GIÁO ÁN KỸ NĂNG VÒNG 1
GV: Nguyễn Thị Ngân Hà
Ngày dạy: 13/10/2008 – Lớp dạy: 6A
5
CHƯƠNG III: THÂN
TIẾT 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa.
- Nhận biết, phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu, so sánh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
+ Tranh phóng to hình 13.1, 13.2.
+ Mẫu vật: các loại cành cây, các loại thân cây.
+ Bảng phụ ghi nội dung bảng phân loại thân cây.
- HS: chuẩn bị mẫu vật theo dặn dò của GV.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
3. Bài mới:
a) Mở bài: Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng
đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại?
b) Phát triển bài học:
Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung
HĐ1: Cấu tạo ngoài của thân.
MT: HS xác định được các bộ phận
cấu tạo ngoài của thân, phân biệt được
chồi lá và chồi hoa.
- GV treo tranh hình 13.1 → Yêu cầu:
+ HS đặt cây, cành lên bàn.
+ Hoạt động cá nhân: Quan sát cây, cành,
đối chiếu hình 13.1 → tự xác định 5 yêu
cầu của SGK.
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV dùng tranh tiểu kết phần “Các bộ
phận của thân”.
- GV giới thiệu: chồi nách gồm 2 loại là
chồi lá và chồi hoa.
- GV treo tranh hình 13.2.
- Yêu cầu HS mang 1 cành mang lá và
cành mang hoa ra quan sát → Thảo luận
nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK.
- Gọi HS đọc thông tin SGK.
HĐ2: Phân biệt các loại thân.
MT:
+ Biết cách phân loại thân theo vị trí của
thân trên mặt đất, theo độ cứng, mềm của
- HS đặt cây, cành lên bàn quan
sát, đối chiếu với hình 13.1
→ trả lời câu hỏi và ghi ra nháp.
- HS mang cành của mình lên chỉ
các bộ phận đã quan sát được.
- HS đặt tất cả các bộ phận lên
bàn thực hiện theo yêu cầu của
GV.
- HS đọc thông tin.
I. Cấu tạo ngoài của thân
- Thân cây gồm: thân
chính, cành, chồi ngọn và
chồi nách.
- Chồi nách gồm: chồi lá
và chồi hoa đều có mầm lá
bao bọc.
+ Chồi lá có mô phân sinh
ngọn → phát triển thành
cành mang lá.
+ Chồi hoa có mầm hoa →
phát triển thành cành mang
hoa hoặc hoa.
II. Các loại thân
Tùy theo cách mọc của
thân mà người ta chia thân
thành 3 loại:
thân.
+ Nhận biết được một số loại thân trong
thiên nhiên.
- Yêu cầu HS mang vật mẫu đặt lên bàn,
đối chiếu hình 13.3 → Phân chia cây
thành các nhóm.
- GV gợi ý một số vấn đề:
+ Vị trí của thân cây trên mặt đất.
+ Độ cứng, mềm của thân.
+ Sự phân cành: có cành hay không có
cành.
+ Thân tự đứng hay phải leo, bám. Nếu
leo thì bằng thân quấn hay tua cuốn.
- GV treo bảng phụ kẻ bảng → Gọi HS
lên điền.
- GV sữa bài.
- GV nêu câu hỏi: Có mấy loại thân? Đặc
điểm của từng loại?
- HS đặt vật mẫu lên bàn, quan
sát tranh → Chia cây thành
nhóm.
- Đại diện HS từng nhóm lên
điền vào bảng.
- HS theo dõi và sữa bài.
- HS rút ra kết luận.
- Thân đứng gồm:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có
cành (nhãn…)
+ Thân cột: cứng, cao,
không cành (dừa…)
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp
(lúa…)
- Thân leo: leo bằng thân
quấn hoặc tua cuốn (mồng
tơi, mướp…)
- Thân bò: mềm yếu, bò
lan sát đất(rau má…)
IV. Củng cố:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bịt mắt đón cây” :
- GV chuẩn bị các loại cây chia thành hai phần.
- Yêu cầu mỗi dãy cử đại diện 2 HS: 1 HS sẽ bịt mắt đón tên cây và loại thân, còn HS kia sẽ viết lên bảng.
- Trò chơi diễn ra trong 30s, đội nào viết đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
V. Dặn dò:
- Học bài theo nội dung vở ghi.
- Trả lời câu hỏi SGK/45.
- Làm bài tập SGK/45.
- Đem thí nghiệm đã làm lên lớp (có ghi lại kết quả báo cáo).
VI. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………………......
……………………………………………………………………………………………………………......