KIỂM TRA 1 TIẾT – LẦN 1 HỌC KÌ 1
MÔN HÓA 12
Câu 1: So sánh nào dưới đây về nhiệt độ sôi là đúng
A. CH3COOCH3 < HCOOCH3
B. CH3COOCH3 > C3H7OH
C. C2H5OH < HCOOCH3
D. CH3COOH > HCOOCH3
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng thủy phân este luôn thu được ancol
(2) Môt số este có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên được dùng làm dung môi.
(3) Tripanmitin là chất béo lỏng.
(4) Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa chậm tạo CO2, H2O và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
(5) Cacbohydrat là hợp chất hữu cơ tạp chức
Số phát biểu đúng:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ
cần 53,76 lít O2 (đktc) thu được 39,6 gam H2O. Giá trị m là (C=12, H=1, O=16)
A. 37,9
B. 52,0
C. 45,2
D. 68,4
Câu 4: Chất nào sau đây là este?
A. CH3OCH3
B. HCOOC2H5
C. CH3COOH
D. C3H5(OH)3
Câu 5: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tham gia phản ứng thủy phân?
A. Tripanmitin, tinh bột, saccarozơ
B. Glucozơ, saccarozơ, etylaxetat
C. Frucozơ, xenlulozơ, etylaxetat
D. Glixerol, tinh bột, triolein
Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột
B. Thủy phân tinh bột thu được glucozơ và frucozơ
C. Có thể chuyển tristearin thành triolein nhờ phản ứng hidro hóa
D. Thủy phân este trong môi kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa
Câu 7: Từ 200 kg tinh bột có chứa 20% tạp chất trơ có thể sản suất được bao nhiêu kg glucozơ,
nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%? (C=12, H=1, O=16)
A. 237,0
B. 165,9
C. 133,33
D. 177,78
Câu 8: Lên men 234 gam glucozơ thì thu được bao nhiêu ml ancol etylic? (biết hiệu suất của cả
quá trình là 70% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) (H=1, O=16,
C=12)
A. 149,5
B. 74,75
C. 52,325
D. 104,65
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về glucozơ và fructozơ?
A. Là đồng phân của nhau
B. Có thể chuyển hóa qua lại trong mọi môi trường
C. Có thể phân biệt bằng nước brom
D. Đều làm tan kết tủa Cu(OH)2
Câu 10: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức
phân tử của fructozơ là
A. C6H12O6
B. C12H22O11
C. C6H10O5
D. C12H24O12
Câu 11: Dùng xenlulozơ phản ứng vừa đủ với bao nhiêu kg HNO3 nguyên chất để thu được 200
kg xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%? (C=12, H=1, O=16, N=14)
1
A. 636,36
B. 25,45
C. 101,82
D. 159,09
Câu 12: Cần bao nhiêu gam glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 15,12 gam
Ag? (C=12, O=16, H=1, Ag=108)
A. 12,6
B. 63,0
C. 25,2
D. 15,75
Câu 13: Xà phòng hóa hoàn toàn a gam chất béo X cần dùng 9,6 gam NaOH và thu được m gam
glixerol. Giá trị của m là (C=12, H=1, O=16, Na=23)
A. 66,24
B. 10,8
C. 7,36
D. 22,08
Câu 14: Saccarozơ là được dùng làm nguyên liệu trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích là
do
A. trong cấu tạo saccarozơ có nhóm –CHO
B. trong cấu tạo saccarozơ có nhiều nhóm –OH
C. sccarozơ thủy phân thành glucozơ và frucozơ có phản ứng với AgNO3/NH3
D. saccarozơ có phản ứng với AgNO3/NH3
Câu 15: Thủy phân chất nào sau đây luôn thu được glixerol?
A. Lipit
B. Chất béo
C. Este
D. Xà phòng
Câu 16: Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên
kết với nhau qua nguyên tử gì?
A. Oxi
B. Hidro
C. Cacbon
D. Nitơ
Câu 17: Chất béo nào sau đây là ở điều kiện thường tồn tại trạng thái lỏng
A. C17H33COONa
B. (C15H31COO)3C3H5
C. (C17H33COO)3C3H5
D. (C17H35COO)3C3H5
Câu 18: Glucozơ không có phản ứng với chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2
B. H2O
C. AgNO3/NH3
D. H2
Câu 19: Xenlulozơ là chất rắn màu trắng dạng sợi, không mùi vị tan được trong chất nào sau
đây?
A. Entanol
B. Nước
C. Nước svayde
D. Ete
Câu 20: Ở điều kiện thường este là chất ...(1)..... hoặc ....(2).....và chúng hầu như .........
(3)................
Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
A. (1): lỏng; (2): khí; (3): không tan trong nước.
B. (1): lỏng; (2): khí; (3): tan tốt trong nước.
C. (1): lỏng; (2): rắn; (3): không tan trong nước.
D. (1): khí; (2): rắn; (3): tan tốt trong nước.
Câu 21: Đáp án công thức cấu tạo este HCOOC2H5 phù hợp với giả thiết nào sau đây? (Biết
C=12,H=1, O=16, Na=23)
A. Este C3H6O2 không tham gia phản ứng tráng gương.
B. Thủy phân hoàn toàn 11,1 gam este C3H6O2 bằng lượng NaOH vừa đủ thu được 4,8 gam
ancol.
C. Thủy phân este C3H6O2 thu được ancol metylic.
D. Thủy phân hoàn toàn 11,1 gam este C3H6O2 bằng lượng NaOH vừa đủ thu được 10,2 gam
muối.
Câu 22: Thuốc thử Cu(OH)2 có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. Glucozơ và saccarozơ
B. Glucozơ và fructozơ
C. Glixerol và saccarozơ
D. Tinh bột và xenlulozơ
Câu 23: Chất nào sau đây không phải chất béo?
2
A. Thịt bò
B. Mỡ heo
C. Dầu ô-liu
D. Dầu vừng
Câu 24: Cho các chất sau: HCOOCH3, C6H12O6 (fructozơ), CH3COOH, C2H5CHO, C12H22O11
(saccarozơ). Cho biết có bao nhiêu chất tham gia phản ứng tráng gương?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 25: Phát biểu đúng về glucozơ?
A. Trong máu người glucozơ chiếm 0,01%
B. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức, chủ yếu tồn tại dạng mạch vòng
C. Trong công nghiệp điều chế glucozơ từ saccarozơ
D. Glucozơ còn được gọi là đường mía
Câu 26: Thuốc thử nào sau đây là thuốc thử đặc trưng để nhận biết tinh bột?
A. Nước brom
B. Iot
C. AgNO3/NH3
D. H2
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 2,58 gam một este đơn chức X thu được 2,688 lít CO2 (đkc) và 1,62
gam H2O. Mặt khác cho lượng este X trên phản ứng với 150 ml dung dịch KOH 0,25M thu được
3,72 gam chất rắn. Xác định công thức cấu tạo của X? (C=12, H=1, O=16, K=39)
A. CH3COOC2H5
B. C2H5COOCH3
C. CH3COOCH=CH2
D. CH2 = CH-COOCH3
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn 350 kg xenlulozơ, sau đó lên men toàn bộ sản phẩm. Trong quá
trình lên men dẫn khí thu được vào nước vôi trong dư, sau toàn bộ phản ứng thu được x gam kết
tủa. Giá trị của x là (Biết hiệu suất cả quá trình phản ứng là 80%) (C=12, H=1, O=16, Ca=40)
A. 345,68
B. 549,12
C. 328,21
D. 439,58
Câu 29: CH3COOCH3 có tên gọi là
A. metyl axetat
B. etylfomat
C. etyl axetat
D. metyl fomat
Câu 30: Dãy chất nào sau đây ở điều kiện thường là những tinh thể không màu dễ tan trong
nước?
A. Glucozơ, saccarozơ, frucozơ
B. Glucozơ, xenlulozơ, frucozơ
C. Tinh bột, saccarozơ, frucozơ
D. Glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ
----------- HẾT ----------
3
ĐÁP ÁN KIỂM TRA LẦN 1 – HK1
1D 2C 3D 4B 5A 6D 7C 8D 9B 10A 11D 12A 13C 14C 15B
16A 17C 18B 19C 20C 21D 22A 23A 24B 25B 26B 27D 28A 29A 30A
Câu 2: 3 ý đúng là 2, 4, 5
Câu 3: Vì hỗn hợp X là cacbohydrat nên ta có nCO2 = nO2 = = 2,4 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy
mX = (mCO2 + mH2O) - mO2
= (2,4*44 + 39,6) -2,4*32 = 68,4 gam
Câu 4: B
A. CH3OCH3 (ete)
C. CH3COOH (axit)
D. C3H5(OH)3 (glixerol)
Câu 5: A
B. Glucozơ, saccarozơ, etylaxetat
C. Frucozơ, xenlulozơ, etylaxetat
D. Glixerol, tinh bột, triolein
Câu 6: D
A. Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột Sai vì tinh bột cấu tạo bởi các glucozơ
còn saccarozơ cấu tạo bởi glucozơ và frutozơ
B. Thủy phân tinh bột thu được glucozơ và frucozơ Sai vì thủy phân tinh bột chỉ thu được
glucozơ
C. Có thể chuyển tristearin thành triolein nhờ phản ứng hidro hóa Sai chỉ có thể chuyển
triolein thành tristearin bằng phương pháp hidro hóa
Câu 7:
m.tb = 200*(100-20)% = 160 kg
n.tb = 160/162n (mol)
Sơ đồ phản ứng: (C6H10O5)n nC6H12O6
Theo sơ đồ n.glucozơ = n*ntb = 160/162 ( để làm nhanh sau này có thể xem Mtb =162 và tỉ
lệ mol tinh bột và glucozơ là 1: 1)
m glucozơ = * 180*75% = 133,33 kg
Câu 8:
PTPU: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
n. glucozơ = = 1,3 mol
=> n. C2H5OH = 1,3*2 *70% = 1,82 mol
=> m. C2H5OH = 2,6 * 46 = 83,72 gam
=> V. C2H5OH =
Câu 9:
B. Có thể chuyển hóa qua lại trong mọi môi trường Sai vì glucozơ và fructozơ có thể chuyển
hóa qua lại trong môi trường kiềm
Câu 11: D
PTPU: (C6H10O5)n + 3nHNO3 [C6H7O2 (ONO2)3] + 3nH2O
n. [C6H7O2 (ONO2)3] = (mol)
=> n. HNO3 = = 2,5252 (mol)
4
=> m. HNO3 = 2,5252*63 =159,09 kg
Câu 12: A
n. Ag = 15,12/108 = 0,14 mol
Sơ đồ pu: C6H12O6 2 Ag
n. C6H12O6 = 0,14/2 = 0,07 mol
m. C6H12O6 = 0,07*180 = 12,6 gam
Câu 13: C
n. NaOH = 9,6/40 = 0,24 mol
ptpu: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,24 mol
0,08 mol
m. glixerol = 0,08*92= 7,36 gam
Câu 17: Chất béo có gốc hiđrocacbon không no tồn tại ở trạng thái lỏng
Câu 21: D
A. Este C3H6O2 không tham gia phản ứng tráng gương Sai vì HCOOC2H5 có phản ứng tráng
gương
B. Thủy phân hoàn toàn 11,1 gam este C3H6O2 bằng lượng NaOH vừa đủ thu được 4,8 gam
ancol. Sai
n.este= = 0,15 mol
HCOOC2H5 C2H5OH
0,15mol
0,15mol
=> m. Ancol = 0,15*46 = 6,9 gam ≠ 4,8 gam
C. Thủy phân este C3H6O2 thu được ancol metylic Sai vì thủy phân este HCOOC2H5 thu được
ancol etylic
D. Thủy phân hoàn toàn 11,1 gam este C3H6O2 bằng lượng NaOH vừa đủ thu được 10,2 gam
muối. Đúng
n.este= 0,15 mol
HCOOC2H5 HCOONa
0,15mol
0,15mol
=> m. Ancol = 0,15*68= 10,2 gam ≡ giả thiết
Câu 22: A
A. Glucozơ và saccarozơ (Glucozơ tạo kết tủa với Cu(OH)2 khi đun nóng còn saccarozơ thì
không hiện tượng)
B. Glucozơ và fructozơ (cả hai đều có hiện tượng giống nhau)
C. Glixerol và saccarozơ (cả hai đều có hiện tượng giống nhau)
D. Tinh bột và xenlulozơ (cả hai đều không có hiện tượng giống nhau)
Câu 24: B ( HCOOCH3, C6H12O6 (fructozơ), C2H5CHO)
Câu 25: Phát biểu đúng về glucozơ?
A. Trong máu người glucozơ chiếm 0,01% Sai: chiếm = 0,1%
B. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức, chủ yếu tồn tại dạng mạch vòng Đúng
C. Trong công nghiệp điều chế glucozơ từ saccarozơ Sai: từ thủy phân tinh bột bằng axit
D. Glucozơ còn được gọi là đường mía Sai: đường nho
5
Câu 27:
Ptpu: CxHyO2 + O2 CO2 + H2O
Áp dụng bảo toàn khối lượng: mO2 = mCO2 + mH2O – mX = 4,32 gam
nO2 = 4,32/32 = 0,135 mol
Áp dụng bảo toàn nguyên tố oxi: 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
nX= 0,03 mol
số mol KOH =0,0375 mol
ptpu: RCOOR’ + KOH RCOOK + R’OH
0,03
0,03
m.RCOOK = 3,72 – (0,0375 – 0,03)*56 = 3,3 gam
M.RCOOK = 3,3/0,03=110
=> M. R= 110 – 83 = 27 ( CH2=CH-)
Dựa vào đáp án chọn D
Câu 28: A
Sơ đồ pu: (C6H10O5)n C6H12O6 2 CO2
350/162
700/162
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
700/162
700/162
n. xenlulozơ = 350/162 mol
m. kết tủa = 700/162*100*80% = 345,68 gam
6
KIỂM TRA 1 TIẾT – LẦN 2 HỌC KÌ 1
MÔN HÓA 12
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C4H11N?
A. 4
B. 8
C. 3
D. 2
Câu 2: Cho 15,75 gam hỗn hợp gồm glyxin và etylamin phản ứng vừa đủ với 135ml HCl 2M.
Hỏi cũng lượng hỗn trên phản ứng vừa đủ với bao nhiêu gam NaOH? (C=12, H=1, O=16, N=14)
A. 4,8
B. 3,8
C. 10,8
D. 6,0
Câu 3: Chất hữu cơ M có một nhóm amino, một chức este. Hàm lượng oxi trong M là 35,96%.
Xà phòng hóa a gam chất M được ancol. Cho toàn bộ hơi ancol đi qua CuO dư, đun nóng thu
andehit Z. Cho Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 95,04 gam Ag. Giá trị của a
là (hiệu suất phản ứng 100%) (C=12, H=1, O=16, N=14, Ag=108)
A. 35,6 gam
B. 19,58 gam
C. 39,16 gam
D. 78,82 gam
Câu 4: Các amin đều có tính chất nào sau đây?
A. Chất rắn
B. Độc
C. Chất khí
D. Tan nhiều trong nước
Câu 5: Polime … - CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - … được điều chế từ monome nào sau đây?
A. CH2
B. CH2=CH2
C. CH2-CH2
D. CH2-CH2=CH2-CH2
Câu 6: Có các lọ bị mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: lòng trắng trứng,
etylamin, glyxin, axit glutamic, glucozơ. Nếu dùng Cu(OH)2 thì nhận biết được bao nhiêu lọ?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Cho các chất sau: NH2CH2CO-NHCH2COOH (1); NH2CH2CO-NHCH(CH3)COOH (2);
NH2CH2CH2CO-NHCH2CO-NHCH(CH3)COOH (3). Chất nào là peptit?
A. Chỉ có (2)
B. (2), (3)
C. Chỉ có (3)
D. (1), (2)
Câu 8: Khi đun nóng lòng trắng trứng. Hiện tượng thu được có tên gọi là:
A. Sự đông tụ protein
B. Sự cô cạn protein
C. Sự cô đặc protein
D. Sự thủy phân protein
Câu 9: Cho 30,26 gam một amino axit X có dạng NH2RCOOH phản ứng lượng dư KOH thu
được 43,18 gam muối. Công thức cấu tạo của X là (C=12, H=1, N=14, K=39, O=16)
A. NH2CH2COOH
B. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH
D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 10: Tính chất nào sau đây không phải của amino axit ở điều kiện thường?
A. Chất rắn kết tinh
B. Dễ tan trong nước
C. Nhiệt độ nóng chảy cao
D. Dễ bay hơi
Câu 11: Mô tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là :
A. amilopectin có dạng mạch phân nhánh
B. cao su lưu hóa có dạng mạng lưới không gian
C. nhựa PE có dạng mạch phân nhánh
D. nhựa PVC có dạng mạch không nhánh
Câu 12: Cho m gam axit glutamic phản ứng với 0,2 mol HCl thu được dung dịch X. Để phản ứng
vừa đủ với dung dịch X cần 0,42 mol NaOH. Tính m? (C=12, H=1, N=14, Na=23, O=16)
A. 32,34
B. 16,17
C. 61,74
D. 30,87
Câu 13: Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm cacboxyl?
7
A. Lysin.
B. Axit Glutamic.
C. Valin.
D. Alanin.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng?
A. Tất cả protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
B. Tetrapeptit có ba gốc α – amino axit liên kết với nhau
C. Tất cả liên kết CO-NH là liên kết peptit
D. Tất cả protein có phản ứng màu biure
Câu 15: Cho 12,98 gam amin no, mạch hở, đơn chức X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl
thu được 21,01 gam muối. Công thức phân tử của X là (C=12, H=1, N=14, Cl=35,5)
A. C2H7N
B. CH5N
C. C3H9N
D. CH3N
Câu 16: Tripeptit NH2CH2CO-NHCH(CH3)CO-NHCH(CH3)COOH có amino axit đầu N và đầu
C lần lượt là
A. Alanin, Glyxin
B. Alanin, Alanin
C. Glyxin, Alanin
D. Glyxin, Glyxin
Câu 17: Có các khái niệm về amio axit. Khái niệm nào sau đây là đúng nhất?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhiều nhóm amino và nhiều
nhóm cacboxyl
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời một nhóm amino và một
nhóm cacboxyl
C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl
D. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl
Câu 18: Valin không phản ứng với chất nào sau đây?
A. K
B. K2SO4
C. CH3OH
D. KOH
Câu 19: Chọn phát biểu không đúng: polime ...
A. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
B. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắc xích liên kết với nhau.
C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.
D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.
Câu 20: Amin nào sau đây phản ứng với nước brom tạo kết tủa trắng?
A. Phenylamin
B. Etylamin
C. Metylamin
D. Propylamin
Câu 21: Có các chất sau: CH3NH3 (1); NH3(2); C6H5NH2(3); C2H5NH2(4)
Sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần?
A. 1, 2, 3, 4
B. 4, 1, 3, 2
C. 4, 1, 2, 3
D. 3, 2, 1, 4
Câu 22: X là một loại tơ tổng hợp dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để
dệt vải may quần áo ấm. X là
A. Tơ nitron
B. Tơ lapsan
C. Tơ capron
D. Nilon-6,6
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít C2H5NH2 (đkc) thì thu được bao nhiêu gam H2O? (C=12,
H=1, N=14, O=16)
A. 9,0
B. 18,9
C. 5,4
D. 37,8
Câu 24: Phân tử khối trung bình của polime X là 2825000 với hệ số mắt xích là 25000. Hỏi X là
polime nào sau đây? (C=12, H=1, O=16, N=14)
A. Nhựa PVC
B. Cao su buna
C. Thủy tinh hữu cơ
D. Nilon-6
Câu 25: Amino axit đơn giản nhất là:
A. Valin
B. Glyxin
C. Axit Glutamic
D. Alanin
8
Câu 26: Protein không có phản ứng nào sau đây?
A. Thủy phân nhờ xúc tác bazơ
B. Thủy phân nhờ xúc tác axit
C. Phản ứng tráng gương
D. Phản ứng màu biure
Câu 27: Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M phản ứng vừa đủ với 13,95 gam CH 3NH2? (C=12,
H=1, N=14)
A. 440
B. 450
C. 220
D. 225
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn 46,2 gam tripeptit thu được 53,4 gam hỗn hợp X gồm các σaminoaxit ( các σ- aminoaxit chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Cho hỗn hợp X
phản ứng vừa đủ với HCl thu được khối lượng muối là (C=12, H=1, O=16, N=14)
A. 75,3 gam
B. 60,7 gam
C. 69,6gam
D. 78,2 gam
Câu 29: Amin etylamin có công thức phân tử là
A. C2H7N
B. C2H5N
C. CH5N
D. CH3N
Câu 30: Có các phát biểu sau:
(1) Nilon-6,6 là loại tơ poliamit được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(2) Tính dẻo là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng lực bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi thôi
tác dụng lực đó
(3) Peptit là cao phân tử với trên 50 gốc α-amino axit
(4) Tất cả protein tan trong nước tạo thành dung dịch keo
(5) Để khử mùi tanh của cá người ta thường rửa cá với giấm ăn
Tổng số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
----------- HẾT ----------
9
ĐÁP ÁN KIỂM TRA LẦN 2 – HK1
1B 2A 3B 4B 5B 6C 7D 8A 9D 10D 11C 12B 13A 14D 15C
16C 17C 18B 19D 20A 21C 22A 23B 24D 25B 26C 27D 28A 29A 30B
Câu 2: A
NH2CH2COOH + HCl NH3ClCH2COOH
x mol
x mol
C2H5NH2 + HCl C2H5NH3Cl
y mol
y mol
Ta có: =>
NH2CH2COOH + NaOH NH2CH2COONa + H2O
0,12 mol
0,12 mol
m. NaOH = 0,12*40 = 4,8 gam
Câu 3: B
Gọi M là NH2RCOOR’
M = => M là NH2CH2COOCH3
Sơ đồ pu NH2CH2COOCH3 CH3OH HCHO 4Ag
=> n. NH2CH2COOCH3 =
=> m. NH2CH2COOCH3= 0,22* 89 = 19,58 gam
Câu 6: C (lòng trắng trứng, etylamin, Glucozơ )
Thuốc thử
Cu(OH)2
Lòng trắng
trứng
Phức màu
tím
etylamin
glyxin
Không hiện Cu(OH)2
tượng
tan
Axit
glutamic
Cu(OH)2
tan
Glucozơ
Phức màu
xanh lam
Câu 9:
NH2RCOOH + KOH NH2RCOOK + H2O
nX =
MX =
=> R+61=89 => R=28 (C2H4)
=> X là CH3CH(NH2)COOH
Câu 11: Mô tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là :
C. nhựa PE có dạng mạch phân nhánh Sai vì PE có dạng mạch không nhánh
Câu 12: B
NH2C3H5(COOH)2 + 2NaOH NH2C3H5(COONa)2 + 2H2O
x mol
2xmol
10
HCl + NaOH NaCl +H2O
0,2 0,2 mol
2x + 0,2 = 0,42 => x = 0,11 mol
m.axit glutamic = 0,11*147= 16,17 gam
Câu 14: D
A. Tất cả protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo Chỉ một số protein
B. Tetrapeptit có ba gốc α – amino axit liên kết với nhau có 4 gốc
C. Tất cả liên kết CO-NH là liên kết peptit có thể là liên kết amit
Câu 15: C
RNH2 + HCl RNH3Cl
nX =
MX = (C3H9N)
Câu 23: B
nC2H5NH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
C2H5NH2 3,5H2O
0,3
0,3*3,5=1,05 mol
m.H2O = 1,05*18= 18,9 gam
Câu 24: D
MX = (Nilon -6)
Câu 27: D
CH3NH2 + HCl CH3NH3Cl
nHCl = nCH3NH2 =
VHCl = = 225 ml
Câu 28: A
Tripeptit + 2H2O 3 σ- aminoaxit (X)
0,4
0,6 mol
n.H2O =
n.X = n. HCl = 0,4 mol
=> m.muối = 53,4 + 0,6*36,5 = 75,3 gam
Câu 30: B (1, 5)
11
ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN HÓA 12
Câu 1: Cho 0,15 mol este X vào 75 gam dd NaOH 10% đun nóng đến khi este phản ứng hoàn
toàn dung dịch thu được có khối lượng 87,9 gam. Chưng khô dung dịch thu được 15,6 gam chất
rắn khan. Công thức cấu tạo của X là (C=12, H=1, O=16, Na=23)
A. CH3COOCH=CH2.
B. CH2=CHCOOCH3.
C. C2H5COOCH3.
D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 2: Ngâm 27 gam hợp kim Fe – Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thấy giải phóng 10,08 lít khí H2 (đkc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng của
hợp kim này? (Fe=56, Zn=65)
A. 51,85% Fe và 48,15% Zn
B. 39,20% Fe và 60,80% Zn
C. 36,96% Fe và 63,04% Zn
D. 41,84% Fe và 58,16% Zn
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm 3,25 gam Zn và 2,4 gam Mg vào 400ml dung dịch Y chứa CuSO4
0,5M và AgNO3 0,8M. Phản ứng xong thu được chất rắn Y. Chất rắn Y có chứa mấy kim loại ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 4: Một este X có công thức phân tử là C4H8O2 khi thủy phân trong môi trường kiềm thu đựoc
C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC3H7.
B. C3H7COOH.
C. CH3COOCH3.
D. C2H5COOCH3.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfram.
B. Crom
C. Sắt
D. Đồng
Câu 6: Thép (Fe – C) để ngoài không khí ẩm. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Fe bị ăn mòn điện hóa
B. Fe bị oxi hóa tại anot
C. Thành phần chủ yếu của gỉ sắt Fe2O3.nH2O
D. Trong quá trình ăn mòn, electron chuyển từ catot sang anot
Câu 7: Lấy 0,35 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và glyxin cho vào 450ml dung dịch HCl
1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 900ml dung dịch NaOH 1M thu được
dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan, giá trị của m là? (C=12, H=1,
O=16, Na=23, N=14, Cl=35,5)
A. 58,823 gam
B. 69,675 gam
C. 55,127 gam
D. 62,202 gam
Câu 8: Chất nào sau đây không phải là α-amino axit?
A. H2NCH2COOH
B. CH3CH(NH2)COOH
C. H2N – (CH2)5 – COOH
D. H2N – (CH2)3CH(NH2) – COOH
Câu 9: Amin C3H9N có bao nhiêu đồng phân?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10: Tính chất nào sau đây của saccarozơ là sai?
A. Có vị ngọt
B. Tan tốt trong nước
C. Làm tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
D. Phản ứng dung dịch với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag
Câu 11: Polime nào sau đây được điều chế từ phản ứng trùng ngưng?
A. Nilon -6,6
B. Tơ nitron
C. Cao su buna
D. Nhựa PE
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Các amin đều phản ứng với axit
B. Amin CH3NH2 là amin bậc 1
12
C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
D. Metyl amin là chất khí có mùi khai
Câu 13: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. fructozơ.
B. tinh bột
C. saccarozơ.
D. glucozơ.
Câu 14: Cho 0,15 mol aminoaxit X tác dụng với 60ml dd HCl 2,5M, sau đó cô cạn dung dịch thu
được 27,525 gam. Phân tử khối của X là (C=12, H=1, O=16, N=14, Cl=35,5)
A. 89.
B. 75
C. 117.
D. 147.
Câu 15: Glucozơ không phản ứng được với
A. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
B. C2H5OH ở điều kiện thường
C. AgNO3/dung dịch NH3, đun nóng
D. Cu(OH)2 ở điều kiện thường
Câu 16: Phản ứng với axit, bazơ và phản ứng thủy phân. Chất nào trong các chất sau có đủ ba
phản trên?
A. Amin
B. Aminoaxit
C. Peptit
D. Glixerol
Câu 17: Để tráng ruột phích có chứa 86,4 gam Ag thì lượng glucozơ cần dùng là bao nhiêu? (Giả
sử hiệu suất phản ứng là 100%) (C=12, H=1, O=16, Ag=108)
A. 180,0 gam
B. 90,0 gam
C. 72,0 gam
D. 144,0 gam
Câu 18: Từ 12 kg gạo (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết hiệu
suất quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của cồn 96o là 0,807g/ml (C=12, H=1, O=16)
A. 5,639
B. 5,835
C. 5,40
D. 5,291
Câu 19: Thuỷ tinh hữu cơ là sản phẩm trùng hợp của monome:
A. Metyl acrylat
B. Etyl acrylat
C. Metyl metacrylat
D. Etyl metacrylat
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam este C3H6O2 thu được 15,12 gam H2O. Tính giá trị m? (C=12,
H=1, O=16)
A. 27,20
B. 27,02
C. 20,72
D. 18,50
Câu 21: Chất béo luôn là trieste của glixerol và ................ Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
A. axit béo
B. axit cacboxylic
C. axit benzoic
D. axit stearic
Câu 22: Từ 672 lít metan (đkc) điều chế được bao nhiêu gam nhựa PVC? (H=80%) (C=12, H=1,
Cl=35,5)
A. 250
B. 750
C. 390
D. 500
Câu 23: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?
A. Có 0.1% trong máu nguời
B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt
C. Còn gọi là đường mía
D. Có mặt hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiên thường, tất cả kim loại đều ở trạng thái rắn.
B. Tính cứng là tính chất vật lý chung của kim loại.
C. Kim loại thường có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 88,92 gam sacacrozơ thì thu được bao nhiêu gam glucozơ? (C=12,
H=1, O=16)
A. 45,0
B. 46,8
C. 90,0
D. 93,6
13
Câu 26: Cho 1,652g hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu
được 2,674g muối. Tìm thể tích N2 (đktc) sinh ra khi đốt hết hỗn hợp X trên? (C=12, H=1, O=16,
N=14, Cl=35,5)
A. 313,6 ml
B. 627,2 ml
C. 336 ml
D. 672 ml
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2
(b) Để biến 1 số dầu thành mỡ( rắn) hoặc bơ nhân tạo ta thực hiện quá trình hiđro hóa.
(c) Triolein có công thức là (C17H33COO)3C3H5
(d) Chất béo không tan trong nước.
(e) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng xà phòng hóa
Số phát biểu đúng :
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 28: Hòa tan hết 4,896 gam Mg trong dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm N2 và
N2O (không có sản phẩm khử NH4NO3). Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 20. Vậy thể tích (đkc)
của N2 và N2O lần lượt là (Mg=24, N=14, O=16)
A. 0,336 lít ; 1,008 lít
B. 0,2688 lít ; 0,8064 lít
C. 2,24 lít ; 4,48 lít
D. 2,24 lít ; 2,24 lít
Câu 29: Chất nào sau đây là este?
(a) CH3COCH3
(b) CH3COOC2H5
(c) C2H5COOH
(d) HCOOC6H5
(e) C6H5OH
(f) C6H5COOCH3
A. (a), (b), (f)
B. (b), (d), (f)
C. (a), (b), (d)
D. (c), (e), (d)
Câu 30: Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Ag, Al, Mg, Cu, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau
phản ứng thu được chất rắn không tan Y. Hỏi Y gồm chất nào?
A. Al, Ag
B. Ag, Mg
C. Ag, Cu
D. Al, Fe
----------- HẾT ----------
14
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
MÔN HÓA 12
1B 2A 3D 4D 5A 6D 7B 8C 9C 10D 11A 12C 13D 14D 15B
16C 17C 18A 19C 20C 21A 22B 23C 24D 25B 26A 27A 28B 29B 30C
Câu 1: B
nNaOH =
meste = 87,9 – 75 = 12,9 gam
Meste = => X là este đơn chức (vì M của 2 nhóm COO là 88)
RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
0,15
0,15
0,15
15,6 = mRCOONa + mNaOH dư
=> mRCOONa = 15,6 – (0,1875 – 0,15)*40 = 14,1 gam
=> MRCOONa = 14,1/0,15 = 94 => M = 94 – 67 = 27 (CH2 = CH-)
Vì MX = 89 nên chọn đáp án B
Câu 2: A
Fe 2e + Fe2+
2H+ +2e H2
x
2x
0,9 0,45
2+
Zn 2e + Zn
y
2y
Ta có hệ phương trình
%mFe = = 51,85%
%mZn = 100 – 51,58 = 48,15%
Câu 3: D (Ag)
nZn = 3,25/65 = 0,05 mol
nMg = 2,4/24 = 0,1 mol
n CuSO4 = 0,4*0,5 = 0,2 mol
n AgNO3 = 0,4*0,8 = 0,32 mol
Kim loại và muối (ion kim loại) phản ứng theo thứ tự
Mg 2e + Mg2+
Ag+ +1e Ag
0,1
0,2
0,32 0,32
2+
Zn 2e + Zn
Cu2+ + 2e Cu
0,05 0,1
0,2 0,4
Số mol e nhường = 0,2+0,1 = 0,3 <0,32
Mg và Zn tan hết và chỉ có Ag được tạo thành 0,3 mol
Câu 4: Một este X có công thức phân tử là C4H8O2 khi thủy phân trong môi trường kiềm thu đựoc
C3H5O2Na (muối). Vậy nhóm R’ của este có 1C. Đáp án D
Câu 6: D
D. Trong quá trình ăn mòn, electron chuyển từ catot sang anot electron chuyển từ anot sang
catot
Câu 7: B
NH2C3H5(COOH)2 + 2NaOH NH2C3H5(COONa)2 + 2H2O
x
2x
x
15
NH2CH2COOH + NaOH NH2CH2COONa + H2O
Y
y
y
HCl + NaOH NaCl + H2O
0,45
0,45
0,45
Ta có hệ phương trình :
M rắn = 0,1*191 + 0,25*97 + 0,45*58,5 = 69,675 gam
Câu 12:
C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3. (Tính bazơ Amin C6H5NH2 < NH3)
Câu 14: D
nHCl = 0,06*2,5 = 0,15 = nX
mX = 27,525 – 0,15*36,5 = 22,05 gam
Mx =
Câu 17: C
nAg=86,4/108=0,8 mol
Sơ đồ phản ứng: C6H12O6 2Ag
0,4
0,8
MC6H12O6 = 0,4*180 = 72,0 gam
Câu 18: A
ntinh bột =
Sơ đồ phản ứng: Tinh bột C6H12O6 2C2H5OH
9,6/162
(19,2/162)*80% mol
VC2H5OH =
VddC2H5OH = 5,4045/96% =5,639 ml
Câu 20: C
Sơ đồ: C3H6O2 3H2O
0,28
0,84 mol
m C3H6O2 = 0,28*74 = 20,72 gam
Câu 22: B
Sơ đồ phản ứng: 2CH4 C2H2 CH2=CHCl Nhựa PVC
30
15 mol
mPVC = 15*62,5*80% = 750 gam
Câu 24: D
A. Ở điều kiên thường, tất cả kim loại đều ở trạng thái rắn. Sai vì Hg ở trạng thái lỏng
B. Tính cứng là tính chất vật lý chung của kim loại. Sai vì tính chất vất lý chung của kim
loại gồm dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim
16
C. Kim loại thường có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. Sai vì kim loại thường có 1, 2, 3
electron ở lớp ngoài cùng
Câu 25: B
Saccarozơ glucozơ + fructozơ
0,26
0,26 mol
m glucozơ = 0,26 *180 = 46,8 gam
Câu 26: A
RNH2 + HCl RNH3Cl
namin = nHCl=
2RNH2 N2
0,028
0,014 mol
VNH2 = 0,014*22,4 = 0,3136 lít = 313,6 ml
Câu 27: A ( b, c, d, e)
(a) Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2 Sai. Thu được C3H5(OH)3
Câu 28: B
nMg = 0,204 mol
MhhX = 20*2= 40
Dùng phương pháp đường chéo => nN2 : nN2O = 1 : 3
Gọi x và y lần lượt là số mol của N2 và N2O => x : y =1 : 3 3x-y=0
Mg 2e + Mg2+
2N+5 + 10e N2
0,204 0,408
10x x
+5
2N + 8e 2N+ (N2O)
8y
y
Ta có hệ phương trình:
VN2 = 0,012*22,4 = 2,688 lít
VN2O = 0,036*22,4= 8,064 lít
17
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 – HỌC KÌ 2
MÔN HÓA 12
Câu 1: Dẫn khí 1,792 lít khí CO2 (đkc) vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được x gam kết
tủa. Giá trị của x là (Ca=40, C=12, O=16, H=1)
A. 4,0
B. 2,0
C. 3,0
D. 1,0
Câu 2: Điện phân hoàn toàn dung dịch gồm AgNO3 và CuCl2. Chất thu được ở catot là
A. Ag
B. Cl2
C. Ag, Cu
D. Cu
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 6,48 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí
NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là (Cho Al=27)
A. 1,12.
B. 3,584.
C. 5,376.
D. 1,792.
Câu 4: Cho 33,6 g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,08 lít
H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là (Cho Al=27, O=16)
A. 33,6%
B. 28,9%
C. 24,1%
D. 36,1%
Câu 5: Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành một mịn. Khi nhào bột đó với
nước tạo thành một loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh nên được ứng dụng để đúc
khuôn, nặn tượng hay bó bột khi gãy xương. Thạch cao nung được tạo thành bằng cách nào sau
đây?
A. Nung nóng thạch cao sống đến 1600C
B. Nung đá vôi đến 8000C
C. Nung đá vôi đến 10000C
D. Nung nóng thạch cao sống đến 3500C
Câu 6: Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ I = 2,5A trong thời gian 90 phút thu được bao
nhiêu gam Al. Biết hiệu suất của phản ứng điện phân là 80%. (Al=27)
A. 2,0 gam
B. 0,5 gam
C. 1,0 gam
D. 3,0 gam
Câu 7: Có các dung dịch riêng biệt và mất nhãn sau: AlCl3, MgCl2, KCl. Nếu dùng dung dịch
NaOH dư để nhận biết thì nhận được dung dịch AlCl3 với hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo kết tủa trắng.
B. Sủi bọt khí.
C. Tạo kết tủa keo trắng và kết tủa không tan.
D. Tạo kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là sai về Nhôm?
A. Nhôm phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
B. Nhôm là kim loại nhẹ màu trắng bạc.
C. Dẫn điện tốt, tốt hơn sắt và kém hơn đồng.
D. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
Câu 9: So sánh về tính khử của các kim loại kiềm thổ trong các trường hợp nào là sai?
A. Mg < Be
B. Ba > Ca
C. Mg < Ca
D. Ba > Be
Câu 10: Nung nóng hoàn toàn 13,65 gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 thu được chất rắn X. Hòa tan
X vào dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí H2 (đkc). Giá trị nào sau đây gần nhất với khối
lượng của nhôm ban đầu? (Al=27, Fe=56, O=16)
A. 5,37 gam
B. 3,79 gam
C. 3,25gam
D. 4,09 gam
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về kim loại kiềm thổ là sai?
A. Các kim loại kiềm thổ đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.
C. Các kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc
D. Các kim loại kiềm thổ có độ cứng tương đối thấp.
Câu 12: Cho kim loại Na vào nước có vài giọt phenolphtalein. Hiện tượng thu được là
18
A. Sủi bọt khí màu hồng, dung dịch không màu
B. Sủi bọt khí màu hồng, dung dịch màu hồng
C. Sủi bọt khí không màu, dung dịch không màu
D. Sủi bọt khí không màu, dung dịch màu hồng
Câu 13: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín
B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất
C. Ngâm chúng vào nước
D. Ngâm chúng trong dầu hoả
Câu 14: Vị trí của Al trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA
B. Ô 27, chu kì 4, nhóm IIIA
C. Ô 14, chu kì 4, nhóm IVA
D. Ô 17, chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 15: Nhóm chất có tính chất lưỡng tính là:
A. NaHCO3, AlCl3.
B. Al2O3, Al(OH)3
C. AlCl3 , Al2O3
D. Al(OH)3, AlCl3
Câu 16: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch chứa 30,78 gam Al2(SO4)3. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam kết tủa? (Al=27, Ba=137, S=32, O=16)
A. 62,91
B. 72,27
C. 70,71
D. 74,61
Câu 17: Nhôm hiđroxit thu được từ cách nào sau đây?
A. Cho dư dd HCl vào dung dịch natrialuminat.
B. Cho Al2O3 vào nước.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Thổi khí CO2 vào dung dịch natrialuminat.
Câu 18: Trong quá trình sản xuất nhôm, người ta hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy với mục
đích tạo được hỗn hợp có những ưu điểm sau:
A. Nhiệt độ nóng chảy thấp, tăng tính dẫn điện, khối lượng riêng nhỏ hơn Al
B. Nhiệt độ nóng chảy cao, tăng tính dẫn điện, khối lượng riêng lớn hơn Al
C. Nhiệt độ nóng chảy thấp, tăng tính dẫn điện, khối lượng riêng lớn hơn Al
D. Nhiệt độ nóng chảy cao, tăng tính dẫn điện, khối lượng riêng nhỏ hơn Al
Câu 19: Cho hỗn hợp chất rắn gồm a mol Na và b mol Al2O3 vào lượng nước dư. Trường hợp nào
sau đây của a và b để chất rắn tan hoàn toàn?
A. a = b
B. a = 2b
C. b = 2a
D. b = 3a
Câu 20: Nước cứng là nước gây nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất. Do đó cần
phải kiểm tra nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng. Sau khi phân tích, các em hãy cho biết
nguồn nước chứa nhiều những ion nào sau đây là nước cứng?
A. Ba2+, Be2+
B. Na+, H+
C. Ca2+, Mg2+
D. K+, Li+
Câu 21: Dãy chất nào sau đây là những kim loại kiềm?
A. Na, K, Li, Cs
B. K, Mg, Li, Cs
C. Mg, Ca, Li, Cr
D. Na, K, Ca, Cs
Câu 22: Khi cho luồng khí H2 dư đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:
A. Al2O3, Fe, Cu, MgO.
B. Al, Fe, Cu, MgO
C. Al, Fe, Cu, Mg.
D. Al2O3, FeO, CuO, MgO.
Câu 23: Dẫn V lít khí CO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được 29,55 gam kết tủa
và dung dịch X. Nếu cho toàn bộ dung dịch X vào lượng dư dung dịch KOH thì thu được a gam
kết tủa. Giá trị của a là (Ba=137, C=12, O=16, H=1)
A. 49,25
B. 24,625
C. 59,1
D. 98,5
Câu 24: Có các thí nghiệm:
(a) Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2
19
(b) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(c) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2
(d) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.
(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 25: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 16,39 gam muối clorua của kim loại kiềm X thu được
2,464 lít Cl2 (đkc). Xác định kim loại X?
A. Rb (M=85,5)
B. Li (M=7)
C. K (M=39)
D. Na (M=23)
Câu 26: Cho K vào dung dịch FeCl3. Sản phẩm thu được sau phản ứng là
A. Fe, KCl
B. Fe(OH)3, KCl, H2
C. Fe, KCl, H2
D. Fe(OH)3, KCl
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp gồm Li và Ca vào nước thu được 4,48 lít khí H2
(đkc). Tính khối lượng Li trong hỗn hợp? (Li=7, Ca=40)
A. 1,75 gam
B. 0,7 gam
C. 1,4 gam
D. 2,1 gam
Câu 28: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng xuất hiện không tan.
B. bọt khí và kết tủa trắng.
C. kết tủa trắng sau đó tan dần.
D. bọt khí bay ra.
Câu 29: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,08 mol HCl và 0,03 mol Al(NO3)3.
Hãy xác định giá trị của V để thu được kết tủa cực đại?
A. 85
B. 200
C. 90
D. 100
1
Câu 30: Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns
A. Nhôm
B. Kim loại kiềm thổ
C. Sắt
D. Kim loại kiềm
----------- HẾT ----------
20
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 - HỌC KÌ 2
MÔN HÓA 12
1B 2C 3C 4C 5A 6C 7D 8D 9A 10D 11B 12D 13D 14A 15B
16B 17D 18A 19B 20C 21A 22A 23A 24B 25C 26B 27C 28A 29A 30D
Câu 1: B
n.OH- = 2n. Ca(OH)2 = 0,1 mol
n. CO2 = 0,08 mol
=> tạo 2 muối
Áp dụng công thức : nCaCO3 = n OH- - n CO2 = 0,1 – 0,08 = 0,02 mol
m. CaCO3 = 0,02*100 = 2,0 gam
Câu 3: C
Al 3e + Al 3+
N+5 + 3e N+2 (NO)
nNO = nAl = 6,48/27 = 0,24 mol
VNO = 0,24*22,4 = 5,376 lít
Câu 4: C
Al + NaOH + H2O NaAlO2 + 3/2H2
0,3 mol
0,45 mol
Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
%mAl =
Câu 6: C
Áp dụng công thức: mAl =
Câu 8: D
D. Nhôm là kim loại lưỡng tính. Sai vì Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính chứ không phải Al
Câu 10: D
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
x
0,5x
Al dư + NaOH + H2O NaAlO2 + 3/2H2
0,03
0,045 mol
Ta có: (x+0,03)*27+0,5x*160 = 13,65
x = 0,12 mol
m Al ban đầu = 13,65 – 0,5*0,12*160 = 4,05 gam
Câu 12:
Na + H2O NaOH + ½ H2
Khí không màu là H2
Phenolphatalein trong dung dịch bazơ NaOH có màu hồng
Câu 16: B
n. Ba2+ = 0,3 mol
21
n. OH- = 0,6 mol
n . Al3+ = 0,18 mol
n, SO42- = 0,27 mol
Ba2+ + SO42- BaSO4
n. BaSO4 = n, SO42- = 0,27 mol
Al3+ + 3OH- Al(OH)3
Do
Nên OH- dư => n Al(OH)3 = 4n.Al3+ - n.OH- = 4*0,18 – 0,6 = 0,12 mol
m. kết tủa = m. BaSO4 + m. Al(OH)3 = 0,27*233+0,12*78=72,27
Câu 17: D. Thổi khí CO2 vào dung dịch natrialuminat.
CO2 + 2H2O + NaAlO2 Al(OH)3 + NaHCO3
Do Al(OH)3 là chất lưỡng tính nên nó sẽ tan trong HCl hoặc NaOH dư. Còn CO 2 + H2O là
một axit yếu không làm tan kết tủa.
Câu 19: B
Na + H2O NaOH +1/2H2
2b
2b
2NaOH + Al2O3 2NaAlO2 + H2O
2b
b
a = 2b
Câu 22: H2 khử oxit kim loại trung bình yếu (sau Al) thành KL. Đáp án A
Câu 23: A
n. Ba(OH)2 = 0,4 mol
n. BaCO3 = 0,15 mol
=> n.Ba(HCO3)2 = 0,4 – 0,15 = 0,25 mol ( áp dụng bảo toàn nguyên tố Ba)
Ba(HCO3)2 + 2KOH BaCO3 + K2CO3 + 2H2O
0,25 mol
0,25 mol
mBaCO3 = 0,25*197= 49,25 gam
Câu 24: B (b, d, f)
(b) Đun nóng nước cứng tạm thời kết tủa là MgCO3, CaCO3
(d) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O kết tủa là BaSO4
(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3 kết tủa là Al(OH)3
Câu 25: C
Pt điện phân: XCl X + 1/2Cl2
0,22 0.11mol
MXCl = 16,39/0,22=74,5 => MX = 74,5 – 35,5 = 39 (K)
Câu 26: Cho K vào dung dịch FeCl3. Sản phẩm thu được sau phản ứng là
A. Fe, KCl
B. Fe(OH)3, KCl, H2
C. Fe, KCl, H2
D. Fe(OH)3, KCl
K + H2O KOH + ½ H2
3KOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3KCl
Câu 27: C
Li + H2O LiOH + ½ H2
x
0,5x
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
22
y
y
Ta có hệ pt :
mLi = 0,2 *7 = 1,4 gam
Câu 29: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,08 mol HCl và 0,03 mol Al(NO3)3.
Hãy xác định giá trị của V để thu được kết tủa cực đại?
A. 85
B. 200
C. 90
D. 100
NaOH + HCl NaCl + H2O
0,08
0,08
3NaOH + Al(NO3)3 Al(OH)3 + 3NaNO3
0,09
0,03 mol
nNaOH = 0,08+ 0,09 = 0,17 mol
VNaOH = 0,17/2 =0,085 lít = 85ml
23
KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 – HỌC KÌ 2
MÔN HÓA 12
Câu 1: Phương trình phản ứng nào sai?
A. 2Fe + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2
B. 3Fe + 2O2 F3O4
C. Fe + CuSO4 Cu + FeSO4
D. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 21,4 gam hỗn hợp gồm Cr và Fe vào H2SO4 loãng nóng dư thu được
8,96 lít khí (đkc). Tính thành % khối lượng của Fe trong hỗn hợp? (Cr=52, Fe=56)
A. 39,25%
B. 34,58%
C. 65,42%
D. 60,75%
Câu 3: Nung nóng hỗn hợp X gồm Al, Cr2O3, Fe2O3 thu được chất rắn Y. Cho chất rắn Y phản
ứng với dung dịch KOH dư thu được 3,36 lít khí H2 (đkc) và chất rắn Z. Hòa tan Z vào lượng dư
HNO3 loãng thu được 8,96 lít khí NO (đkc) (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Tính khối lượng Al trong X? (Al=27, Cr=52, Fe=56, O=16)
A. 2,7 gam
B. 5,4 gam
C. 10,8 gam
D. 13,5 gam
Câu 4: Tính chất hóa học của sắt là
A. Tính oxi hóa yếu
B. Tính oxi hóa trung bình
C. Tính khử yếu
D. Tính khử trung bình
Câu 5: Cho CO dư qua hỗn hợp các oxit sau: Cr2O3, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau khi phản ứng
hoàn toàn, chất rắn thu được là
A. Cr2O3, Fe, Cu
B. Cr2O3, FeO, Cu
C. Cr2O3, Fe2O3, Cu
D. Cr, Fe, Cu
Câu 6: Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xong nhỏ dung dịch K2Cr2O7
vào. Hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch từ màu da cam sang màu xanh. B. Dung dịch từ màu da cam sang màu vàng.
C. Dung dịch từ màu vàng sang màu da cam. D. Dung dịch từ màu vàng sang màu xanh.
Câu 7: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch axit, vừa phản ứng với dung dịch kiềm ?
A. CrO3
B. Cr(OH)3
C. Cr(OH)2
D. CrO
Câu 8: Phát biểu đúng về crom ?
A. Tất cả phi kim tác dụng với crom cần phải đun nóng.
B. Crom kém bền với không khí và nước
C. Crom bị thụ động trong HCl đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
D. Crom phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối CrSO4
Câu 9: Cấu hình electron của crom là
A. 3d54s1
B. [Ar] 3d54s1
C. 3d64s2
D. [Ar] 3d64s2
Câu 10: Cho các chất: Cu, AgNO3, NaOH, Ag, Fe. Có bao nhiêu chất phản ứng được với FeCl 3?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 11: Dung dịch X có chứa 0,25 mol CrCl3. Hỏi cần cho thêm lượng NaOH tối thiểu là bao
nhiêu để kết tủa bằng không ?
A. 0,5 mol
B. 0,25 mol
C. 1,0 mol
D. 0,75 mol
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về crom là đúng ?
A. Là kim loại cứng nhất
B. Số oxi hóa thường gặp là +2, +4, +6
C. Nặng hơn sắt
D. Nhiệt độ nóng chảy thấp
Câu 13: Cho dung dịch FeCl2 phản ứng với NaOH trong không khí. Hiện tượng thu được đúng
nhất là
A. Kết tủa nâu đỏ
B. Kết tủa nâu đỏ hóa trắng xanh
C. Kết tủa trắng xanh
D. Kết tủa trắng xanh hóa nâu đỏ
24
Câu 14: Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Y thì sẽ có sự chuyển từ màu da cam sang vàng. Y
có công thức là
A. Na2CrO2
B. CrO3
C. Na2Cr2O7
D. Na2CrO4
Câu 15: Nguyên liệu sản xuất gang thường dùng quặng nào sau đây?
A. Hematit đỏ
B. Manhetit
C. Boxit
D. Hematit nâu
Câu 16: 4,16 gam Crom phản ứng với lượng dư khí O2 thì thu được bao nhiêu gam oxit ? (Cr=52,
O=16)
A. 12,16
B. 6,08
C. 2,72
D. 5,44
Câu 17: Gang là hợp kim của Fe với .........., trong đó có từ 2 – 5% khối lượng của .......
Chỗ còn trống là tên của một nguyên tố X. X là
A. Lưu huỳnh
B. Photpho
C. Cacbon
D. Silic
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 44,8 gam Fe2O3 vào lượng dư HCl thu được dung dịch X. Hỏi dung
dịch X hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu? (Fe=56, Cu=64, O=16)
A. 17,92
B. 6,4
C. 8,96
D. 26,88
+Y
Câu 19:
+Y
+X
Cr2O3
X, Y, Z lần lượt là
Cr2(SO4)3
+Y
Cr(OH)3
Na2CrO2
+Z
Na2CrO4
A. Na2SO4, NaCl, Br2
B. H2SO4, NaOH, Br2
C. H2SO4, KOH, Cl2
D. K2SO4, KOH, Cl2
Câu 20: Quặng X là loại quặng hiếm có trong tự nhiên nhưng chứa hàm lượng sắt nhiều nhất
trong các loại quặng sắt. Quặng X có tên là
A. Hematit nâu
B. Hematit đỏ
C. Manhetit
D. Pirit
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào HNO3 đặc nóng thu được 8,064 lít NO2 (đkc). Giá trị
m là (Fe=56)
A. 6,72
B. 20,16
C. 5,6
D. 11,2
Câu 22: Cho dd NaOH dư vào dd chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3 thu được kết tủa X. Nung X
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vây Y là:
A. FeO và Cr2O3
B. FeO
C. Fe2O3 và Cr2O3
D. Fe2O3
Câu 23: Đun nóng Fe(OH)3 tthu được chất rắn có màu
A. đen
B. đỏ nâu
C. trắng xanh
D. vàng
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Crom có tính khử yếu hơn sắt
B. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 vào HCl thu được dung dịch X. Dung dịch X không thể hoàn tan
được Cu
C. Crom dùng làm thép không gỉ.
D. Điều chế gang và crom đều bằng phản ứng nhiệt nhôm
Câu 25: Cho 0,3 mol FeSO4 vào lượng dư dung dịch KOH. Sau phản ứng lọc kết tủa đem nung
trong không khí thu được m gam chất rắn X. Giá trị m là(Fe=56, O=16)
A. 24,0
B. 48,0
C. 23,9
D. 21,6
Câu 26: X là chất rắn màu đỏ thẫm, tác dụng với nước tạo ra 2 loại axit. X là
A. Cr2O3
B. CrO3
C. SO2
D. CrO
Câu 27: Có các tính chất sau: tính bazơ (1), tính axit (2), tính oxi hóa (3), tính khử (4). FeO có
đầy đủ những tính chất nào?
A. (1), (3), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (4), (2), (3)
D. (1), (3)
25