Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền máu ở người hiến máu tại viện huyết học và truyền máu trung ương giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 85 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có máu mà nhiều bệnh
đã được cứu sống. Máu quan trọng như vậy nhưng truyền máu cũng có thể
gây ra những tai biến nghiêm trọng nếu các quy tắc bảo đảm an toàn truyền
máu không được thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy định. Một trong
những tai biến nghiêm trọng của truyền máu là lây truyền HIV, HBV, HCV,
giang mai, sốt rét từ người cho sang người nhận máu, do vậy việc sàng lọc
HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét ở người cho máu là rất cần thiết và phải
được coi trọng để đảm bảo an toàn truyền máu.
Truyền máu muốn được an toàn phải có người hiến máu khỏe mạnh, an
toàn. Tỷ lệ nhiễm tác nhân gây bệnh trong cộng động hiến máu liên quan đến
chất lượng máu. Trong những năm qua có nhiều biến động, mở rộng đối
tượng hiến máu ở Hà nội, số lượng máu tăng dần. Năm 1996 lượng máu thu
gom chỉ là 7.597 đơn vị, đến năm 2003 lượng máu thu gom tăng gấp hơn 4-5
lần (32.133 đơn vị) [39], năm 2006 là 65.015 đơn vị, năm 2007 là 78.214 đơn
vị [21] và tổng kết năm 2011 là 127.093 đơn vị. Tuy nhiên, yêu cầu của hoạt
động truyền máu không chỉ là cung cấp đủ máu mà còn phải bảo đảm an toàn
truyền máu. Trong đó nguồn người hiến máu an toàn là tối quan trọng. Nguồn
người hiến máu này biến động theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào công tác vận
động hiến máu nhân đạo, tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ hiểu
biết… cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự phát triển rộng rãi của
các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, thực trạng nguồn người hiến
máu tại Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cần phải được tổng kết
theo từng năm, theo từng giai đoạn để đánh giá, phân tích tìm các biện pháp
tạo nguồn người hiến máu an toàn.


2
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài


“Nghiên cứu tình hình nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền máu ở
người hiến máu tại viện Huyết học và truyền máu trung ương giai đoạn
2010-2012” nhằm mục tiêu sau:
1.

Nghiên cứu tỷ lệ kháng thể HIV, kháng thể HCV, HBsAg, kháng
thể giang mai và ký sinh trùng sốt rét ở người hiến máu tại viện
Huyết học và Truyền máu TW giai đoạn 2010-2012.

2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm HIV, HBV,
HCV, giang mai và ký sinh trùng sốt rét.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VIRUS HIV
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tìm ra HIV:
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) được mô tả đầu
tiên vào năm 1981 ở nhóm luyến ái đồng tính với hội chứng nhiễm trùng cơ
hội, bị viêm phổi do nấm Pneumocytis Carrini, U hạch dạng Kaposi’s
Carcinoma [8], [26], [45].
Tháng 6 năm 1982 người ta nhận thấy hội một chứng tương tự gặp ở
bệnh nhân Hemophilia A và B do sử dụng nhiều máu và chế phẩm máu để
điều trị. Tháng 12 năm đó phát hiện một trẻ em bị hội chứng nhiễm trùng cơ
hội và đã tử vong do nhận một đơn vị tiểu cầu lấy từ một người mà sau đó
phát hiện người này bị AIDS. Từ đó, tháng 12 năm 1983 ở Mỹ đã thay đổi

tiêu chuẩn lựa chọn người hiến máu, không lấy máu ở người có nguy cơ cao
như: Nghiện ma túy, làm nghề mại dâm…[8], [16].
Tháng 4 năm 1983 Montagner (Pháp) và Gallo (Mỹ) phân lập được virus
gây bệnh lý tế bào mà sau này gọi là HIV, virus này có ái tính cao với tế bào
lympho T4, đại thực bào và một số tế bào khác ở cơ thể [26].
Năm 1985 phát hiện kháng thể chống HIV trong huyết thanh (Anti-HIV) và
sử dụng kháng thể này trong xét nghiệm phát hiện và sàng lọc HIV.
Năm 1987 đã phát hiện men sao chép ngược RT (Reverse transcriptase)
trong nhân của HIV. Gần đây vai trò của Protease trong vòng sống của virus,
có vai trò trong tạo màng của HIV trước khi rời khỏi tế bào đích. Sự ức chế
men này làm cho virus không tạo vỏ được và RNA trở thành virus không
hoàn chỉnh. Nhờ hiểu biết này người ta đưa ra phương pháp điều trị HIV [26].


4
1.1.2. Cấu trúc và các marker sử dụng trong chẩn đoán HIV:
* Cấu trúc HIV

(Ảnh lấy từ Internet)
Có 2 type HIV: HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là virus thường gặp ở hầu hết
các châu lục; còn HIV-2 thường chỉ phát hiện ở châu Phi, virus này có họ
hàng với virus khỉ xanh châu Phi, khỉ này mang HIV-2 nhưng không bị bệnh.
Cấu trúc của HIV gồm:
- Vỏ: các gluco-protein (gp) như gp 120, 110, 160, 40, 41. Chúng có giá
trị trong xét nghiệm chẩn đoán HIV. Riêng gp120 giúp virus tiếp cận thụ thể
CD4 trên màng tế bào đích.
- Nhân: Các protein nhân bao gồm: p18, p24, p51, p56 trong đó p24 có
giá trị trong chẩn đoán sớm. Các kháng nguyên màng và nhân có thể phát
hiện cùng lúc bằng kỹ thuật Westem Blot (WB).
- Acid nhân: RNA của virus mang genome của virus.



5
- Các enzym: Men sao chép ngược (RT) giúp RNA sao chép thành sợi
cDNA, men protease chọn lọc nucleotide tạo protein chức năng cho virus,
men integrase giúp gắn DNA của HIV vào DNA tế bào chủ [26].
* Các Marker sử dụng trong chẩn đoán HIV:
- DNA tế bào nhiễm: có thể phát hiện bằng nuôi cấy lympho nhiễm và
phát hiện DNA bằng kỹ thuật PCR. Kỹ thuật này phát hiện người nhiễm HIV
sau 2-3 ngày.
- Các yếu tố xuất hiện trong huyết thanh, huyết tương:
+ Genom RNA-HIV: Kỹ thuật PCR có thể phát hiện trong thời gian 1011 ngày sau nhiễm HIV.
+ Kháng nguyên HIV: Xuất hiện sớm là p24 từ ngày thứ 11sau nhiễm.
Kháng nguyên này có thể phát hiện bằng kỹ thuật ELISA sử dụng anti HIV-p24.
+ Kháng thể chống HIV: Các kháng thể chống p24, p18, gp 120, gp
41…. Có hai kháng thể có thể phát hiện được: anti HIV-IgM tồn tại thời gian
ngắn và anti HIV-IgG tồn tại khá lâu. Các type kháng thể này có thể phát hiện
bằng phương pháp ngưng kết hạt gelatin (Serodia), ELISA, Western Blot
(WB), miễn dịch phóng xạ (RIA).
1.1.3. Đường lây truyền HIV:
a) Lây qua các dịch vụ y tế:
Các dịch vụ như tiêm truyền, phẫu thuật, các thủ thuật, các dịch vụ tái sử
dụng có thể lây chéo trong bệnh nhân. Truyền cho bệnh nhân viên y tế qua
đường tiếp xúc với bệnh nhân, đường máu hoặc tiếp xúc qua da tổn thương.
Theo WHO lây qua đường y tế có thể tới 0,5-1%
Tiêm chích ma túy: Do dùng kim-bơm tiêm chung. Con đường này có
nguy cơ truyền nhiễm rất lớn, ở nước ta có gần 70% nhiễm HIV bằng con
đường này (theo UBQG phòng chống AIDS tháng 7/1993). Phòng ngừa lây
qua con đường này phải tuyệt đối dùng riêng bơm – kim tiêm



6
Lây qua đường truyền máu và các chế phẩm máu: Do đơn vị máu lấy từ
người nhiễm HIV mà không được sàng lọc hoặc sàng lọc bằng xét nghiệm
không loại trừ được.
b) Lây qua đường tình dục:
Chủ yếu do xây xát khi giao hợp tạo điều kiện thuận lợi lây nhiễm virus qua
máu vào cơ thể. Đứng đầu là đồng tính luyến ái giao hợp qua dương vật và hậu
môn, tỷ lệ lây nhiễm cao (80-90%). Thứ đến là giao hợp khác giới có xây xát
đường tình dục. Cách dùng hiệu quả nhất là dùng bao cao su khi giao hợp
c) Truyền từ mẹ sang con:
Theo WHO thì khoảng 25-50% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV từ mẹ có
nhiễm HIV. Sự lây nhiễm xảy ra trong 3 tháng cuối cùng mang thai, lúc
chuyển dạ và đẻ. Tỷ lệ cao nhất là trường hợp đẻ có can thiệp gây sang chấn
[8], [26], [41].
d) Qua các dịch vụ xã hội như cạo râu, mỹ viện, xăm da…
1.1.4. Diễn biến huyết thanh và giai đoạn cửa sổ ở người nhiễm HIV:
* Diễn biến huyết thanh

(Ảnh lấy từ Internet)


7
HIV sống ký gửi trong tế bào chủ là những tế bào có thụ thể CD4, virus
muốn vào được tế bào đích cần có liên kết CD4-gp120. Sau khi vào tế bào,
quá trình nhiễm trùng có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Nhiễm trùng khởi phát, giai đoạn này có thể chia thành 2
giai đoạn nhỏ. Giai đoạn đầu trong huyết thanh không có biểu hiện gì, kéo dài
khoảng 1-2 tuần. Giai đoạn tiếp theo trong huyết thanh xuất hiện kháng
nguyên HIV, thường phát hiện thấy P24. Tiếp đến có thể phát hiện kháng thể

chống HIV loại IgM. Thời gian này kéo dài 3-6 tuần.
Giai đoạn II: Nhiễm trùng tiềm tàng. Huyết thanh xuất hiện kháng thể
chống HIV loại IgG. Thời kỳ này kéo dài từ 3 tháng đến 10 năm hoặc hơn.
Giai đoạn này có thể phát hiện anti-HIV-IgG, RNA-HIV.
Giai đoạn III: Nhiễm trùng cấp, người nhiễm HIV có biểu hiện hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Thời kỳ đầu các biểu hiện do
giảm tế bào T4 và rối loạn miễn dịch của tế bào B lympho thể hiện sưng hạch
nhiều nơi kéo dài 2-4 tháng. Giai đoạn sau AIDS xuất hiện toàn diện, người
bệnh suy mòn toàn bộ và dẫn đến tử vong. Giai đoạn này trong huyết thanh
bệnh nhân cùng lúc có thể phát hiện gp 41, kháng thể chống P18, P24.
* Giai đoạn cửa sổ huyết thanh:
Truyền máu và sản phẩm từ máu là một trong các đường truyền nhiễm
HIV quan trọng, khi chưa có kỹ thuật sàng lọc tỷ lệ lây nhiễm HIV do truyền
máu rất cao. Nhờ vận động hiến máu tình nguyện và sàng lọc huyết thanh
người hiến máu thì tỷ lệ đơn vị máu bị nhiễm HIV không được sàng lọc giảm
đi rất nhiều, song vẫn còn tỷ lệ cao lây qua đường truyền máu do lấy máu ở
giai đoạn cửa sổ (window period) huyết thanh của người nhiễm HIV, đó là
giai đoạn trong huyết thanh chưa có các yếu tố virus để phát hiện hoặc đã có
nhưng chưa có kỹ thuật để phát hiện. Nếu lấy máu ở giai đoạn này truyền cho
bệnh nhân thì rất có thể bị nhiễm HIV mặc dù đã xét nghiệm sàng lọc. Nhiễm


8
trùng bằng cách này gọi là “nhiễm trùng cửa sổ” (window infection). Ở các
nước phát triển nhiễm trùng cửa sổ xảy ra rất ít (từ 1/1.000.000 đến 1/
2.000.000), còn các nước đang phát triển và ở châu phi thì tỷ lệ này rất cao
(1/94 đến 1/45.000 lần truyền máu)
Biện pháp hạn chế lây nhiễm HIV do lấy máu giai đoạn cửa sổ ngoài vấn
đề sàng lọc 100% đơn vị máu; áp dụng kỹ thuật sàng lọc rút ngắn giai đoạn
cửa sổ như kỹ thuật phát hiện kháng nguyên, kỹ thuật PCR thì phương pháp

vận động hiến máu sàng lọc là rất quan trọng.
* Sàng lọc HIV người hiến máu
Chiến lược của WHO sàng lọc HIV người hiến máu là tất cả các mẫu
máu đều kiểm tra test lần 1 nếu dương tính là loại bỏ. Kỹ thuật sàng lọc gồm:
Kỹ thuật SERODIA dựa trên nguyên lý phản ứng ngưng kết hạt gelatin có gắn
kháng nguyên HIV, hoặc kỹ thuật ELISA dùng kháng nguyên gp41 hoặc
gp24… để phát hiện kháng thể chống HIV. Bằng kỹ thuật trên thì giai đoạn
cửa sổ còn khá rộng, vì vậy các nước phát triển đã bổ sung thêm kỹ thuật
ELISA phát hiện kháng nguyên p24 như vậy chất lượng ATTM được tăng lên
rõ rệt [8], [26].
1.1.5. Dịch tễ học HIV/AIDS ở thế giới và Việt nam:
Kể từ khi phát hiện người đầu tiên nhiễm HIV vào tháng 6 năm 1981 đến
nay, với sự gia tăng nhanh chóng, hiện nay đại dịch HIV/AIDS đã ảnh hưởng
đến toàn thế giới. Tính đến tháng 5 năm 2012 có khoảng 60 triệu người trên
hành tinh đã nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do AIDS.
Ở Việt nam từ một phụ nữ được phát hiện nhiễm HIV tháng 12/1990, với
sự gia tăng nhanh chóng đến ngày 31/03/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện
còn sống là 201.134 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 57.733
và 61.579 trường hợp tử vong do AIDS. [8], [26], [50], [55].


9
1.2. VIRUS VIÊM GAN B (HBV)
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tìm ra HBV:
Bệnh viêm gan được mô tả từ thời kỳ Hypocrate, tuy nhiên mãi tới thế kỷ
XVII và XVIII mới thấy xuất hiện dịch lớn “Bệnh vàng da của lính” ở Châu
Âu và Mỹ. Bệnh này liên quan đến đường ăn uống.
Năm 1885 Lurman thông báo 191 trường hợp viêm gan sau vaccine đậu
mùa được phân lập từ hạch lympho của người, từ đó người ta quan tâm tới
bệnh viêm gan không lây qua đường ăn uống. Tới chiến tranh thế giới thứ II

người ta mới tách viêm gan truyền qua đường tiêu hóa gọi là viêm gan A và
truyền qua đường máu gọi là viêm gan B.
Trong những năm từ 1963-1967 sau khi kiểm tra hàng loạt mẫu máu ở
các vùng dân cư khác nhau Blumberg đã tìm ra “kháng nguyên Australia” ở
người viêm gan B, ký hiệu Au. Đến năm 1968 các nhà nghiên cứu đã chứng
minh Au là kháng nguyên bề mặt của virus gây viêm gan B và ký hiệu là
HBsAg.
Năm 1970 Dane và cộng sự phân lập được virus gây viêm gan B (thể
Dane), từ đấy người ta phát hiện nhiều dấu ấn của HBV như HBeAg, HBcAg,
anti HBe, anti HBc… Sau đó năm 1973 virus gây viêm gan A được phân lập ở
phân và kỹ thuật miễn dịch được ứng dụng để chẩn đoán virus này [26], [33].
1.2.2. Cấu trúc và các marker sử dụng để chẩn đoán nhiễm HBV:
* Cấu trúc HBV: thuộc nhóm DNA, họ hepadnaviridae, gồm: Vỏ bọc,
nhân(capsid), genome.
+ Lớp vỏ bọc: 2 lớp lipoprotein, chứa 3 loại protein và đều là thành phần
cở bản của kháng nguyên HBsAg:
- Protein nhỏ có 226 acid amin, chiếm tỷ lệ cao nhất, mang quyết định
kháng nguyên HBs;


10
- Protein trung bình có chừng 280 acid amin, tính miễn dịch cao, cảm thụ
với albumin và là thụ thể để virus tiếp cận tế bào gan;
- Protein lớn gồm 380-400 acid amin, mang quyết định kháng nguyên
HBsAg, nó có vai trò trong liên kết và xâm nhập của virus vào tế bào gan.
+ Lớp capsit: Gồm 183 acid amin, mang đặc trưng của HbcAg và kháng
nguyên lõi HbeAg liên quan đến sự nhân lên của virus.
+ Lớp trong cùng: Gồm genome của vius (DNA) và các enzym như
polymerase-DNA, proteinkinase [26], [57], [58].


(Ảnh lấy từ Internet)

• Một số marker của HBV:
+ HBsAg: kháng nguyên bề mặt, phát hiện ở mức độ cao.
+ HBeAg: kháng nguyên nhân, liên quan với tái tổ hợp lượng lớn vius,
khả năng truyền HBV ở cá thể rất cao. Gặp ở bệnh nhân viêm gan cấp.
+ HBcAg: kháng nguyên nhân.
+ Anti-HBs: thể hiện có thể là đã nhiễm HBV, kháng thể truyền từ mẹ
sang hoặc kháng thể do vacine HBsAg.


11
+ Anti-HBe: chỉ điểm nhiễm trùng HBV.
+ IgM anti-HBc: chỉ điểm nhiễm trùng cấp HBV, có thể phát hiện 4-6
tháng sau nhiễm trùng [26], [57], [58], [65], [68], [78].
1.2.3. Đường lây truyền HBV:
HBV sống gửi trong tế bào gan, song cho đến nay người ta khẳng định
có HBsAg trong máu, tinh dịch, chất nhờn âm đạo, nước bọt, nước não tủy,
sữa mẹ… Đường lây truyền của HBV có thể xếp thứ tự như sau:
a, Lây từ mẹ sang cho con
Lây truyền tại tử cung trước khi đẻ không phổ biến lắm, chỉ khoảng 5%
trẻ có nguy cơ cao có nhiễm trùng rõ khi sinh ra.
Trong thời kỳ chu kỳ sinh là đường lây nhiễm HBV chủ yếu, nó quyết định tỷ
lệ tồn tại, gia tăng tỷ lệ HBsAg trong cộng đồng. Lây nhiễm từ mẹ sang con
thường xảy ra trong lúc chuyển dạ và đẻ. Xảy ra qua xây sát nhỏ ở rau thai và
thuận lợi khi có sang chấn trong quá trình đẻ; truyền sang con bởi các dịch tiết
của mẹ.
Trong thời kỳ cho con bú: khả năng truyền ít hơn vì hầu hết những đứa
trẻ có nguy cơ cao đã bị nhiễm khi đẻ. Tác giả Đỗ Trung Phấn (1995) cho
thấy 6 tháng đầu sau khi đẻ nếu không bị nhiễm trong thời kỳ chu sinh thì sẽ

nhiễm trong thời kỳ cho con bú.
b, Đường tiêm truyền
Vius viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu hoặc các sản phẩm từ
máu. Các dịch vụ như tiêm truyền, phẫu thuật, các dụng cụ tái sử dụng có thể
lây chéo trong bệnh nhân, nhân viên y tế qua đường tiếp xúc với bệnh nhân,
đường máu hoặc tiếp xúc qua da tổn thương.
Qua đường truyền máu và các chế phẩm máu với bệnh viêm gan là xuất
xứ của từ viêm gan sau truyền máu hay viêm gan huyết thanh. Truyền máu có


12
thể lây cả viêm gan B và C, song đại bộ phận viêm gan sau truyền máu và
viêm gan C.
c, Lây bệnh từ người sang người
+ Tiếp xúc gần gũi: Sự trao đổi các chất dịch như nước bọt, dịch tiết…
+ Lây qua đường tinh dục:
Người ta đã tìm thấy sự có mặt HBsAg trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo,
máu hành kinh. HBV xâm nhập qua vết xước do giao hợp tạo điều kiện thuận
lợi lây nhiễm vius qua máu vào cơ thể. Cách dùng hiệu quả nhất là dùng bao
cao su.
+ Lây chéo trong gia đình: Dùng chung bàn chải răng, dao cạo râu, tiếp
xúc với các dịch tiết…[25], [32], [66], [69].
1.2.4. Diễn biến huyết thanh và giai đoạn cửa sổ ở người nhiễm HBV:

(Ảnh lấy từ Internet)

Viêm gan vius B: Sau khi nhiễm HBV thì HBsAg sẽ sự xuất hiện 1-2
tuần. Sau đó xuất hiện anti-HBc. Với người viêm gan B mạn thì trong huyết
thanh có thể thấy HBsAg, HBeAg và anti-HBc; có thể có anti-HBe. Với



13
người lành mang HBsAg thể hiện tình trạng đặc biệt trong nhiễm HBV. Tỷ lệ
người lành mang HBsAg trong cộng đồng rất cao. Như vậy xét nghiệm
ELISA tìm HBsAg thì giai đoạn cửa sổ huyết thanh khoảng 2-3 tuần [25],
[32], [66], [68].
1.2.5. Dịch tễ học nhiễm HBV ở thế giới và Việt Nam:
Hiện nay nhiễm các vius viêm gan cao và có xu hướng gia tăng trên thế
giới. Người ta ước tính hiện nay có khoảng 2 tỉ người nhiễm HBV và khoảng
2-4 triệu người nhiễm HCV, phần lớn số nhiễm trên thuộc về các nước đang
phát triển (chiếm 90%). Việt Nam là vùng có tỷ lệ nhiễm HBV rất cao từ 1015%, và tỷ lệ nhiễm HCV từ 1-5%. Đây là hai virus viêm gan được sàng lọc
trong truyền máu ở Việt Nam [14], [31].
1.3. VIRUS VIÊM GAN C (HCV)
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu tìm ra HCV:
Năm 1975 người ta nhận thấy có một tỷ lệ bệnh nhân bị viêm gan mà
không tìm thấy HAV, HBV. Đến năm 1978 hội nghị quốc tế thống nhất đặt tên
loại viêm gan này là non A - non B
Tới năm 1988-1989 M.Houghton và cộng sự phân lập được virus viêm
gan gọi là HCV, là tác nhân gây viêm gan non A- non B.
Năm 1995 sự phát triển kỹ thuật khuyếch đại gen (PCR) đã phát hiện
được genome của virus do đó có thể chuẩn đoán chính xác HCV [25], [32],
[46], [68].
1.3.2. Cấu trúc và các markers sử dụng trong chuẩn đoán HCV:
• Cấu trúc HCV: Thuộc nhóm RNA, họ flaviridae; gồm: Vỏ bọc, nhân,
genome
+ Lớp vỏ bọc : gồm lớp lipid và protein xuyên màng, protein màng giúp
virú tiếp cận tế bào đích.


14

+ Nhân (capsid): protein đã được phosphoryl hóa, làm nhiệm vụ điều
hòa sao chép gen.
+ Genome: Sợi RNA cấu trúc bởi 9400 acid amin và các gen mã hóa
protein hạt virus cần cho sự sao chép HCV.
• Các marker trong chuẩn đoán
+ Anti HCV: có mặt ở bệnh nhân nhiễm HCV (bằng ELISA).
+ IgM anti HCV: Có mặt ở viêm gan C cấp tính (bằng ELISA).
+ RNA của virus trong huyết thanh (bằng PCR) [25], [49].
1.3.3. Đường lây truyền HCV:
HCV sinh sản trong tế bào gan nhưng các thành phần lại có mặt trong
huyết tương như RNA-HCV và virus tự do đều có khả năng truyền bệnh.
+ Đường truyền máu là đường lây chính của HCV chiếm 90% các trường
hợp viêm gan sau truyền máu. Trước đây do chưa có sàng lọc HCV nên tỷ lệ
viêm gan sau truyền máu khá cao.
+ Các dụng cụ y tế như dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, chạy thận nhân
tạo, dụng cụ sản khoa ngoại khoa, đa khoa, nha khoa… đều là những yếu tố
nguy cơ lây nhiễm HCV. Đặc biệt là đối tượng tiêm chích ma túy có tỷ lệ
nhiễm HCV cao (70-80%) thường kèm cả lây nhiễm HIV.
+ Đường mẹ con: Thời kỳ sinh đẻ chiếm tỷ lệ thấp (dưới 10%), tỷ lệ này
khá cao nếu ở thời điểm bản sao virus tăng trong máu.
+ Đường tình dục: Ít gặp, thường gặp ở quan hệ đồng tính luyến ái
+ Đường lây qua các dụng cụ xã hội có tiếp xúc với máu như mỹ viện, cạo
râu, sửa móng tay…[25], [49], [54], [68].


15
1.3.4. Diễn biến huyết thanh và giai đoạn cửa sổ người nhiễm HCV:

(Ảnh lấy từ Internet)


• Diễn biến huyết thanh: Sau khi bị nhiễm HCV thường RNA-HCV được tìm
thấy trong huyết thanh của bệnh nhân bằng kỹ thuật PCR sau 13-15 ngày. Với


16
kỹ thuật xác định anti-HCV bằng kỹ thuật ELISA phải sau 54-192 ngày mới
phát hiện (tùy kỹ thuật, thế hệ kit và theo từng người bệnh)
• Giai đoạn cửa sổ: Cửa sổ huyết thanh khi dùng kỹ thuật ELISA hiện
anti-HCV có thời gian dài 75-100 ngày (theo Decker 1997). Với kỹ thuật PCR
phát hiện RNA-HCV thì chính xác hơn phương pháp miễn dịch và giai đoạn
cửa sổ huyết thanh chỉ 11 ngày [25], [49], [54], [68], [69].
1.3.5. Dịch tễ học nhiễm HCV ở thế giới và Việt Nam:
Cho đến nay trên thế giới có khoảng 2-4 triệu người mang HCV. Các
nghiên cứu hồi cứu huyết thanh trước năm 1990 cho thấy các vùng địa lýkhác
nhau có tỷ lệ anti-HCV trong quần thể khác nhau:
Anh:

0,5%;

Nhật: 8%;

Australia:

1%

Đài Loan:

12%

Mỹ:


Hy Lạp:

13%

4%:;

Theo thống kê của Mỹ 90-98% nhiễm HCV là qua truyền máu nên còn
gọi HCV là viêm gan sau truyền máu (Post- Transfusion).
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người có anti-HCV
trong dân cư miền Nam cao hơn miền Bắc, các đối tượng khác nhau có tỷ lệ
khác nhau:
+ Tỷ lệ anti-HCV (+) ở người bình thường tại miền nam là 4.31%.
+ Tỷ lệ anti-HCV (+) ở người truyền máu nhiều lần cao: Đỗ Trung Phấn
15,2%. Phan Bích Liên là 15%. Đặc biệt, bệnh nhân Hemophilia có tỷ lệ rất
cao: Đỗ Trung Phấn: 50%. Phan Bích Liên:47.1%
+ Tỷ lệ anti-HCV (+) ở người hiến máu: Đỗ Trung Phấn người hiến máu
trên 2 lần là 3.4%. Phan Bích Liên người hiến máu là 15%, trong đó 31.5%
nam giới, 3,3% nữ giới. Nguyễn Thị Nga, Ngô Quang Lực người hiến máu tại
bệnh viện Việt Đức là 5,5% [14], [17], [33], [49].


17
1.4. GIANG MAI (Treponema pallidum)
Xoắn khuẩn Treponema pallidum được Schaudinn và Hoffman tìm ra
năm 1905. Giang mai lây nhiễm chủ yếu qua da và niêm mạc, đường lây
chính là quan hệ tình dục (trên 90%). Ngoài ra, giang mai lây gián tiếp qua đồ
dùng, vật dụng nhiễm bẩn: chậu, quần áo… hoặc qua vết xây cước trên da
hoặc qua truyền máu hoặc từ mẹ sang con (Giang mai bẩm sinh).


(Ảnh lấy từ Internet)

Theo Ước tính của WHO, hàng năm trên phạm vi toàn cầu có khoảng
390 triệu người mắc các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có khoảng 12
triệu trường hợp nhiễm giang mai. Năm 2003 tại Hoa kỳ số người mắc giang
mai là 7.177 trường hợp. Trong vòng 30 năm từ 1970 đến 2003, tỷ lệ người
nhiễm Giang mai giảm mạnh từ 20/100.000 dân xuống còn 4/100.000 dân. Ở
Việt nam, theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh trong toàn quốc số người
mắc giang mai là 2.892 người (năm 2003). Tỷ lệ hiện mắc giang mai trong
nhóm nguy cơ thấp (tân binh, phụ nữ có thai) ở Hà nội là 0,38%, ở nhóm
nguy cơ cao (bệnh nhân khám bệnh lây qua đường tình dục, gái mại dâm,
người nghiện ma túy) là 3,5 % [13].
Trước kia truyền máu là con đường có khả năng lây bệnh, đặc biệt là
truyền máu tươi. Khi giang mai được đưa vào sàng lọc tỷ lệ lây nhiễm rất


18
thấp, mặt khác sau khi lấy máu và bảo quản 24-48h ở 4 0C, nguy cơ nhiễm
trùng cơ bản đã được loại trừ vì vi khuẩn nhạy cảm với nhiệt độ sẽ nhanh
chóng bị diệt ở nhiệt độ thấp.
1.5. SỐT RÉT
Theo nhiều tác giả trên thế giới có 120 loại Plasmodium trong đó chỉ có
bốn loại ký sinh ở người: P. vivax, P. ovale, P. malariae, P. falciparum. Nhiễm
do P. falciparum thường gây ra tử vong ở người. Bệnh sốt rét lây qua vết cắn
của muỗi Anophenles cái và qua đường truyền máu.

(Ảnh lấy từ Internet)

Theo điều tra của WHO năm 1992 có khoảng 90% dân châu phi mang ký
sinh trùng sốt rét, trong đó khoảng 275 triệu người mang ký sinh trùng lạnh

không triệu chứng. Ngoài Châu phi, các nước thuộc Châu Á và Châu Mỹ có
số lượng bệnh nhân và người mang ký sinh trùng lạnh ít hơn, tuy vậy số bệnh
nhân sốt rét cũng lên tới 5-6 triệu người mỗi năm [74]
Cũng như nhiều nước trên thế giới sau khi hưởng ứng chiến dịch “thanh
toán bệnh sốt rét” do WHO đề ra, Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể: số người chết vì sốt rét giảm mạnh: năm 1991 là 4.646 người thì năm
1992 là 2.645 người, năm 1993 là 1.026 người, số vụ dịch cũng giảm rõ rệt:
năm 1991 là 144 vụ, năm 1992 là 104 vụ, năm 1993 là 19 vụ. Đến năm 1997
Việt nam đã đạt được những thành công bước đầu quan trọng: tỷ lệ chết do


19
sốt rét giảm xuống còn 0,2/100.000 dân và giảm số lượng bệnh nhân sốt rét ác
tính xuống còn 1.530 người (năm 1991 là 3.711 người) [7], [8].
Trong công tác truyền máu sàng lọc ký sinh trùng sốt rét cũng đã được áp
dụng với Người hiến máu. Tuy nhiên theo nhiều báo cáo tổng kết, tỷ lệ nhiễm
ký sinh trùng sốt rét ở người hiến máu rất thấp [16], [39].
1.6. MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO NHIỄM HIV, HBV,
HCV,GIANG MAI VÀ KST SỐT RÉT.
1.6.1. Nhóm nghiện chích ma túy:
Theo Lauf và cộng sự 1994 trong 4659 bệnh nhân nhiễm HCV ở vùng
Hamburg của Đức người nghiện chích ma túy chiếm 23,4%. Thống kê ở Mỹ
1992, nhiễm HCV do nghiện chích ma túy là 50%.
Báo cáo của ủy ban quốc gia về phòng chống HIV/AIDS cho thấy nhiễm HIV
qua đường nghiện chích ma túy ở 6 tháng đầu năm 1999 chiếm tỷ lệ cao
(65,5%). Theo Lã Thị Nhẫn ở nhóm nghiện chích ma túy có tỷ lệ HBsAg (+)
là 37,96%, anti-HCV (+) là 97,22%
Người nghiện chích ma túy nhiễm HBsAg theo Phạm Song là 23%, Trần
Văn Bé là 16%.
1.6.2. Nhóm gái mại dâm và quan hệ tình dục với người nhiễm vius:

Đây là con đường rất quan trọng, trước hết là luyến ái đồng giới, qua
dương vật và hậu môn lây nhiễm rất cao với HIV là 80-90%, thứ đến là luyến
ái nam nữ có xây xát đường tình dục.
Thống kê ở Mỹ 1992, nhiễm HCV do quan hệ tình duc chiếm 13%.
1.6.3. Người tiếp xúc với máu dịch của người nhiễm virus
Theo Nguyễn Thị Nga nhóm nhân viên BV Việt Đức có tỷ lệ HBsAg (+)
là 17,3%.
Theo Lauf và cộng sự 1994 trong 4659 bệnh nhân nhiễm HCV ở vừng
Hamburg của Đức thì nhân viên y tế tế chiếm 0,7%; do kim đâm 0,1%.


20
1.6.4. Người được truyền máu và sản phẩm máu:
Theo Lauf và cộng sự 1994 trong 4659 bệnh nhân nhiễm HCV ở vùng
Hamburg của Đức thì người được truyền máu chiếm 5,1%, Hemophilia 4,9%,
lọc máu 4,2%.
Ở nhóm bệnh nhân nhận máu nhiều lần có tỷ lệ kháng thể HCV(+) cao:
theo Đỗ Trung Phấn và CS 1995 là 15,8%; theo Nguyễn Thị Bích Liên 1995 ở
bệnh về máu là 47,18%, chạy thận nhân tạo là 44%, người hiến máu là 15%;
Nguyễn Thị Y Lăng và CS 1998 15%, trong đó bệnh nhân Hemophilia là
50%, tan máu 20% [8], [17], [33], [39].
1.7. TÌNH HÌNH TRUYỀN MÁU
1.7.1. Lịch sử truyền máu:
1.7.1.1 Truyền máu trước năm 1900
Richard Lower (1631-1667) đã thí nghiệm truyền máu lấy từ 2 con chó cho
một con chó nhỏ hơn bằng cách cứ mỗi lần rút máu từ con chó nhỏ lại bù máu từ
2 con chó lớn. Với tổng lượng máu rút ra tương đương với trọng lượng con chó
nhỏnhưng nó vẫn sống và hoạt động bình thường sau thí nghiệm.
Năm 1667 J.A.Denis và Paul Emmerez đã truyền máu cuẩ một con bê
cho một bệnh nhân rối loạn hành vi, lần thứ nhất không thấy biểu hiện gì và

thí nghiệm được tiến hành lần thứ 2 và phản ứng truyền máu xảy ra. Hai
tháng sau bệnh nhân lại phát bệnh và Denis đã thực hiện lại liệu pháp này,
hôm sau bệnh nhân tử vong. Sau đó rất lâu các thí nghiệm tượng tự không
được thực hiện trong thời gian dài.
JamesBlundell (1790-1877) thực hiện truyền máu cho những phụ nữ mất
máu sau đẻvới người cho là chồng bệnh nhân. Máu được truyền bằng syringe
hoặc dụng cụ chứa đặt trên cao, nhưng do không kiểm soát được lượng máu


21
truyền hoặc máu bị đông nên phản ứng tan máu và mát máu nhiều là nguyên
nhân có thể gây chết cả người nhận và người cho.
Năm 1869 Braxton Hicks truyền máu có dùng chống đông bằng dung
dịch phosphate cho một số bệnh nhân chảy máu sản khoa nhưng hầu hết đều
tử vong.
1.7.1.2. Truyền máu từ 1900 đến nay
Năm 1900 Karl Landsteiner phathiện ra hệ nhóm máu ABO trong đó có
3 nhóm máu là A,B,O và các ngưng kết tố tương ứng, sau đó học trò của ông
là Decasstilo và Sturli phát hiện nhóm máu AB. Đây là một bước ngoặt mở ra
một thời kỳ mới trong truyền máu.
Năm 1913 Reuben Ottenberg nêu vấn đề hòa hợp nhóm máu trong truyền
máu đưa ra sơ đồ truyền máu mang tên ông, từ đây đã khắc phục được tình
trạng tử vong do tan máu khi truyền nhầm nhóm.
Năm 1914 Albert Hustin, L.Agote, R. Lewisohn, R.Weil đã truyền máu
bằng chai đầu tiên có chất chống đông.
Năm 1915 Unger đã đưa ra kỹ thuật truyền máu bằng hai syringe đã kết
thúc thời kỳ truyền máu từ động mạch sang tĩnh mạch.
Từ năm 1936 - 1939 Frantus đã xây dựng ngân hàng máu đầu tiên tại
Chicago.
Năm 1939 Levin và Stetson, năm 1940 Landsteiner và Weiner phát hiện

ra hệ nhóm máu Rh.
Năm 1943 J.Loutit, P.Mollision chỉnh lý dung dịch chống đông ACD, đã
tạo điều kiện bảo quản lâu dài máu ở 4oC.
Năm 1952 Walter và Murphy mô tả kỹ thuật lấy máu kín bằng túi
polyvinyl, sau đó Gibson và cộng sự phát triển hệ thống lấy máu bằng túi chất
dẻo cho phép tách huyết tương ra khỏi máu sau khi để lắng và có thể bảo quản


22
bằng đông lạnh lâu dài mở thời kỳ mới trong sử dụng các thành phần máu
trong y học.
Năm 1981 một bệnh mới AIDS được khám phá, đây là bệnh lây truyền
đường máu, nó gây nên một số khó khăn lớn trong vấn đề an toàn truyền máu.
Năm 1983 phân lập được HIV. Năm 1985 phát hiện anti-HIV, đã được áp
dụng để sàng loc HIV/AIDS.
Năm 1989 HCV đã được xác định và được sàng lọc trong truyền máu
bằng kỹ thuật phát hiện kháng thể chống HCV.
Năm 1990 đến nay vấn đề truyền máu được quan tâm không chỉ đảm bảo
an toàn bằng cách phù hợp về mặt miễn dịch mà đảm bảo không truyền các
bệnh nhiễm trùng cho người nhận bằng các biện pháp sàng lọc [25], [32], [37].
1.7.2. Hiện trạng về truyền máu
1.7.2.1. Thực trạng về truyền máu
a, Tình hình thế giới:
- Cho đến nay chúng ta vẫn chưa sản xuất được chất thay thế máu, vì vậy
vẫn phải lấy máu từ người hiến máu để đáp ứng nhu cầu đó trong cấp cứu và
điều trị bệnh. Theo WHO thì cần phải có 2% dân số của một nước hiến máu 1
lần/năm để đáp ứng nhu cầu máu của quốc gia đó [25], [43], [48].
- Nhiều nước đã giải quyết được vấn đề hiến máu không lấy tiền, có nhiều
người hiến máu tự nguyện. Giáo dục hiến máu trở thành trách nhiệm, các
nước đã có ngân hàng máu thực sự.

- Trang thiết bị hiện đại cho thu gom máu, sàng lọc bệnh nhiễm trùng, tách
các thành phần máu, sản xuất các chế phẩm, bảo quản vận chuyển máu và các
chế phẩm máu.
- An toàn truyền máu trở thành luật quốc gia, luật quốc tế và được kiểm
soát chặt chẽ.


23
- Sự phát triển ngày càng tăng của một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do
đó nguồn người hiến máu an toàn đang bị thu hẹp vấn đề vận động hiến máu
đang được nhiều quốc gia quan tâm [55], [59].
b, Tình hình nước ta:
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta, với gần 80 triệu dân thì hàng năm cần
khoảng 1.600.000 đơn vị máu (1đơn vị = 250ml) tương đương 400.000 lít
máu/năm; những năm gần đây chúng ta đã quan tâm công tác vận động hiến
máu nhân đạo để tăng lượng người hiến máu cũng như làm thay đổi thành
phần đối tượng hiến máu, trên toàn quốc đạt khoảng 80.000 lít/năm (khoảng
20% nhu cầu) [5], [6], [12], [25].
c, Kết quả về tách các thành phần máu
Trên 70% máu thu đã được tách, 4 thành phần máu cơ bản là: Khối hồng
cầu, khối tiểu cầu nghèo bạch cầu, huyết tương tươi đông lạnh và tủa lạnh yếu
tố VIII.
d, Kết quả sử dụng máu trong lâm sàng
Có nguồn máu người cho tình nguyện chất lượng máu được nâng rõ rệt,
với hàng trăm ngàn đơn vị và sản phẩm máu đã cứu sống hàng vạn người từ
nơi thành phố đến hải đảo xa xôi.
Bệnh viện và ngân hàng máu bắt đầu có mối quan hệ chặt chẽ trong
truyền máu lâm sàng. Chỉ định truyền máu và các thành phần máu hợp lý.
Phát triển truyền máu tự thân, hoàn hồi, pha loãng máu trong ngoại khoa ở
nhiều tỉnh thành.



24
1.8. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATTM
1.8.1. Khái niệm an toàn truyền máu:
Với khái niệm rộng an toàn truyền máu là không xảy ra bất kỳ nguy hiểm
nào cho người bệnh nhân máu, người hiến máu và người làm công tác truyền
máu. Chúng ta có thể thấy tổng thể của ATTM như sau:
1.8.1.1. An toàn cho người hiến máu
Muốn có nhiều người hiến máu và có những đơn vị máu chất lượng,
trước hết phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người hiến máu.
Bắt đầu từ công tác tuyên truyền vận động để mọi người hiểu về ý nghĩa của
việc hiến máu cứu người bệnh, hiến máu an toàn và sẵn sàng hiến máu đến
việc khám tuyển chọn phải hết sức tôn trọng các điều kiện người có khả năng
hiến máu (tiêu chuẩn hiến máu), phải tôn trọng tinh thần tình nguyện, phải
kiểm tra một cách hệ thống về sức khỏe của người hiến máu, nhất là người
hiến máu lần đầu.
Phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy trình, kỹ thuật lấy máu và đảm bảo công
tác vô trùng. Chăm sóc sức khỏe người hiến máu và duy trì nguồn người hiến
máu, giúp họ có ý thức bảo vệ nâng cao sức khỏe để có thể hiến máu nhắc lại
an toàn 2-3 lần/năm. Tư vấn nâng cao để hiểu biết của người hiến máu và
hiến máu, nâng cao trách nhiệm của họ đối với ATTM.
1.8.1.2. An toàn cho nhân viên y tế
Đảm bảo đúng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như tiêm phòng
vacievới một số bệnh, sử dụng các dụng cụ trang thiết bị an toàn đặc biệt là
các vật sắc nhọn, các dụng cụ có tiếp xúc với máu. Bản thân các cán bộ y tế
phải luôn có ý thức tự giác thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo hộ, phòng
ngừa trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm túc quy chế
chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện và nơi làm việc.



25
1.8.1.3. An toàn cho người nhận máu
Đây là yêu cầu và là mục đích của truyền máu:
Từ khi có truyền máu đến đầu những năm 70: truyền máu quan tâm chủ
yếu vấn đề phù hợp mặt miễn dịch, phù hợp hệ nhóm máu:ABO,Rh…
Từ những năm 70 đến nay an toàn truyền máu được quan niệm là phù hợp về
mặt miễn dịch và an toàn về truyền tác nhân gây bệnh nhiễm trùng. An toàn
người nhận máu đảm bảo các vấn đề :
• Loại bỏ các phản ứng miễn dịch do bất đồng nhóm máu hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu và loại trừ các kháng thể bất thường.
• Loại trừ các yếu tố gây bệnh truyền qua đường truyền máu như:
+ Ký sinh trùng sốt rét, Schistosoma, Trypanosoma
+ Vi trùng: giang mai, bội nhiễm các vi trùng do quá trình lấy máu, sản
xuất, bảo quản máu và chế phẩm.
+ Siêu vi trùng (virus): Có nhiều virus lây qua đường truyền máu, có thể
chia làm 3 nhóm sau:
Nhóm viêm gan:

HBV,HCV, HAV, HGV, TTV

Nhóm Retrovirus:

HIV-1,2; HTLV-1,2

Nhóm Herpes:

CMV, EBV

Loại những tai biến do kỹ thuật truyền máu như định sai nhóm máu,

nhầm về mặt hành chính, không theo dõi cẩn thận trong quá trình truyền máu
cho bệnh nhân [25], [55].
1.8.2. Các biện pháp đảm bảo an toàn phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV,
giang mai và sốt rét cho người nhận máu:
1.8.2.1. Vận động hiến máu nhân đạo:
Vận động hiến máu nhân đạo là biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao
chất lượng an toàn truyền máu, đặc biệt là lây nhiễm HIV và làm tăng số
lượng cũng như chất lượng máu. Mọi người dân cần hiểu rõ hiến máu vừa là


×