Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỀN KỸ THUẬT SỐ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.72 KB, 15 trang )

TIỀN KỸ THUẬT SỐ TRONG NỀN KINH
TẾ SỐ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO
VIỆT NAM
Tóm tắt
Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua đã có tác
động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống xã hội, đặc biệt là lĩnh
vực tài chính. Ứng dụng công nghệ thông tin đang trở thành xu hướng trong lĩnh
vực tài chính do những tiện ích mang lại cho người dùng thông qua hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt. Sự xuất hiện của các loại tiền kỹ thuật số đang
mở ra một kỷ nguyên mới cho hệ thống thanh toán. Bài viết này tiến hành làm rõ
quan điểm tiền kỹ thuật số, nền kinh tế số và xu hướng sử dụng tiền kỹ thuật số
trong nền kinh tế số tại một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở khảo sát chính
sách quản lý tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế số tại một số quốc gia và đánh giá
tiềm năng phát triển loại tiền này ở Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số
khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền kỹ thuật số trong bối cảnh nền kinh tế
số tại Việt Nam.
Từ khóa: tiền kỹ thuật số, quản lý tiền kỹ thuật số, nền kinh tế số
Đặt vấn đề
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của tiền kỹ thuật số trên toàn thế giới đã
tăng lên hơn 300 tỷ USD với hơn 1600 loại tiền (Coinmarketcap, 2019), trong
đó Bitcoin có giá trị vốn hóa cao nhất (chiếm 40%), tiếp theo Ethereum và
Ripple. Tại Việt Nam, lượng tìm kiếm từ khóa “Bitcoin” xếp thứ 40/66 thị
trường quan tâm đến loại tiền này cho thấy người Việt Nam có xu hướng quan
tâm để đầu tư kiếm lợi nhuận. Hiện nay, Việt Nam chưa cho phép sử dụng tiền
kỹ thuật số như một phương tiện thanh toán, tuy nhiên hiện nay cần phải có


nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế số tại các
quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về
tiền kỹ thuật số trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam.


1. Tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế số
1.1. Nền kinh tế số
Kinh tế số là các quá trình kinh tế, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng dựa trên
các công nghệ kỹ thuật số qua đó giúp cho quá trình kinh tế được nhanh chóng,
hiệu quả hơn, nền kinh tế số là nền kinh tế mà động lực tăng trưởng, hay đóng
góp cho sự tăng trưởng dựa nhiều trên các hoạt động kinh tế số, hiệu suất kinh tế
đạt được nhiều thành quả cao, các ngành công nghiệp có bước chuyển biến đột
phá trong mô hình kinh doanh, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên
các trang mạng xã hội, giải trí, giao thông vận tải, phân phối, bán buôn và bán
lẻ (Ghosa Gada, 2016). Phát triển của nền kinh tế số sẽ cấu trúc lại giá trị giữa
người sản xuất và người tiêu dùng bằng cách khai thác qua internet và các công
nghệ kỹ thuật số. Để đo lường mức độ phát triển của nền kinh tế số ở mỗi quốc
gia, người ta sẽ tính mức độ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế từ các hoạt
động kinh tế số, hay các hoạt động kinh tế có ứng dụng thành quả của công nghệ
kỹ thuật số để thay đổi phương thức và hoạt động kinh tế. Tiến bộ công nghệ và
nhu cầu thị trường đã làm cho các sản phẩm, hệ thống viễn thông và CNTT ngày
càng phức tạp và nhiều tính năng (Ali M. Al-Khouri, 2012), nói cách khác, nó
được đề cập đến mạng lưới các hoạt động kinh tế và xã hội toàn cầu được kích
hoạt bởi các công nghệ thông tin và truyền thông, như công nghệ internet và
web (Shaw, 2006). Trong nền kinh tế số, vấn đề bảo mật thông tin là nguy cơ rủi
ro nghiêm trọng nhất mà chính phủ và các ngân hàng cần phải quan tâm (EIU,
2007), bảo mật thông tin đạt được bằng việc quản lý nhận dạng đang là cơ sở
của bất kỳ giao dịch nào, nhận dạng kỹ thuật số được cung cấp bởi các chính
phủ đang trở thành điểm tham chiếu cho nhận dạng cá nhân cung cấp khả năng
nhận dạng điện tử các cá nhân qua các mạng ảo như internet (Al-Khouri, 2011).
1.2. Tiền kỹ thuật số (Digital Currencies)
Tiền kỹ thuật số được tạo ra để sử dụng với máy tính cá nhân nhằm đáp


ứng các yêu cầu của thương mại điện tử, nó đơn giản về pháp lý, được phép giao

dịch trực tuyến (Sloan, 2000; Plassara, 2013). Tiền kỹ thuật số đã được công
nhận là một công cụ của nền kinh tế hoạt động, cùng với sự phát triển của
thương mại điện tử trong một số hoạt động kinh doanh ngày càng tăng của các
cá nhân, công ty và tổ chức, cũng như trở thành sự lựa chọn chính thức của các
quốc gia như Iceland (Smith và Weismann, 2014). Khi ngân hàng điện tử phát
triển và công nghệ phát triển, khái niệm về tiền vẫn tiếp tục phát triển với sự
xuất hiện và sử dụng tiền kỹ thuật số (James Darlington, 2014). Tiền kỹ thuật số
(Digital currencies) được mô tả là những tài sản được thể hiện dưới dạng kỹ
thuật số (BIS, 2015), có ba đặc điểm chính liên quan đến sự phát triển của tiền
kỹ thuật số: (i)Là các tài sản có giá trị nội tại bằng 0, được sử dụng làm phương
tiện thanh toán dựa trên giá trị niềm tin, thường không được phát hành hoặc kết
nối với một loại tiền có chủ quyền, không có trách nhiệm pháp lý của bất kỳ
thực thể nào và không được hỗ trợ bởi bất kỳ cơ quan nào; (ii) Chuyển giao các
loại tiền kỹ thuật số thường thông qua một sổ cái phân tán tích hợp; (iii) Sự đa
dạng của các tổ chức phát hành, phát triển và vận hành tiền kỹ thuật số (BIS,
2015). Tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bằng cách sử dụng các công nghệ như điện
thoại di động, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, mã hóa và lưu trữ và công
nghệ giao tiếp trường gần (Brynjolfsson & McAfee, 2014).
Các loại tiền kỹ thuật số
- Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương: (CBDC) là tiền đáp ứng
các điều sau đây: NHTW phát hành nó dưới dạng kỹ thuật số. Bất cứ ai cũng có
quyền giữ nó. Là loại tiền giống như tiền giấy và tiền gửi NHTW. Tỷ lệ chuyển
đổi của tiền giấy và tiền kỹ thuật số không lãi suất sẽ luôn luôn là một, và ít nhất
là một số thực thể kinh tế, ví dụ: các ngân hàng, có thể chuyển đổi nó tự do
thành các loại tiền NHTW khác. Được sử dụng như một công cụ trong thanh
toán bán lẻ.
- Tiền kỹ thuật số không chính thức: Bitcoin là loại tiền mặt kỹ thuật số
được giao dịch thông qua Internet trong một hệ thống phi tập trung, phi tín
nhiệm, sử dụng 1 sổ cái công khai được gọi là blockchain. Đây là một hình thức



tiền tệ mới kết hợp phương thức chia sẻ tệp tin ngang hàng của BitTorrent với
mật mã khóa công khai, Bitcoin được giao dịch trên sàn Mt.Gox vào năm 2010,
đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch
hàng hóa và tài sản đầu tư. Tất cả những đồng tiền còn lại có tên gọi chung là
Altcoin như: Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Litecoin (LTC), Monero (XMR),
DASH, Ethereum Classic (ETC), IOTA (MIOTA),... Sự ra đời của các loại tiền
kỹ thuật số như Bitcoin là một chủ đề nổi bật hiện nay, một loạt các thay đổi
được tạo ra bởi những tiến bộ trong công nghệ có thể sẽ có tác động sâu sắc và
lâu dài hơn đối với các NHTW.
Những điểm lưu ý về quản lý tiền kỹ thuật số trong bối cảnh phát triển
nền kinh tế số và các cách tiếp cận mà các quốc gia đang đối mặt liên quan đến
tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDCs), tiền kỹ thuật số không chính thức. Chính
phủ các nước đứng trước hai vấn đề cần giải quyết: (i) Phải làm gì trước sự nổi
lên và tăng trưởng của tiền kỹ thuật số không chính thức với mức giá ngày càng
cao và sự ra mắt giao dịch tương lai đưa Bitcoin đến với thế giới tài chính truyền
thống; (ii) Có nên đưa ra một phiên bản chính thức của tiền kỹ thuật số hay
không.
Bảng 1: Tổng hợp các quốc gia sử dụng tiền kỹ thuật số trong nền
kinh tế số
Quốc gia

Tiền Fiat

Xu hướng

mã hóa
Đã phát hành CBDC
Ecuador
Dinero


NHTW cung cấp một ứng dụng, người dân đăng ký

electrónico

tài khoản trên ứng dụng và có thể gửi hoặc rút tiền
bằng cách đến các trung tâm giao dịch được chỉ

Senegal

eCFA

định.
eCFA được sử dụng trong Liên minh kinh tế và tiền
tệ Tây Phi, eCFA được thiết kế để hoạt động cùng

với đồng franc của Cộng đồng tài chính châu Phi
Đã phát hành Tiền mã hóa chính phủ
Venezuela Petro
Tháng 4/2018, chính phủ Venezuela tuyên bố Petro
sẽ là một tài sản tiền điện tử có chủ quyền được hỗ


trợ bởi trữ lượng dầu mỏ, do nhà nước Venezuela
phát hành.
Đã công bố Tiền mã hóa chính phủ nhưng chưa phát hành
Cambodia Entapay
Tháng 3/2018, Entapay được bông bố là một hệ
Token


thống thanh toán blockchain bao gồm quản lý lưu
trữ, giao dịch, trao đổi và giao dịch ngoại tuyến.
Enta là thước đo giá trị phổ biến trong hệ thống tài
chính Entapay, có thể khai thác Enta coin bằng máy

Estonia

Estcoin

khai thác Entapay.
Tháng 12/2017, Estcoin được công bố là tiền kỹ
thuật số sẽ không biến động về giá trị, Estcoin là một

Nga

phần của chương trình cư trú điện tử
CryptoRuble Tháng 6/2019, CryptoRuble khi giao dịch sẽ được

ghi lại thông qua blockchain.
Nghiên cứu thử nghiệm CBDC
Canada
CADcoin
Hệ thống thanh toán quốc gia Thanh toán phối hợp
với NHTW thực hiện Dự án Jasper, sản phẩm của
Dự án là CADcoin, một tài sản thanh toán dựa trên
Hà Lan

DNBcoin

DLT.

Vào năm 2015, Ngân hàng De Nederlandsche,
NHTW của Hà Lan, đã bắt đầu thử nghiệm với tiền
điện tử của riêng mình (DNBcoin). Tuy nhiên,
NHTW đã tuyên bố rằng DNBcoin bị hạn chế cho
mục đích thử nghiệm nội bộ và nó sẽ không được

Liên minh European

đưa vào lưu thông.
Phối hợp với NHTW Nhật nghiên cứu thử nghiệm

Châu Âu

Dự án Stella, nhằm đánh giá các hệ thống thanh toán

Union

hiện tại có đảm bảo an toàn, hiệu quả với ứng dụng
Nhật

DLT hay không.
MUFG Coin Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ nghiên cứu thử
nghiệm MUFG Coin dựa trên blockchain, lấy đồng
yên Nhật làm tham chiếu quy đổi, MUFG Coin sẽ
được chuyển khoản, thanh toán ngang hàng.


Thụy
Điển
Trung

Quốc

e-krona

Đang nghiên cứu thử nghiệm phát hành e-krona

DCEP

nhằm hỗ trợ hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả.
Năm 2017, thành lập Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ
thuật số nhằm phát triển DCEP dựa trên blockchain,
DCEP được tích hợp vào hệ thống NHTW, các ngân
hàng thương mại vận hành ví điện tử cho DCEP.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

2. Quản lý tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế số tại một số quốc gia
Trên góc độ toàn thế giới, tiền kỹ thuật số đã được một số quốc gia chấp
nhận và được quản lý bởi NHTW, hoặc chỉ thừa nhận tiền kỹ thuật số do NHTW
của chính quốc gia phát hành (BIS, 2017). Bên cạnh những quan điểm ủng hộ
tiền kỹ thuật số nhằm tăng hiệu quả kinh tế khi thực hiện các chức năng của tiền
tệ, nhiều quốc gia cũng bầy tỏ những lo ngại khi ứng dụng và quản lý tiền kỹ
thuật số. Còn nhiều vấn đề cần làm rõ việc phát hành tiền kỹ thuật số có thể góp
phần nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ và sự ổn định tài chính hay
không? (Masayoshi Amamiya, 2018). Bởi việc phát hành tiền kỹ thuật số của
NHTW có thể biến hệ thống ngân hàng 2 cấp (NHTW và NHTM) thành hệ
thống 1 cấp (chỉ cần NHTW), tuy nhiên thực tế đã chứng minh hệ thống ngân
hàng 1 cấp khó khăn trong phân bổ nguồn lực tài chính để hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế. Các quốc gia trên thế giới có những góc nhìn khác nhau về quản lý tiền
kỹ thuật số, tựu chung chia thành 4 quan điểm chính như sau: (i) Chưa có quy
định cụ thể, đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy định và tiến hành

cảnh báo rủi ro; (ii)Không thừa nhận tiền kỹ thuật số, cấm các giao dịch về tiền
kỹ thuật số; (iii)Thừa nhận tiền kỹ thuật số là một tài sản đặc biệt nhưng không
phải phương tiện thanh toán; (iv)Thừa nhận tiền kỹ thuật số như một phương
tiện thanh toán; (xem bảng 2)
Bảng 2: Chính sách quản lý tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế số tại một số
quốc gia
Quốc gia
Ai-len

Chính sách quản lý
Không quy định tính hợp pháp của Tiền kỹ thuật số nhưng khi có
giao dịch liên quan phải chịu thuế lãi vốn và thuế giá trị gia tăng.


Ấn Độ

Chưa có bổ sung. điều chỉnh các quy định liên quan quản lý tiền
kỹ thuật số, yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan đến tiền kỹ thuật

Anh

số tuân thủ theo khuôn khổ pháp lý của Ấn Độ.
Tiền kỹ thuật số bị đánh thuế theo thuế hàng hóa và dịch vụ dựa
trên lợi nhuận từ việc giao dịch. Đang trong giai đoạn nghiên cứu

Argentina

các quy định chặt chẽ hơn nhằm quản lý Tiền kỹ thuật số.
Không nhìn nhận tiền kỹ thuật số là tiền tệ hợp pháp của quốc gia
vì tiền kỹ thuật số không do NHTW phát hành, trong khi Hiến

pháp Argentina quy định chỉ có NHTW mới có quyền phát hành
tiền tệ hợp pháp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tiền kỹ
thuật số không được xem như tiền mà chúng vẫn được sử dụng tại
Argentina. Các quan hệ hoặc giao dịch có liên quan đến tiền kỹ
thuật số sẽ được điều chỉnh bằng các quy phạm của Bộ luật dân

Australia

sự của quốc gia này.
Đã ban hành một văn bản quy định việc đánh thuế đối với tiền kỹ
thuật số. Trao đổi tiền kỹ thuật số sẽ phải đăng ký, giao dịch tiền

Ba Lan

kỹ thuật số phải chịu thuế thu nhập và thuế lãi vốn
Không quy định tính hợp pháp của Tiền kỹ thuật số nhưng khi có

Bangladesh

giao dịch liên quan phải chịu thuế lãi vốn và thuế giá trị gia tăng.
Nghiêm cấm việc thực hiện các giao dịch bằng Tiền kỹ thuật số,

Bỉ

mức xử phạt tới 12 năm tù
Không công nhận tính pháp lý của tiền kỹ thuật số và đang nghiên
cứu ban hành các quy định nghiêm ngặt để quản lý tiền kỹ thuật

số.
Bồ Đào Nha Không công nhận tính pháp lý của tiền kỹ thuật số và đang nghiên

cứu ban hành các quy định nghiêm ngặt để quản lý tiền kỹ thuật
Bôlivia
Brazil

số.
Tiền kỹ thuật số bị cấm
Chưa quy định tiền kỹ thuật số, nhưng đã đưa ra các cảnh báo tiêu

Bulgaria

chuẩn hiện nay về việc sử dụng tiền kỹ thuật số
Thu nhập cá nhân từ việc bán hoặc trao đổi bitcoin phải chịu thuế

và sẽ được coi là thu nhập từ bán tài sản tài chính
Cam pu chia Các hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số cần phải có giấy


phép của cơ quan quản lý nhà nước.
Không cấm công dân sử dụng, bổ sung các quy định về kinh

Canada

doanh tiền kỹ thuật số, để ra các cơ chế về phòng chống rửa tiền,
chống khủng bố dựa vào đạo luật về ngân sách C-31 được thông
Colombia
Cộng

qua năm 2014.
Tiền kỹ thuật số đã bị cấm, tiền kỹ thuật số không phải là một loại


tiền tệ.
hòa Các giao dịch tiền kỹ thuật số phải tuân theo luật chống rửa tiền

Séc
Croatia

và phải báo cáo.
Không câm, chưa có các quy định cụ thể về quản lý tiền kỹ thuật

Hy Lạp

số.
Tiền kỹ thuật số không phải là bất hợp pháp, NHTW đã cảnh báo

Đài Loan

về rủi ro.
Tiền kỹ thuật số không phải là tiền tệ, mà là hàng hóa và không có

Đan Mạch

sự bảo vệ pháp lý.
Không công nhận tính pháp lý của tiền kỹ thuật số và đang nghiên
cứu ban hành các quy định nghiêm ngặt để quản lý tiền kỹ thuật

Đức

số.
Tiền kỹ thuật số là tài sản đặc biệt và phải chịu thuế. Các tổ chức


Ecuador

kinh doanh tiền kỹ thuật số phải được cấp phép.
Nghiên cứu phát hành loại tiền kỹ thuật số của quốc gia để sử
dụng. Cấm phát hành, quảng bá hoặc lưu hành tiền kỹ thuật số

Estonia

khác.
Nghiên cứu phát hành est estcoin để sử dụng. Các loại tiền kỹ

Hà Lan

thuật số khác được coi là tài sản đặc biệt và phải chịu thuế.
Tiền kỹ thuật số không phải là bất hợp pháp, NHTW đã cảnh báo

Hàn Quốc

về rủi ro.
Tiền kỹ thuật số không phải là tiền tệ hợp pháp, dễ bay hơi và rủi
ro và không có giá trị nội tại. Đang nghiên cứu ban hành các quy
định nghiêm ngặt để quản lý tiền kỹ thuật số, phạt nặng hoạt động

Hồng Kông

đầu cơ trong giao dịch tiền điện tử trong nước.
Tiền kỹ thuật số được coi là một hàng hóa ảo và không phải là

Indonesia


hợp pháp.
Tiền kỹ thuật số không được đấu thầu hợp pháp và sử dụng tiền


kỹ thuật số vi phạm thông tin quốc gia và luật giao dịch điện tử và
Iran

luật tiền tệ
Ban hành các quy định nghiêm ngặt đối với các loại tiền kỹ thuật

Israel

số.
Tiền kỹ thuật số không phải là bất hợp pháp, NHTW đã cảnh báo

Italy

về rủi ro.
Tiền kỹ thuật số không phải là hợp pháp, không được bảo vệ pháp

Jordan


Tiền kỹ thuật số không phải là hợp pháp, các ngân hàng, công ty
tài chính và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hoạt động tại Jordan

Lebanon

đều bị cấm giao dịch tiền kỹ thuật số
Tiền kỹ thuật số không phải là bất hợp pháp, NHTW đã cảnh báo


về rủi ro.
Luxembourg Tiền kỹ thuật số không phải là hợp pháp, không được bảo vệ pháp
Malaysia


Tiền kỹ thuật số không phải là hợp pháp, đang nghiên cứu ban

Malta

hành các quy định theo hướng “mở”quản lý tiền kỹ thuật số.
Thừa nhận là phương tiện thanh toán, Chính phủ đang thúc đẩy

Ma-rốc
Mexico

việc áp dụng.
Tiền kỹ thuật số bị cấm
Tiền kỹ thuật số không phải là tiền tệ hợp pháp, NHTW đã cảnh

Na Uy

báo về rủi ro sử dụng tiền kỹ thuật số
Là tài sản đặc biệt, phải chịu thuế, nhưng không phải là phương

Nam Phi

tiện thanh toán.
Tiền kỹ thuật số không phải là hợp pháp, không được bảo vệ pháp


New

lý, NHTW đã cảnh báo về rủi ro
Cảnh báo không chính thức về các rủi ro liên quan đến tiền kỹ

Zealand

thuật số; đề nghị từ Ủy ban thương mại rằng tiền kỹ thuật số có

Nga

thể được quy định.
Tiền kỹ thuật số không phải là bất hợp pháp, đang nghiên cứu ban

Nhật bản

hành các quy định theo hướng “mở”quản lý tiền kỹ thuật số.
Nhật Bản đã phê chuẩn một đạo luật hiệu lực vào tháng 4/2017,

Pháp

thừa nhận tiền kỹ thuật số là một phương tiện thanh toán.
Tiền kỹ thuật số không phải là hợp pháp, NHTW đã cảnh báo về
rủi ro sử dụng tiền kỹ thuật số và đang nghiên cứu ban hành các


Philippines

quy định quản lý tiền kỹ thuật số.
Tiền kỹ thuật số không phải là bất hợp pháp, NHTW đã cảnh báo


Serbia

về rủi ro.
Tiền kỹ thuật số không phải là hợp pháp, không được bảo vệ pháp

Singapore

lý, NHTW đã cảnh báo về rủi ro.
Là tài sản đặc biệt, phải chịu thuế, nhưng không phải là phương

tiện thanh toán.
Ban Là tài sản đặc biệt, phải chịu thuế.

Tây

Nha
Thái Lan

Luật pháp Thái Lan không quy định tiền kỹ thuật số, tuy nhiên

Thụy Điển

các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số chịu sự quản lý nhà nước.
Không phải là tiền tệ ở Thụy Điển mà là tài sản đặc biệt, phải chịu

Thụy sĩ

thuế.
Cấp phép cho khai thác kiosk bitcoin, các nền tảng tiền kỹ thuật


Trung Quốc

số phải tuân thủ quy định về chống rửa tiền.
Không thừa nhận tiền kỹ thuật số, Các tổ chức tài chính và nhà
cung cấp thanh toán bên thứ ba bị cấm chấp nhận, sử dụng hoặc
bán tiền kỹ thuật số.
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Thực tế cho thấy các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra cả ưu, nhược điểm
của tiền kỹ thuật số tuy nhiên đến nay chưa có một cơ chế quản lý nào thực sự
phù hợp tạo được sự đồng thuận trong các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không
kiểm soát, quản lý thì tiền kỹ thuật số sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng,
thậm chí là khủng hoảng mang tính hệ thống. Quản lý hiệu quả tiền kỹ thuật số
trong nền kinh tế số, mỗi quốc gia cần chú ý chặt chẽ đến các mối quan hệ liên
kết giữa tiền kỹ thuật số và môi trường pháp lý phù hợp, nhằm duy trì sự ổn định
và đạt được sự tín nhiệm của tiền tệ. Đối với quan điểm thừa nhận tiền kỹ thuật
số như một phương tiện thanh toán, đó là việc duy trì niềm tin của công chúng
đối với tiền tệ fiat bằng cách cung cấp đơn vị tài khoản ổn định và phương tiện
trao đổi hấp dẫn, trong điều kiện phát triển kinh tế số, thiết lập hệ thống thanh
toán hiệu quả hơn bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán và các quy định
phù hợp, mở ra sự cạnh tranh cho người chơi và công nghệ mới, trong khi duy
trì các hoạt động của ngành tài chính truyền thống (Solikin M. Juhro, 2018). Đối


với các nền kinh tế mới nổi, là việc tăng cường hiệu quả chính sách tiền tệ để
kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, nới nỏng chính sách vĩ mô
để hỗ trợ ngân hàng trung gian, phát triển thị trường tài chính, tăng cường nguồn
nhân lực, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán cho nền kinh tế kỹ thuật
số (Perry Warjiyo, 2018). Trong trường hợp chưa có khảo sát, đánh giá tính hiệu

quả cũng như các tác động của việc sử dụng tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế
số, thì việc bổ sung các văn bản pháp lý khẳng định Tiền kỹ thuật số không phải
là hợp pháp, không có tính pháp lý, đi kèm với các cảnh báo về rủi ro sử dụng
tiền kỹ thuật số là sự lựa chọn của nhiều quốc gia.
3. Một số khuyến nghị về tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019" cho thấy Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức
nhanh trong khu vực ASEAN, trung bình 38%/năm, xu hướng số hóa ở nhiều
lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo
dục, y tế… Tính đến hết năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc gần 100 triệu
người, trong đó có khoảng trên 60 triệu người sử dụng Internet, trên 50 triệu
người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động, số thuê bao điện thoại đã được
đăng ký lên tới 143.3 triệu số. Nền kinh tế số Việt Nam đã đạt trị giá 12 tỷ
USD (chiếm 5% GDP) và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025, với
các lĩnh vực: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến
và gọi xe công nghệ (Google, Temasek, Bain & Company, 2019). Trong bối
cảnh nền kinh tế số phát triển dẫn đầu khu vực, quan điểm quản lý tiền kỹ thuật
số tại Việt Nam cho thấy Việt Nam không công nhận tiền kỹ thuật số là phương
tiện thanh toán, không phải là tài sản đặc biệt và cơ quan quản lý Nhà nước đang
trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện quy định quản lý tiền kỹ thuật số kèm
theo cảnh báo rủi ro: (i)Tiền kỹ thuật số không phải là phương tiện thanh toán
hợp pháp. Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ:
“Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh
toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng
và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.


Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không
thuộc các trường hợp nêu trên”, vì tiền kỹ thuật số không phải là séc, lệnh chi,
ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng hay bất cứ phương tiện

thanh toán nào khác được quy định trong Luật NHNN Việt Nam nên việc sử
dụng tiền kỹ thuật số làm phương tiện thanh toán là bất hợp pháp; (ii)Tiền kỹ
thuật số không phải là tài sản đặc biệt. Điều 105 của Bộ luật Dân sự 2015 quy
định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”, trong đó, các khái
niệm về vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản được diễn giải rất cụ thể, căn
cứ vào cách hiểu này kết hợp với khái niệm và đặc tính của tiền kỹ thuật số thì
tiền kỹ thuật số không phải là tài sản; (iii)Đang trong quá trình nghiên cứu hoàn
thiện quy định quản lý tiền kỹ thuật số và tiến hành cảnh báo rủi ro. Quyết định
số 1255/QĐ-TTg ban hành ngày 21/7/2017 của Chính phủ về phê duyệt Đề án
hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản, tiền điện tử,
tiền kỹ thuật số. Chỉ thị số 10/CT-TTg ban hành ngày 11/4/2018 của Chính phủ
về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền kỹ
thuật số tương tự khác. Chỉ thị số 02/CT-NHNN ban hành ngày 13/4/2018 của
NHNN Việt Nam về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt
động liên quan đến tiền kỹ thuật số.
Quan điểm và hướng giải quyết như trên, theo nhận định của bài viết là
phù hợp với Việt Nam hiện nay và cũng là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên
thế giới. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển nền kinh tế số cùng với việc Việt
Nam đang cắt giảm việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch và thúc đẩy các hình
thức giao dịch không dùng tiền mặt, nên việc theo dõi sự phát triển trong lĩnh
vực này sẽ có những hàm ý chính sách quan trọng sẽ giúp Việt Nam có những
phản ứng phù hợp và cần thiết đối với những nghiên cứu về sự thay đổi diễn ra ở
các quốc gia khác, tác giả cho rằng:
Trong ngắn hạn, Việt Nam kiên trì, nhất quán với quan điểm tiền kỹ thuật
số không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp, không có tính pháp lý, đi
kèm với các cảnh báo về rủi ro sử dụng tiền kỹ thuật số. Bổ sung các văn bản
pháp lý để kiểm soát các giao dịch liên quan đến tiền kỹ thuật số.


Trong trung hạn, khi đã hoàn thành việc khảo sát, đánh giá tính hiệu quả

cũng như các tác động của việc sử dụng tiền kỹ thuật số trong nền kinh tế số,
Việt Nam nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp lý về tiền kỹ
thuật số một cách phù hợp, với sự phát triển của kinh tế trong nước và thế giới
để giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được các tranh chấp diễn ra
trong các lĩnh vực trên, đồng thời để gia tăng nguồn thu ngân sách.
Về dài hạn, sự bùng nổ của kinh tế số sẽ đặt Việt Nam trước nhiều thách
thức trong đó có vấn đề về mặt pháp lý, an toàn để ứng phó với tấn công
mạng, đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Đây là một thách thức không
nhỏ đặc biệt đối với tiền kỹ thuật số, bởi tiền kỹ thuật số là một sản phẩm của
công nghệ, các hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số không thể tách rời môi
trường kỹ thuật số. Do đó để nâng cao hiệu quả kiểm soát các đồng tiền kỹ thuật
số, Việt Nam cần có các chính sách hoạch định, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin, xây dựng chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ thông tin
nghiên cứu sáng tạo, đổi mới công nghệ, kinh doanh các sản phẩm công nghệ
mới, nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia mã hoá và bảo mật...


Tài liệu tham khảo:
1. Bank of Japan (2012), Revisions to the Management of Foreign Currency
Assets,
/>2. Benjamin Cohen, (2001), ‘Electronic Money: New Day or False Dawn?’
8(2) Review of International Political Economy, 197 – 225.
3. Benoît Coeuré (2018), The future of central bank money, International
Center for Monetary and Banking Studies, Geneva, 14 May 2018
4. Coeuré, B. and J. Loh (2018), “Bitcoin not the answer to a cashless
society”, op-ed published in the Financial Times, 13 March
5. Committee on Payments and Market Infrastructures and Markets
Committee (2018), “Central bank digital currencies”, Bank for
International Settlements, March;
6. CPMI (2013), Committee on Payments and Market Infrastructures, The

role of central bank money in payment systems, August 2003
7. Dr. Solikin M. Juhro (2018), ‘The Future of Cryptocurrency and Currency
Trilemma Management in Digital Era: Central Bank Policy Perspectives’,
Bank Indonesia, ADFIMI International Development Forum, Istanbul, 1112 September 2018
8. Eswar Prasad (2018), Central Banking in a Digital Age: Stock-Taking and
Preliminary Thoughts, Hutchins center on fiscal & Monetary policy at
brookings.
9. Federal

Trade

Commission,

Electronic

Banking

(2012)

< />electronic>.
10.Francine McKenna (2017), Here’s how the U.S. and the world regulate
bitcoin and other cryptocurrencies, Published: Dec 28, 2017 11:19 a.m.
ET, Retrieved from />

11.Ghosa

Gada

(2016),


What

is

the

digital

economy,

website:

/>12.James Darlington (2014), The Future of Bitcoin: Mapping the Global
Adoption of World’s Largest, Cryptocurrency through Benefit Analysis.
13.James Rickards (2014), The death of money: the coming collapse of the
international moneytary system, Publishing Group, a division of Penguin
Random House LLC
14.Jodi Beggs (2018). The Different Types of Money in an Economy.
Retrieved

from

/>
economics-1147762
15.Melanie Swan (2015), Blockchain: Blueprint for a New Economy, O
Reilly Media.
16.Phan Đăng Hải (2019), Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý tiền ảo ở
Việt Nam.
17.Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Phát triển nền kinh
tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt

Nam.
18.Google, Temasek, Bain & Company (2019), e-Conomy Southeast Asia
2019.



×