Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

11 ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN PHẦN ĐỌC HIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.45 KB, 13 trang )

Đề kiểm tra số 1
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ

Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm rạ bó cùng nhau.
(Trích Một góc phù sa – Nguyễn Minh Khiêm,
NXB Hội nhà văn, 2007)
1, Xác định và chỉ ra tác dụng của phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn
thơ.(1 điểm)
2, Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “ Làng cong xuống
dáng tre già như trước tuổi”.( 1 điểm)
3, Nêu cảm nhận của em ( khoảng 5-7 câu) về chủ đề: giọt mồ hôi của mẹ. (1
điểm)


Đề kiểm tra số 2
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai
phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí


tuệ giống như những tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo
hóa có trí tuệ thì mới có thể tạo ra một thế giới diệu kỳ, nhân loại có trí tuệ chỉ
đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ, bẹn sẽ dễ dàng gặt
hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni
Boccacci đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí
tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung
quanh.
(Trích Lời nói đầu, Kỹ năng sống dành cho học sinh,sự kiện cường
-Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019)
1, Chỉ ra 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
2, Nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa
khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”. (0,5 điểm)
3, Tại sao Giovanni Boccacci cho rằng: Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con
người?(1 điểm)
4, Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 5-7 câu) về vấn đề: cuộc sống con người
sẽ ra sao nếu không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ.(1 điểm)


Đề kiểm tra số 4
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.
Họ bắt cậu phải đền 12,5 đô – la nên cậu chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:
-Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại
đầy đủ cho bố.
Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa
năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô – la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở
thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử.
Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ sau này.
(Trích Hạt giống tâm hồn Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)


1, Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả
bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.(0.75 điểm)
2, Theo em, yêu cầu của bố cậu bé đặt ra: “ Tiền bố có thể cho con mượn trước
được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố” có ý nghĩa như thế nào với
cậu bé?(0.75 điểm)
3, Trình bày những suy nghĩ của em (khoảng 5-7 câu) về thông điệp mà bố cậu bé
muốn gửi đến đứa con trong văn bản trên.(1 điểm)
4, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. (0,5 điểm)


Đề kiểm tra số 5
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.
Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước
lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu
báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ chấm dứt, không phải là phúc
cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi
việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm
nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh,
thì ta có sợ gì chúng?
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn
phái,
Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1, Nhân vật xưng “ta” trong đoạn trích trên là ai? Người đó nói với ai và nói ở đâu?
(0.75 điểm)
2, Câu văn: “Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không
phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được” có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
( 0.75 điểm)

3, Bằng những hiểu biết xã hội của mình, em hãy nêu suy nghĩ của mình (khoảng
5-7 câu) về ý chí quyết tâm của con người trong cuộc sống.(1 điểm)
4, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? ( 0,5 điểm)


Đề kiểm tra số 8
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
... Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ ...
(Trích Vui thế hôm nay – Tố Hữu)
1, Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?(0,5 điểm)
2, Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ?(0,5 điểm)
3, Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.(1 điểm)
4, Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) trình bày suy nghĩ
của em về chủ đề: được sống trong hòa bình là hạnh phúc của con người.(1 điểm)


Đề kiểm tra số 10
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Bay về đâu, hỡi con chim lạc đàn
Đi về đâu, hỡi con thú lạc bầy
Những con suối đã không còn ca hát
Cánh rừng xanh đã không còn bóng mát
Bão lũ thét gào
Thiên tai bốn mùa vì ai, vì đâu?
Loài người đã tàn phá rừng cây

Để muôn loài không còn chốn nương thân
Bầu trời kia ngập trong khói đêm
Kìa đại dương ngập trong tiếng than
Là tiếng thiên nhiên kêu gào giận dữ.
(Trích Vì đâu – An Hiếu)
1, Xác định và chỉ ra tác dụng của phép tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn
trích trên.(1 điểm)
2, Xác định trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong đoạn trích trên.(0,5 điểm)
3, Đoạn trích phản ánh thực trạng thiên nhiên hiện nay như thế nào?(0,5 điểm)
4, Em hãy đề xuất những giải pháp để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.(1 điểm)


Đề kiểm tra số 11
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Lá không vàng, là không rụng, là lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa
thu mới về, yểu điệu thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói
nhẹ mơ hồ đâu đây.
Chưa có sương mù chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mơ,
mỏng như chiêm bao. Mặt trời nhạt vừa khuất mây, thì khối chiếc lá biếc hơi nhòa;
mặt trời vừa ló lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc; không biết có phải
sương thu mới nhóm, hay đó chỉ là huyền ảo của chính hồn tôi?
Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước
rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất
thanh quý, mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ
chệch, đề lộ đôi mắt êm như trời xanh buổi chiều.
(Trích Trường ca – Xuân Diệu)
1, Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.( 0,5 điểm)
2, Khoảnh khắc thu sang được Xuân Diệu khắc họa bằng những chi tiết nào?
(0,5 điểm)

3, Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: “Mùa thu
đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất khoan thai,
tà áo thướt tha, chân không có tiếng”.( 1 điểm)
4, Cảm nhận của em về cách khắc họa thiên nhiên của tác giả trong văn bản trên.(1
điểm)


Đề kiểm tra số 8
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi
Là xòe từng tia nắng
Giống hệt như mặt trời

Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp lá ngời ngời,
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi!
(Trích Mặt trời xanh của tôi – Nguyễn Văn Bình)
1, Xác định thể thơ của văn bản trên.(0,5 điểm)
2, Xác định và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu
tiên.(1 điểm)
3, Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh Mặt trời xanh của tôi.(0,5 điểm)
4, Văn bản trên gợi cho em tình cảm cao đẹp như thế nào của con người Việt Nam?
(1 điểm)


Đề kiểm tra số 16
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
“Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử văn hóa, là hành
vi văn minh, lịch sự trong các quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi
cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm
chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới
người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con
người cũng vì thế mà sống hiền hòa, vị tha hơn”.
(Trích “Cảm ơn” và “Xin lỗi” là biểu hiện của ứng xử văn hóa – Hà Anh)
1, Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị gì?(1 điểm)
2, Để có những giá trị đó, lời cảm ơn, xin lỗi phải đáp ứng những yêu cầu nào?(0,5
điểm)
3, Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào đã được
học? (0,5 điểm)
4, Qua đoạn văn trên em rút ra được bài học gì khi giao tiếp?(1 điểm)


Đề kiểm tra số 18
PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, lá cây vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng ...
(Trích Thơ tự sự - Lưu Quang Vũ)

1, Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu
tiên.(0,5 điểm)
2, Em hiểu như thế nào về câu thơ “Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ”.(0,5
điểm)
3, Ý nghĩa của những hình ảnh đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm; chồi non tự vươn
lên tìm ánh sáng.(1 điểm)
4, Theo em, qua đoạn thơ trên. Nhà thơ Lưu Quang Vũ muốn gửi đến thông điệp
gì?(1 điểm)


Đề kiểm tra số 19
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe
chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to
đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên
ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ:
nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn quét đi
tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như
cháy.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành
Long,
Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1, Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu in đậm thuộc câu gì? (0,5 điểm)
2, Ghi lại những hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.( 0,5 điểm)
3, Tại sao nhân vật anh thanh niên lại có cảm nhận “Những lúc im lặng lạnh cóng
mà lại hừng hực như cháy”?(1 điểm)
4, Qua đoạn văn trên, em nhận ra được những phẩm chất, tính cách nào của nhân
vật anh thanh niên? (1 điểm)



Đề kiểm tra số 22
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 , tập một, NXB Giáo dục)
1, Chỉ ra và nêu hiệu quả tu từ của các từ láy trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
2, Các từ mặt trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” chỉ những đối tượng nào?
Người vô tình được nhắc đến trong câu “kể chi người vô tình” là ai? (1 điểm)
3,Vì sao “ánh trăng im phăng phắc” lại khiến “ta giật mình”? (0,5 điểm)
4, Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật ta trong đoạn thơ bằng 4-5 câu
văn. ( 1 điểm)


Đề kiểm tra số 32
PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
- Hồi mới vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi
sao xa, cháu cũng nghĩ ngay đến ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề
này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao
gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn

đến chết mất.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long,
Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục )
1, Xét về mục đích nói câu văn “Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao
gọi là một mình được?” thuộc kiểu câu gì? (1 điểm)
2, Nêu nét nghĩa thực và nét nghĩa biểu tượng của hình ảnh “ngôi sao xa” trong
đoạn văn trên.(1 điểm)
3, Đoạn văn gợi cho em những phẩm chất đáng quý nào của nhân vật anh thanh
niên ? (1 điểm)



×