Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 200 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9.62.01.10



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. TS. Đặng Văn Thư

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn
toàn trung thực và chưa từng công bố tại bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bản luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá
nhân và tập thể.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, TS. Đặng Văn Thư là những người thầy tâm huyết đã
tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện, Ban lãnh đạo và các cán bộ
đồng nghiệp Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi triển khai các thí nghiệm, phân tích…để tôi hoàn thành
luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Phòng đào tạo, các thầy cô Khoa
Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những
người đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện hết sức có thể để tôi hoàn thành
luận án này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................ ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài ................................................ 3
4. Điểm mới của luận án ....................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng ............................................ 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng ..................... 6
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy các chất hóa học trong búp chè ....... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè trên Thế giới .. 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè trên Thế giới ........... 17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới .......................... 30
1.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè ở Việt Nam .... 35
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè ở Việt Nam ............. 35
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam .......................... 39
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu ................................................. 45
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv

2.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 48
2.1.1. Giống chè .................................................................................................. 48
2.1.2. Vật liệu khác.............................................................................................. 48
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 49
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 49
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 49
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 49
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 50
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. 50
2.4.2. Phương pháp theo dõi............................................................................... 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 61
3.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, nhiệt độ không khí và ẩm độ
không khí đến năng suất và chất lượng chè xanh của giống chè Kim Tuyên ..... 61
3.1.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ không khí .. 61
3.1.2. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với năng suất giống chè Kim Tuyên ..... 63
3.1.3. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với chất lượng nguyên liệu giống
chè Kim tuyên. .................................................................................................... 65
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên............................................................ 76
3.2.1. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ hè............................................... 76
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ở vụ hè ..................................................... 91
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ................................................................ 105

3.3. Nghiên cứu xác định công thức bón phân khoáng cho giống chè Kim
Tuyên trong điều kiện có che sáng ở vụ hè ....................................................... 119
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè .............. 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

3.3.2 Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần cơ
giới búp của giống chè Kim Tuyên ................................................................... 122
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số loài sâu
hại chính trên giống chè Kim Tuyên ................................................................. 124
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến đến thành phần
sinh hóa trong búp giống Kim Tuyên ............................................................... 127
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất lượng của
giống chè Kim Tuyên vụ hè .............................................................................. 130
3.3.6. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần hóa
học của đất ......................................................................................................... 132
3.3.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu công thức phân bón trong điều kiện che
sáng với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ............................................................ 134
3.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài ra sản xuất trên giống chè
Kim Tuyên ........................................................................................................ 135
3.4.1. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất ........................................................................................... 136
3.4.2. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần cơ giới
búp chè .............................................................................................................. 137
3.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần sinh hóa trong

búp chè .............................................................................................................. 138
3.4.4. Kết quả đánh giá cảm quan chè xanh áp dụng mô hình.......................... 139
3.4.5. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến một số loài sâu hại chính 139
3.4.6. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế các mô hình ................................................. 140
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 143
1. Kết luận ......................................................................................................... 143
2. Đề nghị .......................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ......................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 147
KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CT


Công thức

CĐAS

Cường độ ánh sáng

Đ/C

Đối chứng

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KK

Không khí

K2O

Kali


N

Đạm

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PVT

Phúc Vân Tiên

P2O5

Supe lân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

to

Nhiệt độ

TB

Trung bình

TS


Tổng số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng chè và lượng mưa ở Phú Hộ - Phú Thọ............. 11
Bảng 1.2. Thành phần sinh hoá búp chè tôm 2 lá giống PVT ............................ 13
Bảng 1.3. Hàm lượng các chất hoá học chủ yếu trong chè Ô long .................... 14
Bảng 1.4. Đánh giá cảm quan chè xanh từ giống PVT ....................................... 15
Bảng 3.1. Cường độ ánh sáng, ẩm độ không khí và nhiệt độ không khí tại
đồi chè Phú Hộ .................................................................................. 61
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với năng suất giống chè
Kim Tuyên ........................................................................................ 63
Bảng 3.3. Thành phần sinh hóa trong búp chè giống Kim Tuyên ...................... 65
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến cường độ ánh sáng, nhiệt độ
không khí và ẩm độ không khí .......................................................... 76
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến một số yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ....... 77
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng trước khi hái
đến phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ...................... 81
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của che sáng giảm cương độ ánh sáng đến sâu hại
chính trên giống chè Kim Tuyên. ...................................................... 83
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến thành phần
sinh hóa trong búp chè ...................................................................... 85
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của che ánh sáng đến chất lượng chè xanhchế biến từ

giống chè Kim Tuyên. ....................................................................... 88
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ............................ 92
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến phẩm cấp nguyên liệu
búp của giống chè Kim Tuyên .......................................................... 95
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số loài sâu hại chính
trên giống chè Kim Tuyên ................................................................. 97
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến thành phần sinh hóa
trong búp chè vụ hè ........................................................................... 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng sản phẩm chè
xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên vụ Hè ............ 103
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ................ 106
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần cơ giới và
phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè .............. 109
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số loài sâu hại chính
trên giống chè Kim Tuyên ở vụ hè .................................................. 111
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần sinh hóa trong
búp chè ở Vụ hè ............................................................................... 113
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến chất lượng chè xanh chế
biến từ giống chè Kim Tuyên ở Vụ Hè ............................................. 116
Bảng 3.20. Ảnh hưởng phân bón trong điều kiện che sáng đến một số yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ........ 120

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến phẩm cấp
nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ........................................... 123
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số
loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên ................................. 125
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành
phần sinh hóa trong búp chè vụ giống Kim Tuyên ......................... 128
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất
lượng chè xanh của giống Kim Tuyên vụ hè .................................. 130
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến các chỉ
tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm .................................. 132
Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên các mô hình ..... 136
Bảng 3.27. Thành phần cơ giới búp trên các mô hình ...................................... 138
Bảng 3.28. Thành phần sinh hóa trong búp chè trên các mô hình .................... 138
Bảng 3.29. Chất lượng chè xanh trên các mô hình ........................................... 139
Bảng 3.30. Tình hình một số loại sâu hại chính trên các mô hình .................... 140
Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè vụ hè .......................... 140
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Loại lưới sử dụng để che ánh sáng ...................................................... 48
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ không khí. .. 62
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ ......... 62
Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa sản lượng chè và cường độ ánh sáng ................ 64
Biểu đồ 3.4. Mối quan hệ giữa hàm lượng tanin với các yếu tố ......................... 67
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng tanin ............ 67

Biểu đồ 3.6. Mối quan hệ giữa hàm lượng axit amin với các yếu tố .................. 69
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng axit amin trong
búp chè Kim Tuyên ............................................................................................. 70
Biểu đồ 3.8. Mối quan hệ giữa hàm lượng đường khử với các yếu tố ............... 71
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng đường khử .. 72
Biểu đồ 3.10. Mối quan hệ giữa chỉ số hợp chất thơm với các yếu tố ................ 73
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa cường độ ánh sáng và chỉ số hợp chất thơm .... 74
Hình 2.2. Thí nghiệm che ánh sáng trước khi thu hoạch ........................................
Hình 2.3. Thí nghiệm thời gian che ánh sáng trước khi thu hoạch .........................
Hình 2.4. Thí nghiệm giảm cường độ ánh sáng ......................................................
Hình 2.5. Thí nghiệm phân bón trong điều kiện che ánh sáng ...............................
Hình 2.6. Thí nghiệm chiều cao che sáng trước khi thu hoạch ...............................
Hình 2.7. Đoàn Nhật Bản thăm thí nghiệm che sáng tại NOMAFSI .....................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cây chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm,
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu ích
và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây trồng
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu
cây trồng nông nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông
nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là

nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc
Sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, hàng năm Việt Nam xuất
khẩu trên 120.000 tấn chè khô các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD.
Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trên
thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka với thị trường xuất khẩu
rộng khắp 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. VINATEA - 2015)[33].
Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương năng suất chè thế giới.
Tuy vậy, sản xuất chè chưa phát huy hết tiềm năng, giá bán bình quân sản phẩm
chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của thế giới. do sản phẩm chè
Việt Nam chất lượng chưa cao chưa đáp ứng được với yêu cầu của thị trường.
Miền Bắc Việt Nam có 21 tỉnh trồng chè với diện tích 89.289 ha chiếm
70% tổng diện tích trồng chè cả nước, tổng sản lượng thu được 104.612 tấn.
Trong năm sản lượng chè phân bố không đều ở các vụ, tập trung chủ yếu vào các
tháng vụ hè (chiếm 60 – 70% sản lượng cả năm), ở vụ này nguyên liệu thường có
chất lượng thấp vì vậy sản phẩm chè thường có giá bán không cao. Ở vụ xuân, vụ
thu sản lượng thấp hơn (chiếm 30- 40%) nhưng nguyên liệu có chất lượng cao
hơn vì vậy sản phẩm chè có giá gấp 2 đến 3 lần so với vụ hè. Sự khác nhau về
chất lượng nguyên liệu chè có thể do sự khác nhau về cường độ ánh sáng qua đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
có sự thay đổi về nhiệt độ và ẩm độ không khí ở các tháng đã tạo nên sự khác
nhau về chất lượng nguyên liệu. Nhiệt độ là yếu tố quyết định thời gian sinh
trưởng búp trong năm, nếu nhiệt độ quá cao cây chè sinh trưởng chậm lại có khi
bị hại và khả năng tổng hợp các chất giảm. Ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng đến
sinh trưởng búp chè. Chè là cây ưa bóng, có khả năng chịu được bóng râm, thích
hợp nhất với ánh sáng tán xạ. Cần có những nghiên cứu sâu nhằm tìm ra điều kiện

chiếu sáng tốt nhất trong vụ hè để cây chè sinh trưởng phát triển tốt, cho chất
lượng nguyên liệu cao để chế biến sản phẩm chè xanh có chất lượng.
Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm chè xanh ngày càng cao vì vậy trong
những năm qua nhiều giống mới đã được chọn tạo nguyên liệu có thể chế biến
các sản phẩm chè xanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Giống Kim Tuyên
nhập nội vào Việt Nam năm 1994, được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới
năm 2008. Nguyên liệu chế biến chè xanh và chè ôlong cho chất lượng tốt. Hiện
nay đang được trồng với diện tích đạt trên 2.000 ha. Một vấn đề đặt ra là sản
phẩm chè xanh sản xuất từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên cũng như các
giống chè khác ở vụ Xuân và vụ Thu (khi cường độ ánh sáng yếu) thường có
chất lượng tốt. Ở vụ hè, có năng suất cao, nhưng có thể do cường độ ánh sáng
mạnh nên chất lượng chè giảm nhiều, dẫn đến giá trị của các sản phẩm chè và
thu nhập của người làm chè thấp.
Vì vậy, để tạo ra sản phẩm chè xanh chất lượng từ nguyên liệu giống chè
Kim Tuyên có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu
sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che
sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên”. Nhằm góp
phần nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả cho ngành chè Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất, chất
lượng chè; Tìm ra biện pháp kỹ thuật che sáng và che sáng kết hợp bón phân
hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè xanh chế biến từ nguyên liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ
không khí đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên để chế
biến chè xanh.
- Xác định được các kỹ thuật che sáng hợp lý (Thời gian che sáng, cường
độ ánh sáng, chiều cao che ánh sáng) cho giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.
- Xác định được công thức bón phân hợp lý cho giống chè kim tuyên
trong điều kiện che sáng ở vụ hè.
- Áp dụng kết quả của đề tài xây dựng mô hình ngoài sản xuất để đề xuất
kỹ thuật khuyến cáo cho sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đã phân tích và xác định mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với các
yếu tố sinh thái trong vườn chè như nhiệt độ, ẩm độ không khí, mối quan hệ
giữa cường độ ánh sáng và năng suất, chất lượng búp chè từ đó làm tăng
chất lượng sản phẩm chè xanh, làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh
cường độ ánh sáng ở vụ hè theo hướng có lợi cho việc chế biến chè xanh với
giống Kim Tuyên
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đã xác định được kỹ thuật che sáng thích hợp (độ cao che sáng, phần
trăm che sáng, thời gian che sáng) và lượng phân bón thích hợp trong điều
kiện có che sáng để làm tăng chất lượng nguyên liệu với giống chè kim
tuyên ở vụ hè, làm cơ sở cho việc đề xuất quy trình kỹ thuật cho sản xuất
nguyên liệu để chế biến chè xanh chất lượng cao từ giống chè Kim Tuyên.
4. Điểm mới của luận án
- Đã xác định được sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4
của giống chè Kim Tuyên.
- Đã xác định được mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến chất
lượng (hàm lượng tanin, axit amin, đường khử và chỉ số hợp chất thơm) của
giống chè Kim Tuyên.
- Đã xác định với giống chè Kim Tuyên khi che ánh sáng trong vụ hè đã
làm giảm hàm lượng tanin và tích lũy nhiều hơn axit amin từ đó chất lượng chè
tăng lên đáng kể.
- Đã xác định được độ cao của giàn che và thời gian che sáng trước khi
thu hoạch để làm tăng chất lượng nguyên liệu giống chè kim tuyên ở vụ hè
- Đã xác định mức phân bón trong điều kiện có che ánh sáng cho giống
Kim Tuyên ở vụ hè để làm tăng chất lượng nguyên liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu thăm dò từ những năm trước, kế thừa các
thí nghiệm về phân bón, kỹ thuật canh tác đã có. Đề tài nghiên cứu về kỹ thuật
che sáng: Mức độ che sáng, thời gian che sáng, chiều cao của giàn che và bón
phân trong điều kiện che sáng đối với giống Kim Tuyên ở vụ hè (từ tháng 5 đến
tháng 8).
Nghiên cứu một số tổ hợp phân bón trong điều kiện có che sáng đối với
giống chè Kim Tuyên ở vụ hè trong điều kiện ở Phú Hộ- Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng
Chè là cây ưa ánh sáng tán xạ, nắng nóng nhiệt độ cao sẽ làm cho cây chè
sinh trưởng phát triển kém. Vì vậy trong sản xuất ở những vùng có cường độ
ánh sáng mạnh thường trồng các loại cây che bóng cho cây chè, đặc biệt là lựa
chọn các loại cây có độ che phủ rộng, tán thưa như cây tràm lá nhọn vừa tạo độ
ẩm đồng thời vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng. Qua khảo nghiệm,
đánh giá kết quả cho thấy ở những đồi chè có trồng cây che bóng thường cho
năng suất cao hơn từ 10% đến 15% so với những đồi chè không có cây che bóng
(Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt, 2015) [89], (Nguyễn Đại
Khánh, 2002) [13].
Theo Lawlor, D. W. (2001) [47] Khả năng tích lũy chất khô của cây
trồng phụ thuộc vào khả năng quang hợp trên đơn vị diện tích lá. Quá trình
quang hợp của cây trồng thay đổi theo điều kiện môi trường trong quá trình sinh
trưởng. Quá trình quang hợp phụ thuộc mạnh vào điều kiện ánh sáng, nhiệt độ
và lượng N cung cấp. Quá trình này thay đổi theo ngày, theo mùa. Do vậy
năng suất cây trồng là sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố môi trường và đặc
điểm cây trồng.
Che sáng là biện pháp kỹ thuật trong canh tác chè trước thời điểm thu
hoạch búp chè để chế biến chè xanh chất lượng cao. Kito, M. và cs, 1968 [46]
cho rằng cơ sở khoa học của biện pháp che nắng là điều tiết quá trình quang hợp
ở mức độ chiếu sáng thích hợp để cây chè tăng cường sự tích lũy các chất hóa
học trong búp chè.
Kết quả nghiên cứu của Shoubo, 1989 [60]. cho thấy cường độ ánh sáng có
quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Che bớt ánh sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





6
có ảnh hưởng lớn đến các thành phần sinh hóa của búp chè và có vai trò làm tăng
chất lượng sản phẩm (Weiss và cs, 2003) [72].
Che sáng cho cây chè là biện pháp che bớt ánh nắng để giảm cường độ ánh
sáng mặt trời. Đây là vấn đề quan trọng bởi cường độ ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến
quá trình quang hợp và từ đó ảnh hưởng đến sự tích lũy thành phần hóa học có lợi
trong búp chè. Mặt khác, nếu sản xuất chè ở điều kiện không che sáng (cường độ
ánh sáng đạt 100%), ở những thời điểm ánh sáng mặt trời cao, bức xạ lớn, đặc
biệt từ tháng 5 đến tháng 8 sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè
đồng thời làm cho chất lượng nguyên liệu giảm đó là nguyên nhân làm cho chất
lượng sản phẩm chè vụ này thường thấp hơn vụ xuân và vụ thu.
Với mục đích làm giảm cường độ ánh sáng ở những tháng có cường độ
ánh sáng mạnh (Vụ hè từ tháng 5 đến tháng 8) để tạo cường độ ánh sáng thích
hợp, ẩm độ không khí và nhiệt độ hợp lý hơn từ đó có thể làm thay đổi quá trình
quang hợp và tăng sự tích lũy các chất có lợi cho chất lượng nguyên liệu. Đó là
cơ sở khoa học cho sự lựa chọn kỹ thuật che ánh sáng cho nương chè trước khi
thu hoạch đối với giống chè Kim Tuyên để sản xuất chè xanh.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng
Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp và lá non chỉ chiếm 8 13% sinh khối của cây, hơn nữa lại phải thu hái nhiều lần trong một năm cho nên
so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su…nhu cầu dinh
dưỡng của cây chè không cao bằng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2015) [87].
Chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng
sinh trưởng song vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung
cấp dinh dưỡng cho cây chè phải tiến hành thường xuyên trong năm.
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7
dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, để có nương chè cho
năng suất cao, chất lượng tốt và có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải xây dựng chế
độ bón phân hợp lý cho chè. Theo quyết định số 231/TT - CCN ngày 12 tháng 7
năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Với nương chè kinh
doanh ở mức năng suất búp từ 80-120 tạ/ha để đạt được năng suất tối đa thì cần
lượng phân N:P:K tương ứng là 180-300: 100-160: 120-200 kg/ha. Các yếu tố
dinh dưỡng khác nhau sẽ có vai trò cụ thể:
Phân đạm: Có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng suất chè, kích
thích cho mầm và búp phát triển tạo ra năng suất. Trong cây chè đạm tập trung ở
các bộ phận còn non như búp và lá non và đạm tham gia vào sự tổng hợp axit
amin và protein. Nếu bón đạm đủ cây phát triển tốt, khỏe, nhiều búp, lá xanh.
Ngược lại nếu thiếu đạm lá chè vàng, búp nhỏ. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều
đạm chè có vị đắng và giảm chất lượng..
Phân lân: Có hiệu lực nhất định đối với cây chè. Tác dụng của lân chủ yếu
là kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng,
kiến tạo năng suất và nâng cao chất lượng chè thương phẩm.
Phân kali: Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở những nơi đất thiếu
kali nếu bón đầy đủ kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt đến năng suất và
chất lượng chè.
Phân hữu cơ: Có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất
dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi
xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự
hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng:
N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất.
Phân vi lượng: Sử dụng một số nguyên tố vi lượng (Mn, Zn, Co, Mo,…) bằng
hình thức bón vào đất hay phun lên lá có tác dụng lớn đối với các quá trình sinh lý,
sinh hóa của cây trồng, do đó nó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
Như vậy, mỗi yếu tố dinh dưỡng sẽ có những vai trò khác nhau trong quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cũng như các cây trồng khác ở mỗi
điều kiện sinh thái khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng khác nhau. Trong
điều kiện che sáng, cường độ ánh sáng giảm vì vậy các hoạt động về quang hợp và
quá trình sinh tổng hợp các chất trong cây sẽ thay đổi dẫn đến nhu cầu về các yếu
tố dinh dưỡng cũng thay đổi. Với mục đích tìm ra tỷ lệ bón phối hợp N, P, K trong
điều kiện che sáng ở vụ hè nhằm làm tăng chất lượng nguyên liệu chè từ đó có thể
nâng cao chất lượng chè thành phẩm để tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
hiện nay. Đó là cơ sở khoa học của sự lựa chọn kỹ thuật bón phân hợp lý trong
điều kiện che sáng với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè nhằm nâng cao chất lượng
nguyên liệu búp để chế biến chè xanh chất lượng cao.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy các chất hóa học trong búp chè
1.1.3.1. Ánh sáng
Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống, là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của môi trường, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây chè từ lúc còn nhỏ đến khi phát
triển sau này nó hoàn toàn ưa ánh sáng tán xạ. Dưới bóng râm, lá chè xanh đậm,
lóng dài, búp non và mềm mại độ già hóa của búp chậm hơn, hàm lượng nước
cao nhưng mật độ búp thưa. Ở những vùng núi cao với ánh sáng tán xạ có tác
dụng tốt đến chất lượng búp chè, lá chè thường có mầu xanh hơn so với lá của
cây chè phát triển trong điều kiện ánh sáng trực xạ ở những vùng thấp, kết quả
nồng độ axit amin tổng số cao (Topuz, A., và cs., 2014) [66]. Có sự khác biệt về
nồng độ axit amin ở điều kiện ánh sáng mặt trời khác nhau, nồng độ axit amin
tổng số của lá chè phát triển trong ánh sáng mặt trời tự nhiên giảm 44,3%, so với

lá chè được che bớt ánh sáng.
Lee, L. S., và cs., (2013) [48] đã nghiên cứu cây chè trong quá trình sinh
trưởng và phát triển thường chịu ảnh hưởng điều kiện môi trường không khí.
Tác giả cho rằng khi được trồng ở cùng một nơi thì cây chè được che bóng sẽ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
chất lượng cao hơn, khi uống có vị thơm dịu hơn so với cây chè không được che
bóng và nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất lượng cao. Kaur,
L., và cs. (2014) [45] đã phân tích thành phần các chất trong dịch chiết từ lá chè
theo thời gian che sáng từ 0, 15, 18, 20 ngày, kết quả cho thấy theo thời gian che
sáng các hợp chất như: quercetin - galactosylrutinoside, kaempferol glucosylrutinoside, epicatechin gallate, tryptophan, phenylalanine, theanine,
glutamine và cafein tăng, trong khi đó các chất như: quercetin-glucosylrutinoside,
kaempferol-glucoside, epigallocatechin gallate, gallocatechin và epigallocatechin
lại có xu hướng giảm. Như vậy, việc che sáng cho cây chè đã làm thay đổi thành
phần hóa học trong lá chè, cũng có nghĩa là đã làm thay đổi chất lượng dinh
dưỡng và chất lượng của chè xanh. Trên cơ sở nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra
giả thuyết về con đường chuyển hóa các chất trong lá chè liên quan đến tác động
của ánh sáng có cường độ yếu từ đó có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa việc che
nắng cho cây chè và chất lượng chè.
L - theanine là axit amin chiếm tỷ lệ cao nhất trong lá chè và tiếp theo
glutamate. Valine không có trong mẫu chè phát triển dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên,
trong khi đó alanine và cysteine không phát hiện trong mẫu lấy từ các nương chè
được che bớt ánh sáng. Điều này cho thấy sinh tổng hợp và tích lũy của các axit
amin trong cây chè phụ thuộc nhiều vào cường độ ánh sáng trên nương chè.
L - theanine là một axit amin tự do có trong chè xanh, L - theanine là chất
có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nên hương vị thơm ngon (umami) của

chè xanh. L - theanine được tổng hợp từ rễ, đưa lên lá chè và được chuyển thành
các polyphenol do tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì lý do này, một số nơi người
ta dùng lưới đen, làm giàn bằng rơm, rạ che phủ lên cây chè trước khi thu hoạch
để giảm bớt cường độ chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Nhiều thực
nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy khi cường độ chiếu sáng của mặt
trời lên cây chè giảm sẽ làm tăng hàm lượng L - theanine và chlorophyll, tuy
nhiên sự giảm cường độ chiếu sáng lên cây chè cũng chỉ ở mức độ nào đó, nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
giảm quá nhiều đến mức gần như không còn ánh sáng thì hàm lượng của L theanine và chlorophyll lại giảm. Theo Nguyễn Đặng Dung và Lê Như Bích,
(2006) [37] khi dùng tấm vải để che phủ lên cây chè với mức giảm cường độ
chiếu sáng 90% trong 5 ngày và 15 ngày trước khi thu hoạch cho 2 giống chè
Yabukita, Sayamakaori trồng tại vùng New South Wales (Úc) đã làm tăng đáng
kể hàm lượng L - theanine tới 18,95 mg/g chất khô và 21,16 mg/g chất khô so với
14,86 mg/g chất khô của mẫu chè chỉ được che giảm cường độ chiếu sáng 50%
trong toàn bộ thời gian sinh trưởng, trong khi đó hàm lượng cafein tăng không
đáng kể, đặc biệt hàm lượng EGCG lại giảm đi theo mức độ che phủ. Điều này có
nghĩa khi cường độ ánh sáng chiếu lên cây chè giảm càng nhiều thì hàm lượng L theanine càng tăng và hàm lượng EGCG càng giảm. Tùy theo cường độ và chất
lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng nhiều hay ít đến quá trình trao đổi chất và
năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lý của các cơ thể sống (Deng, W. W., và cs.,
2013) [36].
Wang, K. R., và cs., (2013) [70] Khi nghiên cứu trên giống chè 'Jinguang'
(giống mẫn cảm với ánh sáng) đã cho rằng cường độ ánh sáng cao vào mùa hè
làm cho lá chè có màu vàng và sắc tố quang hợp (diệp lục tố, neoxanthin,
violaxanthin, phytoxanthin và-carotene) giảm do lục lạp bị mất đi một phần, cùng
với màng thylakoid. Màu vàng của lá dần mất đi khi cây chè được che bóng. Nó

được coi là sự ngăn chặn của lục lạp và sắc tố quang hợp trong lá làm ức chế sinh
tổng hợp protein, dẫn đến sự tích tụ các axit amin tự do. Điều này giải thích tại
sao cây chè được che bóng thì hàm lượng axit amin tăng.
Biện pháp che bóng làm giảm cường độ ánh sáng có hiệu quả để cải thiện
chất lượng các sản phẩm chè, bởi khi che bóng sẽ làm giảm nồng độ các chất
flavonoid (các hợp chất chính góp phần tạo vị chát ). Phân tích ảnh hưởng của
bóng râm đến sinh tổng hợp flavonoid liên quan đến biểu hiện của con đường
flavonoid gen trong lá chè, các tác giả cho rằng bóng râm ảnh hưởng đến sinh
tổng

hợp

flavonoid

bao

gồm:

catechin,

flavonol

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

O-glycosyl

hóa,





11
proanthocyanins -PA và lignin, nhưng không có ảnh hưởng đến sự tích lũy
anthocyanin. Trong tất cả các hợp chất được phát hiện, thì Flavonol O- glycosyl
được tổng hợp trong lá chè được che bóng thay đổi nhiều so với các hợp chất
khác, giảm 53,37% và 43,26% so với lá chè ở điều kiện ánh sáng mặt trời trực
tiếp (Wang, Y., và cs., 2012) [71].
Kết quả nghiên cứu của De Costa, W. A., và cs., (2007) [35] cho thấy nếu
che sáng cho cây chè thì nguyên liệu có thể sử dụng để chế biến chè xanh chất
lượng cao.
Cùng với cường độ ánh sáng, cây chè cũng cần khoảng thời gian che sáng
nhất định để tổng hợp các hợp chất hữu cơ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát
triển của cây. Khi nghiên cứu ảnh hưởng thời gian chiếu sáng của mặt trời lên
cây chè, các nhà khoa học đã kết luận thời gian che bớt ánh sáng khác nhau dẫn
đến sự hình thành các hợp chất hóa học có lợi cho chất lượng chè xanh như L theanine, EGCG khác nhau (Lee, L. S., và cs., 2013) [48].
1.1.3.2. Yếu tố lượng mưa và ẩm độ
Nguyễn Đại Khánh (2002)[13] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất
chè vụ hè – thu với lượng mưa đã cho rằng: Trong quá trình sinh trưởng và hình
thành năng suất chè búp, lượng mưa và số ngày mưa, theo dõi 16 năm liên tục
với kết quả ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng chè và lượng mưa ở Phú Hộ - Phú Thọ
Tháng
Mưa
(mm)

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

42,1 36,8 46,6 136,9 255,2 258,3 339,9 373,6 208,8 191,0 53,0

12
21,8

Tỷ lệ
sản
lượng

8,9

1,6


10,6

15,3

14,7

16,5

15,1

10,5

6,0

0,8

qua các
tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
(%)

Tác giả kết luận: Khi lượng mưa trong tháng lớn (>150mm) sản lượng búp
chè thu được cũng lớn (>10%) và ngược lại, khi lượng mưa trong tháng nhỏ thì
sản lượng chè búp chè thu được cũng thấp. Tác giả đã phân tích mối quan hệ
giữa sản lượng búp hái với tổng lượng mưa các tháng tại Phú Hộ và cho rằng

mặc dù lượng mưa các tháng biến động rất mạnh trong khoảng từ 0-981
mm/tháng, song mối quan hệ giữa lượng mưa và sản lượng chè khá chặt. Mối
quan hệ này thể hiện rõ trong khoảng lượng mưa dao động từ 0- 220 mm, sản
lượng chè búp tăng nhanh với sự gia tăng lượng mưa trong tháng. Với sự gia
tăng kế tiếp của lượng mưa trong tháng >220 mm/tháng, vai trò của lượng mưa
đối với sản lượng búp không rõ rệt và thậm chí mưa quá lớn sẽ làm giảm sản
lượng chè búp. Trong các tháng 1, 2, 11, 12 là những tháng có lượng mưa nhỏ
hơn 100mm cây chè sinh trưởng kém, sản lượng búp thấp, các tháng còn lại với
lượng mưa từ 100- 200mm cây chè sinh trưởng khá, sản lượng búp khá cao,
trong các tháng với lượng mưa 200- 500mm cây chè sinh trưởng tốt và cho năng
suất cao. Như vậy cây chè có thể cho thu hoạch quanh năm nhưng tập chung sản
lượng chủ yếu vào các tháng của vụ hè (5, 6, 7, 8 và 9).
1.1.3.3. Yếu tố thời vụ
Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan (dẫn theo Hoàng Cự và Trịnh Văn Loan)
2008[18] Khi nghiên cứu sản lượng chè của vùng Phú Sơn Phú Thọ cho rằng vào
các tháng giữa vụ tháng 7, 8, 9 là thời kỳ cây chè sinh trưởng khỏe nhất, cho sản
lượng đạt 41% so với lượng chè cả vụ. Tháng 7, 9 có sản lượng đạt cao nhất gần
30% so với cả năm. Về phẩm cấp nguyên liệu, vào tháng 8 tỷ lệ chè A, B đạt cao
nhất (58,6%) do lượng nước trong búp nhiều, búp non hơn, ở các tháng 4, 5 tỷ lệ
chè A, B thấp (16-17%). Khi nghiên cứu thành phần sinh hóa yếu trong búp chè
trung du tôm 2 lá kết quả cho thấy các hợp chất đạm có biến đổi nhưng sự biến
đổi là rất nhỏ. Chú ý nhất là hàm lượng đường hòa tan (đường khử) trong các thời
vụ biến đổi mạnh đầu vụ (1,40%) và giảm mạnh vào giữa năm (1,18%) và đến
cuối vụ tăng mạnh (1,48%). Trong khi đó hàm lượng tannin đầu vụ thấp (21,8%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

vào giữa vụ tăng cao (32,44%) và đến tháng 9 bắt đầu giảm (30,7%).
Kết quả Nghiên cứu của Đỗ Văn Ngọc và cs (2017) [20] Khi nghiên cứu
chất lượng búp chè của giống Phúc Vân Tiên thu đươc kết quả ở bảng sau
Bảng 1.2. Thành phần sinh hoá búp chè tôm 2 lá giống PVT
(Theo % khối lượng chất khô)
Chất hoà

Catechin

Axit

Đường

tan

TS

amin

khử

29,28

40,66

144,70

2,40

2,20


Vụ Hè

32,25

45,91

132,12

2,15

2,19

Vụ Thu

30,96

43,12

139,73

2,57

2,48

TB

30,83

43,23


138,85

2,37

2,29

Giống chè

Tanin

Vụ Xuân

Hàm lượng tannin, chất hòa tan và catechin thay đổi theo thời vụ với xu
hướng vụ xuân thấp nhất tiếp đến vụ thu và cao nhất ở vụ hè. Trong khi đó axit
amin và đường khử ở vụ thu cao nhất tiếp đến vụ xuân và thấp nhất ở vụ hè.
Ở các thời vụ khác nhau thành phần sinh hóa búp là khác nhau. Để đánh
giá chất lượng sản phẩm chè ôlong chế biến từ giống Kim Tuyên, tác giả đã tiến
hành chế biến ở 3 thời vụ: vụ xuân chế biến ở tháng 4 - 5, vụ hè chế biến tháng 6
- 7, vụ thu chế biến tháng 9 - 10, mỗi vụ chế biến 2 lần nhắc lại và phân tích một
số chất trong chè kết quả thu được ở bảng sau (Đỗ Văn Ngọc và cs 2017) [20]:
Qua đó cho thấy chè Ô long vào vụ xuân phần lớn hàm lượng tanin thấp,
giữa vụ tăng cao, cuối vụ hàm lượng lại giảm, trung bình năm đạt khoảng 23,87
- 24,50%. Chất hoà tan trong chè Ô long trung bình năm đạt từ 41,30 - 41,90%
cao nhất ở vụ xuân, giảm nhẹ ở vụ hè và tăng vào vụ thu. Đặc biệt chỉ số hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





14
chất thơm vụ xuân là cao nhất và thấp nhất ở vụ hè.
Bảng 1.3. Hàm lượng các chất hoá học chủ yếu trong chè Ô long
(Theo % khối lượng chất khô)
Chỉ tiêu

Thời vụ

Theo % khối
lượng chất khô

Điểm thử nếm

Xuân

21,69

14,68



25,47

13,97

Thu

24,45

15,59


TB

23,87

Xuân

40,22

14,68



42,12

13,97

Thu

41,56

15,59

TB

41,3

Xuân

49,78


14,68

Chỉ số hợp chất



45,62

13,97

thơm (*)

Thu

47,52

15,59

TB

47,64

Tanin

Chất hoà tan

Ghi chú: (*) số ml KMnO4 0,02N/100gck

Đánh giá cảm quan chè Ôlong được chế biến ở các vụ khác nhau cho thấy

vụ xuân chất lượng chè Ôlong tốt hơn vụ hè, điều đó có thể giải thích rằng vào
đầu vụ hàm lượng tanin thấp, hàm lượng tinh dầu cao. Còn vụ hè lượng ẩm lớn,
nhiệt độ cao cây chè sinh trưởng phát triển tốt, tích luỹ hàm lượng tanincatechin cao làm cho chè có vị chát mạnh, hơn nữa tích luỹ hàm lượng tinh dầu
thấp. Theo tác giả nguyên liệu chè hái vào vụ thu có chất lượng chè Ôlong cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×