Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CAU TAO THAN CAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.18 KB, 8 trang )

GỞI BÉ MÍT ! CỐ GẮNG NHÉ ! THƯƠNG NHIỀU !
3.2. Thân cây
3.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân
a) Mô phân sinh ngọn (đỉnh sinh trưởng, đỉnh ngọn)
Nằm ở vị trí tận cùng của thân, cành, gồm 3 loại mô phân sinh sơ cấp
- Tầng sinh bì (lớp nguyên bì) nằm ở ngoài cùng cho ra biểu bì của thân.
- Ở giữa là mô phân sinh cơ bản: sinh ra vỏ, tủy và các tia tủy.
- Tầng sinh trụ (tầng trước phát sinh) nằm ở trong cùng tạo ra libe sơ cấp,
gỗ sơ cấp và tầng phát sinh gỗ-libe.

Ở các ngành Thực vật bậc thấp như Rêu, Cỏ tháp bút thì đỉnh ngọn chỉ là
một tế bào hình tháp có đáy hình vòng cung và đỉnh quay xuống dưới. Tế bào
này sẽ phân chia cho ra các loại tế bào khác nhau của cơ thể.
Ở các ngành thực vật có hạt, đỉnh ngọn có hình nón với đỉnh tròn gồm
nhiều tế bào mô phân sinh ngọn, các tế bào này phân chia tạo thành lá, cành
bên, cơ quan sinh sản.

b) Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm
- Biểu bì: là mô bì sơ cấp của thân, được hình thành từ lớp nguyên bì của
mô phân sinh ngọn, gồm một lớp tế bào sống, không chứa diệp lục, thực hiện
chức năng bảo vệ. Biểu bì thân gồm những tế bào hơi kéo dài dọc theo thân và
ít lỗ khí.
Trong điều kiện khô hạn, tế bào biểu bì có lớp cuticun phủ mặt ngoài tế
bào nhằm làm giảm sự mất nước, bảo vệ cây chống nấm bệnh và vi khuẩn.
Tùy theo từng loại thân và điều kiện sống, biểu bì có thể có các tế bào
chuyên hóa như tế bào lông, gai, lỗ nước…

- Vỏ sơ cấp: nằm sát biểu bì, được hình thành từ mô phân sinh cơ bản của
mô phân sinh ngọn, gồm 2 loại mô: mô mềm vỏ và mô dày.
Mô dày: nằm sát biểu bì, gồm các tế bào sống có vách hóa dày không đều,
tế bào dài ra khi cây phát triển. Mô dày có chức năng nâng đỡ và bảo vệ cho


cây.
Trong thân cây Hai lá mầm có tất cả các kiểu mô dày nhưng phổ biến nhất
là mô dày góc.

Mô mềm vỏ: nằm phía trong mô dày, gồm các tế bào có kích thước lớn,
sắp xếp tạo các khoảng trống gian bào khá lớn. Mô mềm vỏ có chứa diệp lục
tạo nên màu lục của thân non. Ngoài ra chúng còn chứa tinh bột, protein, lipit.
Mô mềm có chức năng quang hợp, bài tiết, nâng đỡ và dự trữ.
Vỏ một số loài Hạt trần có các ống dẫn dầu, một số cây Hạt kín có túi tiết
dầu hoặc ống nhựa mủ.

Vỏ trong: là lớp trong cùng của vỏ sơ cấp. Vỏ trong của thân phát triển
yếu hơn vỏ trong của rễ, đôi khi không phân biệt được với mô mềm vỏ.
Các tế bào vỏ trong chứa tinh bột, xếp sát nhau, có hình dạng tương đối
giống tế bào mô mềm nhưng bé hơn và hơi kéo dài. Ở một số loài thân cỏ Hạt
kín, vỏ trong cũng có đai caspari như vỏ trong của rễ. Vỏ trong của thân ngầm
phát triển mạnh hơn sơ với vỏ trong của thân trên mặt đất.

- Trụ giữa: gồm vỏ trụ, hệ dẫn, ruột và tia ruột
+ Vỏ trụ: là lớp ngoài cùng của trụ giữa, có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ
cấp và có khả năng phân chia để tăng số lượng các lớp tế bào, các tế bào này
phân hóa tạo thành các mô vĩnh viễn (mô cơ và mô cơ bản). Mô cơ được hình
thành từ sợi vỏ trụ hay sợi libe (sợi lanh, sợi gai). Vỏ trụ cũng có thể hình thành
nên các ống nhựa mủ, ống tiết hoặc tạo nên lớp trong của chu bì.
+ Hệ dẫn: các bó libe và bó gỗ họp lại tạo thành bó dẫn xếp chồng với libe
nằm ngoài và gỗ nằm trong (bó libe-gỗ hay bó dẫn). Một số loài có bó dẫn
chồng kép hoặc bó đồng tâm.
Trong các bó gỗ mạch gỗ nhỏ ở phía trong, mạch gỗ lớn ở phía ngoài,
mạch gỗ phát triển dần từ trong ra ngoài.
Trong thân, số lượng bó dẫn thay đổi tùy theo tuổi của cây, ở phần thân

non có số bó dẫn ít, sau đó tăng dần do có thêm các bó dẫn đi vào lá.

Vết lá: là phần nối liền hệ dẫn của thân với hệ dẫn của gốc lá tại các mấu.
Mỗi lá có thể có một hoặc một số vết lá, vết lá tiến dần vào trụ giữa của thân.
Các bó dẫn của trụ giữa tách ra ở chỗ gặp vết lá và tạo thành khe lá chứa mô
mềm. Mỗi vết lá ứng với một khe lá.
Vết cành: là phần nối hệ dẫn của cành với hệ dẫn của thân. Cũng như vết
lá, các vết cành đi qua thân rồi dính vào hệ dẫn của thân, góp phần tạo nên trụ
dẫn sơ cấp của thân.

+ Ruột và tia ruột: tia ruột do mô phân sinh ngọn phân hóa nên, gồm các
tế bào mô mềm sắp xếp tỏa tròn thành các tia xen kẽ giữa các bó dẫn.
Ruột là phần mô mềm nối phần vỏ sơ cấp với phần giữa của thân, có
nguồn gốc từ mô phân sinh ngọn, có chức năng dự trữ.
Tia ruột có chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng các chất hữu cơ hòa
tan từ các bó dẫn đến các tế bào sống của vỏ và ruột.
Số lượng, kích thước và sự sắp xếp của tia ruột phụ thuộc vào loài cây,
tuổi của cây và số lượng bó dẫn.











Hình 3.9. Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm

A. Vỏ sơ cấp; B. Trụ giữa
1. Biểu bì; 2. Mô dày; 3. Mô mềm vỏ; 4. Vỏ trong;
5. Vỏ trụ; 6. Libe sơ cấp; 7. Tầng trước phát sinh;
8. Gỗ sơ cấp; 9. Mô mềm ruột











Hình 3.10. Cấu tạo sơ cấp thân cây cỏ hôi


c) Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm
Các cây Hai lá mầm sống một năm và hầu hết các cây Một lá mầm không
có cấu tạo thứ cấp, chỉ có những cây Hạt trần và cây Hai lá mầm sống nhiều
năm mới có cấu tạo thứ cấp.
Cấu tạo thứ cấp thân cây Hai lá mầm được quan sát trên lát cắt ngang bao
gồm: vỏ thứ cấp, tầng sinh trụ, libe và gỗ thứ cấp.

+ Vỏ thứ cấp: đối với các loài cây, vỏ sơ cấp không giữ được lâu, lúc bấy
giờ tầng sinh vỏ sẽ xuất hiện thay cho biểu bì.
Tầng sinh vỏ (tầng sinh bần, tầng phát sinh bần-lục bì) có vị trí không ổn
định trong vỏ thứ cấp, có thể từ biểu bì đến vỏ trụ. Tầng sinh vỏ có nguồn gốc
từ các lớp khác nhau của vỏ sơ cấp, từ lớp vỏ trụ hoặc từ lớp ngoài của libe tạo

nên.
Nó sẽ sinh ra ở phía ngoài một lớp mô bì đặc biệt gọi là bần, phía trong
sinh ra các một lớp mô mềm thứ cấp gọi là vỏ lục. Cả 3 lớp: bần, tầng sinh vỏ
và vỏ lục tạo thành chu bì.
Sau khi lớp bần hình thành xong, các phấn của vỏ sơ cấp phía ngoài lớp
bần sẽ bị ngăn cách với các tế bào sống khác của vỏ và hệ thống dẫn bên trong
nên nó chết đi và cùng với lớp bần tạo thành thụ bì, che chở mặt ngoài thân.

+ Tầng phát sinh trụ: tầng phát sinh khác với tầng trước phát sinh ở chỗ là
có cấu trúc màng TB chắc hơn, sự hóa không bào mạnh hơn. Có hai loại tế bào:
tế bào hình thoi và tế bào hình tròn.
Tế bào hình thoi có chiều dài lớn hơn chiều rộng hàng chục lần, có khả
năng phân chia rất nhanh theo mặt phẳng tiếp tuyến. Một trong hai tế bào con
được hình thành vẫn là tế bào của tầng phát sinh, tế bào thứ hai sẽ phân hóa
thành gỗ hay libe tùy theo vị trí của nó ở mặt trong hay mặt ngoài.
Số tế bào hình tròn ít hơn tế bào hình thoi, thường tập hợp thành từng
nhóm, có số lượng, kích thước khác nhau tùy từng loại cây. Đây là các tế bào
mẹ của tia ruột thứ cấp, chúng phân hóa tạo nên tia gỗ và tia libe.

Tia ruột giúp cho sự trao đổi giữa phần ngoài và phần trong của thân được
dễ dàng.
Các kiểu cấu tạo thứ cấp của hệ dẫn: có 3 kiểu
Thứ nhất: bó dẫn sơ cấp xếp xen kẽ với các tia ruột, tầng phát sinh giữa
hai bó dẫn chỉ hình thành mô mềm hình tia nên cấu tạo thứ cấp cũng có bó dẫn
riêng biệt (chi Mộc hương, một số dây leo và thân cỏ Hai lá mầm).
Thứ hai: các bó dẫn sơ cấp xếp thành bó nhưng tầng phát sinh lại hình
thành một vòng liên tục các bó dẫn thứ cấp (đậu cô ve, thược dược, hướng
dương).
Thứ ba: các bó dẫn sơ cấp tạo nên một trụ liên tục với các tia ruột rất hẹp,
các bó dẫn thứ cấp cũng được hình thành theo kiểu đó (cây bông, đay).


+ Libe và gỗ thứ cấp
Libe thứ cấp được hình thành từ lớp tế bào ngoài của tầng phát sinh, có 2
loại: libe mềm gồm mạch rây, tế bào kèm và mô mềm; libe cứng gồm sợi libe,
mô cứng và tế bào đá. Ở một số loài, trong libe thứ cấp còn có các tế bào tiết,
ống tiết nhựa và ống nhựa mủ.
Gỗ thứ cấp: được hình thành ở phía trong tầng phát sinh trụ và tạo thành
vòng liên tục, gồm mạch gỗ, quản bào, sợi gỗ, mô mềm và tia gỗ.
Ở các cây gỗ trưởng thành, gỗ thường được chia làm 2 miền: dác và ròng.

Miền ngoài gọi là gỗ dác, các tế bào sống, mềm, có màu nhạt, là lớp gỗ trẻ
hơn gồm các mạch gỗ, mô mềm và sợi gỗ thực hiện chức năng vận chuyển
nước và muối khoáng.
Miền trong gọi là gỗ ròng, là phần gỗ chết, rắn, có màu sậm hơn, là lớp gỗ
già, gồm các mạch gỗ đã bị nút lại ở các thể nút, mất khả năng vận chuyển, có
chức năng nâng đỡ, có giá trị sử dụng lớn vì độ rắn chắc và chống mối mọt.








Hình 3.11A. Cấu tạo thứ cấp
thân cây dâm bụt
Hình 3.11B. Cấu tạo thứ cấp thân cây
cà giâm



d) Cấu tạo của thân cây Một lá mầm
- Thân cây Một lá mầm khác thân cây Hai lá mầm về cách sắp xếp các bó
dẫn và thiếu tầng phát sinh.
- Thân cây Một lá mầm thường không phân hóa rõ thành vỏ và trụ giữa.
Do không có tầng sinh trụ nên không có sự sinh trưởng thứ cấp, luôn giữ
nguyên cấu tạo sơ cấp. Thân dày lên do sự tăng thể tích của các tế bào không
phải do sự tăng số lượng (trừ các cây gỗ), do đó thân hạn chế sự tăng trưởng về
chiều ngang.
- Trên lát cắt ngang, quan sát từ ngoài vào trong ta thấy
+ Bên ngoài là lớp biểu bì có tầng cuticun khá phát triển, dưới lớp biểu
bì là vòng tế bào mô cứng.
+ Bên trong là khối tế bào mô mềm gồm các tế bào tròn cạnh, càng đi
vào phần giữa tế bào càng lớn hơn.

+ Các bó dẫn kiểu chồng kín, sắp xếp lộn xộn trong khối tế bào mô
mềm, các bó ở phía ngoài bé và xếp sát nhau hơn các bó ở phía trong. Xung
quanh mỗi bó dẫn có vòng tế bào mô cứng.
+ Trong mỗi bó dẫn, phần libe gồm ống rây và tế bào kèm, phần gỗ 1
quản bào xoắn và 1 quản bào vòng. Các tế bào mô mềm xung quanh quản bào
sớm bị chết đi để lại một khoang trống.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×