Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hồ sơ học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.39 KB, 13 trang )

Tên:
Nơi công tác:
NGÀY 1: 27/9/2010.
Bài 1: Học tích cực: Khái niệm chính, thuật ngữ và định nghĩa
Bài 2: Lý do của việc tiếp cận học tích cực- lấy HS là trung tâm
Bài 3: “Hồ sơ học tập”
1.1. Điều đáng nhớ nhất trong chương trình hôm nay chính là nội dung
Kế hoạch tập huấn: Khối lượng công việc nhiều, nội dung tập huấn mới,
thời gian làm việc rất xít sao và klhông có hoạt động tham quan thực tế.
1.2. Điều đáng nhạc nhiện: Tinh thần thái độ nghiêm túc và phong cách
của người hướng dẫn tạo không khí học tích cực.
1.3. Điều mới mẽ: nói chung ngoài kiến thức thì đáng chú ý nhất là
phương pháp dạy tích cực của người hướng dẫn đặc biệt ở khâu tổ chức nhóm với
các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên đã tạo ra hiệu quả nhất định trong công
việc.
2.1. Điều suy nghĩ: Nội dung khó, phương pháp học tích cực, thời gian
kéo dài (14 ngày), kế hoạch sát sao gặp khó khăn cho triển khai lại cho giáo viên ở
địa phương.
2.2. Ý tưởng nảy sinh: Phải có tinh thần thái độ, phương pháp học tập
tích cực, khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quan để hoàn thành nhiệm
vụ được trường giao đồng thời vận dụng việc tập huấn cho giáo ở địa phương.
3. Về khái niệm được trình bày: vừa sâu hơn và rộng hơn so với những
hiểu biết mới có vẽ khái niệm học tích cực nên bản thân có những khó khăn bước
đầu trong quá trình nhận thức khái niệm này.
4. Ý tưởng sẽ làm:
4.1. Trước mắt cố gắng học tích cực ở trên lớp cũng như ngoài giờ để
trực tiếp vận dụng ngay những điều mới học vào thực tế bản thân.
4.2. Lâu dài về vận dụng trong giảng dạy bộ môn chuyên ngành những
nội dung phù hợp, mang tính khả thi với hy vọng sẽ tạo được những thay đổi nhất
định trong thực hiện học tích cực ở trường sư phạm.
5. Cảm nhận chung:


Khó khăn khách quan, chủ quan nhiều nhưng với cố gắng của bản thân,
phương pháp tích cực của người hướng dẫn, sự giúp đỡ hợp tác của nhóm và
những người tham gia, hy vọng sẽ đạt kết quả tốt hơn qua kiểm tra trắc nghiệm
đầu ra so với đầu vào.

NGÀY 2: 28/9/2010.
Bài 4: Các hình thức/ kiểu học tích cực
4.1. Học đọc lập
4.2. Học tương tác
4.3. Học hợp tác
1. Giữ lại: Ba hình thức/kiểu học tích cực để tiếp tục tìm hiểu và vận dụng
trong thực tế. Riêng phần hồ sơ học tập tuy rất cần thiết nhưng mức độ quan tâm
thấp hơn vì rất khó thực hiện trong môi trường công tác của bản thân hiện nay.
2. Thay đổi: Có lẽ do khống chế về thời gian hoặc chưa quen với cách dạy
tích cực của giảng viên nên việc học tích cực của cá nhân còn có hạn chế và khó
khăn nhất định. Một số vấn đề, nội dung chưa hiểu đầy đủ, hoạt động tư duy kiên
tục nên có lúc không theo kịp bài học. Nên chăng dành lượng thời gian hợp lí hơn
để giải quyết các bài tập nhận thức để tránh tình trạng quá tải về kiền thức và tư
duy người hướng dẫn từng nói: bài tậpnày sinh viên phải học trong 3 tháng còn
chúng tôi chỉ vài mươi phút thì làm sao có thể giải quyết ngay được – Đôi khi cảm
giác mệt mõi.
3. Bổ sung: Các dẫn chứng minh hoạ cụ thể cho các nội dung khó hoặc
hướng dẫn, gợi ý làm các phiếu bài tập có liên quan để đảm bảo qui định về thời
gian và mức độ hoàn thành.
4. Điều khó hiểu: lợi ích của các nội dung được tiếp thu trong ngày hôm
nay có gì khác so với các ngày không hoặc ít khó khăn? Cụ thể là học tích cực đối
với vùng khókhăn nhất có gì khác so với học tích cực ở các vùng khác? Những gì
thu hoạch được hôm nay được vận dụng trong thực tế như thế nào để đem lại hiệu
quả mong muốn, ít nhất là làm thay đổi được hiện trạng giáo dục ở những vùng
khó khăn nhất nước. Toám lại đó là tính khả thi của môdui này và cả dự án nói

chung.
NGÀY 3: 29/9/2010
Một số kỹ thuật học tích cực.
1. Công não.
2. Sơ đồ tư duy
3. Kỹ thuật đặt câu hỏi.
1. Về kiến thức
Bước đầu hiểu thêm một số kĩ thuật học tích cực tưởng như cũ nhưng rất
mới về phương pháp tiếp cận và mức độ nhận thức so với trước đây, đặc biệt là kĩ
thuật câu hỏi. Một số nội dung cảm thấy hướng thú là “tư duy vượt ra ngoài khuôn
khổ” thể hiện qua bài tập khởi động cũng như có diệp nhớ lại các lí thuyết giáo
dục (hành vi; nhận thức và kiến tạo) mà đã lâu không tìm hiểu thêm.
2. Về kĩ năng:
Vẫn tiếp tục được hình thành kĩ năng học tích cực bằng các hoạt động tích
cực như trò chơi, làm phiếu bài tập, trao đổi, thào luận, lắng nghe...Từng bước đã
hình thành và vận dụng được một số kĩ năng vừa dạy kiến thức vừa hình thành,
rèn luyện kĩ năng, kĩ thuật (mục tiêu kép) từ người hướng dẫn.
3. Về thái độ tình cảm:
Có thái độ tích cực hơn, hứng thú hơn trong học tập xong chưa mạnh dạn
thảo luận, thực hành. Mới dừng lại ở các hoạt động tư duy tích cực do nhận thức
các kĩ thuật chưa đầy đủ chính xác.
Tuy vậy có những băn khoăn về việc vận dụng các kĩ thuật này như thế nào
trong thực tế giáo dục ở địa phương còn rất nhiều khó khăn.
Một cảm nhận được là năng lực của người hướng dẫn rất đáng khán phục:
sự hiểu biết sâu về nội dung; phương pháp dạy học tích cực; khả năng vận dụng kĩ
năng nhuần nhuyễn; thái độ gần gũi...=> đòi hỏi người dạy học tích cực phải có
năng lực phù hợp thì mới dạy cho lớp học tích cực có hiểu quả. Đây là một trong
những yếu tố và là yêu cầu gióp phần quyết định hiệu quả dạy học tích cực.
NGÀY 4: 30/9/2010.
Kỹ thuật giúp học sinh tham gia thảo luận trong học tập.

1. Nhận thức:
Đây là một kĩ thuật rất bổ ích vì giúp học sinh thảo luận tích cực hơn, khắc
phục được những khó khăn hạn chế trong khâu tổ chức thảo luận, trong đó quan
trọng nhất là vai trò của người hướng dẫn biết chọn kĩ thuật phù hợp với nội dung,
mục đích và đối tượng cụ thể
2. Thực tế bản thân cũng nhiều lần tổ chức cho hS, sinh viên thảo luận
trong giờ học nhưng chủ yếu là theo qui trình chưa có kĩ thuật. Qua bài học này
giúp bản thân có được kĩ thuật cần thiết để điều chỉnh hình thức thảo luận nhằm
tăng cường sự hợp tác nhiều hơn nữa.
3. Tinh thần thái độ:
Qua thực hành kĩ thuật dần dần xoá bỏ sự ngăn cách giựa các thành viên
trong tổ để hợp tác tốt hơn, đặc biệt là khi hình thành nhóm mới theo chuyên môn
khoa học thì có điều kiện để thảo luận tốt hơn. Nhưng cũng vì nhóm mới nên chưa
hiểu được tính cách, thái độ của từng thành viên nên cũng có những khó khăn, bất
đồng nhất định với nhau.
4, Cảm nhận riêng:
Kĩ thuật thì tiếp thu được nhưng vấn đề kĩ năng còn hạn chế. Vấn đề đặt ra
(trãi nghiệp), của bản thân là phải từng bước hình thành kĩ năng cần thiết để
hướng dần học sinh thảo luận tích cực hơn trong học hợp tác.
NGÀY 5: 01/10/2010
Học theo dự án, theo góc, theo hợp đồng và phương pháp trường hợp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×