Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

Nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG THÙY VÂN

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ
THUẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

ĐÀ NẴNG, 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƯƠNG THÙY VÂN

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA
KẾ TOÁN VÀ THUẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Ngô Hà Tấn
PGS. TS. Nguyễn Công Phương

ĐÀ NẴNG, 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trương Thùy Vân sinh ngày 04/06/1985, tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các nội dung và kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay bất kỳ
công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Trương Thùy Vân


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ các tổ chức, cá nhân có liên quan trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng, Ban chủ nhiệm Khoa Kế toán, Phòng Đào tạo và các phòng ban có liên quan đã
tạo điều kiện thủ tục cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến hai giảng viên hướng dẫn là PGS. TS. Ngô
Hà Tấn và PGS. TS. Nguyễn Công Phương, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng
và đôn đốc tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Trương Bá Thanh, PGS. TS. Trần Đình
Khôi Nguyên, PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh, TS. Nguyễn Hữu Cường, đã giúp đỡ tôi
trong việc tìm kiếm và thu thập những tài liệu chuyên môn quan trọng phục vụ luận
án. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu cho luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ
các cấp đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận án được hoàn chỉnh

hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế - Du lịch nói
riêng và Trường Đại học Quảng Bình nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
tôi hoàn thành tốt công tác chuyên môn trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình và
bạn bè đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tinh thần và vật chất cho tôi trong quá trình
hoàn thành luận án.
Tác giả

Trương Thùy Vân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt

Diễn giải

1

AEC

ASEAN Economic Community (Cộng đồng kinh tế ASEAN)

2

AFTA

ASEAN Free Trade Area (Khu vực thương mại tự do ASEAN)

3


AMT

Alternative Minimum Tax (Thuế suất tối thiểu thay thế)

4

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)

5

BTD

Book – Tax Differences (Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và
thu nhập chịu thuế)

6

BTC

Book – Tax Conformity (Phù hợp giữa kế toán và thuế)

7

BCTC

Báo cáo tài chính


8

CEO

Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành)

9

CFO

Chief Finance Officer (Giám đốc tài chính)

10

CLTT

Chênh lệch tạm thời

11

CLVV

Chênh lệch vĩnh viễn

12

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương)

13

DA

Discretionary Accruals (Biến dồn tích có thể điều chỉnh được)

14

EM

Earning Management (Quản trị lợi nhuận)

15

ETR

Effective Tax Rate (Tỷ suất thuế thực tế)

16

EU

European Union (Liên minh Châu Âu)

17

FASB


Financial Accounting Standards Board (Hội đồng Chuẩn mực kế
toán tài chính)

18

FEM

Fixed Effect Model (Mô hình tác động cố định)

19

FIN. 48

FASB Interpretation No. 48 (Chuẩn mực số 48)

20

GAAP

Generally Accepted Accounting Principles (Các nguyên tắc kế
toán chung được thừa nhận)

21

GTGT

Giá trị gia tăng



22 HNX

Hanoi Stock Exchange (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)

23 HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange (Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh)

24 IAS

International Accounting standards (Chuẩn mực kế toán quốc tế)

25 IASC

International Accounting Standards Committee (Ủy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế)

26 IFRS

International Financial Reporting standards (Chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế)

27 IRS

The Internal Revenue Service (Sở Thuế vụ của Mỹ)

28 IOSCO

International Organization of Securities Commissions (Ủy ban

chứng khoán quốc tế)

29 LNKT

Lợi nhuận kế toán

30 MLH

Mối liên hệ

31 NOL

Net Operating Loss (lỗ ròng)

32 OECD

Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế)

33 PD

Permanent Differences (Chênh lệch vĩnh viễn)

34 REM

Random Effect Model (Mô hình tác động ngẫu nhiên)

35 ROA

Return On Assets (Tỷ suất sinh lời của tài sản)


36 STR

Statutory Tax Rate (Tỷ suất thuế danh nghĩa)

37 SXKD

Sản xuất kinh doanh

38 TA

Total Asset (Tổng tài sản)

39 TD

Temporary Differences (Chênh lệch tạm thời)

40 TNCT

Thu nhập chịu thuế

41 TNCN

Thu nhập cá nhân

42 TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

43 TPP


Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương)

44

TSTTNTài sản thuế thu nhập

45

TSCĐ

Tài sản cố định


46

TTNHLThuế thu nhập hoãn lại

47 UTB

Unrecognized Tax Benefit (Lợi ích thuế không được ghi nhận)

48 VAS

Vietnam Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)

49 XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC BẢNG
Bảng số
Bảng 1.1

Tên bảng
Khác biệt về thể chế kinh tế ở các nước Châu Âu và Anglo –

Trang
25

Saxon
Bảng 1.2

Lợi ích và bất lợi của mối liên hệ giữa kế toán và thuế

29

Bảng 2.1

Khái quát tiến triển của Kế toán và Thuế ở Việt Nam

54

Bảng 2.2

Các dạng liên kết giữa kế toán và thuế trong từng quy định

64


Bảng 2.3

Các đối tượng và giao dịch điển hình được sử dụng để đánh giá

65

mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam
Bảng 2.4

Đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và thuế thông qua việc đo lường 67
một số đối tượng và giao dịch điển hình ở Việt Nam

Bảng 2.5

Các khoản mục chi phí tạo nên chênh lệch vĩnh viễn giữa kế toán

81

và thuế
Bảng 2.6

Quy định về ghi nhận doanh thu, chi phí tạo nên chênh lệch tạm

88

thời giữa kế toán và thuế
Bảng 3.1

Phân loại biến và cách tính toán các biến trong mô hình


107

Bảng 3.2

Phân loại các doanh nghiệp trong mẫu theo lĩnh vực hoạt động

111

Bảng 3.3

Thống kê mô tả các biến trong mô hình 3.1

112

Bảng 3.4

Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy từ mô hình 3.1

113

Bảng 3.5

Ảnh hưởng của thuế đến kế toán qua từng năm

116

Bảng 3.6A

Thống kê mô tả các biến định lượng đưa vào mô hình


119

Bảng 3.6B

Thống kê mô tả các biến nhị phân và biến giả đưa vào mô hình

119

Bảng 3.7

Tương quan giữa các biến độc lập

121

Bảng 3.8

Kết quả mô hình tác động cố định sai số chuẩn vững

124

Bảng 3.9

Kết quả mô hình tác động cố định sai số vững sau khi đã loại biến

125

Bảng 3.10

Kết quả mô hình tác động cố định sai số vững sau khi đã loại biến


128

và bổ sung thêm biến thời gian


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Số sơ đồ,

Tên sơ đồ, biểu đồ

biểu đồ

Trang

Sơ đồ 0.1

Khung nghiên cứu của luận án

9

Sơ đồ 3.1

Dòng tính toán thu nhập (Earnings Computation line)

93

Sơ đồ 3.2

Mô hình khái quát


100

Biểu đồ 3.1

Biến động theo năm của sự chế ngự của thuế đến kế toán

116


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Ở các nước Anglo-Saxon như Úc và Vương quốc Anh, hai bộ quy tắc khác biệt

nhau được sử dụng để đo lường lợi nhuận kinh doanh: một cho mục đích tính thuế thu
nhập và một cho mục đích lập báo cáo tài chính. Trong khi đó ở một số quốc gia Châu
Âu lục địa như Pháp, Đức thì hai hệ thống này lại có những sự kết nối nhất định (Tran,
1999). Chính sự khác biệt về thể chế kinh tế chính trị, sự khác nhau về mục tiêu giữa
hai hệ thống kế toán và thuế cũng như lợi ích và bất lợi của mối liên hệ chặt chẽ giữa
kế toán và thuế là những nguyên nhân chính làm nảy sinh những quan điểm khác nhau
giữa những nhà nghiên cứu ở các nước trên thế giới về mối liên hệ giữa kế toán và
thuế. Các nghiên cứu đưa ra những luận cứ khác nhau để bác bỏ hoặc ủng hộ mối liên
hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế ở từng quốc gia và nhóm các quốc gia tương đồng
trên thế giới. Mục đích hướng đến là thiết kế một hệ thống chính sách vừa phù hợp với
đặc điểm kinh tế chính trị của mỗi quốc gia, đảm bảo mục tiêu vốn có của hai hệ thống
và thỏa mãn yêu cầu thực tế của các đối tượng sử dụng thông tin từ hai hệ thống kế
toán và thuế.
Trên thế giới, từ những năm 80 của thế kỷ XX, tổ chức OECD (1987) đã tiến
hành phân loại mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở các quốc gia Châu Âu thành hai
nhóm liên hệ chặt chẽ và liên hệ lỏng lẻo dựa trên chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và

thu nhập chịu thuế ở các quốc gia này. Tiếp sau đó, hàng loạt các nghiên cứu được diễn
ra vào năm 1996 được công bố trên tạp chí European Accounting Review cùng nghiên
cứu về mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở các quốc gia Châu Âu như: Đan Mạch, Na
Uy, Ailen, Anh, Hà Lan, Pháp,... các nghiên cứu vào giai đoạn này tập trung vào việc
lập luận, so sánh, đối chiếu giữa những quy định của kế toán và thuế để đánh giá mối
liên hệ giữa kế toán và thuế. Các nghiên cứu đưa ra kết luận về phân loại mối liên hệ
giữa kế toán và thuế “độc lập” hay “phụ thuộc” ở các quốc gia này nhằm phát triển
thêm cho phân loại của tổ chức OECD (1987). Thời kỳ này, những nghiên cứu trên
phương diện lý thuyết (nguyên tắc, chính sách) chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, sự không
thống nhất về phương pháp nghiên cứu khiến cho việc so sánh đối chiếu mối liên hệ
giữa các quốc gia trở nên khập khiễng. Do đó, một số các nghiên cứu tập trung khai
thác nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả để đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và

1


thuế, như Blake và cộng sự (1993), Hoogendoorn (1996), Lamb và cộng sự (1998),
Nobes và Schwencke (2006).
Trong nghiên cứu của mình, Lamb và cộng sự (1998) đề xuất phương pháp
đánh giá mối liên hệ thông qua 5 mức độ và trên 15 giao dịch điển hình gắn với
nguyên tắc và quy định về đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Phương
pháp này cũng được Nobes và Schwencke (2006) kế thừa và phát triển, cho phép vừa
đánh giá được mối liên hệ trên phương diện nguyên tắc đo lường, vừa có thể dùng để
so sánh giữa các quốc gia với nhau và đối chiếu sự phát triển theo thời gian của mối
liên hệ. Chính vì vậy, phương pháp của Lamb và cộng sự (1998), Nobes và Schwencke
(2006) được sử dụng để đánh giá mối liên hệ trên phương diện lý thuyết ở hầu hết các
nghiên cứu về mối liên hệ giữa kế toán và thuế về sau.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với bối cảnh thay đổi theo hướng hài hòa hơn với
thị trường, các chuẩn mực kế toán quốc tế được ra đời phục vụ đắc lực cho nhu cầu sử
dụng thông tin của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu trong giai

đoạn này thay đổi theo hướng tìm hiểu xu hướng phát triển theo thời gian của mối liên
hệ; đánh giá các lợi ích và bất lợi của việc thay đổi mối liên hệ (chủ yếu là các nghiên
cứu định tính); đánh giá hành động quản trị lợi nhuận, các hoạt động chế ngự của thuế
và kiểm toán đối với mối liên hệ giữa kế toán và thuế (chủ yếu là các nghiên cứu định
lượng). Một vấn đề có thể thấy ở các nghiên cứu trong giai đoạn này là các nghiên cứu
đều tập trung giải quyết những vấn đề của quốc gia hoặc một nhóm quốc gia có cùng
những định hướng chung như các quốc gia trong khối thị trường chung Châu Âu (ví dụ
như các nghiên cứu của Nobes & Schwencke, 2006; Gavana & cộng sự, 2013; ...). Các
nghiên cứu đặt ra những câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề chung của quốc gia liên quan
đến việc phát triển hệ thống kế toán và thuế hay những hoạt động liên quan đến mối
liên hệ này như quản trị lợi nhuận, tránh thuế, giá trị doanh nghiệp,...
Về phương pháp, nghiên cứu định tính không còn được phát triển ở giai đoạn
gần đây mà thay vào đó là những nghiên cứu định lượng. Đa số các công trình đã công
bố đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các mô hình toán kinh
tế, chủ yếu là mô hình hồi quy đa biến, sử dụng các chỉ tiêu như tỷ suất thuế thực tế
(ETR), chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (BTD) để đánh giá.
Qua đó có thể thấy vấn đề về nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế không còn là

2


vấn đề mới trên thế giới nhưng vẫn còn rất nhiều những khoảng trống liên quan đến
thực tiễn vận dụng cần được khai thác ở từng quốc gia nhất định với đặc thù tổ chức hệ
thống kế toán và thuế khác biệt nhau.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về chủ đề này được thực hiện gần đây và có rất ít
nghiên cứu thực hiện cho đến thời điểm hiện tại. Nguyễn Công Phương (2010) là tác
giả đầu tiên sử dụng phương pháp của Lamb & cộng sự (1998) để đánh giá mối liên hệ
về mặt lý thuyết, chính sách và kết quả đã đề xuất mô hình phụ thuộc của kế toán vào
thuế trong giai đoạn này. Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2010) là nghiên cứu
khởi đầu về chủ đề mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra

kết luận chặt chẽ về mối liên hệ trong thời kỳ hiện tại. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa
đề cập đến những thay đổi hay xu hướng phát triển theo thời gian của mối liên hệ này.
Mặt khác, nếu xét về phương pháp thì nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp định
tính, phạm vi nghiên cứu hẹp. Nghiên cứu định lượng liên quan đến vấn đề này phải kể
đến là nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012), đã sử dụng chỉ tiêu tỷ suất thuế thực
tế (ETR) so sánh với tỷ suất thuế luật định (STR) của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng để khẳng định thêm cho mô hình phụ thuộc của kế toán vào thuế,
qua đó đánh giá việc lựa chọn chính sách kế toán ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu hẹp và phương pháp đo lường còn đơn giản nên kết quả nghiên cứu chưa
thật sự thuyết phục.
Tiếp theo, một số nghiên cứu gần đây về chủ đề này nhưng chỉ dừng lại ở
nghiên cứu định tính, mô tả giản đơn về chủ đề kế toán và thuế, chưa có những đóng
góp mới có giá trị làm phong phú thêm chủ đề nghiên cứu (ví dụ như: Bùi Thị Mai
Hoài & Nguyễn Thị Tuyết Hoa, 2015; Nguyễn Văn Cương, 2018; ...)
Từ tổng thể bức tranh nghiên cứu về vấn đề mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên
thế giới và Việt Nam cho thấy hướng nghiên cứu tiến triển theo thời gian của mối liên hệ
là khá phổ biến trên thế giới, nhưng nghiên cứu ở Việt Nam còn chưa khai thác sâu các
chiều hướng khác nhau của mối liên hệ này cũng như chưa có đánh giá thực nghiệm về
mối liên hệ giữa kế toán và thuế. Ngoài ra, vấn đề có nên hay không nên duy trì mối liên
hệ hiện tại cũngđược đề cập nhiều trong các nghiên cứu trên thế giới, nhưng chưa được đề
cập trong các nghiên cứu ở Việt Nam, do chưa có nghiên cứu tập trung vào xu hướng phát
triển của mối liên hệ. Bối cảnh Việt Nam hiện nay đang trong

3


quá trình thay đổi theo hướng hội nhập quốc tế, theo đó Việt Nam dự định thông qua
chuẩn mực IFRS cũng là một vấn đề đặt ra phải nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán
và thuế ở Việt Nam.
Xét về bối cảnh, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện các chính sách, cải

thiện môi trường kinh doanh, tạo tiền đề hoàn chỉnh khi gia nhập khu vực thương mại
tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area – AFTA), ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện
1

và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) . Đây là một hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới – được kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại khu vực và
thế giới với yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Với bối cảnh đó, thôi thúc Nhà nước hoàn thiện
các chính sách, các quy định và chế độ liên quan đến kinh tế tài chính của doanh
nghiệp, đặc biệt là chế độ kế toán và chính sách thuế theo hướng ngày càng gần hơn
với việc thừa nhận theo các thông lệ quốc tế nhằm góp phần tạo điều kiện cho công tác
hạch toán kế toán và thuế ở các doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp (Số 32/2013/QH13), Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp ngày 22 tháng 12 năm 2014,
Luật Kế toán (Số 88/2015/QH13) và các văn bản hướng dẫn khác... thể hiện cho nỗ lực
thay đổi toàn diện về kế toán và thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam hội
nhập.
Từ tổng quan về nghiên cứu kế toán và thuế có thể thấy các xung đột xoay quanh
vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế ở các quốc gia
luôn gắn với định hướng phát triển và bối cảnh kinh tế của từng quốc gia là một trong
những những khoảng trống nghiên cứu mà luận án có thể khai thác. Ngoài ra, các nghiên
cứu đã thực hiện ở phạm vi hẹp, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là mô tả, lập luận hoặc
nghiên cứu thực nghiệm như phương pháp nghiên cứu còn đơn giản ở nước ta trong thời
gian qua cũng đặt ra vấn đề cần tiếp tục phát triển nghiên cứu về chủ đề này. Mặt khác,
bối cảnh Việt Nam hiện nay cũng làm nảy sinh những yêu cầu về thay đổi chính sách kế
toán và thuế, phù hợp với yêu cầu phát triển mới trong xu
1

Vào ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP đã được ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và

30% thương mại toàn cầu. Ngày 09/3/2018 với 11 quốc gia (trừ Hoa Kỳ) đã chính thức ký kết hiệp định đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

4


thế hội nhập. Tình trạng nói trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiếp tục phát triển
nghiên cứu về chủ đề mối liên hệ giữa kế toán và thuế theo hướng rộng hơn về thời
gian và không gian, về cách tiếp cận để cung cấp những bằng chứng học thuật có giá
trị hơn cho chủ đề này ở Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu mối liên hệ
giữa kế toán và thuế ở Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu trong luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án nhắm đến hai mục tiêu sau:
- Đánh giá sự phát triển của mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam trên
phương diện lý thuyết.
- Đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và thuế trong thực tiễn. Nhận diện và đánh giá
ảnh hưởng của các nhân tố đến mối liên hệ giữa kế toán và thuế; từ đó đề xuất các hàm

ý chính sách.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây, và những thay đổi liên
quan đến kế toán và thuế ở Việt Nam làm nảy sinh sự cấp thiết phải nghiên cứu vấn đề
này với những câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết như sau:
- Sự phát triển của mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên phương diện lý thuyết ở
Việt Nam như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải quyết trong chương 2 của luận án.
- Mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên thực tiễn có giống nhau hay không? Các
nhân tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa kế toán và thuế như thế nào? Hàm ý chính
sách nào được rút ra từ kết quả nghiên cứu? Câu hỏi này sẽ được giải quyết trong
chương 3 và 4 của luận án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối liên hệ giữa kế
toán và thuế ở Việt Nam. Cụ thể, xem xét mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên cả
phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu tập trung xem xét quy định, nguyên tắc và thực tiễn đo
lường liên quan đến lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trong kế toán và thuế.
Về không gian: Nghiên cứu ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.

5


Về thời gian: Thời gian nghiên cứu về mặt chính sách từ năm 1995 đến năm 2017
(chỉ tính đến những mốc thời gian ban hành các chính sách quan trọng của kế toán và
thuế); Thời gian thu thập số liệu để đánh giá thực tiễn mối liên hệ là từ năm 2007 đến
năm 2016.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cách tiếp cận được sử dụng trong luận án là
kết hợp phân tích nội dung và cách tiếp cận diễn dịch (Deductive method). Cách tiếp
cận phân tích nội dung được sử dụng để đạt được mục tiêu thứ nhất và được thể hiện ở
chương 2. Cách tiếp cận diễn dịch được sử dụng để đạt được mục tiêu thứ hai và được
thể hiện ở chương 3. Theo cách tiếp cận này, các bước của nghiên cứu tuân theo quy
trình như sau:
Bước 1: Cơ sở lý thuyết
Bước 2: Giả thuyết
Bước 3: Mô hình nghiên cứu
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Bước 5: Phân tích kết quả
Bước 7: Kết luận gắn với lý thuyết
Phù hợp với cách tiếp cận phân tích nội dung và cách tiếp cận diễn dịch, đề tài sử

dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trên
2

phương diện lý thuyết (nghiên cứu De Jure ), luận án dựa vào các quy định về kế toán
và thuế từ năm 1995 đến nay. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp khảo cứu tài
liệu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết kết hợp với phương pháp lịch sử
nhằm tìm hiểu, so sánh, đánh giá mối liên hệ trên phương diện nguyên tắc đo lường
dựa vào các văn bản luật, thông tư, quyết định,... và văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ
thể:
Phương pháp khảo cứu tài liệu: Phương pháp khảo cứu tài liệu sử dụng chủ yếu
là các tài liệu thứ cấp như các quy định, luật, thông tư, quyết định, những văn bản
hướng dẫn thi hành về kế toán và thuế từ năm 1995 đến nay. Các tài liệu được tổng
hợp và hệ thống lại, tìm ra những điểm chung và riêng trong tiến trình phát triển và
2Là chữ Latinh cổ có nghĩa là “dựa trên luật” hay “luật định”, theo từ điển mở Tiếng Việt Wiktionary.

6


thay đổi của các quy định có liên quan đến kế toán và thuế. Căn cứ vào những điểm
tương đồng, không tương đồng, những thay đổi lớn của các quy định về kế toán và
thuế, luận án phân chia tiến triển của mối liên hệ thành 03 giai đoạn để tiến hành đối
chiếu và so sánh. Ngoài ra, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng
được thu thập và đánh giá nhằm xem xét tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt
Nam, giúp cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp trong bối cảnh Việt
Nam hiện nay.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Thông qua phương pháp khảo cứu
tài liệu, các tài liệu thể hiện lịch sử phát triển của kế toán và thuế từ những năm 1995
đến nay được thu thập để đánh giá tiến triển mối liên hệ giữa kế toán và thuế. Phương
pháp lịch sử tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của mối liên hệ giữa kế toán và

thuế, kết hợp với phương pháp logic để đánh giá tiến triển của mối liên hệ này, tìm ra
quy luật và xu hướng phát triển của mối liên hệ giữa kế toán và thuế trong tương lai.
Cả hai phương pháp này được sử dụng chủ yếu như là một phần của hệ thống phương
pháp nghiên cứu định tính, giúp tổng hợp và đánh giá sự phát triển của tổng quan
nghiên cứu theo thời gian, đánh giá sự phát triển của hệ thống kế toán và thuế qua các
giai đoạn ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phương pháp phân tích
thống kê thông qua mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng để tiến hành nghiên cứu
3

thực tiễn mối liên hệ giữa kế toán và thuế (nghiên cứu De Factor ). Dựa vào chỉ tiêu
chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, thông qua mô hình hồi quy
dữ liệu bảng sẽ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở
Việt Nam trong thực tiễn.
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu là số liệu thứ cấp theo thời gian và theo doanh
nghiệp niêm yết lấy từ báo cáo tài chính của 185 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian 10 năm (từ 2007 đến 2016). Việc đánh giá thực
tiễn mối liên hệ giữa kế toán và thuế sẽ dựa vào kết quả kiểm định mô hình về ảnh hưởng
của thuế đến kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và
thu nhập chịu thuế. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên hệ được đề xuất dựa trên cơ sở
các thuyết kinh tế chi phối vấn đề về mối liên hệ giữa kế toán và thuế
3Là chữ Latinh cổ có nghĩa là “trên thực tế” hay “theo thông lệ”, theo từ điển mở Tiếng Việt Wiktionary.

7


bao gồm: Hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp; ảnh hưởng của thuế đến kế
toán và các yếu tố kiểm soát doanh nghiệp.
6. Khung nghiên cứu của luận án
Khung nghiên cứu của luận án được thiết kế nhằm mục đích giải quyết các câu

hỏi nghiên cứu đặt ra được trình bày ở Sơ đồ 0.1. Theo sơ đồ 0.1, khung nghiên cứu
bao gồm các phần: câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
quy trình phân tích, cuối cùng là dự kiến kết quả sẽ đạt được. Thông qua khung nghiên
cứu, có thể thấy hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính
và phương pháp định lượng. Có hai câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết tương ứng với
hai mục tiêu cần đạt được khi nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên hai
phương diện lý thuyết và thực tiễn.

8


TT

1

Câu hỏi
nghiên cứu

Mối liên hệ
giữa kế toán
và thuế trên
phương diện
lý thuyết (De
Jure) như thế
nào?

Thực tế mối
liên hệ giữa
kế toán và
thuế ở Việt


2

Nam? Các
nhân tố nào
ảnh hưởng
đến mối liên
hệ? (De
Facto)

Mục tiêu
nghiên cứu

Phương pháp
nghiên cứu

Hướng giải
quyết

Kết quả
dự kiến

Đánh giá sự
phát triển về
thể chế, chính
sách

Tìm hiểu và
đánh giá sự
phát triển của

mối liên hệ
giữa kế toán
và thuế ở Việt
Nam trên
phương diện
lý thuyết

Phương
pháp
định
tính

Đánh giá dựa
vào phương
pháp của
Lamb & cộng
sự (1998)

Kết luận
về mối
liên hệ
trên
phương
diện lý
thuyết

Đánh giá
CLVV, CLTT
bằng việc so
sánh

Mô hình
nghiên cứu

Tìm hiểu và
đo lường mối
liên hệ giữa

Phương

kế toán và
thuế trên thực

pháp
định
lượng

tiễn

Thu thập số
liệu thực tiễn

Kết luận
về mối
liên hệ
trên thực
tiễn

Phân tích số
liệu


Từ hai phương diện lý thuyết và thực tiễn

Đề xuất hàm ýchính sách về kế toán và thuế ở Việt Nam

Nguồn: Tác giả tự thiết
lập
Sơ đồ 0.1: Khung nghiên cứu của luận án
7. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận: Thực hiện luận án giúp làm rõ hơn mối liên hệ giữa kế toán và
thuế ở Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa kế
toán và thuế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Kết quả thực hiện luận án
cũng cung cấp cơ sở khoa học về mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam cho

9


các nghiên cứu về sau tiếp tục phát triển nghiên cứu và kiểm chứng các khía cạnh khác
nhau của mối liên hệ giữa kế toán và thuế.
Về mặt thực tiễn:
Luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá mối liên hệ giữa kế toán và thuế dựa
vào những quy định và nguyên tắc đo lường, kết hợp với việc phân tích đánh giá thực
nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa kế toán và thuế; qua đó giúp làm
rõ thực tiễn mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả
này cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lý nhà nước để tham khảo trong việc
hoạch định chính sách phát triển kế toán và thuế trong thời gian tới. Về mặt đào tạo,
kết quả thực hiện luận án sẽ cung cấp tài liệu có hệ thống về kế toán và thuế, giúp cho
đào tạo sau đại học thuộc chuyên ngành kế toán.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án gồm 4 chương. Chương 1,
tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa kế toán và thuế. Các chỉ tiêu

để đánh giá bao gồm lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, mối liên hệ này trên thế giới
và phân loại mối liên hệ cũng được đề cập. Cũng trong chương 1, các nghiên cứu liên
quan đến mối liên hệ giữa kế toán và thuế được tìm hiểu để xem xét về cách tiếp cận, về
phương pháp nghiên cứu và những vấn đề đã làm được cũng như chưa làm được trong
những nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, làm cơ sở để đề xuất
phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu được trình bày trong chương 2 và chương
3. Chương 2 và chương 3 có kết cấu riêng biệt từng chương theo hai mảng nghiên cứu lý
thuyết và thực tiễn. Mỗi chương đều có những nội dung cơ bản như giới thiệu, phương
pháp nghiên cứu, các nội dung nghiên cứu chính, kết luận. Chương 2 trình bày nghiên cứu
trên phương diện lý thuyết (De Jure), xem xét tiến triển mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở
Việt Nam bằng phương pháp lịch sử từ năm 1995 đến nay, đồng thời đánh giá mối liên hệ
về nguyên tắc, quy định trong đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Chương
3 liên quan đến mối liên hệ giữa kế toán và thuế trên phương diện thực tiễn (De Facto)
bao gồm hai phần: đánh giá ảnh hưởng của thuế đối với kế toán và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Tất cả những kết
quả phân tích thông qua mô hình hồi quy sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận về mối liên
hệ giữa kế toán

10


và thuế trên thực tiễn, đồng thời so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu lý thuyết ở
chương 2. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đạt được ở chương 2 và chương 3 để
tổng kết, đưa ra kết luận cho toàn bộ luận án, đồng thời qua những kết quả đó đề xuất
những hàm ý chính sách ở góc độ vĩ mô và vi mô trong chương 4.

11


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ
THUẾ
1.1. Giới thiệu
Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa kế toán và thuế được thực hiện trong những
thập niên cuối thế kỷ XX và phát triển mạnh trong những thập niên đầu của thế kỷ
XXI. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa kế toán và thuế ở nước ngoài rất đa dạng về
chủ đề, về cách tiếp cận, và có thể tiến hành trên phạm vi rộng ở nhiều quốc gia (chủ
yếu tiến hành ở các quốc gia Châu Âu) hoặc theo từng quốc gia riêng lẻ như các nước
NaUy, Úc, Romania, Ý, Tunisia, Tây Ban Nha...; Trong khi đó ở nước ta nghiên cứu
về chủ đề này chỉ mới xuất hiện gần đây.
Xét về mặt lý thuyết, các nghiên cứu xuất phát từ nguyên tắc đo lường lợi
nhuận (doanh thu, chi phí) trong kế toán, và khuôn khổ lý thuyết về chi phí chính trị để
tìm hiểu ảnh hưởng của các chính sách thuế đến lợi nhuận kế toán. Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu về mối liên hệ giữa kế toán và thuế tạo ra một số lý luận mới về chủ đề
này. Các nghiên cứu gần đây ở các nước cũng dựa vào thuyết phổ biến cái mới
(Diffusion of innovation theory) và lý thuyết ngữ cảnh để phổ biến các luận điểm mới
đó ở mỗi quốc gia. Từ những lý thuyết cơ bản đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất
những phương pháp luận cơ bản làm nền tảng cho những nghiên cứu về vấn đề mối
liên hệ giữa kế toán và thuế.
Trong chương này, cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa kế toán và thuế sẽ được
trình bày một cách có chọn lọc. Các khái niệm về kế toán, lợi nhuận kế toán, thuế, thu
nhập chịu thuế sẽ được đề cập trong mục 1.2; sơ lược về các quan điểm quốc tế và lý
luận cơ bản về mối liên hệ giữa kế toán và thuế sẽ được đề cập trong mục 1.3; tổng
quan nghiên cứu sẽ được trình bày trong mục 1.4 và cuối cùng kết luận chương 1.
1.2. Khái quát kế toán và thuế
1.2.1. Kế toán và lợi nhuận kế toán
1.2.1.1. Kế toán

12



Theo Luật Kế toán, bộ luật số 88/2015/QH13 quy định rõ "Kế toán là việc thu
thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức
giá trị, hiện vật và thời gian lao động".
Kế toán thông qua Chế độ và chuẩn mực kế toán để lập BCTC nhằm cung cấp
thông tin cho người sử dụng trong việc ra quyết định. Một cách tổng quan, mục tiêu
của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho các nhóm người sử dụng khác nhau như
Nhà nước, nhà đầu tư, người cho vay, chủ nợ, cổ đông, ... Để đạt được mục tiêu này,
một số nguyên tắc kế toán phải được áp dụng như: Cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục,
giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu (Chuẩn mực kế toán 01 – VAS01:
Chuẩn mực chung). Mục tiêu của kế toán có thể thay đổi và sự thay đổi này chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội của kế toán (Choi & mueller, 1992;
Mueller, 1967).
Kế toán được hỗ trợ bởi các tổ chức kế toán như các nhà hoạch định chính sách,
các công ty dịch vụ kế toán - kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp kế toán. Báo cáo tài
chính thường được kiểm toán bởi các công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán và được
tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) (Horngren &
cộng sự, 2006). GAAP được thiết lập bởi các tổ chức đặt tiêu chuẩn khác nhau như
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) ở Hoa Kỳ và Hội đồng chuẩn mực báo
cáo tài chính ở Vương quốc Anh. Vào năm 2012, "tất cả các nền kinh tế lớn" hội tụ
hoặc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) (IFRS Foundation, 2012).
Đối với kế toán, chỉ tiêu lợi nhuận kế toán là một chỉ tiêu quan trọng cung cấp
thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến thuế, và
việc ra quyết định của nhà quản trị, nhà đầu tư đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Lợi nhuận kế toán
Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản
doanh thu và chi phí được xác định theo khuôn khổ kế toán nhất định. Lợi nhuận của
doanh nghiệp được xác định bằng các con số trong báo cáo tài chính của một tổ chức.
Ví dụ về các khuôn khổ kế toán là các Nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
(GAAP) và các chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS). Các khuôn khổ này yêu

cầu sử dụng cơ sở hạch toán kế toán để tính toán số lợi nhuận kế toán. Như vậy, nếu

13


tổng thu nhập vượt quá tổng chi phí ghi nhận, phần còn lại là một khoản lợi nhuận kế
toán. Ngược lại, nếu tổng doanh thu thu được ít hơn tổng số chi phí ghi nhận, phần còn
lại là khoản lỗ kế toán.
Phương trình lợi nhuận kế toán là: Doanh thu theo GAAP quốc gia hoặc IFRS Chi phí theo GAAP quốc gia hoặc IFRS = Lãi / lỗ của kế toán.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17, Lợi nhuận kế toán được định nghĩa là
lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định
theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (VAS 17, đoạn 03). Đo lường
4

lợi nhuận kế toán phụ thuộc vào nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí trong kế
toán. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán. Doanh thu được ghi nhận (trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) khi thu
được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm
bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy (VAS
01). Các điều kiện ghi nhận doanh thu (VAS 17) cho thấy rằng việc ghi nhận doanh thu
không phụ thuộc vào hóa đơn bán hàng đã lập hay chưa mà phụ thuộc vào có sự
chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro hay không. Ghi nhận chi phí để xác định lợi
nhuận dựa vào nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc thận trọng. Nguyên tắc phù hợp
được áp dụng để xác định và ghi nhận các khoản chi phí có gắn kết với doanh thu tạo
ra. Nguyên tắc thận trọng được vận dụng để ghi nhận các khoản chi phí không góp
phần tạo ra doanh thu (như chi phí dự phòng) và chi phí có tạo ra doanh thu nhưng
không đo lường theo cách đáng tin cậy giá trị doanh thu tạo ra (như chi phí quản lý
doanh nghiệp).
1.2.2. Thuế và thu nhập chịu thuế
1.2.2.1. Thuế

Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa thống nhất một
khái niệm về thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau và theo quan điểm của các nhà
kinh tế học khác nhau thì sẽ định nghĩa về thuế khác nhau. Theo nhà kinh tế học
Gaston Jeze đưa ra định nghĩ tương đối cổ điển về thuế: "Thuế là một khoản trích nộp
bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp
4Doanh thu được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và thu nhập khác.

14


cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà
nước" (Gaston,1934). Đứng trên góc độ phân phối thu nhập thì thuế là một phần của
hệ thống phân phối thu nhập quốc dân với mục tiêu chính là tạo nguồn thu cho quốc
gia. Ngoài ra, Nhà nước sử dụng hệ thống thuế để kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, đạt
được các mục tiêu xã hội và có thể khích lệ hoặc hạn chế một số hoạt động kinh doanh
trong nền kinh tế. Cân bằng các mục tiêu này là mối quan tâm của bất kỳ hệ thống thuế
nào, điều này đòi hỏi hệ thống thuế phải đạt được một số tiêu chuẩn như: Công bằng,
hiệu quả, lâu dài, đáng tin cậy, thuận lợi và kinh tế (James & Nobes, 1978). Hầu hết
các quốc gia đều có một hệ thống thuế phù hợp với yêu cầu phát triển của quốc gia,
của cộng đồng và sự đồng tình của chính phủ.
Để huy động nguồn thu cho quốc gia từ các doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh
nghiệp được thiết lập nhằm xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với chỉ tiêu
quan trọng dùng để xác định số thuế phải nộp đó là thu nhập chịu thuế.
1.2.2.2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế là số tiền thu nhập được sử dụng để tính toán số tiền thuế
mà cá nhân hoặc công ty nợ chính phủ trong một năm tính thuế nhất định. Nó thường
được mô tả là thu nhập gộp hoặc thu nhập gộp được điều chỉnh (trừ đi bất kỳ khoản
khấu trừ hoặc miễn thuế nào được cho phép trong năm tính thuế đó). Hay nói cách
khác, thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ,
được xác định theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở

để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) (VAS 17, đoạn 03).
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 của Quốc Hội khóa XII, số
14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 quy định "thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác" (Khoản 1, điều 3). Thu
nhập chịu thuế trong kỳ được xác định thông qua doanh thu tính thuế và chi phí được trừ
thuế. Doanh thu tính thuế vẫn dựa vào cơ sở dồn tích nhưng chịu sự chi phối mạnh mẽ
của bằng chứng pháp lý (hóa đơn, chứng từ) để minh chứng cho doanh thu phát sinh. Chi
phí được khấu trừ thuế là các khoản chi liên quan đến doanh thu tính thuế, phải hợp lý và
phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp (Chính phủ, 2013; Bộ Tài chính,

15


2014) (Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ; Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính).

Thu nhập chịu
5

=

Doanh

-

chi phí được

+

Các khoản thu nhập


thuế
trừ
khác
thu
Nhiều nghiên cứu ở các nước cho thấy (xem ở nội dung tiếp theo), đo lường thu
nhập chịu thuế một mặt dựa vào một số nguyên tắc cơ bản chi phối xác định lợi nhuận kế
toán (cơ sở dồn tích, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc thận trọng), mặt khác chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ về tính pháp lý của các giao dịch phát sinh doanh thu và chi phí. Điều
kiện ràng buộc về mặt pháp lý và hợp lý của doanh thu tính thuế và chi phí được khấu trừ
thuế nhằm ngăn ngừa trốn thuế, gian lận thuế, tuy nhiên trong nhiều trường hợp không
phản ánh đúng thực chất lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp. Chính ràng buộc này là
nguyên nhân của chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.

1.3. Mối liên hệ giữa kế toán và thuế
1.3.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu mối liên hệ giữa kế toán và thuế
Đối với vấn đề về mối liên hệ giữa kế toán và thuế, lý thuyết đo lường lợi nhuận
(lý thuyết chi phí – doanh thu), lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết ngữ cảnh và lý
thuyết phổ biến cái mới là những lý thuyết được áp dụng để đưa ra đánh giá về nhóm
các nhân tố ảnh hưởng. Cụ thể:
Lý thuyết đo lường lợi nhuận (Expenditure – Revenue accounting theory)
Lý thuyết đo lường lợi nhuận (qua doanh thu, chi phí) trong kế toán là một
trong những lý thuyết quan trọng, do Martti Saario đề xuất vào những năm 1940 và
1950 ở Phần Lan dựa trên nguyên tắc thực hiện (realization principle) và nguyên tắc
phù hợp (matching concept) trong việc ghi nhận ba giao dịch trong kế toán về chi phí,
doanh thu và giao dịch tài chính. Lý thuyết này được hình thành và phát triển từ nhu
cầu hòa giải sự xung đột giữa thực hành kế toán và thuế ở Phần Lan. Lý thuyết này
bao gồm một khái niệm khấu hao (nguyên tắc khấu hao thực hiện), ví dụ, nó giả định
rằng khi một thiết bị được mua, thu nhập dự kiến là hoàn thành mục đích khi mua,
khấu hao hàng năm được tính bằng giá mua tương ứng với thu nhập hàng năm. Do đó,

theo lý thuyết, khấu hao bằng với thu nhập hàng năm dự kiến được chiết khấu tại thời
5Công thức được xác định theo Điều 2, thông tư số 96/2015/TT-BTCngày 22/6/2015, sửa đổi bổ sung Khoản 2,
Điều 4, thông tư số 78/2014/TT-BTC.

16


×