Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cá thể trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.09 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834 04 10

Đà Nẵng – Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO HỮU HÒA

Phản biện 1: GS.TS. Võ Xuân Tiến
Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên Chiểu là một quận thuộc thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn
hiện có 11.112 HKD, HKD đã có những đóng góp quan trọng trong
nền kinh tế của quận như tạo ra lượng lớn sản phẩm dịch vụ trên địa
bàn tạo công ăn việc làm giải quyết thất nghiệp cho người dân, đóng
góp một phần trong tổng nguồn thu ngân sách của địa phương. Tuy
nhiên, với đặc điểm quy mô chủ yếu là siêu nhỏ, manh mún nên việc
quản lý nhà nước đối với các HKD gặp rất khó khăn, bất cập như thất
thu thuế, việc thu các lệ phí của các HKD chưa rõ ràng gây bức xúc
cho HKD, công tác quản lý trong đăng ký kinh doanh chưa chặt chẽ,
các cơ sở kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà thường không quan
tâm đến pháp luật, kinh hàng hóa kém chất lượng, lấn chiếm vỉa hè,
cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở kinh doanh... Ngoài ra
nguồn lực và chất lượng quản lý của cán bộ công chức còn hạn chế
và nhiều bất cập. Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của
giáo viên hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng” để làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Nội
dung chính của nghiên cứu này là xây dựng khung lý thuyết và vận
dụng vào việc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp giúp cho các cấp
lãnh đạo quận Liên Chiểu nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với
hoạt động cơ sở kinh doanh cá thể trên địa bàn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác lập tiền đề lý luận và thực tiễn để sử dụng trong việc phân
tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cá thể trên



2
địa bàn quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh cá thể.
- Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh cá thể trên địa bàn quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Liên
Chiểu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Liên Chiểu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên
quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cá thể trên
địa bàn quận Liên Chiểu.
- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn quận
Liên Chiểu
- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm gần
đây (2014 - 2018); tầm xa của các giải pháp đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng các phương pháp sao chép,
ghi chép, tổng hợp các tài liệu, số liệu phản ánh về công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Liên
Chiểu.
Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi và khảo sát

trên 100 hộ kinh doanh trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
5. Bố cục dự kiến của luận văn


3
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của đề tài gồm 03 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh cá thể.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Liên Chiểu
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Liên Chiểu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò của hoạt động kinh
doanh cá thể
a. Khái niệm
Hoạt động kinh doanh cá thể là hoạt động sản xuất hoặc mua
bán hàng hóa thường xuyên được thực hiện với mục tiêu kiếm lợi
nhuận của các HKD
b. đặc điểm hộ kinh doanh
c. Vai trò của hoạt động kinh doanh cá thể
1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cá
thể
a. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng

pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội


4
có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt
ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
b. khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
cá thể
Từ khái niệm quản lý nhà nước ở trên ta có thể hiểu khái niệm
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cá thể như sau “Quản
lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cá thể là việc áp dụng hệ
thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản lý để hướng dẫn, tạo
điều kiện cho các cơ sở kinh doanh cá thể của địa phương phát triển
đúng theo định hướng đã đặt ra trên cơ sở sử dụng hiệu quả các
nguồn lực kinh tế”
1.1.3. Các công cụ quản lý nhà nước
1.1.4. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh cá thể
Một là, Tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến các chính
sách, pháp luật nhằm định hướng hoạt động cho các HKD để các
HKD thực hiện đúng chấp hành pháp luật đã được nhà nước quy định
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cho các HKD trên
địa bàn . Để đạt được mục tiêu này nhà nước ban hành thực hiện các
chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn, thuế, thủ tục đăng ký kinh doanh
cho các cơ sở kinh doanh.
Ba là, QLNN đối với hoạt động kinh doanh cá thể có vai trò
giám sát, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các HKD nhằm đảm bảo tính công

bằng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bốn là, bảo đảm nguồn thu thuế đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh, để đạt được điều này thì các cấp từ quận huyện đến xã
phường phối hợp với cơ quan thuế để quản lý số lượng và thu thuế


5
một cách hiệu quả, trách bỏ sót đối tượng gây thất thoát nguồn thu
cho ngân sách nhà nước.
Năm là, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng thuận
lợi và minh bạch tạo điều kiện thuận lợi nhất để các HKD phát triển
lớn mạnh và bền vững.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP
QUẬN
1.2.1. Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp
luật nhà nước về kinh tế
Tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp
luật để quản lý hoạt động kinh doanh cá thể bao gồm các nội dung
sau:
Thực hiện công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội
dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động
quản lý nhà nước đối với Hộ kinh doanh.
Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật,
để cho các Hộ kinh doanh biết và thi hành, góp phần nâng cao ý thức
pháp luật của hộ kinh doanh.
Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật, rút kinh nghiệm kịp thời
trong từng thời kỳ để thấy rõ những thiếu sót, nhược điểm trong công
tác tổ chức thực hiện pháp luật để đề ra những biện pháp tăng cường
hiệu lực, hiệu quả của công tác thực hiện pháp luật trong hoạt động

quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh.
1.2.2. Quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh đối với HKD
cá thể
a. Đối tượng đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ bắt buộc với tổ chức, cá nhân
có hoạt động kinh doanh để nhà nước quản lý, kiểm soát.


6
HKD người thành lập HKD tự kê khai hồ sơ đăng ý kinh
doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung
thực và chính xác các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh
doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm cấp
và chịu trách nhiệm tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh.
1.2.3. Quản lý về việc thu thuế đối với hoạt động của HKD
cá thể
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, là công cụ
điều tiết vĩ mô, vi mô quan trọng của quốc gia nên việc quản lý thu
thuế luôn được quan tâm, với xu hướng ngày càng phát triển về số
lượng và mở rộng về quy mô hoạt động SXKD, HKD cá thể có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một
thành phần kinh tế có tiềm năng cao về đóng góp vào NSNN, tuy
nhiên việc gian lận, trốn thuế và các hành vi vi phạm pháp luật còn
diễn ra gây thất thu cho NSNN, gây tác động xấu đến kinh tế chính
trị xã hội vì vậy việc quản lý thu thuế đôi với HKD cá thể là vô cùng
quan trọng.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy
định pháp luật trong hoạt động kinh doanh cá thể
Mục đích của công tác thanh tra kiểm tra là kịp thời ngăn chặn,
phòng ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong

kinh doanh như việc đăng ký kinh doanh, trốn thuế, kinh doanh trái
pháp luật, lấn chiếm vỉa hè của HKD cũng như hành vi tham nhũng,
làm việc không đúng với pháp luật của các cán bộ quản lý để tăng
cường kỷ cương, kỷ luật trong bộ máy quản lý, phát hiện những nội
dung không phù hợp trong các văn bản pháp luật, sơ hở yếu kém
trong quy trình quản lý từ đó đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền.


7
1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động kinh doanh cá thể
a. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nhờ những khiếu nại, tố cáo mới phát hiện ra được những sai
phạm trong hoạt động kinh doanh cá thể cũng như trong công tác
quản lý đối với hoạt động kinh doanh cá thể, việc giải quyết khiếu nại
tố cáo phải được thực hiện kịp thời, có trách nhiệm và xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm nhằm tạo lòng tin, tạo sự công bằng cho các
HKD cũng như răn đe đối với sự sai phạm trong quy trình quản lý.
b. Xử lý vi phạm
Trong quá trình thanh tra kiểm tra, hay qua các khiếu nại tố
cáo phát hiện được những sai phạm thì phải tiến hành xử lý vi phạm.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm đã được phát hiện, bất cứ cơ quan,
cán bộ, hộ kinh doanh nào có hành vi vi phạm cũng đều phải bị xử lý
theo pháp luật, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, mọi
người sống và làm việc theo pháp luật. Xử lý vi phạm phải được tiến
hành kịp thời và chính xác bảo đảm cho các thiết chế luật pháp được
thực hiện nghiêm túc nhất, bảo đảm sự quản lý nhà nước và quyền tự
do kinh doanh đúng pháp luật của các hộ kinh doanh.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức
1.3.2. Quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà
nước đối với hoạt động KDCT
1.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở KDCT


8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN QUẬN LIÊN CHIỂU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN ĐÔI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CÁ THỂ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Đà Nẵng,
là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng –an
ninh, nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (quốc lộ 1A,
đường sắt bắc nam, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng và có cảng nước sâu
Liên Chiểu) thuận lợi giao lưu trong nước và quốc tế.
Diện tích đất của Liên Chiểu là 7.452 ha , diện tích được phân
bổ cho các mục đích sử dụng sau: đất sản xuất nông nghiệp là 162 ha
chiếm 2,17%, đất lâm nghiệp 3.345 ha chiếm 44,87%, đất nuôi trồng
thủy sản 4 ha chiếm 0,05%, đất chuyện dùng 1.990 ha chiếm 26,7%,
đất ở 1.117 ha chiếm 14,96%.
2.1.2. Đặc điểm xã hội quận Liên Chiểu
Dân số
Theo số liệu Tổng điều tra dân số 2019, dân số Liên Chiểu hiện

nay là 194.913 người, mật độ dân số là 2.463,29 người/km2.
2.1.3. Điều kiện kinh tế
Trong giai đoạn 2016-2018, giá trị sản xuất của quận Liên
Chiểu có xu hướng tăng dần qua các năm, tốc độ tăng trưởng cao.
Trong đó ngành công nghiệp và có dịch vụ có xu hướng tăng dần qua
các năm với tốc độ tăng trưởng nhanh thì ngành nông nghiệp luôn có
tốc trưởng âm. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi tốc độ đô thị


9
hóa ở Đà Nẵng nói chung và Liên Chiểu nói riêng ngày càng nhanh
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở
KDCT trên địa bàn quận Liên Chiểu
a. Tình hình phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn quận Liên Chiểu
Trong thời gian qua, với chủ trương phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, thành phần HKD cá thể ở quận Liên Chiểu đã và
đang phát triển cả về số lượng, quy mô và theo nhiều ngành nghề
Hiện tại trên địa bàn quận Liên Chiểu có 11.112 HKD cá thể,
phạm vi số hoạt động của khu vực kinh tế cả thể này rất phong phú,
dàn trải khắp 5 phường. Sự phát triển của các cơ sở kinh doanh cá thể
đã tạo ra một khối lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết, đáp ứng một
phần nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, thu hút giải quyết
công an việc làm cho người lao động.
b. Vai trò của hoạt động KDCT trên địa bàn quận Liên
Chiểu
- Giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho
các đối tượng có trình độ tay nghề thấp và những người lớn tuổi.
- Đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách địa phương
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến các chính
sách pháp luật nhà nước
Từ những quyết định và thông tư ban hành quy đinh đối với
quản lý hoạt động kinh doanh cá thể, UBND quận Liên Chiểu đã tổ
chức thực hiện, phổ biến đến các đối tượng đó là cán bộ phụ trách
những người liên quan đến công tác quản lý HKD từ cấp quận tới cấp
phường. Hai là phổ biến các quy định này tới các hộ kinh doanh.


10
Đối với hình thức phổ biến UBND quận Liên Chiểu đã có các
hình thức sau:
Chuyển trực tiếp các nghị định thông tư cho các phòng ban,
cán bộ phụ trách.
Đăng trực tiếp lên cổng thông tin điện tử của quận Liên Chiểu:
ở mục Văn bản quy phạm pháp luật.
Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật tại quận và
phường. Các lớp tập huấn ở quận thường là tập huấn về nghiệp vụ
quản lý cho các cán bộ. Một số lớp điển hình được triển khai trên địa
bàn quận như:
Ngoài các lớp tập huấn và lớp tuyên truyền UBND quận còn
tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng cách tuyên truyền bằng các xe
cổ động, nội dung tuyên truyền bằng xe như: về nghĩa vụ nộp thuế,
hành lang lấn chiếm vỉa hè, an toàn thực phẩm...
Đối với công tác tổ chức, tuyên truyền phổ biến pháp luật
UBND quận Liên Chiểu đã luôn kịp thời phối hợp với các phòng ban
liên quan, triển khai thực hiện, để cho các cán bộ quản lý cũng như
các HKD nắm bắt và chấp hành đúng pháp luật.

Để đo mức độ hiểu quả của công tác tổ chức tuyên truyền pháp
luật tới các HKD thì tác giả đã tiến hành lập bảng câu hỏi và khảo sát
đối với các HKD trên địa bàn quận Liên Chiểu. Kết quả cho thấy
rằng các chính sách pháp luật nhà nước được UBND quận phổ biến 1
cách kịp thời, tỷ lệ này khá cao do đó có thể thấy UBND quận đã làm
tốt công tác tổ chức phổ biến pháp luật tới người dân tuy nhiên về
hình thức truyền tải còn gây khó hiểu cho các HKD.
2.2.2. Thực trạng về việc quản lý đăng ký kinh doanh đối
với HKD cá thể.
a. Đăng ký kinh doanh
Việc quản lý đăng ký kinh doanh là rất quan trọng, thứ nhất để


11
nắm được số lượng HKD, ngành nghề kinh doanh trên địa bàn quận,
thứ 2 là để quản lý một cách dễ dàng.
Như đã quy định tại điều 13 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 9 năm 2015, Việc quản lý về việc đăng ký kinh doanh
thuộc về phòng Tài chính – Kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận,
HKD sẽ nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại phòng tài chính quận, sau
khi tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét nếu đủ điều kiện sẽ cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, phòng tài chính cũng là nơi cập nhật những
thay đổi trong giấy đăng ký kinh doanh và ngừng hoạt động kinh
doanh.
Năm 2018 Liên Chiểu có 3.679 hộ đăng ký kinh doanh so với
năm 2015 tăng 403 hộ, còn so với năm 2017 tăng 198 hộ. So với tổng
số hộ kinh doanh có trên địa bàn ta thấy được số hộ đăng ký kinh
doanh chiếm tỷ lệ thấp chưa tới 40% trên tổng số hộ kinh doanh. Mặc
dù theo quy định của pháp luật là tất cả những hộ kinh doanh có địa
điểm kinh doanh cố định đều phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên với

hơn 60% hộ kinh doanh trên địa bàn vẫn không đăng ký kinh doanh.
Việc quản lý đăng ký kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc
quản lý, nhưng theo số liệu thì có thể thấy việc quản lý đăng ký kinh
doanh chưa được coi trọng và quản lý chưa có hiệu quả.
Để đánh giá dịch vụ công trong đăng ký kinh doanh của
UBND quận Liên Chiểu tác giả đã tiến hành khảo sát các HKD và
thu được kết quả sau:
Từ kết quả khảo sát cho thấy dịch vụ công trong quá trình đăng
ký kinh doanh trên địa bàn quận Liên Chiểu khá tốt trên 50% số hộ
đồng ý khi cho rằng được hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm và
không có nhũng nhiễu của cán bộ quản lý, thủ thục đăng ký nhanh.
Tuy nhiên từ kết quả khảo sát vẫn cho thấy 42% HKD cho rằng việc
phản hồi kết quả còn chưa đúng theo quy định vẫn còn tồn tại, khiến


12
các HKD chưa hài lòng.
2.2.3. Thực trạng quản lý thu thuế đối với các HKD trên
địa bàn quận
Hiện nay vấn đề thu thuế đối với HKD cá thể là một vấn đề rất
được quan tâm hiện nay, lý do là số lượng HKD thì rất lớn nhưng số
thuế thu được từ hoạt động này rất là nhỏ, tồn tại tình trạng thất thu
thuế.
Để có được danh sách các kinh doanh trên địa bàn quận thì
hàng tháng sau khi tổng hợp các hộ kinh doanh mới đăng ký kinh
doanh, phòng Tài chính- kế hoạch sẽ đưa danh sách các hộ đăng ký
kinh doanh mới cho cơ quan thuế, sau đó cơ quan thuế sẽ tiến hành
điều tra rà soát phân loại và tiến hành đưa vào danh sách quản lý thu
thuế, bởi vì không phải đối tượng nào cũng thuộc đối tượng phải nộp
thuế, chỉ thu thuế đối những HKD có hoạt động sản xuất kinh doanh

với doanh thu lớn hơn 100 triệu/ năm. Về thực trạng thu thuế trên địa
bàn Liên Chiểu được thể hiện trên địa bàn quận năm 2018 là 1.739
hộ so với năm 2015 tăng 419 hộ, tuy nhiên tổng số hộ kinh doanh từ
năm 2018 so với năm 2015 tăng tăng đến 1.927 HKD, như vậy so với
số HKD tăng trong giai đoạn 2015-2018 thì số hộ phải vào diện nộp
thuế chỉ chiếm 21,74%. Tỷ lệ số HKD nằm trong diện quản lý thuế
so với tổng số HKD là rất thấp từ năm 2015-2018 tỷ lệ này dao động
từ 15-16% so với tổng số HKD. Số HKD đóng thuế thấp thì chắc
chắn một điều đó là nguồn thu thuế từ HKD sẽ thấp.
Để khảo sát chất lượng của chất lượng dịch vụ công trong quá
trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tác giả đã tiến hành khảo sát
và thu được kết quả như sau:
Từ kết quả khảo sát ta thu được kết quả sau:
Trong vấn đề xác định số thuế phải nộp, có 32 % HKD không
đồng ý khi cho rằng việc xác xác định số thuế phải nộp là minh bạch


13
công bằng, 15% HKD là không biết, 43 % HKD đồng ý cho răng
việc xác định là minh bạch công bằng. Với tỷ lệ này có thể thấy được
việc xác định số thuế vẫn gây chưa hài lòng đối với các HKD.
Đối với ý kiến cán bộ thuế không gây khó khăn cho các HKD
thì kết quả thu được là có 36% không đồng ý với ý kiến này, 18%
HKD không biết và 46% HKD đồng ý với ý kiến cán bộ thuế không
gây khó khăn. Điều này cho thấy mặc dù tỷ lệ HKD không đồng ý
không quá cao nhưng điều đó cho thấy vẫn tồn tại cán bộ nhũng
nhiễu gây phiền hà cho các HKD.
Đối với ý kiến thủ tục nộp thuế đơn giản, nhanh gọn thì đa
phần hộ kinh doanh đều đồng ý với ý kiến này.
2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi

phạm các quy định của pháp luật của các hộ cá thể trên địa bàn
quận Liên Chiểu
Trong những năm qua, UBND quận luôn nâng cao năng lực
quản lý nhà nước thông qua các hoạt động thanh, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật của các HKD. UBND quận Liên Chiểu đã ban hành
các quyết định thành lập các đoàn thanh, kiểm tra trên địa bàn quận
về các lĩnh vực chủ yếu như: lĩnh vực kinh doanh, vệ sinh an toàn
thực phẩm, lao động, giá cả, phòng cháy chữa cháy, lấn chiếm vỉa hè,
môi trường … và một số lĩnh vực cụ thể khác.
Về lĩnh vực quản lý kinh tế, thị trường: UBND quận Liên
Chiểu đã thành lập 04 đoàn kiểm tra hàng năm thực hiện kiểm tra đối
với các hình thức kinh doanh trên địa bàn quận, chủ yếu là vi phạm
các lỗi không niêm yết gia, hàng giả, hàng nhái, không có giấy chứng
nhận kinh doanh.
Để đánh giá chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra tác giả
đã tiến hành lập bảng khảo sát và khảo sát các hộ kinh doanh, kết quả


14
thu được như sau
Từ kết quả khảo sát cho thấy các HKD đã đánh giá về nghiệp
vụ chuyên môn của người đi thanh tra tốt với tỷ lệ đánh giá 68%
đồng ý với ý kiến này, đồng thời 68% HKD đánh giá cán bộ chuyên
môn làm việc nghiêm túc, mà 54% đồng ý với quyết định xử phạt.
Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các HKD cho rằng cán bộ làm việc
không nghiêm túc và 27% HKD cho rằng việc xử lý vi phạm chưa
thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2.2.5. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động kinh doanh của các hộ cá thể
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị phản

ánh. Phòng Thanh tra quận sẽ tiến hành phân loại theo nội dung, sau
đó là phân loại theo điều kiện xử lý bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý
và không đủ điều kiện xử lý, cuối cùng là phân loại theo thẩm quyền
giải quyết.
Đối với hoạt động kinh doanh cá thể khiếu nại tố cáo không
nhiều, chủ yếu là khiếu nại về việc thu các loại phí không rõ ràng cho
HKD, và thường tập trung ở các tiểu thương ở chợ.
Vụ tố cáo nổi cộm trong hoạt động kinh doanh cá thể trên địa
bàn quận Liên Chiểu đó là các HKD ở chợ tố cáo ban quản lý chợ đã
thu các khoản phí không rõ ràng, biên lai chứng từ thu phí không
được cấp có thẩm quyền quy định; tự ý nâng mức phí mặt bằng; phí
trông coi hàng hóa ban đêm; tiền điện. gây bức xúc cho các HKD.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của các HKD thanh tra quận đã tiến
hành thanh tra và xác minh rõ vụ việc, qua công tác thanh tra thì đã
thấy được những sai phạm của ban quản lý chợ Hòa Khánh, kiểm
điểm cảnh cáo những đối tượng có liên quan, lấy lại niềm tin của các
HKD.
Ngoài ra còn tố cáo về cạnh tranh trong kinh doanh đối với các


15
HKD sát chợ Hòa Khánh và các tiểu thương trong chợ, và việc bán
hàng chợ đêm. Nhận được đơn tố cáo UBND quận đã tiến hành xác
minh, rà soát lại xem có thực tế có đúng như tố cáo và sau đó UBND
quận đã có những điều chỉnh về hoạt động của các gian hàng chợ
đêm cho phù hợp.
Để đánh giá công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tác giả đã tiến
hành điều tra mức độ hài lòng của các HKD kết quả thu được như sau
công tác quản lý khiếu nại và tố cáo còn có những hạn chế đó là
thông tin tố giác phản hồi chậm trễ, điều này được thể hiện qua 51%

HKD đánh giá điều này. Ngoài ra có tới 35% HKDcho rằng gặp khó
khăn trong việc tố giác và 39% HKD cho rằng giải quyết khiếu nại
một cách không thỏa đáng. Điều đó cho thấy trách nhiệm của cán bộ
công chức trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo là chưa cao, vẫn
còn có trường hợp làm việc chưa nghiêm túc gây bức xúc không hài
lòng đối với các HKD.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ
THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU
2.3.1. Thành công
Trong những năm qua với sự gia tăng không ngừng của của
các cơ sở kinh doanh cá thể công tác quản lý đối với hoạt động kinh
doanh cũng đạt được những thành tựu:
Thứ nhất, kịp thời cập nhật những văn bản quy phạp pháp luật
và tổ chức phổ biến pháp luật kịp thời đến công nhân viên chức và
HKD.
Thứ hai, việc đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng quy
định, tận tình hướng dẫn, không gây nhũng nhiễu phiền hà cho các
HKD. Cán bộ phụ trách không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.


16
Thứ ba, vận dụng linh hoạt, hợp lý các quy trình quản lý thuế
đối với HKD, đảm bảo quản lý hiệu quả đối với tất cả các khoản thu,
sắc thuế.
Thứ tư, việc kiểm tra thanh tra đúng quy trình, đảm bảo, không
lợi dụng quyền hạn để gây khó dễ cho các HKD, chất lượng cán bộ
có chuyên môn tốt.
Thứ năm, Việc giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện đúng

thẩm quyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp.
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, Việc thay đổi liên tục của các luật làm cán bộ quản
lý chưa nắm bắt hết được những quy định, một số cán bộ còn lúng
túng trong việc áp dụng các văn bản chính sách quản lý HKD. Nội
dung truyền đạt còn còn chưa sinh động gần gũi để cho các hộ kinh
doanh nắm bắt được nội dung.
Thứ hai, việc theo dõi số lượng các HKD chưa đăng ký kinh
doanh còn chưa được coi trọng
Thứ 3, việc quản lý thu thuế cũng tồn tại những hạn chế. Xác
định chưa đúng và đủ đối tượng nộp thuế. Còn bỏ sót các đối tượng
nộp thuế, việc điều tra để phân loại các HKD còn bất cập, việc phân
loại còn dựa theo cảm tính, cào bằng dẫn đến thiếu công bằng giữa
các đối tượng nộp thuế.
Thứ 4, Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa hiệu quả, chưa
chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ khi nào có sự phản
ánh của cơ quan báo chí, hay khiếu nại của người dân, hoặc là một
chiến dịch nào đó thì mới thanh tra và kiểm tra.
Thứ 5 Trong công tác giải quyết khiếu nại và tố cáo và xử lý
các vi phạm chưa tương xứng với mức độ hành vi trong công tác xử
lý vi phạm vẫn còn chưa nghiêm, nhiều trường hợp giải quyết không
thỏa đáng gây bức xúc cho HKD. Thời gian trả lời chậm trễ. Vẫn còn


17
nhiều biểu hiện trong giải quyết khiếu nại tố cáo như thỏa thuận, bao
che, hối lộ...
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Sự thay đổi liên tục của các quy định pháp luật
- Chưa chú trọng vào công tác tổ chức thực hiện pháp luật để

quản lý hộ kinh doanh
- Bộ máy quản lý đối với hoạt động kinh doanh cá thể
- Chế tài xử lý
- Ý thức của người dân
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ NẴNG
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN
3.1.1. Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh cá thể
Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh, các
hợp tác xã... thì thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình và cá nhân
kinh doanh cũng đang phát triển mạnh mẽ. Theo như các số liệu của
Tổng cục Thống kê, đến đầu năm 2018 cả nước có hơn 5,1 triệu cơ
sở kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, tạo việc làm cho hơn 8,6 triệu
lao động cố định. Tốc độ tăng về số lượng hộ cá thể giai đoạn 20102018 là hơn 3%/ năm. So với mức tăng cả nước thì quận Liên Chiểu
có tốc độ tăng hơn gấp đôi đó là 7,15%/ năm.
Như vậy, trong thời gian tới HKD cá thể vẫn sẽ duy trì và
không ngừng phát triển. Phát triển không chỉ về quy mô số lượng


18
HKD mà còn phát triển về chất lượng kinh doanh cũng như quản lý
của các HKD. Đây là lực lượng không hề nhỏ góp phần thực hiện
thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước nói
chung và trên địa quận Liên Chiểu nói riêng, góp phần tạo công ăn
việc làm cho người lao động, đóng góp làm tăng nguồn thu cho
NSNN.

3.1.2. Các cơ sở pháp lý về phát triển hoạt động kinh doanh
cá thể
Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ thể hiện quyết tâm cải
cách và phát triển khu vực kinh tế tư nhân rất mạnh mẽ, trong đó có
các cơ chế chính sách về doanh nghiệp và HKD cá thể. Kinh tế hộ là
một lực lượng mạnh trong nền kinh tế với 5,1 triệu HKD, đóng góp
tới 32% GDP. Thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, lực lượng HKD được
đánh giá rất tiềm năng có thể bổ sung vào khối doanh nghiệp nhằm
đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020. Khi đó, khu vực
này sẽ góp phần tăng thêm nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Theo
nghị quyết 35/NQ-CP nhà nước ta đang khuyến khích các HKD lên
doanh nghiệp, Để khuyến khích và hỗ trợ các HKD cá thể chuyển đổi
thành DN, nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, TP ĐÀ NẴNG
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Giải pháp tuyên truyền có nội dung chủ yếu là thông qua hệ
thống thông tin đa chiều để tác động đến những hộ kinh doanh trên
địa bàn quận và những nhà quản lý. Qua việc cung cấp thông tin tác
động tới tư tưởng những người kinh doanh, uốn nắn kịp thời những


19
tư tưởng không lành mạnh, từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm của
người kinh doanh vừa hoạt động thu lợi nhuận vừa phải hòa hợp mối
quan hệ lợi ích với toàn xã hội.
- Nội dung công tác tuyên truyền:

➢ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước.
➢ Nội dung các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế- xã
hội trên địa bàn quận.

- Các kênh thông tin tuyên truyền
➢ Bản tin, website của quận, khẩu hiệu, báo chí
➢ Lực lượng nòng cốt thực hiện thực hiện công tác tuyên
truyền: cán bộ công chức trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước,
vai trò của các đoàn thể.
➢ Ban quản lý chợ, đội quản lý thị trường
- Hình thức thực hiện:
➢ Tiếp tục vận động các hộ kinh doanh nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, các quy định của nhà nước.
➢ Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền ở cấp quận, phường,
tổ dân phố.
➢ Tuyên truyền bằng cách phát tờ rơi, treo băng rôn khẩu
hiệu hay xe cổ động.
➢ Phối hợp với các sở ban ngành liên quan trong việc tuyên
truyền pháp luật và các quy định kinh doanh liên quan.
3.2.2. Tăng cường hoàn thiện công tác quản lý đăng ký
kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh cá thể[16, 18]
Một là, thực hiện phối hợp “một cửa liên thông” giữa cơ quan
đăng ký kinh doanh (Phòng Tài chính kế hoạch) và cơ quan thuế cấp
quận, huyện
Áp dụng mô hình “một cửa liên thông” cho cả hai thủ tục gồm


20
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là tiền đề để tiếp tục đơn giản

hóa thủ tục đăng ký thành lập HKD. Kinh nghiệm quốc tế và ngay tại
Việt Nam cho thấy, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý
nhà nước được coi là nhân tố chủ yếu để thực hiện cải cách đột phá
trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh nói chung và đăng ký HKD nói
riêng.
Hai là, sử dụng một mẫu đơn hợp nhất để thực hiện thủ tục
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, trong đó, xóa bỏ sự trùng lặp
thông tin kê khai đăng ký kinh doanh và các thông tin kê khai đăng
ký thuế.
Với giải pháp áp dụng một bộ hồ sơ duy nhất khi đăng ký
HKD thay vì phải nộp 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ đăng ký kinh
doanh tại Phòng Tài chính Kế hoạch và 01 bộ hồ sơ đăng ký thuế tại
Chi cục Thuế) như hiện nay; sẽ giúp loại bỏ những nội dung kê khai
và giấy tờ trùng lặp hoặc không hợp lý.
Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất trên phạm vi
toàn quốc vào nghiệp vụ đăng ký HKD.
Thông qua một Hệ thống duy nhất, người dân và cơ quan đăng
ký kinh doanh có thể đăng ký và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, thực
hiện tra cứu kết quả xử lý, tra cứu tên HKD trên toàn quốc. Bên cạnh
đó, các cơ quan hành chính nhà nước có thể trao đổi thông tin cần
thiết liên quan đến HKD một cách nhanh chóng, chính xác.
3.2.3. Tăng cường hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với
hoạt động kinh doanh cá thể
Cần xác định mục tiêu nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho
HKD là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác quản lý thuế đối
với khu vực kinh tế này. Muốn vậy cần tăng cường công tác tuyên
truyền chính sách pháp luật thuế cũng như làm tốt công tác hỗ trợ
HKD để làm sao giúp HKD điều chỉnh tâm lý, quan niệm và cách



21
nhìn nhận việc đóng thuế không chỉ là “nghĩa vụ” bắt buộc mà đó là
một “quyền” được tham gia đóng góp của họ với Nhà nước, với xã
hội. Một khi ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người dân
được nâng cao thì tình trạng trốn thuế, tránh thuế sẽ được giảm thiểu.
Quản lý thuế HKD cá thể trên địa bàn quận Liên Chiểu cần
phải bao quát đầy đủ đối tượng hơn, tránh bỏ qua, bỏ sót HKD thời
vụ. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các ban,
ngành, đơn vị liên quan để giám sát hoạt động của các cơ sở kinh
doanh, nắm bắt tình trạng hoạt động và quy mô kinh doanh, quản lý
chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn chứng từ của HKD, từ đó có thêm căn
cứ để phân loại hộ nhằm quản lý sát đúng với thực tế.
3.2.4. Tăng cường hoàn thiện công tác, kiểm tra giám sát
tuân thủ pháp luật của các HKD cá thể
Công tác kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên và đảm
bảo chất lượng hơn, nhất là kiểm tra tình trạng đăng ký hoạt động
kinh doanh, đôn đốc nhắc nhở và xử lý các trường hợp nợ đọng thuế,
không kê khai, kê khai không đúng, không đủ, kiểm tra về việc chấp
hành pháp luật trong kinh doanh, như sử dụng vỉa hè, sử dụng lao
động, PCCC...Ðể nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra
và kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, hạn chế vi phạm,
tiêu cực phát sinh trong hoạt động thanh tra, cần gắn trách nhiệm của
trưởng đoàn thanh tra với công tác nâng cao chất lượng các cuộc
thanh tra. Cụ thể: Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trước
người ra quyết định thanh tra trong việc đề xuất, tham mưu các kết
luận thanh tra. Các kết luận thanh tra phải chỉ rõ những mặt làm được,
các vấn đề tồn tại, sai phạm của đơn vị là đối tượng được thanh tra.
Khi phát hiện sai phạm phải xác định được người chịu trách nhiệm;
không để tồn tại, sai phạm trong cơ quan, đơn vị mà không có người
chịu trách nhiệm cụ thể. Thanh tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc



22
đối tượng thanh tra; những trường hợp quá hạn thời gian song đối
tượng thanh tra dây dưa, không thực hiện thì phải báo cáo UBND
tỉnh bằng văn bản xin ý kiến xử lý.
3.2.5. Tăng cường hoàn thiện công tác giái quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm đối với hoạt động KDCT
Cần tăng cường nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức, và
ràng buộc trách nhiệm trong cả hệ thống chính trị và người dân về
vấn đề thực thi và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cần thực hành dân chủ thật sự, trân trọng lắng nghe, tiếp thu
và giải quyết thấu tình đạt lý các khiếu nại, tố cáo đúng của cán bộ,
đảng viên và quần chúng một cách công khai, dân chủ, khách quan,
thận trọng; bảo đảm các quan điểm, quy trình, thủ tục theo quy định
của Đảng và pháp luật của Nhà nước; làm rõ đúng sai, tránh oan sai.
Tiếp đó phải trân trọng và bảo vệ người khiếu nại, tố cáo có tâm
huyết, trách nhiệm đã dũng cảm phản ánh với Đảng những khuyết
điểm, sai phạm của cơ quan, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Đồng thời, giải thích để người khiếu nại, tố cáo thấy trách nhiệm của
mình trước pháp luật đối với những nội dung tố cáo mang tính vu cáo,
bịa đặt, có dụng ý xấu.
Khi tiếp nhận và đối thoại với người khiếu nại, tố cáo trước hết
phải bảo đảm nguyên tắc, quy định, quy trình của Đảng và Nhà nước
trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Đồng thời, phải mềm dẻo, tế nhị,
đi sâu tìm hiểu, phân tích nắm bắt tâm lý, tư tưởng của từng người để
giải thích rõ các quy định của Đảng và Nhà nước về khiếu nại, tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Với những người, nhất là cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức vẫn tiếp tục cố tình tố cáo sai sự thật,
vu cáo hoặc được cấp có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách,

pháp luật nhưng vẫn lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo,
khiếu kiện đông người, mà không có bằng chứng mới thì kiên quyết


23
nhắc nhở và khi cần thiết chuyển tổ chức đảng, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
3.2.6. kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực
hiện công tác quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh.
Công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội trên
tất cả các lĩnh vực phụ thuộc một phần quan trọng vào ý chí năng lực
tổ chức thực hiện công việc, trong đó có nhân tố con người- cán bộ
công chức có vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý
nhà nước.
Việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động kinh doanh
trên địa bàn quận phụ thuộc trực tiếp vào năng lực và đạo đức của đội
ngũ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Các
biện pháp chủ yếu gồm:
Một là, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ
công chức trong cơ quan nhà nước. Hoàn thiện chế độ tuyển dụng
công chức. Cơ chế thi tuyển phải đảm bảo tính dân chủ, công khai.
Lựa chọn những người có chuyên môn cao, phẩm chất tốt để ứng xử
các công việc liên quan đến dịch vụ hành chính công bảo đảm tính
chính xác và nhanh chóng.
Hai là, bên cạnh nâng cao năng lực chuyên môn cần chú ý tới
nâng cao phẩm chất, đạo đức cán bộ công chức.
Ba là, song song với các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và
đạo đức công chức, phải tạo ra môi trường khuyến khích công chức
phát huy năng lực và phẩm chẩm chất của mình. Như chế độ tiền
lương, thưởng thõa đáng.

3.3. KIẾN NGHỊ
❖ Đối với Trung ương
❖ Đối với Thành phố Đà Nẵng


×