơ  quan chức năng trưc thuộc cấp có  
thẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán.
Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư  được tính trong tổng dự  toán 
được phê duyệt.
Công tác quyết toán vốn đầu tư không chỉ  nhằm kiểm tra các khoản chi xem có đúng 
với mục đích, tiêu chuẩn định mức, chế độ chính sách, quy trình thủ tục của Nhà nước 
không mà còn để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường 
công tác quản lý đầu tư và xây dựng.



×