1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm đang tiếp tục phát triển
nhanh và lan rộng cả ở Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới. Nó không chỉ là mối đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, mà còn gây
nguy hiểm cho tính mạng con người, nó làm phá vở cấu trúc gia đình và ảnh
hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội cũng như an ninh
chính trị của mỗi quốc gia. [6], [12], [46], [54] .
Dịch HIV/AIDS liên tục phát triển cả về không gian lẫn thời gian và nó
trở thành một đại dịch gia tăng vượt quá sự kiểm soát của loài người [11].
Đã hơn 20 năm kể từ khi nhân loại phát hiện ra HIV, đại dịch HIV/AIDS
đã cướp đi sinh mạng của hơn 25 triệu người và trở thành một trong những vụ
dịch tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử [18], [59] .
Xu hướng phát triển đại dịch này đang bùng phát mạnh ở các nước đang phát
triển và các nước chậm phát triển, đặc biệt là những nước ở Châu Phi - vùng cận
Sahara, tiếp đến là khu vực Caribê và vùng Nam Á và Đông Nam Á [21].
Qua hơn 20 năm đấu tranh với đại dịch, tuy đã có những thành công nhất
định, nhưng đến nay trên toàn cầu vẫn chưa có khả năng ngăn chặn được tốc
độ lây nhiễm HIV/AIDS. Sự nguy hiểm của HIV/AIDS là chưa có thuốc
phòng ngừa và điều trị [15], [35], [54].
Theo Tổ chức Y tế giới và Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về
HIV/AIDS đến 31/12/2007 toàn thế giới đã có khoảng 33,2 triệu người đang
sống với HIV/AIDS. Đồng thời trong năm 2007 số ca mới nhiễm HIV là 2,5
triệu người và số ca tử vong do AIDS là 2,1 triệu người [9], [37], [59], [71].
Ở Việt Nam, kể từ ca HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại TP. Hồ Chí Minh thì đến 31/12/2009 toàn quốc đã phát hiện tổng số
trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 156.802, trong đó có 34.391 trường
hợp bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.232 người chết do AIDS [7].
2
Tại Cà Mau, luỹ tích từ đầu vụ dịch (1994) tính đến ngày 31/12/2009,
trong tỉnh Cà Mau đã giám sát phát hiện được 2.629 cas nhiễm HIV, chuyển
sang AIDS 262 cas, tử vong 72 cas. Hiện đã có 9/9 huyện, thành phố, 85% xã,
phường, thị trấn trong toàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS [51], [48]. Trong
đó chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20 - 39 tuổi (chiếm 83,5%) và tập trung ở
nhóm đối tượng phạm nhân (5,32%), ma tuý (chiếm 7,48%), mãi dâm (3,7%),
điều này cho thấy sự phát triển dịch HIV/AIDS ở nhóm đối tượng có nguy cơ
cao chưa thể kiểm soát được là rất đáng lo ngại [50].
Cùng với sự phát triển của dịch HIV/AIDS trong cộng đồng, số trường
hợp nhiễm HIV ngày càng tăng trong trại giam. Trong khi hiện nay, ngành y tế
tỉnh Cà Mau chưa thể đánh giá chính xác có bao nhiêu phạm nhân nhiễm HIV
trong trại giam cũng như có hành vi nguy cơ liên quan đến tệ nạn NCMT hay
MD, mức độ thường xuyên của các hoạt động này trước khi vào trại như thế
nào, hay mức độ hiểu biết các biện pháp mà họ đang sử dụng để tránh lây
nhiễm chéo HIV giữa các phạm nhân trong trại với nhau.
Trước nhu cầu có được những số liệu để làm căn cứ đánh giá những hiểu
biết và khả năng phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là lây nhiễm
chéo trong các nhóm phạm nhân với nhau sẽ góp phần xây dựng kế hoạch
can thiệp giảm tác hại phù hợp với thực tế, nhằm giúp cho đối tượng phạm
nhân khi còn trong trại cũng như về đoàn tụ gia đình sau này tránh được hiểm
họa của đại dịch HIV/AIDS hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu tình
hình nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân trong Trại giam K1 Cái Tàu, tỉnh
Cà Mau năm 2009”, nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở phạm nhân trong Trại giam K1 Cái Tàu.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm HIV.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm về HIV
HIV là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency
Virus), để chỉ một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người [15], chính là
nguyên nhân gây bệnh AIDS thuộc họ Retrovirus. Tất cả các Retrovirus đều
thể hiện một loại đặc tính chung cho nhóm, đó là: có hai sợi ARN, có lớp vỏ
bao phủ bên ngoài, sử dụng AND để tái sinh sản hay nhân lên và ẩn trong
AND của tế bào chủ. Các Retrovirus phải chuyển ARN của chúng thành AND
để có thể tái sinh sản hay nhân lên, quá trình này gọi là sao mã ngược. Thông
qua quá trình này, HIV gắn vật liệu di truyền của mình vào AND của tế bào
chủ. Nhờ đó, khi tế bào chủ tái tạo vật liệu di truyền của mình, nó đồng thời tái
tạo vật liệu di truyền của virus. Bằng cách này, virus sử dụng tế bào chủ như
một nhà máy để sản xuất vật liệu di truyền cho nó, cho phép nó tạo ra nhiều
virus hơn [2], [11], [37].
HIV là loại Retrovirus được Montagier và cộng sự phát hiện lần đầu tiên
trên thế giới năm 1983 bằng kỹ thuật hiển vi điện tử, phát hiện enzym phiên
mã ngược trong nước nổi nuôi cấy tế bào, miễn dịch huỳnh quang và kết quả
miễn dịch phóng xạ. HIV gây nhiễm lựa chọn các tế bào lympho trong đó có
CD4 (tế bào T hỗ trợ) gây suy giảm miễn dịch và dẫn đến các nhiễm trùng cơ
hội, ung thư, tử vong. HIV cũng gây nhiễm các đại thực bào, các tế bào khác
của hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến mất trí. Mặt khác khi gắn vào
AND của tế bào vật chủ, virus có thể tồn tại tìm tàng trong nhiều năm mà
không biểu hiện lâm sàng hay triệu chứng nào[15].
4
1.1.2. Khái niệm về AIDS
AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrom) là hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải, trên cơ sở phát hiện của Michael Gottlieb Trung tâm
kiểm soát và phòng chống bệnh tật ở Atlanta của Mỹ được mô tả lần đầu tiên
vào tháng 6 năm 1981 trên một số trường hợp nam thanh niên đồng tính luyến
ái bị viêm phổi không điển hình do pneumocystis carini [35], [15].
1.2. SƠ LƢỢC VỀ LỊCH PHÁT HIỆN HIV/AIDS
1.2.1. Phát hiện virus HIV
Phát hiện lâm sàng suy giảm miễn dịch mắc phải trước phát hiện mầm
bệnh vì vậy quan sát lâm sàng là vô cùng quan trọng và cũng thường gặp
trong lịch sử y học ví dụ điển hình là viêm gan B [36].
Trước đây vào thập kỷ 80 – 90 còn gọi là hội chứng miễn dịch mắc phải
do HIV vì có những hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh khác như hội
chứng teo tuyến ức bẩm sinh gây suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào do
thiếu Lympho T gọi là hội chứng DiGeorge như hội chứng Bruton do suy
giảm Lympho B nên trong máu không có gamma globulin hay kết hợp cả suy
giảm miễn dịch tế bào và thể dịch điển hình là hội chứng Wiskott-Aldrich. Từ
2000 trở đi thống nhất gọi là bệnh do nhiễm HIV (Virus gây suy giảm miễn
dịch ở người) mã số phân loại quốc tế ICD-10 là B20, B24. Về gen thì HIV là
một ARN virus, họ Retroviridae. Dưới nhóm Lentivirus. HIV là 1 nhóm gồm
2 týp HIV1 và HIV2 phân biệt trên đặc tính huyết thanh và trình tự phân tử
của clone genome của virus [36].
1.2.2. Diễn biến phát hiện virus HIV
Tháng 6/1981 Trung tâm kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ở Atlanta của
(Mỹ) Bác sĩ Michael Gottlieb phát hiện năm người đồng tính luyến nam giới bị
nhiễm trùng pneumocystis carini ở Los Angeles (Mỹ) do suy giảm miễn dịch
5
mắc phải đồng thời với BS Friedman Alvin phát hiện một bệnh nhân mắc
sarcoma Kaposi vốn lành tính mà chết do suy giảm miễn dịch mắc phải. Sau đó
nhiều nơi cũng công bố lần lượt những ca đầu tiên trên những bệnh nhân ưa
chảy máu đã phải truyền máu nhiều lần, tiêm chích ma tuý cũng có dấu hiệu
suy giảm miễn dịch mắc phải. Những trương hợp lâm sàng nói trên đã gợi ý
tìm nguyên nhân hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải [35], [36].
Từ năm 1982 nhiều nơi lần lượt công bố căn bệnh tương tự gặp trên bệnh
nhân ưa chảy máu, bệnh bệnh nhân phải truyền máu nhiều lần, những người
nghiện chích ma tuý, những người mẹ và đứa con do họ đẻ ra… Điều này củng
cố thêm giả thuyết cho rằng căn nguyên gây bệnh có thể là một loại virus (giống
virus viêm gan) lây truyền qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang
con. Cùng trong năm 1982 dựa trên 100 ca AIDS đầu tiên được thông báo,
Trung tâm CDC đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về các tiêu chuẩn lâm sàng chẩn
đoán một ca AIDS, khi chưa có xét nghiệm tìm căn nguyên [35].
Năm 1983 Bare Sinoussi trong kíp nghiên cứu của Luc Mongtanier
(Viện Pasteur Paris) lần đầu tiên do một nhóm các nhà khoa học Pháp phân
lập từ máu của một bệnh nhân. Họ gọi nó là virus có liên quan đến bệnh hạch
nên đặt tên là LAV (Lymphadenopathy Associated Virus), virus gây viêm
hạch bạch huyết [36], [37].
Năm 1984 Robert Gallo và các nhà khoa học Mỹ cũng phân lập được một
virus ái tính với lympho T của người nên đặt tên là HTLV týp III (Human T-
cell Lymphotropic Virus týp III hay HTL V-III) gây bệnh AIDS và gọi nó là
virus hướng vào tế bào lympho T ở người. Cùng năm Levy phân lập được một
virus có liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải và đặt tên là
ARV (Aids related virus) [36], [37].
Cùng năm 1984, Levy phân lập được 1 virus, gọi là ARV (AIDS related
virus), virus có liên quan với AIDS [35].
6
Năm 1985 Ba-Rin và cộng sự phân lập được một HIV thứ 2 đặt tên là
HIV2 ở Tây Phi. HIV2 có những đặc tính rất giống với virus gây suy giảm
miễn dịch ở khỉ viết tắt là SIV [35], [36].
Năm 1986, các nhà khoa học Pháp lại phân lập một loại virus khác ở Tây
Phi cũng gây suy giảm miễn dịch ở người gọi là HIV-2. HIV-2 có cấu trúc
kháng nguyên khác với HIV-1. Trong đó HIV-1 phân bố trên khắp thế giới thì
HIV-2 chỉ khu trú ở một số nước ở Tây Phi và Tây Ấn Độ. So với HIV-1 thì
HIV-2 có thời gian ủ bệnh dài hơn, nguy cơ lây truyền thấp hơn và cũng diễn
biến nhẹ hơn [14], [37].
Đến hội nghị định danh quốc tế năm 1986 thì cả ba virus mang tên LAV,
HTLV týp III, ARV về thực chất cả 3 loại trên đều là một loại virus mà sau
đó đã thống nhất gọi nó là HIV (Human Immunodeficiency Virus) tysp 1 hay
HIV-1 [35], [36].
HIV có 2 týp 1 & 2 (HIV
1
) có mặt trên toàn thế giới [36].
1.2.3. Có thể đề xuất là HIV đã có từ thập kỷ 60 với những chứng cứ nhƣ sau
HIV1 đã dương tính với bệnh phẩm cất giữ từ 1959 tại Zaire và cũng phân
lập được HIV1 từ bệnh phẩm cất giữ cũng tại Zaire năm 1976. Về HIV2 nghiên
cứu dịch tễ học có thể có ở Tây Phi từ 1966. Sở dĩ phải làm sáng tỏ vấn đề này vì
khi có dịch HIV xuất hiện đã có nghi vấn HIV là sản phẩm trong labo vì tính chất
đặc biệt của HIV so với các vi sinh vật phát hiện được từ trước đến nay [36].
1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA VIRUS HIV
1.3.1. Đặc trƣng của HIV
HIV là ARN virus có men sao chép ngược mà bản chất là ARN
polymerase phụ thuộc vào ADN của tế bào HIV thâm nhập vì vậy mới thuộc
họ Retroviridae. Nhờ men sao chép ngược nên khi xâm nhập tế bào có thể
tổng hợp ADN 2 vòng. ADN mới tạo này đoạn cuối hai đầu đều có đoạn cuối
7
dài tự lặp lại (long terrminal repeat) nhờ vậy gắn được ổn định vào nhiễm sắc
thể, ADN của tế bào và trở thành 1 tiền virus (provirus). Provirus này sẽ như
một gen của tế bào nhiễm virus có thể tồn tại thầm lặng không phát triển và
truyền sang cho thế hệ tế bào sau khi có phân bào, hoặc nhờ men ribonuclease
của tế bào bị nhiễm đễ tạo ra ARN truyền tin giúp tạo các protein của virus để
hình thành 1 virus hoàn chỉnh [36].
1.3.2. Cấu trúc hình dạng và genome của HIV Cấu trúc
HIV có đường kính 1/10.000 mm được chia thành 2 lớp chính như sau:
- Vỏ là màng lipid trên đó có các gai nhú glycoprotein (GP), đặc biệt
là GP 120 và GP 41 có tính kháng nguyên cao.
- Lõi có chứa một số thành phần chính như protein lõi, men phiên
mã ngược (RT) và ARN vật liệu di truyền của HIV [11], [2], [37].
Kết hợp hình ảnh kính hiển vi điện tử của các thành phần virus với sinh
hoá và miễn dịch phân tích các thành tố cấu thành của HIV có thể hình dung
cấu trúc virus HIV hoàn chỉnh có hình cầu đường kính 80 -120nm. Từ ngoài
vào trong có 3 lớp [36]
Bao ngoài: Là một màng lipid kép lấy từ màng tế bào HIV thâm nhập lúc
trồi ra ngoài tế bào (budding). Bao ngoài những gai nhú (spike) khoảng 72 cái
theo lý thuyết của Gelderblom. Gai nhú là một glycoprotein có độ dài 8-10nm,
chiều rộng 14nm, trọng lượng 160 kilodaton (kDA) gồm hai thành phần.
Vỏ trong (capside): Lớp ngoài hình cầu cấu tạo bởi phân tử protein có
trọng lượng phân tử là 18 kDA P18. Lớp trong hình trụ cấu tạo bởi phân tử
protein có trọng lượng phân tử là 24 kDA P24.
Nhân của virus HIV: Capsid bao bọc 2 sợi riêng rẽ HIV ARN mỗi sợi
có 9 gen. Có khoảng 9.200 cặp ba-zơ.
8
Nhóm gen cấu trúc: Gen. gag, pol, env chứa thông tin để cấu trúc virus
mới. Gen. gag (group antigen) kháng nguyên đặc hiệu nhóm mã hoá cho các
protein lõi (P24. p7).
Nhóm gen điều hoà: Sáu gen điều hoà tat, nef, vif, vpr, vpu chứa thông
tin để điều hành khả năng HIV thâm nhập tế bào sản sinh virion HIV mới.
Hình 1.1. Cấu trúc của virus HIV
1.3.3. Quá trình xâm nhập vào cơ thể ngƣời và nhân lên của virion HIV
Đường lây HIV đã xác định rất rõ
- Quan hệ tình dục nhất là quan hệ đồng giới nam
- Qua tiêm chích hoặc dụng cụ xuyên da đặc biệt là TCMT cùng chung BKT.
- Qua truyền máu không sàng lọc loại máu nhiễm HIV cũng như sản
phẩm thương mại từ máu mà không sàng lọc loại nhiễm HIV.
- Từ mẹ sang con từ trong bào thai, trong khi đẻ và mẹ cho con bú nếu
mẹ nhiễm HIV.
HIV có thể thâm nhập vào nhiều loại tế bào của cơ thể có cluster
CD4 (cluster là phân tử có trên mặt tế bào để xác định độ trưởng thành của tế
9
bào) nhưng hàng đầu là lympho TCD4 có chức năng hỗ trợ kích hoạt hệ miễn
dịch trên bề mặt có phân tử CD4 có trọng lượng 55kDA. TCD4 cũng có vai
trò lưu giữ HIV khi HIV ở dạng nằm yên trong TCD4 [36].
Hệ miễn dịch của cơ thể mà chủ yếu là các tế bào lympho giúp cho cơ thể
chống lại mọi tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Trong đó,
tế bào lympho T4 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Virus có thể sống sót và tồn tại trong suốt cuộc đời của người bị nhiễm HIV và
họ có thể làm lan truyền sang người khác. Virus có thể ở trong trạng thái ngũ
trong nhiều tháng, thậm chí trong nhiều năm. Nhưng nếu tế bào nhiễm HIV bị
hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt hóa để chống lại một bệnh khác, HIV sẽ bắt
tự nhân lên và tiếp tục gây nhiễm cho các tế bào khác [11], [37].
1.3.4. Sức đề kháng
HIV đề kháng với nhiệt độ lạnh, tia gamma, tia cực tím. Sống được 3 ngày
trong máu bệnh nhân nếu để ở ngoài trời. Virus có thể sống vài ngày ở bên ngoài
cơ thể trong điều kiện khô và vài tuần trong dung dịch ở nhiệt độ phòng thí
nghiệm. Tuy nhiên, virus rất nhạy cảm với nhiệt độ và các chất tẩy uế thông
thường, Virus bị bất hoạt ở pH = 1 hay pH = 13. Đun nóng 56
0
C, trong vòng 30
phút trong môi trường ẩm ướt virus dễ bị tiêu diệt [2], [37], [26].
1.4. CÁC PHƢƠNG THỨC LÂY TRUYỀN HIV
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của
nhiễm HIV. Không có tổ chức nhiễm trùng tự nhiên ở động vật, tất cả mọi người
nam hay nữ, người lớn hay trẻ em đều có khả năng cảm nhiễm với HIV. Người
ta đã phân lập được HIV từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt,
sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Mặc dù có sự phân bố rộng lớn
như vậy của HIV trong cơ thể, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ
có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây
truyền HIV. Do đó, chỉ có 3 phương thức làm lây truyền HIV [37].
10
1.4.1. Lây truyền theo đƣờng máu
HIV có mặt trong máu toàn phần và các thành phần của máu như hồng
cầu, tiểu cầu, huyết tương và các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể được
truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây truyền
qua đường truyền máu có tỷ lệ rất cao trên 90%. HIV cũng có thể truyền qua
việc sử dụng chung BKT bị nhiễm HIV mà không diệt trùng cẩn thận, đặc
biệt ở những người NCMT theo đường tĩnh mạch. Ngay cả khi chỉ có một
lượng máu nhỏ còn sót lại trong BKT và được tiêm vào máu cũng làm lây
truyền HIV. Khi tiêm, người TCMT thường hút ít máu vào bơm tiêm trước
khi tiêm. Sau đó nếu BKT đó được dùng chung với một người khác thì máu
có nhiễm HIV sẽ đi thẳng vào máu của người đó. Việc sử dụng các dụng cụ
tiêm, chích, chữa răng, phẫu thuật, trong y tế mà không được tiệt trùng cẩn
thận cũng có khả năng làm lây truyền HIV. Cách lây truyền theo đường này
cũng giống như đối với viêm gan B. Trong khi chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS, HIV có trong máu và dịch tiết của họ có thể lây qua da bị tổn
thương, xây xước, hay bị sơ ý làm kim tiêm có chứa máu nhiễm HIV đâm
phải [11], [1], [2], [37].
1.4.2. Lây truyền theo đƣờng tình dục
Đây là phương thức lây quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. HIV
lây truyền qua giao hợp với người nhiễm HIV. Sự lây truyền xảy ra qua tình
dục khác giới giữa nam và nữ: giao hợp âm đạo - dương vật là lây truyền từ
nam sang nữ và từ nữ sang nam. HIV cũng có thể lây truyền QĐTD đồng giới
nam theo đường giao hợp dương vật - hậu môn. Nhiễm HIV có mối quan hệ
chặt chẽ với các nhiễm khuẩn lây truyền theo đường tình dục đặc biệt là các
bệnh viêm loét như hạ cam, giang mai. Những bệnh này làm tăng cảm nhiễm
với HIV và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV có thể lên gấp 20 lần. Những vết
loét ở đường sinh dục cho phép virus xâm nhập vào máu. Một số bệnh như
11
herpes simplex và giang mai làm giảm khả năng miễn dịch và có thể làm tăng
tính cảm nhiễm với HIV. Dịch tiết từ các vết loét và dịch tiết của tử cung và
âm đạo có chứa nhiều đại thực bào, bạch cầu đơn nhân và tế bào T bị nhiễm
HIV [11], [1], [2], [37].
1.4.3. Truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh
Các nghiên cứu cho thấy rằng HIV đã được phân lập trong TB của bánh
rau và máu của bào thai lúc 8 tuần tuổi và HIV được phân lập ở nhiều tuần sau
đó. Một nghiên cứu nhiễm HIV ở trẻ sinh đôi cho thấy rằng trẻ sinh ra trước có
nhiễm HIV cao hơn. Điều này gợi ý khả năng lây truyền xảy ra từ mẹ sang con
trong khi đẻ. Lây truyền HIV có thể xảy ra trong lúc mang thai, trước, trong và
một thời gian ngắn sau đẻ. Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tùy
từng nước, từ 13 – 32% ở các nước công nghiệp phát triển, 25 – 48% ở các
nước đang phát triển. Xếp theo thứ tự, nguy cơ lây nhiễm HIV giảm dần như
sau: Nhận máu bị nhiễm HIV;Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV; Dùng chung
BKT với một người nhiễm HIV; Sinh hoạt tình dục theo đường hậu môn với
bạn tình bị nhiễm HIV; Sinh hoạt tình dục theo đường âm đạo với bạn tình bị
nhiễm HIV; Sinh hoạt tình dục theo đường miệng-bộ phận sinh dục với bạn
tình bị nhiễm HIV; Tiếp xúc với các vật phẩm bị nhiễm HIV ở nhân viên
phòng thí nghiệm hay nhân viên y tế [11], [1], [2], [37].
Các nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy rằng HIV không lây truyền do
tiếp xúc hàng ngày, do ôm hoặc hôn, qua thực phẩm hoặc qua nước, hoặc do
muỗi và các côn trùng đốt (chích) khác [24].
1.5. CHẨN ĐOÁN HIV
Một huyết thanh của một người được coi là dương tính với HIV khi mẫu đó
dương tính cả số lần XN bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý và kháng
nguyên khác nhau (phương cách 3). Chỉ những XN đạt tiêu chuẩn được Bộ Y tế
cho phép mới được quyền thông báo kết quả XN HIV dương tính [7], [37].
12
1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM HIV
1.6.1. Các xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV
1.6.1.1. Các thử nghiệm sàng lọc
- Kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA – HIV
- Kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA: Được dùng để chẩn đoán xác
định HIV
* Kỹ thuật ELISA, phát hiện kháng thể IgG – HIV: Dễ thực hiện, đặc
hiệu cao, được sử dụng thường qui.
* Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể IgA - HIV, tính đặc hiệu cao,
nhưng độ nhạy hạn chế có giá trị chẩn đoán HIV ở trẻ dưới 1 tuổi.
* Xét nghiệm kháng thể IgM – HIV độ nhạy thấp nên ít dùng.
* Các kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân phản ứng với kháng
nguyên HIV trong ống nghiệm. Nếu các kháng thể HIV tồn tại, phản ứng dẫn
tới thay đổi màu, khi đó kết quả dương tính. Độ nhạy và độ đặc hiệu đối với
các phản ứng miễn dịch gắn men là trên 90%.
* Các âm tính giả xuất hiện khi xét nghiệm được làm trong vài tuần đầu
vì kháng thể chưa thực sự hình thành ở giai đoạn này của bệnh.
* Các kết quả dương tính giả thường phối hợp với các bệnh tự miễn
dịch, bệnh thận, đa thai, bệnh gan, lọc máu và đã tiêm chủng phòng viêm gan
B, dại hay cúm.
1.6.1.2. Các thử nghiệm khẳng định
- Thử nghiệm miễn dịch điện di Western Blot
- Thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang (Immuno - Fluorescence Asay IFA)
- Kỹ thuật kết tủa phóng xạ (Radio - Immuno - Precipiation Assay RIPA).
- Thử nghiệm miễn dịch giả băng (Line Immunoasay - LIA).
13
Những protein tái tổ hợp và hay những peptit tổng hợp được tẩm vào
những dải băng mẫu đặt trên những mảnh giá đỡ bằng plastic hay
nitrocellulose và được tiến hành xét nghiệm theo một cách tương tự như thử
nghiệm miễn dịch thấm [2], [37].
1.7. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.7.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và chương trình
phối hợp của Liên hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS (UNAIDS) đến
12/2007, toàn thế giới có khoảng 33,2 triệu người đang sống với HIV. Trong
đó Châu Mỹ có khoảng 2,9 triệu trường hợp nhiễm HIV, Đông Âu và Trung Á
1,6 triệu, khu vực có người nhiễm HIV nhiều nhất là ở cận Sahara Châu Phi,
hơn 22,5 triệu. Nam Á có 4 triệu trường hợp chủ yếu là ở Ấn Độ và Thái Lan.
Ở các khu vực khác, mức độ bị nhiễm là tương đối thấp. Hàng ngày ước tính:
Khoảng 5.700 người chết vì AIDS. Khoảng 6.800 người mới bị nhiễm HIV,
trong đó khoảng 95% ở các nước nghèo và trung bình. Nam giới và nữ giới bị
nhiễm bằng nhau và 50% là thanh thiếu niên từ 15 - 24 tuổi [37], [71].
Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS
đầu tiên được biết đến tại Hoa kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và
ngày nay gần 35 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV, một
nửa trong số này là phụ nữ [11], [37].
Theo báo cáo của UNAIDS, Sahara Châu Phi là nơi có số người nhiễm
HIV cao nhất trên thế giới, chiếm 2/3 (63%) tổng số người lớn và trẻ em đang
sống với HIV trên toàn cầu [52], tiếp đến là Châu Á Thái Bình Dương với 8,3
triệu người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á đang là khu vực có
tốc độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới. Các dịch vụ tiếp tục gia tăng ở Đông
Âu, Trung Á và Đông Á [37], [58], [72].
14
Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi 1/3 người lớn
bị nhiễm HIV. Tuy nhiên Kenya và Zimbabwe được báo cáo là con số nhiễm
HIV tại đây đã có giảm bớt. Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao
nhất tại Châu Phi: 5,5 triệu người lớn mang virus HIV. Ấn Độ đã vượt qua
Nam Phi để trở thành quốc gia có nhiều người sống chung với HIV cao nhất
thế giới. Số ca có HIV ở quốc gia đông dân thứ nhì hành tinh hiện chiếm 2/3
tổng số ca nhiễm loại virus chết người này trên toàn Châu Á. Ước tính đến
cuối năm 2005, có 5,7 triệu người Ấn Độ sống chung với HIV. Tuy nhiên, tỷ
lệ số người lớn có HIV ở quốc gia Nam Á này là 0,9%, thấp hơn rất nhiều so
với Nam Phi (18,8%). Campuchia và Thái Lan đã giảm tỉ lệ nhiễm bệnh
nhưng UNAIDS cho biết Việt Nam, Indonesia và Papua New Guinea đang là
điểm đáng lo ngại. Việc sử dụng ma túy đang là nguyên nhân dẫn tới tình
trạng gia tăng người nhiễm AIDS tại Nga và Ukraina [37], [71].
1.7.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam
1.7.2.1. Bối cảnh kinh tế - Xã hội ở Việt Nam
Tại thời điểm trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện, xã hội Việt
Nam đang bắt đầu một quá trình biến đổi sâu sắc, mà cho đến ngày hôm nay
hơn 10 năm sau sự kiện đó, chúng ta vẫn chưa thể đánh giá hết được những hệ
luỵ của dịch HIV/AIDS. Tất cả khởi đầu từ đường lối đổi mới kinh tế được
khởi động vào cuối năm 1996 và bắt đầu phát huy ảnh hưởng từ 1989 - 1990.
Với đường lối đó, có thể nhận thấy trước hết là sự thay đổi về chính sách cho
phép nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN. Với khẩu hiệu “cởi trói”, “bung ra”, các
hoạt động kinh tế tư nhân dần dần được phép hoạt động, phát triển để đáp ứng
tốt hơn những nhu cầu đa dạng và tăng của dân cư Đường lối mở cửa và làm
bạn với tất cả các quốc gia cũng tạo điều kiện cho người Việt Nam có cơ hội
lớn hơn trong việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Dưới tác động của những
15
đường hướng mới này, một số thay đổi cơ bản đã diễn ra tại Việt Nam. Ngoài
những ảnh hưởng tích cực, tất cả những yếu tố kể trên đều có một hệ luỵ không
mong đợi và ở một số chừng mực nào đó các tệ nạn XH có điều kiện thuận lợi
hơn để phát triển. Số lượng người nghiện hút tăng nhanh và cùng với nó là sự
gia tăng các hoạt động liên quan tới việc buôn bán và vận chuyển ma tuý [3].
1.7.2.2. Đặc điểm dịch tể học của HIV/AIDS
Từ năm 1994, Hệ thống giám sát DTH đã cung cấp các số liệu thường kỳ
về HIV/AIDS ở Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối năm 2000, dịch HIV ở
Việt Nam hiện tại vẫn đang trong giai đoạn tập trung, với tỉ lệ hiện nhiễm cao
nhất được phát hiện trong các nhóm quần thể chính có nguy cơ cao, đó là
những người TCMT, phụ nữ mại dâm (PNMD) và nam tình dục đồng giới
(MSM). Tỷ lệ nhiễm HIV trong dân cư nói chung, ước tính khoảng 0,53%. Số
liệu từ Cục phòng chống HIV/AIDS đến tháng 12/2007 cho biết: “cả nước đã
phát hiện 112.880 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 19.261 người đã chuyển
sang AIDS và có 11.247 người tử vong do AIDS”. Người nhiễm HIV xuất
hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố, 96% trong tổng số các quận/huyện và hơn
60% trong tổng số các xã/phường trên toàn quốc. Trong số các ca nhiễm HIV
được báo cáo có 83,16% ở độ tuổi từ 20 - 39. Nam giới chiếm 82,77% trong
tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Số người trẻ nhiễm HIV
ngày càng gia tăng và sự lây truyền QĐTD khác giới bắt đầu xuất hiện nhiều
hơn. Có sự khác biệt lớn về thời gian xuất hiện dịch HIV tại các địa phương
của Việt Nam. Dịch HIV xuất hiện đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh
phía Nam với dịch HIV đầu tiên trong nhóm những người NCMT lớn tuổi,
nhiều người đã nghiện từ trước năm 1975 và chủ yếu sử dụng thuốc phiện. Vụ
dịch thứ hai trong nhóm những người NCMT được ghi nhân ở các tỉnh phía
Bắc trong các năm 1996 - 2000 trong nhóm nam giới trẻ tuổi, sử dụng heroin.
Đến tháng 12/1998 dịch HIV đã được phát hiện ở tất cả các tỉnh thành trong
16
cả nước. Theo báo cáo của Bộ Y tế cuối năm 2000, so sánh tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS trên số dân thì số người nhiễm tại TP Hồ Chí Minh dẫn đầu,
chiếm 15%. Các Trung tâm Lao động, Giáo dục và Điều trị cho những người
sử dụng ma túy và mại dâm ngày càng trở nên quan trọng đối với tình hình
dịch HIV ở Việt Nam. Ước tính đến cuối năm 2006, có 42.000 người sử dụng
ma túy (chiếm khoảng ¼ tổng số người sử dụng ma túy được báo cáo) đang
sống tại 84 Trung tâm trên toàn quốc[11], [37].
1.7.3. Ƣớc tính và dự báo HIV/AIDS tại Việt Nam
Tính đến ngày 30/11/2006 luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV được báo
cáo trên toàn quốc là 116.240 người, trong đó có 20.151 trường hợp đã
chuyển thành AIDS và 11.765 bệnh nhân đã tử vong do AIDS.
Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2006, tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất
trong nhóm người TCMT khoảng 22,27%, tỷ lệ nhiễm HIV trong GMD là
4,08%, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên khám tuyển NVQS là 0,12%,
PNMT là 0,32%.
Ước tính có khoảng 220.000 người nhiễm HIV ở Việt Nam trong năm
2007. Chương trình điều trị ARV sẽ kéo dài thời gian sống của người nhiễm
HIV, số lượng người nhiễm HIV ở Việt Nam được ước tính sẽ tăng lên 254.000
người (0,29%) vào năm 2010 và 280.000 người (9,31%) vào năm 2012. HIV sẽ
tiếp tục lây nhiễm nhiều ở nam giới và phụ nữ trưởng thành. Số lượng nam giới
nhiễm HIV năm 2007 cao hơn 3 lần so với phụ nữ, mặc dù tỷ số này sẽ giảm
xuống còn 2,6 lần vào năm 2010 do lây nhiễm HIV từ nam giới bị nhiễm HIV
sang vợ và bạn tình của họ. Trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV chỉ chiếm một số
lượng khiêm tốn trong tổng số người bị nhiễm HIV với 3.750 trường hợp được
phát hiện nhiễm HIV vào năm 2007. Tuy nhiên, với chiều hướng tăng lên của số
lượng người nhiễm HIV, theo ước tính số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV sẽ là
5.700 trẻ vào năm 2012, điều này cũng đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho các dịch
17
vụ chẩn đoán sớm trẻ bị nhiễm HIV, từ đó nhằm cung cấp cho chúng các dịch vụ
chăm sóc và điều trị kịp thời. Phòng lây truyền từ mẹ sang con cần thiết phải
được mở rộng để ngăn ngừa việc có thêm nhiều trẻ em bị nhiễm HIV do việc
tăng lên của số lượng phụ nữ mang thai nhiễm HIV, từ 4.100 trong năm 2007 lên
4.800 vào năm 2012. Trong năm 2007 chỉ có dưới 40% phụ nữ có thai nhiễm
HIV nhận được điều trị ARV hoặc các chăm sóc, điều trị khác [11], [37].
Dự báo đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 311.500 người nhiễm HIV
và có khoảng 72.970 bệnh nhân cần tiếp cận điều trị thuốc kháng HIV; trong
đó 93,5% bệnh nhân tiếp cận phác đồ bậc 1 và 6,5% bệnh nhân cần tiếp cận
phác đồ bậc 2 [8].
Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang còn trong giai đoạn dịch tập trung ở
nhóm người có nguy cơ cao [1], [52]. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
NCMT được dự báo sẽ ổn định ở những tỉnh, thành phố đã bùng phát dịch
bệnh sớm, bao gồm Cần Thơ, Tp.Hồ Chí Minh, 56% ở Quảng Ninh. Tỷ lệ ổn
định không có nghĩa là các chương trình dự phòng có thể được thu hẹp lại.
Nói cách khác, điều này chỉ ra rằng việc lây nhiễm HIV vẫn cần phải được
kiểm soát bằng các chương trình dự phòng hiệu quả [11], [37].
1.7.4. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Cà Mau
Tình hình nhiễm HIV/AIDS Luỹ tích từ đầu vụ dịch (1994) đến ngày
31/12/2009 trong tỉnh Cà Mau đã giám sát phát hiện được 2.629 cas nhiễm
HIV, chuyển sang AIDS 262 cas, tử vong 72 cas.
Nhiễm HIV/AIDS ở Cà Mau chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20 - 29
tuổi (chiếm 54,8%) và có chiều hướng chuyển dịch từ nhóm tuổi 20 - 29 sang
nhóm tuổi 30 - 39 tuổi (chiếm 28,3%). Phân bố người nhiễm HIV theo giới đã
có thay đổi, tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV gia tăng qua các năm với tỷ lệ nam/nữ
xấp xỉ 2/1, đặc biệt trong năm 2009 tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV gần bằng nam
giới với tỷ lệ nam/nữ là 53,4/46,6%. Đường lây truyền HIV chủ yếu lây
18
truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Hiện nay đã có 9/9 huyện,
thành phố và 85% số xã và thị trấn trong toàn tỉnh có người nhiễm
HIV/AIDS. Đặc điểm nhiễm HIV ở Cà Mau không còn giới hạn ở đối tượng
mại dâm, ma tuý, phạm nhân, mà nó còn lan ra cả đối tượng khác như: Cán bộ
công nhân viên chức, láy xe, ngư phủ, lực lượng vũ trang, nông dân, phụ nữ
mang thai…[8].
Kh«ng rá,
46.30%
§-êng t×nh dôc,
43.50%
MÑ truyÒn sang
con, 1.20%
§-êng m¸u,
9.00%
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ đường lây truyền dịch HIV/AIDS [54].
Tình hình dịch HIV/AIDS từ năm 2005 đến 2009 tại tỉnh Cà Mau:
- Năm 2005: Tổng số người nhiễm HIV được phát hiện trong năm 2005
là 281 cas, số tích lũy là 2.434, số bệnh nhân chuyển sang AIDS tích lũy từ
đầu vụ dịch làn 209 cas, tử vong là 116 cas [39].
- Năm 2006: Tình hình dịch HIV/AIDS có xu thế tăng, trong năm 2006
phát hiện 383 người nhiễm HIV (2005 là 281 người), lũy tích toàn tỉnh là
2.743 người. Trong đó: Người ở Cà Mau: 793, số người nhiễm HIV/AIDS ở
Cà Mau được quản lý, điều trị: 136 người [40].
- Năm 2007: Tổng số người nhiễm HIV mới 300, số luỹ tích 2.600.
Trong đó: Người ở Cà Mau: 992 người. Số người chuyển sang AIDS 10, lũy
19
tích 225, tại Cà Mau 52 người. Số người tử vong do AIDS: 8, lũy tích 125
người [41].
- Năm 2008: Tổng số người nhiễm HIV mới: 252, số luỹ tích: 2.417.
Trong đó: Người ở Cà Mau: 1.097 người. Số người chuyển sang AIDS: 60,
lũy tích: 205, người tại Cà Mau: 147 người. Số người tử vong do AIDS: 2, lũy
tích: 49 người, người tại Cà Mau: 40 [42].
- Năm 2009: Tổng số người nhiễm HIV mới: 249, người tại tỉnh Cà
Mau: 214; số người nhiễm HIV luỹ tích: 2.660, người tại tỉnh Cà Mau: 1.340.
Số người chuyển sang AIDS: 58, lũy tích: 263. Số người tử vong do AIDS:
12, lũy tích: 62 người [43].
Bảng 1.1. Tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV gia tăng qua các năm [8], [54].
Giới
Năm 2005
%
Năm 2006
%
Năm 2007
%
Năm 2008
%
Năm 2009
%
Nam
72,91
68,91
72,56
64,9
53,4
Nữ
27,09
31,09
27,44
35,1
46,6
1.7.5. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại trại giam K1 Cái Tàu tỉnh Cà Mau
Công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những chương trình y tế
trọng tâm của y tế trại. Tuy nhiên chương trình này luôn gặp khó khăn rất lớn
đó là kinh phí cho chương trình, mặc dầu vậy y tế trại đã tranh thủ sự giúp đỡ
của y tế địa phương hổ trợ một phần kinh phí đáng kể trong các năm qua, giúp
trại giải quyết một phần khó khăn của chương trình [49]
1.8. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MA TÚY
1.8.1. Khái niệm
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi đã vào cơ
thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của
20
người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ bị lệ thuộc vào nó, khi đó gây
tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng [37].
1.8.2. Phân loại chất ma túy
Có nhiều cách phân loại, sau đây là một số dạng phân loại cơ bản:
- Một là căn cứ vào nguồn gốc ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm:
ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
- Ma túy tự nhiên là các chất có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện và
các sản phẩm của thuốc phiện như morphine, codein, coca và các hoạt chất
của nhóm cocain, cần sa và các sản phẩm của cần sa.
- Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ các chất là
sản phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được
chất ma túy có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: heroin
- Ma túy tổng hợp là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chất).
Ví dụ: methadone (dolophin), dolargan
- Hai là căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng lạm dụng, ma túy được
chia ra hai nhóm: Ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp. Đó là các
loại như amphetamin, methamphetamin, nhựa thuốc phiện, lá cây cần sa
- Ba là dựa vào tác dụng sinh lý trên cơ thể con người, ma túy được
chia ra làm tám nhóm gồm: nhóm thuốc phiện và các chế phẩm, nhóm cần sa
và các sản phẩm của cần sa, nhóm coca và các sản phẩm của coca, nhóm
thuốc ngủ, nhóm các chất an thần, nhóm các chất kích thích, nhóm các chất
gây ảo giác điển hình, nhóm dung môi hữu cơ và thuốc xông.
- Bốn là căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý,
các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành 5
nhóm sau [37]:
21
Nhóm 1: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện;
Nhóm 2: Ma túy là các chất từ cây cần sa;
Nhóm 3: Ma túy là các chất kích thích;
Nhóm 4: Ma túy là các chất ức chế;
Nhóm 5: Ma túy là các chất gây ảo giác.
1.8.3. Các phƣơng thức sử dụng ma túy
Có nhiều hình thức sử dụng ma túy như:
- Hút: Dùng bàn đèn hoặc tẩu để hút; Hình thức này thường dùng với
các loại như thuốc phiện, cần sa.
- Hít: Là hít trực tiếp các loại ma túy như heroin, cocain.
- Tiêm chích ma túy: Dùng bơm kim tiêm (BKT) để tiêm chất ma túy
vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc dưới da.
- Uống: Cách này thường dùng đối với các loại như hồng phiến, thuốc
phiện sống hoặc các thuốc an thần.
- Nhai: Nhai lá cây có chất ma túy như lá cây coca [37], [47].
1.9. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MA TÚY
1.9.1. Tình hình sử dụng ma túy liên quan đến HIV trên thế giới.
Vào những năm đầu thập kỷ 21, đại dịch HIV đã lây lan rất nhanh chóng
trong nhóm người nghiện ma túy tại nhiều nước thuộc Nam, Trung và Đông
Nam Á. Sự kết hợp nhân tố đó đã làm gia tăng số lượng lớn những người dễ
bị tổn thương của nhiều nước thuộc khối Asean, nó đẩy nhanh sự lan truyền
bệnh dịch HIV. Một trong số đó là vùng có vị trí địa lý nằm giữa vùng Tam
Giác Vàng (Myanmar, Lào, Thái Lan) và vùng Trăng Lưỡi Liềm
(Afghanistan, Iran, Pakistan), với Afghanistan là nước sản xuất heroin đứng
đầu thế giới. Số lượng heroin buôn lậu từ Tam giác vàng phần lớn được
chuyển đến các nước thuộc Bắc Mỹ, đầu tiên nó được đưa xuống phía Nam
22
thông qua thủ đô Bangkok của Thái Lan. Vào năm 1980 một số lượng lớn
heroin buôn lậu được vận chuyển theo đường mới là băng qua Trung Quốc,
Ấn Độ và Việt Nam. Thêm vào đó, Colombia đã chuyển đổi sản xuất cocain
sang heroin và cũng là nước đứng đầu về cung cấp ma túy. Vì vậy các nước
vùng Tam giác vàng nhân cơ hội đó có thêm một thị trường mới dể bán số
lượng lớn heroin sản xuất ra. Những sự thay đổi này xảy ra đồng thời với
những sự đổi thay về kinh tế ở rất nhiều vùng thuộc Châu Á, thêm vào đó là
sự gia tăng một số lượng lớn dân di biến động, sự mở rộng xã hội, sự chênh
lệch giàu nghèo và sự nổi lên của một bộ phận tầng lớp trung lưu mới có khả
năng chi trả cho số lượng lớn hàng tiêu dùng kể cả ma túy. Và hệ quả là nảy
sinh thêm một số lượng lớn người liên quan đến các hoạt động buôn bán ma
túy bất hợp pháp và cùng với nó là số lượng người sử dụng ma túy cũng gia
tăng nhanh chóng. Do những yếu tố về điều kiện địa lý và điều kiện kinh tế
kết hợp là nguyên nhân làm gia tăng số lượng tội phạm có liên quan đến sử
dụng ma túy tại châu Á, số lượng lớn người lây nhiễm HIV qua đường tình
dục, nghèo đói, bất bình đẳng giới, và nhìn chung thiếu các dịch vụ phòng
chống, chăm sóc và điều trị dự phòng cho người bị nhiễm HIV. Và ở tại
những vùng đó người dân thiếu kiến thức về phòng, chống lây truyền HIV do
đó càng làm tăng sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, không giống
như ở Nam Phi, đại dịch HIV tập trung cao tại các nhóm nguy cơ cao như
người nghiện chích ma túy, gái mại dâm và MSM. Do đó, phòng lây nhiễm
HIV và chiến lược phòng chống đại dịch này cần chú trọng ưu tiên cho các
nhóm thuộc đối tượng có nguy cơ cao [62], [69]. Ước tính đến cuối năm
2003, có khoảng 13,2 triệu người trên toàn thế giới tiêm chích ma túy, 78%
trong số đó ở các nước đang phát triển. Số người chích ma túy ở Nam và
Đông Nam Á ước tính khoảng 3,3 – 5,6 triệu người [37], [73], [74], [64].
Đông Nam Á ước tính khoảng 3,3 – 5,6 triệu người
23
Việc sử dụng thuốc phiện, cây gai dầu và cần sa là phổ biến và lâu đời
tại Châu Á. Phong trào sử dụng heroin phát triển rất mạnh vào năm 1980. Trải
qua hai thập kỷ chúng ta lại phải chứng kiến việc sử dụng ma túy qua con
đường tiêm chích trở nên rất phổ biến, không chỉ sử dụng heroin mà còn sử
dụng cả những loại ma túy tổng hợp hay những chất gây nghiện khác [37].
Kể từ cuối những năm 1990, thuốc ATS trở thành một loại ma túy được
người sử dụng ma túy lựa chọn tại các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Philipine,
Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào và Indonesia. Việc sử
dụng Ectasy (gồm Methylenedioxymethamphetamine viết tắt là MDMA), là
một loại thuốc thuộc nhóm ATS, đã được dùng rất phổ biến tại các sàn nhảy ở
Châu Á. Nguồn cung cấp ATS tăng vào năm 2005. Theo báo cáo của Bộ
Công An số lượng ma túy tổng hợp ATS bị bắt giữ đã tăng gấp năm lần
(210.800 viên) vào năm 2005 so với số lượng 39.500 viên bị bắt vào năm
2004. Số lượng heroin bị bắt giữ vẫn không giảm trong cùng thời điểm. Năm
2003 có khoảng 18.260 trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy –
theo báo cáo của Tổ chức Liên hiệp quốc về phòng chống tội phạm ma túy
(UNODC) năm 2005 thì số vụ vi phạm về ma túy giảm khoảng 21% kể từ
năm 2002 [37], [61].
Thuốc Polysybstance được sử dụng bằng cách pha chế vào các ly
Cocktail, hoặc rượu mạnh “cocktailing” cũng được sử dụng tại những vùng
này như một loại ma túy. Việc góp tiền để mua ma túy và dùng chung BKT
xảy ra rất phổ biến ở Châu Á. Đã có sự gia tăng rõ rệt việc sử dụng ma túy với
nhiều lý do khác nhau tại những vùng này của Châu Á, dĩ nhiên việc sử dụng
ma túy phổ biến và dễ dàng hơn việc tiếp cận điểm buôn bán ma túy, do ma
túy bị truy bắt gắt gao cho nên giá thành của nó cũng trở nên đắt đỏ hơn.
Chính vì lẽ đó, những người sử dụng ma túy thường tìm đến loại thuốc dễ
mua bán và sử dụng thay thế những loại thuốc truyền thống để thỏa mãn cơn
nghiện [75], [67].
24
Tỷ lệ phần trăm người sử dụng ma túy được cho là sử dụng theo con
đường tiêm chích là trên 80% tại một số nước thuộc Đông Âu và Trung Á, đó
là vùng mà số người nhiễm HIV phát triển mạnh nhất [37], [65], [63].
Tại một số nước đang phát triển, việc TCMT có thể nhận thấy tại nhiều
tầng lớp xã hội, tại thành thị, tại nông thôn, tại vùng ngoại ô, tại người ở giúp
việc nhà và tại các bộ lạc sống trong miễn rừng núi. Sự lan truyền việc TCMT
kèm theo những tác hại về sức khỏe và hậu quả tệ hại của nó là việc lan
truyền HIV trong nhóm người TCMT một cách nhanh chóng, theo báo cáo
hiện nay thì tổng số 114 nước trên thế giới thì có tời 136 nước có người
TCMT, HIV lây truyền sang bạn tình con cái của họ, nó làm gia tăng chi phí
của gia đình và xã hội, nó làm mất tự do hoặc cuộc sống của những người sử
dụng MT bằng những quy định khắt khe của luật hình sự, sự trừng phạt của
pháp luật [37], [60].
1.9.2. Tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Công an, đến cuối năm 2006 số người sử dụng MT
thống kê và quản lý được là 160.226 người và loại MT sử dụng nhiều nhất hiện
nay ở Việt Nam là heroin. Cho dù sử dụng MT tổng hợp ATS chưa phổ biến tại
Việt Nam nhưng nó cũng đã gia tăng từ năm 2003 – 2004, theo báo cáo số
người sử dụng MT chuyển sang sử dụng MT tổng hợp ATS đang gia tăng. Tại
các thành phố lớn đang xuất hiện thanh niên ở độ tuổi 20 sử dụng các loại ma
túy tổng hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV qua các hành vi tình dục không an
toàn. Tỷ lệ HIV trong nhóm NCMT là 22,5% vào năm 2006 [37], [53], [61].
1.10. CÁC CHƢƠNG TRÌNH DỰ PHÒNG HIV/AIDS CHO NHÓM
NCMT
Khi HIV nhiễm vào nhóm NCMT thì nguy cơ truyền nhiễm cho những
người dùng chung kim tiêm là hết sức lớn – cao hơn và ngay lập tức hơn bất cứ
nhóm có hành vi nguy cơ nào khác. Do HIV tăng nhanh chi phí cá nhân cho
25
việc dùng chung dụng cụ tiêm chích. Vấn đề mua được các dụng cụ tiêm chích
tiệt trùng có lẽ đặc biệt nghiêm trọng ở các nước phát triển do không tiếp cận
được các dụng cụ đã tiệt trùng. Khi được trang bị với kiến thức về rủi ro và
tiếp cận hợp pháp với các dụng cụ tiêm chích tiệt trùng, những người TCMT
trong nhiều hoàn cảnh đã nhanh chóng có những hành vi an toàn hơn. Những
chương trình giảm thiểu tác hại của TCMT đối với dịch HIV đã giữ cho tỷ lệ
huyết thanh dương tính thấp đáng ngạc nhiên trong số những người tiêm chích
[37], [21], [65], [63].
Một chương trình dự phòng HIV đa dạng và toàn diện có nhiều nội dung
hoạt động bổ trợ cho nhau nhằm giúp đỡ người sử dụng MT phát huy những
hành vi BVSK và giảm những hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cũng
như các bệnh LTQĐTD khác như viêm gan B, C và các bệnh lây truyền
QĐTD [37], [38], [66].
Những nội dung hoạt động của một chương trình dự phòng HIV toàn
diện gồm có: Dự phòng từ xa đối với việc sử dụng ma túy; Tiếp cận cộng
đồng; Chương trình tiếp cận và hủy BKT; Chương trình điều trị lạm dụng ma
tuý: Mục tiêu của chương trình là giảm sử dụng ma tuý, giảm TCMT, giảm
hành vi nguy cơ liên quan đến lây truyền HIV qua đường tình dục và cơ hội
chăm sóc về GDSK và y tế, hỗ trợ tinh thần và thể chất cho người sử dụng ma
tuý [37], [75],[68],[69].
- Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện: Tăng việc tiếp cận với tư vấn
xét nghiệm HIV là yếu tố chính là giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng
đồng từ nhóm người nhiễm HIV NCMT [37], [77].
- Dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
- Các dịch vụ trong hệ thống luật hình sự.
- Các dịch vụ cho người tiêm chích ma tuý nhiễm HIV/AIDS: Các can
thiệp dự phòng từ xa để thanh niên không sử dụng ma tuý và người nghiện ma