Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

chudesu8 châuuvanuocmi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.19 KB, 7 trang )

Chủ đề : CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) (2 tiết )
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Mô tả chủ đề: Chủ đề gồm nội dung các bài:
- Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
2. Mạch kiến thức chủ đề
- Tiết 1: tìm hiểu các nội dung:
+ Châu Âu trong những năm 1918 - 1929;
+ Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX;
- Tiết 2: tìm hiểu các nội dung:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả.
+ Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế của Châu Âu và nước Mĩ.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS ghi nhớ những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918 - 1929, kinh tế, chính trị
-xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và tác động của nó đối với châu Âu, nước Mĩ.
- Chủ nghĩa phát xít ra đời trên thế giới, điển hình là phát xít Đức, Ý, Nhật.
- HS giải thích được tại sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức.
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân của sự phát triển.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 - 1933) đối với Mĩ và Chính sách mới nhằm đưa nước
Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tư duy, so sánh, rút ra bài học LS; kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng thái độ đúng đắn: phản đối chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.
- Nhận thức được bản chất của CNTB Mĩ, những mâu thuẫn trong lòng xã hội nước Mĩ.
- Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tư duy, tự học, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp


- Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; thực hành bộ môn, xác
định và giải quyết mối liên hệ giữa các sự kiện; nhận xét đánh giá, so sánh, vận dụng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất; Tranh ảnh, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài mới; Sưu tầm tư liệu về kiến thức bài học.
3. Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Nội dung
Nhận biết
thấp
cao
Châu Âu Trình bày tình hình châu Âu và Hiểu được nguyên
và nước Mĩ nước Mĩ từ 1918 – 1929.
nhân dẫn đến sự phát Khái quát
1918 - 1929
triển của nền KT Mĩ.
các giai
Trình bày cuộc khủng hoảng kinh - Hiểu được nguyên đoạn phát
tế 1929 – 1933 và những hậu quả nhân CN Phát xít triển của hệ
Châu Âu
thống
của nó đối với các nước tư bản Âu thắng lợi ở Đức.
và nước Mĩ
CNTB từ
– Mĩ.
- Tác dụng của chính
1929 – 1939
- Các biện pháp nhằm giải quyết sách mới do Ru-dơ- 1918 - 1939

cuộc khủng hoảng.
ven khởi xướng.


III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918 - 1929
1. Ổn định (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) ? Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả của chính sách kinh tế mới.
 * Hoàn cảnh:
- Chiến tranh đã tàn phá nặng nề nền kinh tế. -> Nạn đói trầm trọng. (1,5đ)
- Sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng. (1,5đ)
- Tháng 3/1921, Chính sách kinh tế mới được Lê-nin đề xướng. (1,5đ)
* Nội dung:
+ Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. (1,5đ)
+ Thực hiện tự do buôn bán, tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ. (1,5đ)
+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư. (1,5đ)
* Kết quả: kinh tế được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. (1,0đ)
3. Các hoạt động
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT Hoạt động 1 (1p): Tạo tình huống học tập.
a. Mục tiêu: Hướng dẫn và giới thiệu khái quát nội dung bài học.
b. Phương pháp: Động não, dạy học nêu vấn đề.
c. Hình thức: hoạt động toàn lớp, hoạt động cá nhân.
- HS: theo dõi SGK/ 87-88 và 93-94.
- GV: định hướng vào kiến thức bài học: Sau Thế chiến I, tình hình các nước trong hệ thống CNTB Âu
– Mĩ có nhiều sự thay đổi đáng kể về KT, CT, XH. Những thay đổi đó là gì? Tình hình châu Âu và
nước Mĩ những năm 1918 – 1939 có điểm gì nổi bật?
d. Phương tiện: SGK, giáo án.
e. Sản phẩm: Học sinh biết được cơ bản những nội dung cần tìm hiểu trong chuyên đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32p)
Năng lực

Nội dung ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
hình thành
HĐ 2: Tìm hiểu tình hình châu Âu 1918 - 1929 (15p)
a. Mục tiêu: HS biết được những nét chung về châu Âu trong những năm 1918 – 1929.
b. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, giải quyết vấn đề.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động toàn lớp, cá nhân.
d. Phương tiện dạy học: SGK, tư liệu sách giáo viên, bản đồ TG sau TC I.
e. Sản phẩm: HS ghi nhớ được những sự biến đổi của châu Âu sau Thế chiến I.
I. Châu Âu và nước ? Sau chiến tranh thế giới thứ - HS: theo dõi, trình bày.
- Năng lực tư
Mĩ trong những nhất, tình hình châu Âu có
duy; thuyết
năm 1918- 1929
những biến đổi gì?
trình.
1. Châu Âu: có - GV: với TTTG Véc-xai – Oanhiều biến đổi:
sinh-tơn, bản đồ TG bị chia lại.
- Một số quốc gia Nhiều quốc gia được thành lập:
mới đã ra đời từ sự Phần Lan, E-xtô-ni-a, Lát-va,
tan vỡ của đế quốc Lít-vi-a, Ba Lan, Tiệp Khắc, Áo,
Áo - Hung và bại trận Hung-ga-ri, Nam Tư, Thổ Nhĩ
của nước Đức.
Kì…
- Sự suy sụp về kinh ? Tình hình châu Âu dẫn đến  Với sự đấu tranh mạnh
tế do chiến tranh.
hệ quả gì?
mẽ đã làm chấn động nền
- Cao trào cách mạng

thống trị của giai cấp tư


đã bùng nổ -> nền
thống trị của giai cấp
tư sản bị chấn động
dữ dội.
- Trong những năm
1924 - 1929, các
nước tư bản châu Âu
trở lại sự ổn định về
chính trị, phục hồi và
phát triển kinh tế.

sản, ở một số nước bị
khủng hoảng trầm trọng
như Đức, Hung-ga-ri.
? Từ 1924-1929, tình hình châu - HS: theo dõi bảng thống - Năng lực tư
Âu có gì thay đổi?
kê.
duy, sử dụng
? Nhận xét về sản lượng than,  Tốc độ tăng trưởng nhanh bảng
thống
thép 1920-1929?
chóng. Sự phát triển không kê, nhận xét.
- GV: Sau thời kì suy sụp KT và đồng đều giữa các nước→
sự bất ổn về CT, các nước nhanh Đức vươn lên và phát triển
chóng ổn định và phục hồi.
nhanh chóng
HĐ 3: Tìm hiểu tình hình nước Mĩ 1918 - 1929 (17p)

a. Mục tiêu: HS biết được tình hình kinh tế xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của TK XX.
b. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động toàn lớp, cá nhân, nhóm.
d. Phương tiện dạy học: SGK, tư liệu sách giáo viên, hình ảnh SGK, bản đồ TG sau TC I.
e. Sản phẩm: HS ghi nhớ được tình hình kinh tế xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của TK XX.
2. Nước Mĩ
- HS: xác định vị trí của - Năng lực sử
nước Mĩ trên bản đồ.
dụng bản đồ,
- Mĩ bước vào thời kì ? Tình hình nước Mĩ sau chiến - HS: theo dõi, trình bày.
thuyết trình.
phồn vinh, trở thành tranh thế giới thứ nhất?
trung tâm kinh tế và ? Sự phát triển của Mĩ được - HS: quan sát H.65, 66, - Năng lực tư
tài chính số 1 của thế biểu hiện thế nào?
trình bày sự phát triển KT. duy; sử dụng
giới:
? Theo em, 2 bức ảnh trên  Những dòng xe ô tô dài tranh, ảnh LS.
+ Năm 1928, chiếm phản ánh điều gì?
vô tận trên bãi biển, phía xa
48% tổng sản lượng
là những tòa nhà sầm uất→
công nghiệp thế giới,
sự phát triển của ngành CN
đứng đầu thế giới về
chế tạo ô tô, thúc đẩy
nhiều ngành: xe hơi,
ngành luyện thép, chế biến
dầu mỏ, thép... và
cao su, SX vật liệu, xăng
nắm 60% dự trữ vàng

dầu, XD đường xá…
thế giới.
* Thảo luận: (5p) Nguyên + Thu lợi nhuận từ bán vũ - Năng lực tư
+ Chú trọng cải tiến nhân nào giúp kinh tế Mĩ phát khí trong Thế chiến I.
duy; phân tích
kĩ thuật, thực hiện triển?
nguyên nhân.
+ Tài nguyên phong phú.
phương pháp sản xuất
+ Đẩy mạnh cải tiến kĩ
dây chuyền.
thuật và sản xuất theo
- Năng lực tư
huớng độc quyền.
duy; sử dụng
- HS: quan sát Hình 67.
? So sánh với hình 65, 66, em  Sự phân hóa xã hội, phân tranh, ảnh LS.
có nhận xét gì? Hình ảnh đó hóa giàu nghèo ở nước Mĩ
ngày nay còn tồn tại không?
cực kì sâu sắc.
Liên hệ: CN, người lao động → Hình ảnh đó nay vẫn
làm thuê, dân nghèo phải chui còn tồn tại, đây là kết quả
rúc trong các khu ổ chuột, lán tất yếu của nền kinh tế
trại tạm bợ ở ngoại ô, không có TBCN.
những điều kiện tối thiểu để sinh
- Năng lực tư
sống→ sự phân phối không công
- Do bị áp bức bóc lột bằng trong XH.
duy; thuyết
- HS: theo dõi, trình bày.



và nạn phân biệt
chủng tộc, phong trào
công nhân phát triển
ở nhiều bang trong
nước. Tháng 5 1921, Đảng Cộng sản
Mĩ thành lập.

? Nhân dân Mĩ phản ứng như
thế nào?
? Phong trào công nhân dẫn tới
kết quả gì?
? Nét chung tình hình nước Mĩ
trong những năm 20 của thế kỉ
XX?

trình.
- Năng lực tư
 Phát triển nhanh và trở duy;
phân
thành trung tâm KT – TC tích, đánh giá.
số 1, nhưng sự phân biệt
giàu nghèo rõ nét trong xã
hội là nguyên nhân của tình
trạng không ổn định và đấu
tranh của công nhân.

C. HOẠT ĐỘNG 4 : LUYỆN TẬP ( 3P)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố và đánh giá kết quả tìm hiểu kiến thức mới của HS.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, nêu vấn đề.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/ cả lớp
- GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi
với bạn hoặc thầy, cô; trình bày được:
? Sau Thế chiến thứ I, tình hình châu Âu và nước Mĩ có những thay đổi quan trọng nào?
4. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án.
5. Sản phẩm: HS nêu được 2 biến đổi quan trọng trong hệ thống các nước tư bản Âu - Mĩ:
+ Toàn bộ châu Âu – dù là thắng hay bại trận đều bị suy sụp KT và sự bất ổn về CT. Sau đó, các
nước nhanh chóng ổn định và phục hồi.
+ Trong khi đó, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số
1 của thế giới.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG. ( 2p)
1. Mục tiêu: HS biết được sự phân hóa giàu – nghèo ở nước Mĩ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: HS tìm tòi, nghiên cứu qua công nghệ thông tin.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Tư liệu
5. Sản phẩm: HS biết được: khi kinh tế TBCN càng phát triển cao thì sự phân hóa giai cấp, giàu –
nghèo ngày càng lớn. Đây là mặt trái vốn có trong xã hội tư bản.
Nội dung
Hoạt động của Hoạt động của Năng lực
giáo viên
học sinh
GV giao nhiệm vụ cho HS: bằng các tư liệu, phương Giáo viên giao - HS nhận Tự
tiện thông tin đại chúng, em hãy tìm hiểu sự phân nhiệm vụ về nhà nhiệm vụ.
nghiên
hóa giai cấp, giàu - nghèo ở nước Mĩ ngày nay.
cho HS tìm tòi, - Về nhà tự cứu.
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện.
nghiên cứu mở nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện của HS.

rộng vốn hiểu
- GV tổng kết, kết thúc hoạt động.
biết của mình
E. HƯỚNG DẪN Ở NHÀ. ( 1p)
- Học bài;
- Tìm hiểu trước về cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929 – 1933 và hậu quả của nó đối với châu Âu và
nước Mĩ.
F. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Trình bày tình hình của các nước châu Âu từ 1918 – 1929. (MĐ 1)
Câu 2: Tình hình nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm gì nổi bật? (MĐ 1)
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ? (MĐ 3)


TIẾT 2: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939
1. Ổn định (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) ? Nêu tình hình kinh tế nước Mĩ trong những năm 20 của TK XX.
? Nguyên nhân nào giúp kinh tế Mĩ phát triển?
 - Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số 1 của thế giới: (1đ)
+ Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành: xe
hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng thế giới. (3đ)
+ Chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền. (2đ)
- Nguyên nhân phát triển: + Chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện sản xuất theo dây chuyền. (1đ)
+ Thu lợi nhuận từ bán vũ khí trong Thế chiến I. (1đ)
+ Tài nguyên phong phú. (1đ)
+ Đẩy mạnh cải tiến kĩ thuật và sản xuất theo huớng độc quyền. (1đ)
3. Các hoạt động
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT Hoạt động 1 (1p): Tạo tình huống học tập.
a. Mục tiêu: Hướng dẫn và giới thiệu khái quát nội dung bài học.
b. Phương pháp: Động não, dạy học nêu vấn đề.
c. Hình thức: hoạt động toàn lớp, hoạt động cá nhân.

- HS: theo dõi SGK/ 90-92, 94-95.
- GV: nhận xét câu trả lời bài cũ, định hướng kiến thức mới: Từ năm 1929 – 1939, tình hình châu Âu
và nước Mĩ có nhiều thay đổi, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế TG lớn chưa từng có trong LS loài
người: khủng hoảng 1929 – 1933, tác động đến tất cả các nền kinh tế TBCN phát triển. Cuộc khủng
hoảng diễn ra thế nào? Tác động đến tình hình các nước TB Âu – Mĩ ra sao? Các nước đã làm gì để
thoát khỏi cuộc khủng hoảng?
d. Phương tiện: SGK, giáo án.
e. Sản phẩm: Học sinh biết được cơ bản những nội dung cần tìm hiểu trong chuyên đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32p)
Năng lực
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
hình thành
HĐ 2: Tìm hiểu cuộc khủng hoảng KT 1929 - 1933 (16p)
a. Mục tiêu: HS biết được nét chính về cuộc khủng hoảng KT và hậu quả của nó.
b. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, giải quyết vấn đề.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động toàn lớp, cá nhân.
d. Phương tiện dạy học: SGK, tư liệu sách giáo viên, hình ảnh SGK.
e. Sản phẩm: HS ghi nhớ được nét chính cuộc khủng hoảng KT ở châu Âu và nước Mĩ.
II. Châu Âu và nước Mĩ ? Từ 1929 – 1933, tình  Khủng hoảng KTTG.
- Năng lực
trong những năm 1929 – hình Âu - Mĩ có gì nổi

duy;
1939
bật?
thuyết
1. Cuộc khủng hoảng kinh ? Vì sao đây được gọi là  SX “cung” vượt quá “cầu”, trình.
tế 1929 - 1933

“khủng hoảng thừa”?
hàng hóa thừa ế, sức mua
- Tháng 10 - 1929, cuộc
giảm sút.
khủng hoảng kinh tế bùng nổ ? Biểu hiện sự khủng - HS: theo dõi, trình bày.
trong thế giới tư bản.
hoảng?
- Năng lực
- Khủng hoảng trầm trọng, ? Qua sơ đồ H. 62  Hai chiều hướng trái tư
duy,
kéo dài, có sức tàn phá chưa (tr.90), em nhận xét gì ngược: Anh (TBCN): sản phân tích,
từng thấy: đẩy lùi mức sản về tình hình SX thép ở lượng thép giảm sút. LX sử dụng sơ
xuất hàng chục năm, hàng LX và Anh 1929 – (XHCN): sản lượng thép đồ,
nhận
chục triệu công nhân thất 1931?
xét.
tăng nhanh.


nghiệp, hàng trăm triệu người
- HS: quan sát H.68 (tr.94),
rơi vào tình trạng đói khổ.
? Gánh nặng đè lên trình bày.
- Ở Mĩ: 1932, sản xuất CN tầng lớp nào?
- Năng lực
giảm 2 lần so với 1929, ? Khi đời sống khó
sử
dụng
khoảng 75 % chủ trang trại bị khăn thì tình hình xã
tranh, ảnh,

phá sản…
hội như thế nào?
nhận xét,
=> Mâu thuẫn xã hội gay gắt,
thuyết
các cuộc biểu tình, tuần hành
trình.
diễn ra sôi nổi.
HĐ 3: Tìm hiểu biện pháp thoát khỏi khủng hoảng (16p)
a. Mục tiêu: HS trình bày được những biện pháp của các nước để thoát khỏi khủng hoảng.
b. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, giải quyết vấn đề.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động toàn lớp, cá nhân.
d. Phương tiện dạy học: SGK, tư liệu sách giáo viên, tư liệu Internet.
e. Sản phẩm: Hiểu được 2 biện pháp để thoát khỏi khủng hoảng của các nước TBCN Âu- Mĩ. Nguyên
nhân hình thành chủ nghĩa Phát-xít.
2. Biện pháp thoát khỏi
khủng hoảng
* Anh, Pháp, Mĩ:
? Các nước Âu - Mĩ - HS: theo dõi, trình bày.
- Năng lực
- Tiến hành cải cách KT, XH. làm gì để thoát khỏi

duy,
- Năm 1932, Tổng thống Mĩ khủng hoảng?
trình bày.
Ru-dơ-ven đưa ra “Chính ? Vì sao Mĩ thoát ra - HS: quan sát Hình 69
- Năng lực
sách mới”:
khỏi khủng hoảng KT?  Hình ảnh người khổng lồ tư duy; sử
+ Nội dung: gồm các đạo luật Nội dung “Chính sách tượng trưng cho vai trò của dụng tranh,

về phục hưng CN, NN và mới”?
nhà nước trong việc kiểm ảnh LS.
ngân hàng nhằm giải quyết ? Em rút ra nhận xét gì soát đời sống kinh tế của đất
nạn thất nghiệp, phục hồi về chính sách mới?
nước, can thiệp vào tất cả
kinh tế - tài chính và đặt dưới - GV: Nhờ chính sách các lĩnh vực của sản xuất,
sự kiểm soát của Nhà nước.
phù hợp của nhà nước, lưu thông, phân phối.
+ Tác dụng: giải quyết những đã giúp Mĩ thoát khỏi
khó khăn của nền kinh tế, khủng hoảng, tiếp tục
giúp Mĩ dần thoát khỏi khủng phát triển mạnh mẽ →
hoảng.
Khẳng định vị trí số 1.
* Ở Đức, I-ta-li-a, Nhật ? Đức, I-ta-li-a, Nhật  Phát xít hóa chế độ thống
Bản: phát xít hóa chế độ đã làm gì để thoát khỏi trị.
- Năng lực
thống trị (thủ tiêu mọi quyền khủng hoảng?

duy,
tự do dân chủ, thiết lập chế độ ? Vì sao CN Phát xít  G/c TS đưa Hít-le, thủ lĩnh trình bày.
khủng bố công khai) và phát thắng lợi ở Đức?
Đảng Quốc xã Đức lên làm - Năng lực
động chiến tranh để chia lại
Thủ tướng. G/c TS dung tư duy; giải
thế giới.
túng cho CN Phát xít, biến quyết vấn
Đức thành lò lửa chiến tranh. đề.
C. HOẠT ĐỘNG 4 : LUYỆN TẬP ( 3P)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố và đánh giá kết quả tìm hiểu kiến thức mới của HS.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, nêu vấn đề.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/ cả lớp
- GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi
với bạn hoặc thầy, cô; trình bày được:


? Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh TG, hệ thống TBCN Âu – Mĩ đã trải qua các giai
đoạn phát triển nào?
4. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án.
5. Sản phẩm: HS hiểu và trình bày được các giai đoạn phát triển chủ yếu:
- GĐ 1918 – 1923: CNTB lâm vào khủng hoảng KT – CT.
- GĐ 1924 – 1929: CNTB bước vào thời kì ổn định về chính trị và phát triển nhanh về KT.
- GĐ 1929 – 1939: CNTB lâm vào cuộc đại khủng hoảng KT, dẫn đến việc CN Phát xít lên nắm
chính quyền ở 1 số nước, xuất hiện 2 khối ĐQ đối lập, nguy cơ chiến tranh mới bùng nổ.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG. ( 2p)
1. Mục tiêu: HS biết được sự phân hóa giàu – nghèo ở nước Mĩ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: HS tìm tòi, nghiên cứu qua công nghệ thông tin.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Tư liệu
5. Sản phẩm: HS biết được quá trình hình thành và lên nắm chính quyền của phe Phát-xít ở 3 nước:
+ I-ta-li-a: từ 1922 – 1943: Mút-xô-li-ni
+ Đức: 1933 – 1945: Hít-le
+ Nhật: sau quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa, phát xít dần nắm quyền ở Nhật.
Nội dung
Hoạt động của Hoạt động của Năng lực
giáo viên
học sinh
GV giao nhiệm vụ cho HS: bằng các tư liệu, phương Giáo viên giao - HS nhận Tự
tiện thông tin đại chúng, em hãy tìm hiểu về quá nhiệm vụ về nhà nhiệm vụ.
nghiên
trình hình thành và lên nắm chính quyền của phe cho HS tìm tòi, - Về nhà tự cứu.

Phát-xít ở 3 nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật bản.
nghiên cứu mở nghiên cứu.
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện.
rộng vốn hiểu
- Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện của HS.
biết của mình
- GV tổng kết, kết thúc hoạt động.
E. HƯỚNG DẪN Ở NHÀ. ( 1p)
- Học bài;
- Đọc trước bài 19, tìm hiểu tình hình chung của Nhật Bản sau TC I.
F. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và những hậu quả của nó đối với các nước tư
bản Âu – Mĩ. (MĐ 1)
Câu 2: Các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng là gì? (MĐ 1)
Câu 3: CN Phát xít là gì? Vì sao CN Phát xít thắng lợi ở Đức? (MĐ 2)
Câu 4: Nước Mĩ đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng KTTG? Nêu nội dung và tác dụng của chính
sách mới do Ru-dơ-ven khởi xướng. (MĐ 1, 2)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×