Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.2 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN THẾ MẠNH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN BÓN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN THẾ MẠNH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN BÓN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phan Thị Thái

HÀ NỘI - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, những tài liệu, số liệu
được sử dụng trong luận văn hoàn toàn đúng sự thật, có nguồn gốc rõ ràng và đề tài
luận văn tôi nghiên cứu là hoàn toàn mới, chưa từng được làm trước đây, hoàn toàn
không có bất kỳ sự sao chép nào trong đề tài này.
Hà Nôi, ngày 12 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Trần Thế Mạnh


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu chương trình cao học quản lý kinh tế
của trường Đại học Mỏ - Địa chất đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc về cách thức
nghiên cứu, phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học; đồng thời góp phần củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn
được vững vàng, nâng cao năng lực thực hành, khả năng thích ứng trước sự phát
triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện, giải quyết độc lập
những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và phục vụ cho công tác hàng ngày
được tốt hơn. Việc thực hiện nhiều bài tập nhóm trong thời gian học đã giúp tác giả
sớm tiếp cận được cách làm, phương pháp nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc độc lập
trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cô giáo hướng dẫn: TS Phan Thị Thái đã giúp đỡ, hướng dẫn chu đáo, nhiệt
tình trong quá trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn;
Các Thầy giáo, Cô giáo, các CBCV khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, phòng
đào tạo sau đại học và Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài và bảo vệ luận văn;

Các đồng chí lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên
đã giúp đỡ tác giả thực hiện việc nghiên cứu, thu thập các số liệu để hoàn thành luận
văn; các đồng nghiệp là những người đã hoàn thành chương trình cao học, đã dành thời
gian đọc, đóng góp, chỉnh sửa và hiệu chỉnh cho luận văn được hoàn thiện tốt hơn;
Những người trong gia đình, bạn bè của tác giả đã giúp đỡ, tạo điều kiện về
thời gian, động viên trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn;
Tác giả mong muốn được tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện quan tâm giúp đỡ của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, các bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................4
MỤC LỤC.........................................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................8
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................5
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÂN BÓN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỌAT ĐỘNG
KINH DOANH PHÂN BÓN............................................................................5
1.1. Tổng quan lý luận về phân bón và quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh phân bón.....................................................................................5
1.1.1. Một số lý luận về phân bón.............................................................5

1.1.2. Hoạt động kinh doanh phân bón....................................................10
1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón..........12
1.1.4. Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón
.................................................................................................................15
1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân
bón...........................................................................................................19
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt động kinh
doanh phân bón.......................................................................................27
1.2. Thực tiễn trong quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón
.....................................................................................................................30
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý phân bón ở một số quốc gia trên thế giới. . .30
1.2.2. Thực tiễn quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân
bón trong nước.........................................................................................33
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên đối với việc quản lý hoạt
động kinh doanh phân bón......................................................................38
1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài........39
Kết luận Chương 1......................................................................................40
CHƯƠNG 2.....................................................................................................41
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN.............41
2.1 Thực trạng thị trường phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên................41
2.1.1 Nguồn cung phân bón.....................................................................41
2.1.2. Cầu về phân bón trên thị trường tỉnh Hưng Yên...........................46


2.1.3. Biến động giá phân bón.................................................................47
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.........................................................................51
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...................................51

2.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân
bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..............................................................55
2.2.3. Đánh giá kết quả quản lý Nhà nước kinh doanh phân bón trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên .................................................................................70
Kết luận chương 2.......................................................................................77
CHƯƠNG 3.....................................................................................................78
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG
YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2020........................................................................78
3.1. Định hướng chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 2020 nói chung và định hướng quản lý thị trường của tỉnh Hưng Yên.......78
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 2020 của tỉnh Hưng Yên..........................................................................78
3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015 2020 của tỉnh Hưng Yên..........................................................................80
3.2. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..............................83
3.2.1. Định hướng tăng cường quản lý thị trường của tỉnh Hưng Yên. . .83
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể.................................................................84
Kết luận Chương 3......................................................................................90
KẾT LUẬN ....................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Số lượng các cơ sở kinh doanh, cung ứng phân bón
trên thị trường tỉnh Hưng Yên.........................................................................42
Bảng 2.2. Danh sách các công ty, nhà máy cung ứng phân bón trên thị trường
tỉnh Hưng Yên trong năm 2014.......................................................................44
Bảng 2.3. Mức bón phân cho một số cây trồng hàng năm chủ yếu.................46

Bảng 2.4. Ước tính nhu cầu phân bón hàng năm cho sản xuất nông nghiệp
tỉnh Hưng Yên năm 2015................................................................................47
Bảng 2.5. Giá phân bón các tháng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.....50
Bảng 2.6. Số lượng cán bộ tại các cơ quan quản lý Nhà nước về phân bón...53
Bảng 2.7. Kết quả công tác quản lý cấp phép, thu hồi giấy phép kinh doanh
phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2014...........................59
Bảng 2.8. Kết quả kiểm tra thủ tục đăng ký kinh doanh phân bón của các cơ
sở khảo sát trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2014.........................................60
Bảng 2.9 Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức
kinh doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên........................62
Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm đối với hoạt động
kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...........................................66


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
Hình 2.1. Các kênh cung ứng phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.............41
Hình 2.2. Diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới năm 2014.............48
Hình 2.3. Diễn biến giá phân bón trên thị trường trong nước năm 2014........49
Hình 2.4. Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân
bón...................................................................................................................52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp trên 70% dân số sống ở nông thôn, người

nông dân và tổ chức cơ sở nông dân chính là lực lượng nòng cốt tạo lên bước đột
phá trong sản xuất nông nghiệp. Thực tiễn sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, nước ta từ một nước hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực,
nay là cường quốc xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều,…. và một số sản phẩm hàng
hóa khác. Đặc biệt trong những năm qua nền kinh tế đất nước chịu ảnh hưởng cuộc
khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, song nông nghiệp và kinh tế
nông thôn luôn là “Trụ đỡ”, là nhân tố góp phần bảo đảm cho giải pháp kiểm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm an ninh lương
thực Quốc gia, góp phần quan trọng vào quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là yếu tố quan trọng trong cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng, tăng mầu mỡ cho đất trong nông nghiệp. Ông cha ta có
câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” Nước phần lớn dựa vào “Trời”, thiên
nhiên phù hộ, còn phân bón chủ yếu là do con người làm ra và sử dụng…
Trong những năm qua việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
phân bón còn nhiều hạn chế, yếu kém, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại phân
bón giả, phân bón kém chất lượng, nhưng các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm
về sản xuất và kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng còn rất nhẹ, hạn
chế, không đủ sức răn đe…. Bên cạnh đó người nông dân sản xuất còn rất băn
khoăn, lo lắng mà chưa có biện pháp, giải pháp hiệu quả vì ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người do sử dụng phân bón một cách lạm dụng, không tuân thủ đúng quy
trình kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước vùng nông
thôn. Chính vì vậy trong thời gian tới công tác quản lý phân bón phải thực hiện
nghiêm túc theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 5/2007/QH11 ngày
21/11/2007, Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón.
Các cơ quan quản lý Nhà nước tập trung một số nhiệm vụ cấp bách, tăng cường


2


kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, chất lượng phân bón
có những quy định cụ thể để dần loại bỏ phân bón giả, phân bón kém chất lượng
bảo đảm quyền lợi của người nông dân.
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng Sông Hồng mới tái lập tỉnh được 18 năm
(1997-2014) có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 923 km 2, mật độ dân số trung
bình là 1.227 người/km2. Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm, hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt độ ẩm không khí trung bình năm
là 86% rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp đặc biệt những loại cây ngắn ngày
có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh Hưng Yên có diện tích đất nông nghiệp là 66.177
ha, trong đó đất cây trồng hàng năm là 57.074,3 ha chiếm (88,9%), cây lâu năm là
716 ha (chiếm 1,1%). Quỹ đất nông nghiệp Hưng Yên còn nhiều tiềm năng để khai
thác, đặc biệt là tăng vụ và có thể tăng vụ đông lên 30.000ha, vì vậy lượng phân bón
để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh là rất lớn trên 450 ngàn tấn phân
bón/năm. Thị trường phân bón của Hưng Yên và công tác quản lý nhà nước về thị
trường này không nằm ngoài tình trạng chung trên. Do đó đề tài “Tăng cường công
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên” là cấp thiết.
2. Mục đích của nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đề tài đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh phân bón trên địa bàn tình qua đó góp phần phát triển nông nghiệp nông
thôn, nâng cao đời sống của người nông dân, bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về hoạt
động kinh doanh đối với mặt hàng là phân bón trên địa bàn của tỉnh.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian



3

Nghiên cứu các hoạt động kinh doanh phân bón tại các đại lý kinh doanh
phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, các số liệu thống kê tại các cơ quan quản lý
Nhà nước như: Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Sở Nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chi
cục Quản lý Thị trường tỉnh Hưng Yên và tham khảo một số nhà máy sản xuất phân
bón của Việt Nam...
- Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực trạng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2012 -2014. đề xuất các giải
pháp quản lý hoạt động kinh doanh phân bón đến năm 2020
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh phân bón.
+ Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2012-2014
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những năm
tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
+ Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê
nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về mở cửa hội nhập kinh tế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả số liệu và so sánh, bằng cách tập hợp,
các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, những
đặc điểm qua các năm để nhận định, đánh giá. Đồng thời sử dụng các phương
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn

* Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ các lý luận, các chính sách
Nhà nước về quản lý thị trường kinh doanh phân bón.


4

* Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đã đánh giá thực trạng thị trường phân bón và các chính sách quản lý
Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón tại Hưng Yên giai đoạn 2010 đến
2014, chi rõ những vấn đề còn tồn tại trong công tác này. Trên cơ sở đó, đề tài đưa
ra một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh nhằm
định thị trường, đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Vì vậy, tác giả hy vọng có
thể đem lại một cái nhìn tổng quan bao quát hơn về thực trạng quản lý Nhà nước
đối với hoạt động kinh phân bón hiện nay, mong muốn có thể giúp ích các cấp, các
ngành có thẩm quyền có những giải pháp quản lý khoa học trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh phân bón giúp cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, đề tài là một công trình khoa học, là tài liệu
tham khảo cho học tập và nghiên cứu.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
trong 92 trang 10 bảng, 04 hình được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về phân bón và quản lý Nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh phân bón.
Chương 2: Thực trạng thị trường phân bón và công tác quản lý Nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh phân bón trên địa bàn Hưng Yên giai đoạn 2012-2014.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020.



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÂN BÓN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỌAT ĐỘNG
KINH DOANH PHÂN BÓN
1.1. Tổng quan lý luận về phân bón và quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh phân bón
1.1.1. Một số lý luận về phân bón
1.1.1.1. Khái niệm phân bón
Phân bón là một đầu vào quan trọng và đã được sử dụng từ lâu trong sản xuất
nông nghiệp. Các loại phân bón hữu cơ và một số loại phân bón khai thác vô cơ đã
được sử dụng trong nhiều thế kỷ, trong khi các loại phân bón hoá học tổng hợp vô
cơ chỉ được phát triển mạnh từ thời cách mạng công nghiệp. Sự hiểu biết và sử
dụng tốt các loại phân bón là những thành phần quan trọng của cuộc Cách mạng
Nông nghiệp Anh tiền công nghiệp và cuộc cách mạng xanh công nghiệp ở thế kỷ
20.
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và
cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm
canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh
dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có
các nhóm nguyên tố vi lượng... Như vậy có thể hiểu phân bón là những chất hoặc hợp
chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa
vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đính chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.
Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ có quy
định “Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
hoặc có tác dụng cải tạo đất.”
Tựu trung lại: Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay

nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng,


6

phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của
đất. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản, phân bón là “ thức ăn” do con người
bổ sung cho cây trồng.
1.1.1.2. Phân loại phân bón
Hiện nay có hai phương pháp phân loại phân bón phổ biến đó là phân loại dựa
trên ngồn gốc hình thành phân bón và phân loại theo cách sử dụng phân bón. Giai
đoạn trước khi có Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về
Quản lý phân bón thì việc phân loại phân bón chủ yếu phân loại theo cách sử dụng
phân bón. Sau khí có Nghị định 202/2013/NĐ-CP thì việc phân loại phân bón được
phân loại theo nguồn gốc hình thành phân bón đồng thời phân cấp quản lý đối với
từng loại phân bón đối với các cơ quan là Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương.
a) Phân loại phân bón theo cách sử dụng phân bón
Theo cách sử dụng người ta chia phân bón thành 3 nhóm:
- Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước
để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
- Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc
thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.
- Chất cải tạo đất. Là chất bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải thiện
đặc điểm lý tính, hoá tính, sinh tính đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng,
phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt.
b) Phân loại phân bón theo nguồn gốc hình thành
Trên thực tế, việc phân loại phân bón theo nguồn gốc hình thành có thể phân
loại phân bón thành rất nhiều loại khác nhau như: phân hữu cơ, phân vô cơ, phân
tổng hợp, phân đa lượng, phân trung lượng, phân vi lượng, phân sinh hóa,... Tuy
nhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả sử dụng cách phân loại phân bón

được quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ,
theo đó phân bón bao gồm: phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác.
- Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc
từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng,


7

trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, trong đó:
+ Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu
hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
+ Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg),
lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (SiO2hh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
+ Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng
(Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ
dàng hấp thu được.
Theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 của Bộ Công thương
Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn
việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân
bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về
quản lý phân bón thì phân bón vô cơ bao gồm các loại sau:
* Phân bón đơn đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn, gồm:
a) Phân đạm: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa
lượng là đạm. Các loại phân đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni,
clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và hợp chất chứa nitơ có bổ
sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa
sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;
b) Phân lân: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng
là lân. Các loại phân lân bao gồm phân lân nung chảy, supephosphat đơn,

supephosphat kép, supe phosphat giàu, canxi phosphat và các hợp chất có chứa
phospho có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng,
chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống
vón cục;
c) Phân kali: Trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng đa lượng
là kali. Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và các
hợp chất chứa kali có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất


8

sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng,
chất chống vón cục.
* Phân trung lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh
dưỡng trung lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất
sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng,
chất chống vón cục.
* Phân vi lượng: Trong thành phần chính chứa một hoặc nhiều chất dinh
dưỡng vi lượng có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử
dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất
chống vón cục.
* Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít nhất 2 (hai) chất dinh dưỡng
đa lượng liên kết bằng liên kết hóa học (Phân diamoni phosphat (DAP), monoamoni
phosphat (MAP), sunlhat kali magie, kali nitrat, amoni polyphosphat (APP), nitro
phosphat, kali dihydrophosphat…) có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm,
chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn
dịch cây trồng, chất chống vón cục.
* Phân hỗn hợp: Được sản xuất bằng cách trộn từ hai loại phân bón vô cơ (N,
P, K) trở lên có bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử
dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất

chống vón cục.
- Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu
cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại
phân bón khác không thuộc loại phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ đã nêu ở trên.
1.1.1.3. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Từ xa xưa, nhân dân ta đã có những câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì
phân”, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cũng nói lên vai trò quan trọng
của phân bón với cây trồng. Vai trò của phân bón thể hiện ở các điểm chủ yếu
như sau:


9

- Đối với cây trồng: Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng sinh trưởng phát triển. nếu chỉ lấy từ đất thì cây trồng hoàn toàn không đủ
chất dinh dưỡng mà phải lấy thêm phần lớn từ phân bón. Phân bón chính là thức ăn
nuôi sống cây trồng. Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong số
các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh hưởng lớn nhất
đến năng suất cây trồng.
Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi trên
toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăng
thêm. ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản
lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc. Bón
phân cân đối và hợp lý còn làm tăng chất lượng nông sản, cụ thể là làm tăng hàm
lượng chất khoáng, protein, đường và vitamin cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thiếu
chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều và không cân đối cũng có thể làm giảm năng
suất và chất lượng nông sản.
- Đối với đất và môi trường: Bón phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đất
tốt hơn, cân đối hơn, đặc biệt phân hữu cơ và vôi là biện pháp cải tạo đất rất hữu

hiệu. Ở những đất có độ phì nhiêu tự nhiên ban đầu thấp, tức là đất xấu thì việc
bón phân càng có tác dụng rõ. Việc sử dụng các chất phế thải trong các hoạt
động đời sống của người và động vật, chất phế thải của công nghiệp để làm phân
bón góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy bón phân
không hợp lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho đất xấu đi hoặc gây ô nhiễm
môi trường, phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều các chất CH4, CO2, NH3, NO3,
phân vô cơ tạo ra nhiều đạm ở thể khí làm đất trở nên độc với cây trồng và ô
nhiễm không khí, nguồn nước.
- Đối với hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng trọt: Sử dụng phân bón có liên
quan đến hiệu lực của các biện pháp kỹ thuật khác. Ví dụ:sử dụng giống mới cần
kết hợp với bón phân hợp lý và đầy đủ. Ngược lại, các biện pháp kỹ thuật khác cũng
ảnh hưởng đến hiệu lực của phân bón. Ví dụ: Chế độ nước không thích hợp hoặc kỹ
thuật làm đất kém có thể làm giảm 10-20% hiệu lực phân bón.


10

- Đối với thu nhập của người sản xuất: Do làm tăng năng suất và chất lượng
nông sản nên sử dụng phân bón hợp lý làm tăng thu nhập cho người trồng trọt. [12]
1.1.2. Hoạt động kinh doanh phân bón
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh phân bón
a) Khái niệm
Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh phân bón là việc đưa ra một số vốn
ban đầu vào hoạt động trên thị trường phân bón để thu một lượng tiền lớn hơn sau
một thời gian nào đó.
Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ
thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu hoạt động kinh doanh phân bón là các
hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh các mặt hàng phân
bón trên thị trường.
b) Đặc điểm

- Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh
có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào,
với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp
cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của
mình ngày càng phát triển.
- Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết
định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh
doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê
lao động...
- Hoạt động kinh doanh phân bón gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp,
là một ngành sản xuất quan trọng do đó nó chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
- Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
1.1.2.2. Điều kiện kinh doanh phân bón


11

Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về
Quản lý phân bón có quy định điều kiện kinh doanh phân bón đối với các tổ chức
và cá nhân như sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh
phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ
được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa.
- Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón phải bảo đảm được chất
lượng và vệ sinh môi trường; có phương tiện vận chuyển phù hợp hoặc có hợp đồng

vận chuyển phân bón.
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phân bón riêng, đáp ứng
được các điều kiện về bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian kinh doanh.
Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón, trường hợp không có kho chứa thì phải có
công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón.
- Có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập
khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.
- Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn
và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
- Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện kinh doanh phân
bón vô cơ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể
điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa kinh doanh phân bón vô cơ, vừa kinh
doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác thì phải thực hiện các điều kiện kinh
doanh tại Điều này và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.1.2.3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón


12

- Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh phân bón được nên trong phần trên.
Trong quá trình kinh doanh nếu không đáp ứng được các điều kiện quy định như
trên sẽ bị đình chỉ có thời hạn kinh doanh phân bón cho đến khi đảm bảo đủ các
điều kiện theo quy định;
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng phân bón theo quy định nhằm
duy trì chất lượng phân bón do mình kinh doanh;
- Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và
các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;
- Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền trong việc

thực hiện các điều kiện về kinh doanh phân bón theo quy định tại Nghị định này và
các quy định của pháp luật có liên quan.
1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón
1.1.3.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón
a) Quản lý Nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý Nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã
hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” [10]
Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý Nhà nước được
xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem
là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý Nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý Nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý Nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý Nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết


13

của Nhà nước. Hoạt động quản lý Nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện
bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao
quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón

Từ những quan điểm, khái niệm về phân bón, hoạt động kinh doanh phân
bón và quản lý Nhà nước đã nêu trong các mục trên, tác giả đi đến khái niệm quản
lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón như sau:
Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón là sự tác động của chủ
thể quản lý mà ở đây là các cơ quan quản lý của Nhà nước một cách liên tục, có tổ
chức tới đối tượng quản lý là tập thể những tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón.
Hay có thể hiểu quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón là
quá trình quản lý của các cơ quan bao gồm Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp &
PTNT, UBND các cấp và một số ban ngành có liên quan như Bộ TN&MT, Bộ
KH&ĐT, Bộ KH&CN về các hoạt động kinh doanh phân bón của các tổ chức, cá
nhân nhằm mục đích ổn định thị trường, đảm bảo chất lượng đối với các mặt hàng
phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác.
1.1.3.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón về cơ bản là một
trong những hoạt động quản lý Nhà nước do đó nó mang đặc điểm chung của quản
lý Nhà nước, bao gồm các đặc điểm sau:
- Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý Nhà nước được thiết lập trên cơ sở
mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”.
- Quản lý Nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được
hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con
người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là nhà
nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện
theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.


14

- Quản lý Nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi
hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng

quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được
vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
- Quản lý Nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các
quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi của
đối tượng quản lý, hoạt động quản lý Nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục,
không bị gián đoạn.
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh phân bón nên công tác quản lý Nhà
nước đối với hoạt động này còn mang một số đặc điểm riêng biệt như:
- Trước hết, chủ thể quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân
bón bao gồm hai chủ thể chính là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp & PTNT, và
một số chủ thể có liên quan bao gồm UBND các cấp, Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ
KH&CN.
- Thứ hai, đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt
động kinh doanh phân bón.
1.1.3.3. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón
Phân bón là một mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu giá thành sản phẩm sản xuất nông nghiệp.
Do vậy việc quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh phân bón đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nâng cao
thu nhập cho người dân. Một số vai trò cụ thể trong công tác quản lý Nhà nước về
hoạt động kinh doanh phân bón được thể hiện trong các mặt sau:
- Hoàn thiện hệ thống lưu thông, phân phối đồng thời đảm bảo sự cân đối
cung - cầu mặt hàng phân bón giữa các địa phương, vùng, miền và giữa các mùa vụ
trong năm;
- Hạn chế tối đa các hành vi vi phạm về nhãn mác và chất lượng phân bón…
qua đó góp phần bình ổn thị trường phân bón.


15


- Hạn chế những gian lận trong quá trình sản xuất, kinh doanh phân bón qua
đó đảm bảo chất lượng và chủng loại theo đúng các tiêu chuẩn đã được ban hành và
đưa vào áp dụng cho từng mặt hàng phân bón được cung ứng trên thị trường.
- Đảm bảo sự phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững thông qua
việc quản lý đưa vào sử dụng các loại phân bón thân thiện với môi trường, không
gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người và thiên nhiên.
- Nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, qua đó đảm bảo thu nhập ổn
định cho người dân, tạo sự tin tưởng của người dân vào các chính sách của Đảng và
Nhà nước.
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống của người nông dân
góp phần vào việc xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
1.1.4. Cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh phân bón
Giai đoạn trước khi có Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thì
hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về phân bón nói chung và hoạt động kinh
doanh phân bón nói nói riêng ở trung ương có 3 Bộ cùng tham gia quản lý gồm: Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ; tuy nhiên
chưa phân định rõ Bộ nào chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ thống nhất quản
lý phân bón. Do vậy, chưa có cơ quan nào thực sự nắm vững về các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón. Việc quản lý còn phân tán và có
phần chồng chéo.
Ở địa phương, cơ quan quản lý chất lượng phân bón không đồng nhất giữa
các địa phương, có nơi giao cho phòng Trồng trọt hoặc phòng Kỹ thuật thuộc Sở
Nông nghiệp và PTNT, có nơi lại giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục
Quản lý chất lượng. Hầu hết các địa phương chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi,
quản lý phân bón, đội ngũ cán bộ thiếu chuyên môn, thường xuyên bị thay đổi;
thiếu trang thiết bị và kinh phí phân tích, kiểm định chất lượng.
Do sự bất cập trong phân cấp quản lý về phân bón của các cơ quan quản lý
Nhà nước, ngày 27/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP



16

về Quản lý phân bón qua đó đã phân rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với từng
cơ quan quản lý Nhà nước về các mặt hàng phân bón cụ thể.
1.1.4.1. Cơ quan quản lý trung ương
* Bộ Công thương
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về Quản lý
phân bón quy định Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý Nhà nước về phân bón đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh phân
bón vô cơ. Theo đó Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
thực hiện các nội dung về quản lý phân bón như sau:
- Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân
bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển
phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
- Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phân
bón vô cơ; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón vô cơ;
- Quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ;
- Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón vô cơ;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về phân bón vô cơ; thu
thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón vô cơ; hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực phân bón vô cơ;
- Đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật
về phân bón vô cơ;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về xuất
khẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ.
Trường hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón
vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Bộ Công thương chủ trì,
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện.
Đối với hoạt động kinh doanh phân bón vô cơ Bộ Công thương giao Cục
Quản lý thị trường chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị

trường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và
chất lượng phân bón theo quy định. Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có


17

thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón thuộc trách nhiệm quản lý của ngành
Công Thương và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định. [1]
* Bộ Nông nghiệp & PTNT
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về Quản lý
phân bón quy định Bộ Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý Nhà nước về phân bón đối với các hoạt động sản xuất và kinh
doanh phân bón hữu cơ, phân bón khác. Theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung về
quản lý phân bón như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phân
bón hữu cơ và phân bón khác; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân
bón hữu cơ và phân bón khác;
- Quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác;
- Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và
phân bón khác;
- Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón trong lĩnh
vực phân bón;
- Thực hiện khuyến nông, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn
việc sử dụng phân bón;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; thu thập và quản lý các
thông tin, tư liệu về phân bón hữu cơ và phân bón khác; đào tạo, bồi dưỡng, tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón hữu cơ và phân bón
khác; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón hữu cơ và phân bón khác;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sử dụng
phân bón; về sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Cục Trồng trọt là cơ quan quản lý chuyên môn được Bộ Nông nghiệp &
PTNT giao trực tiếp quản lý đối với các hoạt động kinh doanh phân bón hữu cơ và
phân bón khác, cụ thể như sau:


×