Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường mexico

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 90 trang )

TrongHieuKCT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-----***----UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG

CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
MEXICO



Họ và tên sinh viên

: Phan Chi Mai

Mã sinh viên

: 1111110299

Lớp

: A19 - Khối 7 – Kinh tế

Khóa

: 50

Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Thị Hiền

Hà Nội, tháng 05 năm 2015


TrongHieuKCT

i

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MEXICO VÀ QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – MEXICO ...............................................................6

1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................6
Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa .................................................6

1.1.2.

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực ..............................................................11

1.1.3.

Đẩy mạnh xuất khẩu ..........................................................................12

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


1.1.1.

1.2. Tổng quan thị trường Mexico .......................................................................18
1.2.1.

Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và dân cư .............................18

1.2.2.

Một số thông tin về nền kinh tế Mexico .............................................20

1.2.3.

Môi trường luật pháp và chính sách thương mại của Mexico.......24

1.3. Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Mexico .............................25
1.3.1.

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mexico .................................25

1.3.2.

Quan hệ thương mại giữa hai nước trong gần 40 năm qua (1975 –

2015)

...........................................................................................................25

1.4. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam
sang thị trường Mexico ...........................................................................................27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ
LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MEXICO GIAI ĐOẠN 2005 –
2014

.................................................................................................................30

2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu từ Việt Nam sang Mexico giai đoạn 2005 2014

.................................................................................................................30

2.1.1.

Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ...................30

2.1.2.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mexico .
...........................................................................................................30

2.1.3.

Phương thức thương mại của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam

sang Mexico ......................................................................................................31
2.1.4.

Giá cả các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mexico ...............32

2.1.5.


Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang

Mexico

...........................................................................................................32


TrongHieuKCT

ii

2.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị
trường Mexico .........................................................................................................33
Mặt hàng gạo.....................................................................................33

2.2.2.

Mặt hàng thủy sản .............................................................................40

2.2.3.

Mặt hàng giày dép .............................................................................48

2.2.4.

Mặt hàng dệt may ..............................................................................56

UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

2.2.1.

2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ
lực của Việt Nam sang thị trường Mexico ............................................................62
2.3.1.

Yếu tố pháp luật và chính sách thương mại ......................................62

2.3.2.

Nhóm các yếu tố kinh tế ....................................................................65

2.3.3.


Nhóm các yếu tố văn hoá, xã hội.......................................................65

2.3.4.

Yếu tố vốn ..........................................................................................65

2.3.5.

Nhóm các yếu tố cạnh tranh quốc tế .................................................66

2.3.6.

Một số yếu tố khác .............................................................................66

2.4. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam
sang thị trường Mexico giai đoạn 2005 – 2014 .....................................................66
2.4.1.

Thành tựu...........................................................................................66

2.4.2.

Hạn chế ..............................................................................................67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
MEXICO .................................................................................................................69
3.1. Mục tiêu phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đến
năm 2020 .................................................................................................................69
3.2. Định hướng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị

trường Mexico giai đoạn 2015 – 2020 ....................................................................70
3.3. Giải pháp chung ..............................................................................................71
3.3.1.

Nhóm giải pháp vĩ mô .......................................................................71

3.3.2.

Nhóm giải pháp vi mô .......................................................................74

3.3.3.

Giải pháp riêng cho từng loại mặt hàng ...........................................76

KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81


TrongHieuKCT

iii

DANH MỤC BẢNG

Số thứ tự

Tên bảng

Trang số


Kim ngạch xuất khẩu - nhập khẩu và tốc độ tăng/giảm
Bảng 1.1

cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mexico giai

26

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

đoạn 2008 – 2013

Bảng 2.1


Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo trắng đã xay xát
của Việt Nam vào Mexico giai đoạn 2010 – 2014

Giá cả mặt hàng gạo trắng đã xay xát nhập khẩu vào
Mexico từ một số nước giai đoạn 2010 – 2014

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản từ Việt
Nam sang thị trường Mexico giai đoạn 2005 – 2014
Mức giá trung bình mặt hàng fillet cá đông lạnh nhập
khẩu vào Mexico từ một số nước giai đoạn 2005 -2014

37

38

45

47

Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu

Bảng 2.5

giày dép vào Mexico từ một số nước giai đoạn 2005 –


49

2014

Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch

Bảng 2.6

xuất khẩu mặt hàng giày dép từ Việt Nam sang Mexico

52

giai đoạn 2005 – 2012

Kim ngạch xuất khẩu , tỷ trọng trong kim ngạch xuất

Bảng 2.7

khẩu dệt may và giá cả của một số mặt hàng chính từ
Việt Nam sang Mexico năm 2014

61


TrongHieuKCT

iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Tên biểu đồ

Số thứ tự
Biểu đồ 1.1

GDP (theo giá so sánh) và GDP đầu người của
Mexico giai đoạn 2005 – 2013
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Mexico giai

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Biểu đồ 1.2


đoạn 2005 – 2014

Trang số
21

23

Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chính của

Biểu đồ 2.1

Việt Nam sang thị trường Mexico giai đoạn 2005 –

31

2013

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3

Kim ngạch và sản lượng nhập khẩu mặt hàng gạo và
thóc của Mexico giai đoạn 2005 – 2014

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mexico từ một số
thị trường chính giai đoạn 2005 – 2014

34

44


Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại từ

Biểu đồ 2.4

Việt Nam và Trung Quốc sang Mexico và tỷ trọng
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Mexico giai

53

đoạn 2005 – 2014

Biểu đồ 2.5

Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mexico từ một số
thị trường giai đoạn 2005 – 2014

58

Quy mô, tốc độ tăng trưởng và thị phần của kim

Biểu đồ 2.6

ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam và Trung Quốc
sang Mexico giai đoạn 2005 – 2014

60


TrongHieuKCT


1

LỜI NÓI ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong tiến trình từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những mục tiêu

hàng đầu của Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu,

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Trong
phiên họp toàn thể đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế nhằm
tổng kết hoạt động hội nhập quốc tế năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015;
trọng tâm đối ngoại đa phương Việt Nam đến năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã khẳng định Việt Nam cần “tiếp tục tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng
hơn nữa trên các lĩnh vực, trong đó lấy hội nhập kinh tế làm trung tâm; chủ động
hơn trong tham gia, định hình luật chơi chung nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích
quốc gia cả trước mắt và lâu dài.”

Hiện tại, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào các thị
trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU tuy vẫn đạt kim ngạch lớn nhưng
đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm dần do nhu cầu trở nên bão hòa và gặp phải một số
trở ngại khi đối mặt với chính sách quản lý nhập khẩu ngày càng khó khăn, ngặt
nghèo của các thị trường này. Việc phụ thuộc sâu sắc vào các thị trường truyền
thống đã làm chúng ta không chủ động, linh hoạt được khi thị trường đó bất ngờ
xảy ra sự cố. Do vậy, việc tìm kiếm các thị trường mới, còn chưa khai thác để trở
thành thị trường dự phòng là một biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho
quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu. Trong số các thị trường này, Mexico nổi lên
như một thị trường giàu tiềm năng.

Đứng thứ 12 trên 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2013 với tốc độ tăng
trưởng trung bình 1,7%/năm, ngoài ra còn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với số
dân lên tới 122,3 triệu người có mức thu nhập trung bình cao, nền văn hóa đa dạng
cùng nhu cầu phong phú, từ các mặt hàng nông sản đến những mặt hàng công nghệ
cao, hay hàng nội thất, thủ công mỹ nghệ, Mexico đang dần thu hút được sự chú ý
của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, vị trí kinh tế chiến lược
của Mexico với trên 3.000 km biên giới đường bộ với Mỹ, có nhiều cảng thương
mại lớn bên bờ Thái Bình dương và Đại Tây Dương đóng vai trò kết nối kinh tế -



TrongHieuKCT

2

thương mại với cả châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Châu Mỹ, hệ thống giao
thông đường bộ kết nối trong nước và với bên ngoài (Bắc Mỹ và Trung - Nam Mỹ)
ngày càng phát triển và được nâng cấp… cũng là một yếu tố hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư và xuất khẩu.
Tuy Mexico là một thị trường giàu tiềm năng và đầy hứa hẹn, nhưng hiện nay,

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

ngoài một số thỏa thuận hợp tác nhỏ lẻ trên một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, Việt

Nam và Mexico chưa ký kết một hiệp định thương mại song phương nào. Công tác
nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cũng như xúc tiến thương mại đã được thực hiện
nhưng chưa thực sự hiệu quả nên không có nhiều doanh nghiệp dám mạnh dạn đầu
tư, xuất khẩu trực tiếp vào thị trường mới này mà hầu hết là qua trung gian. Theo
thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, năm 2014, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa của Mexico là 797,64 tỷ USD nhưng tổng kim ngạch thương
mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Mexico mới chỉ đạt 1,006 tỷ USD, chiếm
0,126%; hơn nữa, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico năm 2013 mới
chiếm khoảng 0,39% giá trị nhập khẩu của Mexico, chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu
sang thị trường này vẫn còn rất lớn. Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt
hàng, trước hết và ưu tiên nhất là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn của ta
sang thị trường Mexico sẽ mở đường cho việc phát triển thương hiệu hàng hóa của
Việt Nam trên thị trường này, từ đó tăng cường đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên
nhiều lĩnh vực không chỉ thương mại mà còn là đầu tư, du lịch, văn hóa, khoa học
kỹ thuật… Đặc biệt, trong thời gian tới, khi hiệp định TPP được ký kết, nhiều mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico sẽ được hưởng mức thuế suất thấp cùng
nhiều chính sách ưu đãi khác, điều này mang lại cho Việt Nam một ưu thế rất lớn về
giá để có thể cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu đến từ các nước có trình độ sản
xuất và khoảng cách tương tự như Trung Quốc.

Xuất phát từ tiềm năng hấp dẫn của thị trường Mexico cũng như nhu cầu, trình
độ, năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam, việc thúc đẩy quan hệ
thương mại đối với Mexico là một vấn đề mang tính chiến lược. Không chỉ giải
quyết nhu cầu tìm kiếm thị trường mới trước mắt, vị trí kinh tế chiến lược của
Mexico còn giúp ta thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước Mỹ Latinh cũng
như Bắc Mỹ. Chính vì vậy, với đề tài tốt nghiệp là “Đẩy mạnh xuất khẩu một số


TrongHieuKCT


3

mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mexico”, tác giả xin tập trung
vào phân tích tình hình xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mexico trong những
năm gần đây, những thành công và tồn tại, đồng thời đề xuất một số phương hướng
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.
2.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt

Nam sang Mexico và phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mục đích nghiên cứu của đề
tài nhằm đề xuất những biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ
lực của Việt Nam sang thị trường Mexico.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đề ra những nhiệm vụ như sau :
-

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xuất khẩu, các mặt hàng chủ lực và đẩy

mạnh xuất khẩu ;
-

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực

của Việt Nam sang thị trường Mexico ;
-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ

lực của Việt Nam sang thị trường Mexico ;
-

Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng

chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mexico.
3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu một số mặt chủ lực

của Việt Nam sang thị trường Mexico như gạo, thủy sản, giày dép và dệt may.
Về phạm vi nghiên cứu
-

Về thời gian : thời gian nghiên cứu của đề tài giới hạn ở thực trạng hoạt động

xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mexico giai đoạn 2005 –
2014 ( thời điểm Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu sang Mexico với kim
ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD). Khi định hướng và đề xuất giải pháp, khóa
luận kiến nghị những giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020.
-

Nội dung nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu một số

mặt chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mexico: gạo, thủy sản, giày dép và hàng


TrongHieuKCT

4

dệt may. Đây vốn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đồng thời
cũng đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, đặt

đối tượng nghiên cứu trong trạng thái luôn biến đổi, phát triển và có sự tương quan


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

với các đối tượng khác; phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, các phương
pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, so sánh, đối chiếu. Thêm vào
đó, khóa luận kết hợp sử dụng phương pháp bảng số liệu, các đồ thị… để trình bày
thông tin và phân tích nhằm tìm ra các xu hướng, đặc điểm biến động của hiện
tượng.
5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hiện nay, Mexico vẫn còn là một thị trường mới mẻ đối với hàng xuất khẩu
Việt Nam, do đó so với các thị trường khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,

thông tin về thị trường Mexico ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Các nghiên cứu
hiện tại mới dừng ở mức đưa ra một số thông tin hoặc đánh giá một cách tổng quan
về quan hệ thương mại Việt Nam – Mexico (số liệu cập nhật cho đến năm 2013)
như :
-

Tổng quan về thị trường và chính sách thương mại của Mêhicô, Vụ thị trường

châu Mỹ, 2009 ;
-

Hồ sơ thị trường Liên Bang Mexico, Ban quan hệ quốc tế VCCI, 2013 ;

-

Báo cáo thị trường Mexico 2013, Thương vụ Việt Nam tại Mexico, 2013;

-

Trade Policy Review by Secretariat : Mexico, WTO, 2013 ;

-

Guide to Doing business in Mexico, LexMundi WorldReady, 2010.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác của một số tổ chức quốc tế như World

Footwear hay Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA), bao gồm :
-

The World Footwear Yearbook 2013, The World Footwear, 2013;


-

Market Reports/Tariffs of Textiles, Apparel, Footwear and Travel Goods in

Mexico, OTEXA, 2015
Những nghiên cứu này hầu hết mới chỉ đưa ra các thông tin về nhu cầu nhập
khẩu, khả năng sản xuất và xuất khẩu của Mexico ở một số mặt hàng cụ thể (giày


TrongHieuKCT

5

dép, dệt may) chứ chưa có những thông tin và đánh giá về hoạt động xuất khẩu các
mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Mexico.
Do vậy, trên cơ sở đi sâu vào phân tích thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng
chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mexico giai đoạn 2005 – 2014, đánh giá và
đưa ra giải pháp đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn 2015 – 2020, khóa

6.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

luận mang tính chất độc lập, không trùng lặp.
BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
đề tài được kết cấu thành ba phần như sau :

CHƯƠNG 1: Tổng quan về thị trường Mexico và quan hệ thương mại Việt Nam
– Mexico

CHƯƠNG 2: Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang
thị trường Mexico giai đoạn 2005 - 2014

CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ
lực của Việt Nam sang thị trường Mexico

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Hiền, giảng viên trường
Đại học Ngoại thương, người đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Do hạn
chế về mặt thời gian cũng như trình độ nghiên cứu, khóa luận không tránh khỏi
thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy cô giáo.

Hà Nội, 2015.


TrongHieuKCT

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MEXICO VÀ QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – MEXICO
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

Xuất khẩu hàng hóa, định nghĩa theo điều 28 khoản 1 Luật Thương mại Việt
Nam 2005 như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy có thể hiểu, trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán
hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dựa trên
việc khai thác lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế và đã trở thành một
phần rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, giúp tăng thu ngoại tệ cho quốc gia và cho nhu cầu nhập khẩu
phục vụ cho sự phát triển kinh tế, đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất
của chính sách thương mại.

1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với quá trình phát triển kinh tế
Theo Bùi Xuân Lưu (2009), trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, hoạt
động xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia. Cụ thể như sau:


Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa

– hiện đại hóa đất nước:

Nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu cho phép chúng ta thanh toán những
khoản nợ nước ngoài đến kỳ hạn mà trước đó đã vay để nhập khẩu công nghệ hiện
đại, máy móc và thiết bị kĩ thuật tiên tiến nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, đồng thời tạo uy tín cho các khoản vay nợ khác, chứng minh khả năng
kinh tế của quốc gia đối với các chủ đầu tư và người cho vay, từ đó đẩy mạnh các

hoạt động đầu tư nước ngoài, viện trợ…


Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất

phát triển:
Đầu tiên, xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển
thuận lợi, đặc biệt là các ngành có liên quan, phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất


TrongHieuKCT

7

khẩu và hoạt động xuất khẩu như các ngành sản xuất nguyên liệu, chế tạo thiết bị,
ngân hàng, vận tải, bảo hiểm.... Thứ hai, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường
tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Nhờ có xuất khẩu, sản xuất
trong nước không còn bị giới hạn bởi thị trường trong nước với những nhu cầu hạn
hẹp nữa mà được mở rộng ra thị trường thế giới với những nhu cầu tiêu dụng đa


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

dạng, phong phú.

Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời

sống của nhân dân:

Hoạt động xuất khẩu được mở rộng tạo ra cơ hội cho những ngành liên quan
đến sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được chú trọng
hơn trước, tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với mức thu nhập không
nhỏ đồng thời giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như số lượng tội phạm, tệ nạn xã hội.
Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh có tác dụng khôi phục lại những
ngành nghề truyền thống của nước ta như gốm sứ, mây tre đan và phát triển một số
ngành nghề mới… Xét theo một khía cạnh khác, nguồn thu ngoại tệ thu được từ
hoạt động xuất khẩu sẽ phụ vụ cho việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu
phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày một phong phú của người dân.


Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

của nước ta:


Có thể thấy, hoạt động xuất khẩu có mối quan hệ hữu cơ và tạo điều kiện thúc
đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế, tài
chính, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật quốc tế, vv.. phát triển. Chẳng hạn, xuất
khẩu mạnh mẽ thể hiện được tiềm năng, thế mạnh phát triển của một nước đối với
các nước khác, củng cố lòng tin đối với các nhà đầu tư, do đó thu hút dòng vốn đầu
tư từ nước ngoài vào. Mặt khác, chính các quan hệ đối ngoại nêu trên lại tác động
ngược lại, tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu..

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế và công nghiệp hóa đất nước.
1.1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
Với mục đích đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu nhằm tiếp cận nhiều đối
tượng khách hàng và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình
thức xuất khẩu khác nhau. Theo Vũ Hữu Tửu (2006) có thể kể đến như sau:


TrongHieuKCT

a)

8

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước hoặc nước ngoài thông
qua tổ chức của mình.
b)


Xuất khẩu ủy thác

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh, trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu
đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký hợp đồng
mua bán hàng hóa, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa cho nhà
sản xuất qua đó thu được một số tiền nhất định (thường là theo tỷ lệ phần trăm giá
trị lô hàng).
c)

Buôn bán đối lưu


Buôn bán đối lưu ( Counter – trade) là một phương thức gia dịch trao đổi hàng hóa,
trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người
mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về.
d)

Giao dịch qua trung gian

Trong giao dịch qua trung gian, mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người
bán và việc quy định đến các điều kiện mua bán đều phải qua trung gian buôn bán.
Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường có thể là đại lý hoặc môi giới.
e)

Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là
bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác
( gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công
và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
f)

Tái xuất khẩu

Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trở lại những hàng trước đây đã nhập khẩu,
chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất
khẩu với mục đích thu về một số lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu.
1.1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa
a)

Nhóm các yếu tố chính trị - pháp luật
Một nền chính trị ổn định sẽ tạo đà cho kinh tế phát triển, thúc đẩy quá trình


xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Môi trường chính trị ổn định của cả nước nhập khẩu


TrongHieuKCT

9

và nước xuất khẩu sẽ tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng sản xuất kinh doanh cho các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cũng như các nhà đầu tư. Ngoài ra, mỗi quốc gia
có một hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
của nước mình, do vậy cần có những hiểu biết nhất định về những yếu tố này để tạo
nên hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động xuất khẩu.
Nhóm các yếu tố kinh tế

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo

b)

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất
quyết định đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
-

Trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái: Đối

với nước xuất khẩu, khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao làm tăng
khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm
cho sản xuất phát triển, từ đó xuất khẩu cũng được đẩy mạnh. Đối với nước nhập
khẩu, tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng thanh
toán cho nhu cầu của họ, đa dạng hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ biến là tăng
cầu sử dụng các sản phẩm nhập khẩu.
-

Dân số ở nước xuất khẩu và nhập khẩu: đối với nước xuất khẩu, khi dân số

tăng sẽ tăng cung lao động, từ đó giá lao động trở nên rẻ hơn và giảm giá thành sản
phẩm xuất khẩu. Còn với nước nhập khẩu, tốc độ gia tăng dân số mạnh mẽ đã mở ra
những thị trường đầy tiềm năng cho những mặt hàng thiết yếu với mức giá và chất
lượng ở mức trung bình.
-

Tỷ lệ lạm phát: Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến cả nước nhập


khẩu và nước xuất khẩu: đối với nước nhập khẩu, lạm phát tăng làm giảm tiêu dùng,
số cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm; tương tự, đối với nước xuất khẩu,
thị trường trong nước không ổn định sẽ làm giảm đầu tư và không khuyến khích sản
xuất.
c)

Nhóm các yếu tố văn hoá, xã hội

Nền văn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen
với người dân của nước đó, từ đó tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị
trường. Việc tìm hiểu và nắm rõ sự khác biệt về phong tục tập quán cũng như thói
quen tiêu dùng tại một thị trường giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm
bắt được nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu tiềm tàng, tìm cách dung hòa hai nền


TrongHieuKCT

10

văn hóa của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, lấy thị trường làm mục tiêu để sản
xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, từ đó thống lĩnh thị trường.
d)

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật
Đây là các yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu

vì là các yếu tố cấu thành nên sản phẩm.
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đầu vào của hoạt động sản

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

-

xuất. Quốc gia nào có nguồn tài nguyên phong phú thì sẽ có nhiều thế mạnh và tiềm
năng để phát triển hoạt động xuất khẩu.
-

Yếu tố lao động: Việc sở hữu nhiều lao động lành nghề, có tay nghề cao và giá

lao động rẻ sẽ tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh
tế, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc
tế.
-


Yếu tố khoa học kỹ thuật: Muốn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới,

giá cả hợp lý cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, điều cần thiết là phải có một
quy trình sản xuất hiện đại với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, ngoài ra, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và
cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường, xóa bỏ các hạn chế về
không gian, tăng năng suất lao động.
-

Yếu tố vốn: Nguồn vốn đủ lớn là rất cần thiết để nhập khẩu công nghệ kỹ

thuật hiện đại, quy trình sản xuất và kinh doanh tiên tiến, giúp cho các doanh nghiệp
xuất khẩu mạnh dạn tiến hành nghiên cứu, điều tra, từ đó quyết định đầu tư, kinh
doanh vào các thị trường mới, mở rộng phạm vi thị trường tiêu thụ và lĩnh vực kinh
doanh.
e)

Nhóm các yếu tố cạnh tranh quốc tế

Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết
liệt. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính
trị, khoa học công nghệ mà còn có sự sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn,
tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt
Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về
giá cả, tăng chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại.


TrongHieuKCT


11

1.1.2. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực
1.1.2.1. Khái niệm mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Hàng xuất khẩu chủ lực là “những hàng có điều kiện sản xuất ở trong nước với
hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác; có thị trường tiêu thụ tương đối ổn
định, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia”.

(1)

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Trên cơ sở đó, có thể chia cơ cấu xuất khẩu của một quốc gia thành 3 nhóm hàng:

Hàng xuất khẩu chủ lực: là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch

xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi.
(2)

Hàng quan trọng: là những hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch

xuất khẩu nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng.
(3)

Hàng thứ yếu: gồm nhiều loại, kim ngạch thường nhỏ. (Bùi Xuân Lưu, 2009).

1.1.2.2. Quá trình hình thành và đặc điểm

Theo Bùi Xuân Lưu (2009), hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành từ quá
trình từng bước xuất khẩu và thâm nhập vào thị trường thế giới. Cuộc hành trình
này đòi hỏi phải phát triển sản xuất trong nước với quy mô lớn và chất lượng phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, rất nhiều mặt hàng được đưa ra và trải qua
những cuộc cạnh tranh, cọ sát khốc liệt trên thị trường thế giới. Nếu có thể đứng
vững được thì mặt hàng đó sẽ liên tục phát triển và trở thành một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn thay
đổi liên tục dựa vào cung cầu của thị trường.

Như vậy, một mặt hàng chủ lực ra đời cần ít nhất 3 đặc điểm cơ bản:
(1)

Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị

trường đó;
(2)


Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi

nhuận;
(3)

Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

1.1.2.3. Ý nghĩa của việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn được tất cả các nước coi trọng
và tập trung đầu tư phát triển. Nguyên nhân là do việc xây dựng các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực có ý nghĩa rất lớn:


TrongHieuKCT

12

Một là, mở rộng quy mô sản xuất trong nước, nâng cao năng suất lao động
giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng và làm
phong phú thị trường nội địa;
Hai là, tạo uy tín, danh tiếng cho quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện
để giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. tăng nhanh kim ngạch xuất

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

khẩu nhờ thế mạnh vốn có trên thị trường quốc tế, từ đó tăng thu ngoại tệ, ổn định
tỷ giá, tăng ngân sách nhà nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế;
Ba là, tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ
thuật với nước ngoài.

1.1.2.4. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014
Năm 1992, sau khi có định hướng đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam
mới chỉ có 4 mặt hàng chủ lực là Dầu thô, thủy sản, gạo và dệt may. Từ đó đến nay,
cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn biến đổi linh hoạt cũng như luôn có sự
thay đổi vị trí của các ngành hàng và mặt hàng, tuy nhiên vai trò của các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực truyền thống vẫn đóng vai trò quyết định trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước như: dầu thô, gạo, dệt may, giày dép… Theo số liệu của Bộ
Công thương Việt Nam năm 2013, đến năm 2010, dệt may trở thành mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu cao nhất (12,82 tỷ USD) và từ năm 2011, sản phẩm máy tính
và linh kiện điện tử luôn dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 7 tỷ USD, cho
đến năm 2013 là 38,03 tỷ USD. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng

hoá cả nước đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so
với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tương
ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; dẫn đầu là điện thoại và các loại linh kiện đạt 23,60 tỷ
USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 2,36 tỷ USD) so với năm 2013; hàng dệt may đạt
20,95 tỷ USD, tăng 16,8% (tương ứng tăng 3,02 tỷ USD) so với năm 2013; giày dép
đạt 10,34 tỷ USD, tăng 23,1% (tương ứng tăng 1,947 tỷ USD) so với năm 2013;
thủy sản đạt 7,84 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 1,14 tỷ USD so với năm
2013.
1.1.3. Đẩy mạnh xuất khẩu
1.1.3.1. Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu là một hệ thống các biện pháp, chính sách nhằm mục tiêu
tăng cường, thúc đẩy xuất khẩu phát triển cả kể mặt chất lẫn mặt lượng. Về mặt


TrongHieuKCT

13

lượng, đẩy mạnh xuất khẩu hướng đến tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng sản lượng
xuất khẩu hoặc tăng giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu. Còn về mặt chất,
đẩy mạnh xuất khẩu có nghĩa là nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa
chủng loại của hàng hóa xuất khẩu. Hai khía cạnh này cần được kết hợp và bổ sung,
tương tác với nhau một cách hiệu quả.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

1.1.3.2. Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong bối cảnh diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt giữa các mặt hàng từ
rất nhiều nước khác nhau trên thị trường quốc tế, bên cạnh việc thực hiện chính
sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu, hình thành
một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành công cụ quan trọng nhất
để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Theo Bùi Xuân Lưu (2009), các biện pháp mà
các nước hay áp dụng có thể chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm chính sách và biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải

(1)

biến cơ cấu xuất khẩu

(2)


Nhóm chính sách và biện pháp tài chính

(3)

Nhóm chính sách và biện pháp liên quan đến thể chế và xúc tiến thương

mại

(1)

Nhóm chính sách và biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến

cơ cấu xuất khẩu:
a)

Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Như đã đề cập ở trên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có
giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
và tạo nên thế mạnh xuất khẩu của một quốc gia. Do vậy, việc xây dựng các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu.
b)

Gia công xuất khẩu
Theo quan niệm của Việt Nam , gia công là một hoạt động mà một bên – gọi

là bên đặt hàng – giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia
cho bên kia, goi là bên nhận gia công – để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu



TrongHieuKCT

14

cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa đó từ bên
nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công. Khi hoạt
động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu.
c)

Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu

xuất khẩu:

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo

Đầu tư là một trong những biện pháp đúng đắn và có ý nghĩa thiết thực để gia
tăng xuất khẩu nhằm xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất mới, tạo ra nguồn hàng
xuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn vốn
đầu tư cho sản xuất hàng hóa có thể là vốn đầu tư trong nước thông thường đến từ
các nguồn như: ngân sách nhà nước; nguồn vốn từ tư nhân như vốn đầu tư vài sản
xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu; hoặc là vốn đầu tư nước ngoài được
thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức: nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phần, trái
phiếu của nước ngoài; nguồn vốn từ kiều hối…
d)

Xây dựng các khu chế xuất (EPZ - Export Processing Zone)
Theo Nghị định số 36 ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế

khu chế xuất: “Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế
xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu
và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống.”
Các khu chế xuất ra đời là biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hiệu quả để tăng cường
thu hút vốn đầu tư, mở rộng cửa đón nhận đầu tư nước ngoài trong khi chưa tạo
được môi trường đầu tư hoàn chỉnh trong nước. Hiện nay ở nước ta có 6 Khu chế
xuất (KCX) được cấp phép hoạt động, tuy nhiên chỉ có KCX Tân Thuận và KCX
Linh Trung được coi là hoạt động có hiệu quả.
(2)

Các biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc


đẩy xuất khẩu

Để tạo đà đẩy mạnh xuất khẩu, việc thực hiện các biện pháp tài chính là thích
hợp và cần thiết nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn cho việc nhập khẩu nguyên liệu,
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cũng như việc xúc tiến các hoạt động xuất khẩu
ra nước ngoài. Các biện pháp này bao gồm:


TrongHieuKCT

a)

15

Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu có thể thực hiện bởi các hình thức như Nhà nước bảo lãnh

tín dụng xuất khẩu (Nhà nước là tổ chức cung cấp bảo lãnh, có thể là bảo lãnh trước
ngân hàng cho nhà xuất khẩu hoặc Nhà nước có thể bảo lãnh trước khoản tín dụng
mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp cho nhà nhập khẩu); hoặc Nhà nước bảo hiểm tín

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

dụng xuất khẩu (Nhà nước bảo hiểm cho khoản thanh toán chậm trả trong một thời
gian của nhà nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ nước ngoài); hoặc Nhà nước cấp tín
dụng xuất khẩu (Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu qua các hình thức như
cấp tín dụng cho nước ngoài hoặc cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu).
b)

Trợ cấp xuất khẩu:

Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi mà Chính phủ một nước hoặc một cơ quan
công cộng dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Có hai
hình thức trợ cấp xuất khẩu là trực tiếp (là việc Nhà nước trực tiếp dành cho doanh
nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như: bù đắp thiệt hại, bảo lãnh các
khoản vay…) hoặc trợ cấp gián tiếp (là việc Nhà nước dùng ngân sách, gián tiếp hỗ
trợ cho các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu như giới thiệu, giúp đỡ kỹ thuật, đào
tạo chuyên gia…)
c)

Chính sách tỷ giá hối đoái

Hiện nay, hầu hết các nước đều áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản

lý, sử dụng nó thành công cụ đắc lực trong quá trình quản lý kinh tế vĩ mô điều
chỉnh thương mại quốc tế, trước hết là hoạt động xuất nhập khẩu. Tác động này
được thể hiện ở hai trường hợp: nâng giá và phá giá đồng nội tệ:
-

Nâng giá đồng nội tệ: tức là giá trị của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ sẽ

giảm xuống, cần ít nội tệ hơn để đổi lấy một đồng ngoại tệ. Do vậy, giá cả hàng hóa
trong nước sẽ tăng một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài, nhập khẩu sẽ
tăng và xuất khẩu giảm.
-

Hạ giá đồng nội tệ (phá giá): lúc này tác động của việc hạ giá đồng nội tệ trái

ngược với việc nâng giá đồng nội tệ. Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa xuất khẩu
ra nước ngoài sẽ rẻ một cách tương đối so với hàng hóa cùng loại trên thị trường, do
vậy nhập khẩu sẽ giảm và xuất khẩu sẽ tăng.


TrongHieuKCT

d)

16

Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế
Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, cung cầu, lợi nhuận, cơ cấu

đầu tư cũng như sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất
khẩu. Hiện nay, Nhà nước có những chính sách ưu tiên về thuế đối với các nguyên

vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như không đánh thuế hoặc chỉ

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

đánh với mức thuế suất rất thấp, xem xét miễn giảm và hoàn thuế cho các doanh
nghiệp xuất khẩu, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... Bên
cạnh đó, thuế xuất khẩu được sử dụng rất hạn chế, nếu có cũng chỉ nhằm các mục
tiêu như an ninh quốc gia, nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà
xuất khẩu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
(3)

Các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu


a)

Các biện pháp về thể chế

Các biện pháp về thể chế là các biện pháp mà qua đó Chính phủ tạo ra môi
trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhằm giúp các nhà
xuất khẩu non trẻ tìm kiếm thị trường và hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước có
hướng đi đúng đắn để tiến ra thị trường thế giới. Các biện pháp này bao gồm:
-

Tạo môi trường pháp lý hoàn thiện trong nước bằng việc thể chế hóa tất cả các

chính sách, biện pháp khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu;
-

Đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương nhằm

bảo vệ và tạo thuận lợi cho nhà xuất khẩu;
-

Gia nhập và ký kết các hiệp ước quốc tế nhằm thúc đẩy tự do buôn bán;

-

V.v..

b)

Thực hiện xúc tiến xuất khẩu


Xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của xúc tiến thương mại nhằm cải thiện khả
năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của đất nước. Các hoạt động này
bao gồm:
-

Việc tham gia vào các hội chợ thương mại, cử các phái đoàn thương mại ra

nước ngoài, tiến hành quảng cáo…
-

Thiết lập chiến lược phát triển nhấn mạnh đến mở rộng xuất khẩu thông qua

các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh của đất nước.


TrongHieuKCT

17

1.1.3.3. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
Ý nghĩa của việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực được thể hiện ở
chỗ:
a)

Góp phần giảm thiểu những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các hoạt động

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

thương mại trong nước vì nó chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vượt
khỏi phạm vi biên giới và tầm kiểm soát của một quốc gia, có thể kể đến như: các
thủ tục hành chính rườm rà; thông tin về thị trường nước ngoài không đầy đủ, chính
xác, toàn diện do khoảng cách địa lý và năng lực nghiên cứu thị trường… Thông
qua các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu kể trên, những trở ngại cho hoạt động xuất
khẩu sẽ được giảm bớt và các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn thực hiện xuất khẩu một
cách hiệu quả hơn.
b)

Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới:
Thông qua các biện pháp hỗ trợ tín dụng hoặc trợ cấp xuất khẩu, Nhà nước đã

trợ giúp một phần về vốn để các doanh nghiệp có thể đầu tư trang thiết bị, công

nghệ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, chất lượng hàng hóa. Ngoài
ra, chính sách thuế xuất khẩu và các biện pháp ưu đãi, miễn giảm thuế đầu vào cho
nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu đã tác động trực tiếp đến giá bán của hàng xuất
khẩu giảm đi, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc
tế.
c)

Giúp phát huy lợi thế so sánh của quốc gia:

Căn cứ vào các yếu tố trên thị trường như cung cầu, tỷ giá hối đoái, dung
lượng mặt hàng, và đặc biệt là tình hình sản xuất của mặt hàng đó, những mặt hàng
sở hữu nhiều lợi thế so sánh, có nhiều nhân tố thuận lợi để phát triển đồng thời có
một thị trường ổn định sẽ được chọn là mặt hàng chủ lực. Như vậy, việc phát triển
các mặt hàng chủ lực là cách một quốc gia tận dụng, khai thác hiệu quả các lợi thế
so sánh của mình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu nhập phục vụ cho công cuộc
phát triển đất nước.


TrongHieuKCT

18

1.2. Tổng quan thị trường Mexico
1.2.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và dân cư
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên


Vị trí địa lý:
Mexico, tên chính thức là Liên bang Mexico (tiếng Tây Ban Nha: Estados


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Unidos Mexicanos), có thủ đô là thành phố Mexico, là quốc gia rộng lớn nằm ở khu
vực Bắc Mỹ với diện tích 1.972.550 km² - đứng hàng thứ 14 trên thế giới, đứng thứ
3 khu vực Mỹ Latinh (sau Brazil và Argentina). Về phía bắc, Mexico chia sẻ đường
biên giới dài 3.141 km với Hoa Kỳ. Về phía nam, Mexico chia sẻ chung đường biên
giới dài 871 km với Guatemala và 251 km với Belize. Có thể thấy, Mexico nằm
trong khu vực có vị trí chiến lược về kinh tế - chính trị - xã hội của cả khu vực Bắc
Mỹ, Trung Mỹ và Mỹ Latinh.


Điều kiện tự nhiên:


-

Địa hình: Đất nước Mexico có địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên

rộng lớn cùng đường bờ biển dài 9.330 km, thuận lợi cho việc phát triển ngư
nghiệp, du lịch và giao lưu buôn bán với các quốc gia ở châu Âu, châu Á…
-

Tài nguyên thiên nhiên: Mexico là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như

dầu lửa, bạc, đồng, vàng, chì, kẽm, khí đốt tự nhiên, gỗ.
1.2.1.2. Nhà nước và chế độ chính trị

Theo Hiến pháp năm 1917, Liên bang Mexico là một quốc gia theo thể chế
cộng hòa liên bang gồm 31 tiểu bang, đứng đầu là tổng thống, có đồng tiền quốc gia
là đồng Peso. Hiến pháp của nước này cũng quy định thành lập 3 cấp chính quyền
khác nhau: liên bang, tiểu bang và thành phố. Chính quyền của Mexico được chia
làm 3 nhánh gồm: Lập pháp: gồm quốc hội lưỡng viện bao gồm Thượng viện và Hạ
viện Mexico; Hành pháp: Tổng thống Mexico vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa
là người đứng đầu chính phủ và đồng thời cũng được coi là Tổng tư lệnh quân đội
Mexico, và Tư pháp: Đứng đầu nhánh này là Tòa án Tư pháp Tối cao, gồm 21 vị
thẩm phán được bổ nhiệm bởi tổng thống với sự đồng ý của Thượng viện.


Sự tồn tại của các Đảng chính trị:
Mexico theo chế độ đa đảng, trong đó có 3 đảng lớn nhất và có ảnh hưởng

quan trọng đối với nền chính trị Mexico là: Đảng Hành động Quốc gia (Partido



TrongHieuKCT

19

Acción Nacional, PAN), Đảng Cách mạng Thể chế (Partido Revolucionario
Institucional, PRI) và Đảng Cách mạng Dân chủ (Partido de la Revolución
Democrática, PRD). Điều đặc biệt là trong suốt 71 năm kể từ khi thành lập, PRI là
đảng nắm giữ vai trò chủ yếu trên chính trường Mexico. Sau hai nhiệm kỳ để mất
chiếc ghế tổng thống vào tay những thành viên của đảng PAN từ năm 2000, ngày

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

1/12/2012, đương kim tổng thống Enrique Peña Nieto đã tuyên thệ nhận chức Tổng

thống, mở ra một nhiệm kỳ mới 2012 – 2018 do đảng PRI trở lại cầm quyền.
1.2.1.3. Dân cư


Quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng

Mexico là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo thống kê
của World Bank, năm 1900, dân số Mexico là 13,6 triệu người. Cho đến năm 2014,
số dân của Mexico đã lên tới 123.799.215 người, đứng thứ 11 thế giới, đứng thứ hai
trong số các nước Mỹ Latin sau Brazil, chiếm 1,2% số dân toàn cầu. Mật độ dân số
là 62,7 người/km2. Một đặc điểm nổi bật của dân số Mexico là mức độ gia tăng dân
số rất nhanh với tốc độ tăng trưởng hiện tại tầm 1,22%, đứng thứ 98 thế giới và dự
báo sẽ còn tiếp tục gia tăng hơn nữa với tốc độ tăng trưởng tầm 0,8%.


Cơ cấu dân số

Theo thống kê của The World Factbook, năm 2013 cơ cấu dân số theo độ tuổi
của Mexico gồm 27,9% trong khoảng 0 – 14 tuổi, 18,1% trong khoảng 15 – 24 tuổi,
40,4% trong khoảng 25 – 54 tuổi, 7% trong khoảng 55 – 64 tuổi và 6,6% trên 65
tuổi. Như vậy, Mexico được coi là một nước có dân số trẻ với khoảng 46% dân số
có độ tuổi dưới 25.


Về sắc tộc

Mexico là 1 quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao
nhất tại Mexico là người Mestizo – lai giữa da trắng và da đỏ, ước tính từ 60-75%.
Người da đỏ bản địa – được ước tính chiếm khoảng từ 12 - 30% dân số. Người da
trắng chiếm khoảng 9 - 17% dân số. Ngoài ra còn có một số người Mỹ và Canada

gần đây cũng di cư đến Mexico. Mexico cũng có một cộng đồng người Á khá đông
đảo đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines…


Về tôn giáo: 80% dân số Mexico theo đạo Thiên chúa, 9% theo đạo tin lành,

4% là các tôn giáo khác, 7% không theo tôn giáo nào cả.


TrongHieuKCT


20

Ngôn ngữ: Là một quốc gia đa sắc tộc, Mexico đồng thời cũng có sự đa dạng

về ngôn ngữ. Là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế
giới, có đến 97% dân số Mexico sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra còn có một
số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Digan…


Lực lượng lao động: Theo số liệu của OECD, năm 2013, lực lượng lao động

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

của Mexico là 85.889.600 người, trong đó số người có việc làm là 49.228.000 người
(chiếm 39,8% dân số). Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 4,8%.
Có thể thấy, với sự đa dạng về sắc tộc và thành phần dân cư cùng sự chênh
lệch lớn trong thu nhập, Mexico được đánh giá như một thị trường có tập quán tiêu
dùng phong phú và nhu cầu về cả hàng hóa đắt tiền và rẻ tiền.
1.2.2.

1.2.2.1.
-

Một số thông tin về nền kinh tế Mexico
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng: Theo thống kê của Ngân hàng thế

giới (World Bank) năm 2014, Mexico có nền kinh tế thị trường hỗn hợp và được
xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình trên. Mexico hiện là nền kinh tế
lớn thứ 12 thế giới và thứ hai khu vực Mỹ Latinh (sau Bra-xin), với GDP theo giá

so sánh năm 2013 là 2.014,01 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 3,02%. Với dân số
đông và một nền kinh tế phát triển năng động và vững chắc, Mexico được dự báo có
thể sẽ trở thành một trong 7 cường quốc kinh tế thế giới vào năm 2050 theo thứ tự
lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nhật Bản, Nga và Mexico.
-

GDP/đầu người: Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thu nhập bình

quân đầu người của Mexico theo sức mua tương đương năm 2007 là 16.463,39
USD, đứng thứ 67 thế giới. Tuy nhiên sự bất bình đẳng trong thu nhập của người
dân Mexico cũng là một vấn đề lớn đối với nước này. Từ năm 2004 đến năm 2012,
hệ số Gini của Mexico luôn ở mức cao, vào năm 2012, hệ số Gini của Mexico là
48,1; 20% số người giàu nhất nắm giữ tới 54,1% tổng thu nhập quốc nội. Sự chênh
lệch giàu nghèo, phản ánh qua hệ số Gini cao của Mexico có thể gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về xã hội và kinh tế.


×