Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký và bù trừ chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 38 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
---------0o0---------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC:THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI ĐỊNH CHẾ

ĐỀ TÀI: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN, TRUNG TÂM LƯU KÝ VÀ
BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN

NHÓM
LỚP :
GVHD:NGÔ SỸ NAM

TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2019


MỤC LỤC

1.Công ty chứng khoán……………………………………………………………………..7
1.1 Công ty chứng khoán là gì ?..........................................................................................7
1.2 Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán……………………………………..7
1.3
Vai
trò
công
khoán………………………………………………………….14


1.4 Mô hình tổ chức
khoán……………………………..14



các

hoạt

ty

động

chứng

công

ty

chứng

1.4.1 Mô hình tổ chức công ty chứng khoán…………………………………………...14
1.4.2 Nguyên tắc hoạt động công ty chứng khoán……………………………………..15
2.Sở giao dịch chứng khoán……………………………………………………………….17
2.1
Khái
quát
chung
khoán……………………………………….17


về

sở

giao

dịch

chứng

2.1.1 Khái niệm…………………………………………………………………………17
2.1.2 Chức năng…………………………………………………………………………
17
2.1.3 Vai trò……………………………………………………………………………..17
2.1.4

hình
tổ
khoán…………………………………….....18

chức

sở

giao

dịch

chứng


2.1.5 Hình thức sở hữu sở giao dịch chứng khoán………………………………………
19
2.1.6 Các thành viên sở giao dịch chứng khoán…………………………………………
19
2.1.6.1 Khái niệm……………………………………………………………………..19
2.1.6.2 Phân loại ……………………………………………………………………...19
2.1.6.3 Điều kiện……………………………………………………………………...20
2.1.6.4 Thủ tục kết nạp thành viên……………………………………………………20
2.1.6.5 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên……………………………………......20
2.2 Liên hệ thực tế………………………………………………………………………..21
2.2.1
Sở
giao
dịch
………………………………………………..21

2

chứng

khoán



Nội


2.2.2 Sở giao dịch
Minh……………………………..22


chứng

3.Trung
tâm
lưu


khoán…………………………………….25

khoán

thanh

Thành

toán

phố



trừ

Hồ

Chí
chứng

3.1 Khái quát về hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán…………
25

3.2
Lưu
khoán………………………………………………………………..27



chứng

3.2.1 Khái niệm……………………………………………………………………….27
3.2.2
Nguyên
khoán………………………………………………...27

tắc

lưu



chứng

3.3 Hoạt động bù trừ và thanh toán……………………………………………………..28
3.3.1 Khái niệm………………………………………………………………………..28
3.3.2 Các nguyên tắc và trình tự , thủ tục thanh toán bù trừ…………………………..29
3.3.3 Phương thức bù trừ………………………………………………………………
29
3.3.4 Hoạt động thanh toán và bù trừ của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
(VSD)……………………………………………………………………………………...29
3.4 Vai trò của trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ…………………………………..32
3.5 Các chủ thể tham gia quá trình lưu ký và bù trừ…………………………………….32

3.5.1 Trung tâm lưu ký chứng khoán………………………………………………….32
3.5.2
Thành
ký………………………………………………………………..32

viên

lưu

3.5.3
Ngân
hàng
toán…………………………………………………..32

định

thanh

trợ

thanh

chỉ

3.5.4
Qũy
hỗ
toán…………………………………………………………....32

3.6 Nhận xét về hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam……………....32

3.6.1 Ưu điểm………………………………………………………………………….33
3.6.2 Nhược điểm……………………………………………………………………...33
3.6.3 Thực tiễn…………………………………………………………………………
33
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………35

3


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CTCK : công ty chứng khoán
SGDCK: sở giao dịch chứng khoán
UBCK: ủy ban chứng khoán
VSD: trung tâm lưu ký chứng khoán tại Việt Nam
TTLKCK : trung tâm lưu ký chứng khoán
NHTM : ngân hàng thương mại

4


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
5


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………..............................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

1 .CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. 1 Công ty chứng khoán là gì?
Định nghĩa:
CTCK được quy đinh rõ tại Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC rằng "Công ty chứng
khoán" là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao
gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
"Tổ chức kinh doanh chứng khoán" là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,
công ty quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư thực hiện các nghiệp vụ theo quy đinh
tại Luật chứng khoán như tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán …
Điều kiện thành lập công ty chứng khoán.
Hoạt động của CTCK có ảnh hưởng nhiều tới lợi ích của công chúng nên nó phải
đáp ứng một số điều kiện nhất định.:
Điều kiện về vốn: CTCK phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn
pháp định được qui định cụ thể cho từng loại nghiệp vụ. Một công ty tham gia
nhiều loại hoạt động nghiệp vụ thì yêu cầu về vốn càng nhiều. Mức vốn qui định
cho hoạt động môi giới, tư vấn thường không nhiều. Trong khi đó, nghiệp vụ tự
doanh hay bảo lãnh phát hành đòi hỏi mức vốn pháp định tương đối cao.
Điều kiện nhân sự: Những người quản lí hay nhân viên của công ty chứng khoán
phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và độ tín nhiệm. Thông thường, các nhân

viên của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề. Muốn có giấy phép
6


hành nghề, ngoài việc đáp ứng một số qui định như tuổi tác, trình độ học vấn, lí lịch
tốt phải trải qua những kì thi kiến thức chuyên môn chứng khoán. Những người nắm
giữ các chức năng quản lí trong công ty chứng khoán phải có giấy phép đại diện.
Yêu cầu để được cấp giấy phép đại diện cao hơn so với giấy phép hành nghề về các
mặt học vấn kinh nghiệm công tác.
Riêng đối với quản lí quỹ đầu tư ở một số nước trên thế giới có những điểm khác
biệt. Chẳng hạn một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc cho phép công ty chứng
khoán thành lập và quả lí quỹ đầu tư trong khi điều này không được Inđônêxia chấp
nhận.
1.2 Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
CTCK được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ gồm môi giới chứng
khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng
khoán và các nghiệp vụ tài chính khác (môi giới chứng khoán phái sinh, chứng
quyền có bảo đảm ...).Các công ty chứng khoán có thể là những công ty chuyên kinh
doanh một dịch vụ như công ty chỉ chuyên môi giới, công ty chỉ chuyên thực hiện
bảo lãnh phát hành... hoặc là những công ty đa dịch vụ, hoạt động trên nhiều lĩnh
vực kinh doanh chứng khoán. Nhìn chung có ba nghiệp vụ kinh doanh chính là:
Nghiệp vụ môi giới
Bản chất nghiệp vụ.
Công ty chứng khoán tiến hành nghiệp vụ môi giới sẽ đại diện cho khách hàng tiến
hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường OTC. Khách
hàng sẽ phải chịu hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Các nhà môi giới thường
gặp phải rủi ro khi khách hàng của mình hoặc nhà môi giới giao dịch khác không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn.
Qui trình giao dịch.


Bước 1: Mở tài khoản.
Công ty chứng khoán yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch (tài khoản tiền
mặt hoặc tài khoản kí quỹ). Tài khoản kí quỹ dùng cho giao dịch kí quỹ còn tài
khoản giao dịch dùng cho các giao dịch thông thường.
Bước 2: Nhận đơn đặt hàng.
7


Khách hàng ra lệnh mua, bán cho CTCK dưới nhiều hình thức: Điện thoại, telex,
phiếu lệnh...
Nếu là lệnh bán, CTCK sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình số chứng khoán muốn bán
trước khi thực hiện đơn hàng hoặc đề nghị phải kí quỹ một phần số chứng khoán cần
bán theo một tỉ lệ do uỷ ban chứng khoán qui định.
Nếu là lệnh mua, công ty sẽ đề nghị khách hàng mức tiền kí quỹ nhất định trên tài
khoản kí quỹ của khách hàng tại công ty. Khoản tiền này thường bằng 40% trị giá
mua theo lệnh.
Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện.
Trước đây, người đại diện của công ty gửi tất cả lệnh mua, bán của khách hàng tới
bộ phận thực hiện lệnh hoặc phòng kinh doanh giao dịch của công ty. ở đây, một
người thư kí sẽ kiểm tra xem chứng khoán được mua bán ở thị trường nào (tập
trung, phi tập trung...). Sau đó, người thư kí sẽ gửi lệnh đến thị trường đó để thực
hiện.
Ngày nay, các CTCK có mạng lưới thông tin trực tiếp từ trụ sở chính tới phòng giao
dịch. Do vậy, các lệnh mua, bán được chuyển trực tiếp tới phòng giao dịch của
SGDCK mà không cần chuyển qua phòng thực hiện lệnh.
Bước 4: Xác nhận cho khách hàng.
Sau khi thực hiện lệnh xong, CTCK sẽ gửi cho khách hàng một phiếu xác nhận đã
thi hành xong lệnh.
Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch.
Hoạt động này bao gồm việc đối chiếu giao dịch và bù trừ các kết quả giao dịch.

Hiện nay các nước áp dụng việc đối chiếu cố định: SGDCK sẽ tiến hành bù trừ trên
cơ sở nội dung lệnh của các công ty chứng khoán chuyển vào hệ thống. Những sai
sót CTCK sẽ do CTCK tự sửa chữa.
Việc bù trừ các kết quả giao dịch kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán.
Chứng từ này được gửi cho công ty chứng khoán. Nó là cơ sở để thực hiện thanh
toán và giao chứng khoán.
Bước 6: Thanh toán và giao hàng.
Đến ngày thanh toán, người mua sẽ giao tiền thông qua ngân hàng chỉ định thanh
toán; người bán sẽ giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản tại trung
tâm lưu kí chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục tại Sở, công ty sẽ thanh toán
tiền và chứng khoán cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản khách hàng mở
tại công ty chứng khoán.
Phí môi giới.
Hoạt động với tư cách là nhà đại lí nên công ty chứng khoán được hưởng hoa hồng
môi giới. Số tiền hoa hồng thường được tính phần trăm trên tổng giá trị một giao
dịch. Số tiền mua bán càng nhỏ thì số phần trăm hoa hồng càng lớn.
8


Một số nước hiện nay duy trì tỉ lệ hoa hồng cố định như Thái Lan, Inđônêxia, Trung
Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Theo đó mức hoa hồng cao, thấp tuỳ thuộc vào giá trị hợp
đồng.
Thông thường, các công ty chứng khoán đều có chế độ hoa hồng của mình và thỉnh
thoảng lại điều chỉnh cho thích hợp. Các công ty nhỏ thường phải chờ xem các hãng
lớn cho biết tỉ suất hoa hồng rồi mới công bố tỉ suất của mình.
Thuế giao dịch chứng khoán.
Các công ty chứng khoán phải nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh thu chịu thuế tuỳ thuộc vào các nghiệp vụ mà công ty tiến hành.
Đối với hoạt động môi giới, bảo lãnh, thuế được tính trên mức hoa hồng hay chiết
khấu mà công ty chứng khoán nhận được. Đối với hoạt động tự doanh thuế được

tính trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán. Ngoài ra, công ty chứng
khoán còn phải chịu thuế lợi tức trong trường hợp kinh doanh chứng khoán có lãi.
Nghiệp vụ bảo lãnh.
Bản chất bảo lãnh.
Bảo lãnh là việc hỗ trợ đơn vị phát hành huy động vốn bằng cách bán chứng khoán
trên thị trường. Có ba hình thức bảo lãnh phát hành mà thế giới thường áp dụng:
Một là, bảo lãnh chắc chắn: công ty bảo lãnh phát hành nhận mua toàn bộ số chứng
khoán trong đợt phát hành của công ty phát hành và sau đó sẽ bán ra công chúng.
Giá mua của công ty bảo lãnh là giá đã được ấn định, thường là thấp hơn giá thị
trường. Giá bán của công ty bảo lãnh là giá thị trường. Đây là hình thức công ty bảo
lãnh hoạt động cho chính họ và sẵn sàng chịu mọi rủi ro.
Hai là, bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức mà công ty bảo lãnh phát hành hứa sẽ
cố gắng tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty phát hành. Nếu
không bán hết, công ty bảo lãnh sẽ trả lại số chứng khoán không bán được cho công
ty phát hành. Người bảo lãnh được hưởng số hoa hồng trên số chứng khoán bán
được.
Ba là, bảo lãnh bảo đảm tất cả hoặc không: trường hợp này được áp dụng khi công
ty phát hành chứng khoán cần một số vốn nhất định. Nếu huy động được đủ số vốn
đó thì thực hiện phát hành, còn không huy động đủ thì sẽ bị huỷ bỏ. Ví dụ, một công
ty cố gắng bán toàn bộ 100.000.000$ cổ phiếu nó yêu cầu công ty chứng khoán phải
bán tối thiểu 60% giá trị của đợt phát hành, tức là công ty phải nhận được lượng tiền
bán tối thiểu là 60.000.000 $ nếu không toàn bộ đợt phát hành sẽ bị loại bỏ.
Một số khâu quan trọng trong quy trình bảo lãnh .
+ Lập nghiệp đoàn bảo lãnh.
Khi số số chứng khoán phát hành vượt quá khả năng bảo lãnh của một công ty
chứng khoán thì một nghiệp đoàn bao gồm một số công ty chứng khoán và các tổ
chức tài chính sẽ được thành lập.
9



Nghiệp đoàn này có ý nghĩa phân tán rủi ro trong hình thức bảo lãnh chắc chắn.
Trong nghiệp đoàn có một công ty bảo lãnh chính, thường là người khởi đầu cho
cuộc giao dịch này, đứng ra ký kết và giải quyết các giấy tờ với công ty phát hành.
Nó quyết định công ty chứng khoán nào được mời tham gia nghiệp đoàn và sẽ trả
chi phí bảo lãnh cho các công ty khác trong nghiệp đoàn.
Để việc bán nhanh hơn, nghiệp đoàn bảo lãnh có thể tổ chức thêm một "nhóm bán".
Nhóm này bao gồm một số công ty không nằm trong nghiệp đoàn bảo lãnh, họ chỉ
giúp bán chứng khoán mà không phải chịu trách nhiệm về số chứng khoán không
bán được. Do vậy, thù lao cho họ ít hơn các thành viên trong nghiệp đoàn bảo lãnh.
+ Phân tích, định giá chứng khoán.
Định giá cho cổ phiếu rất phức tạp, ở đây bắt gặp vấn đề nan giải: một mặt, người
phát hành cổ phiếu muốn nhận được càng nhiều tiền càng tốt từ đợt phát hành này;
mặt khác người quản lý muốn định giá sao cho có thể bán được và bán càng nhanh
càng tốt. Nếu giá cao quá công chúng sẽ không mua, nếu giá thấp quá thì giá chứng
khoán sẽ mau chóng chuyển lên cao hơn ở thị trường thứ cấp và người phát hành sẽ
chịu thiệt. Thông thường, việc định giá cổ phiếu căn cứ vào nhiều yếu tố: lợi nhuận
của công ty, dự kiến lợi tức cổ phần, số lượng cổ phiếu chào bán, tỉ lệ giá cả - lợi tức
so với những công ty tương tự, tình hình thị trường lúc chào bán...
Đối với trái phiếu, việc định giá đơn giản hơn vì trên thị trường đã có sẵn lãi suất
chuẩn và yết giá của những người mua, bán chứng khoán cho những loại trái phiếu
tương tự.
+ Ký hợp đồng bảo lãnh.
Sau khi thành lập nghiệp đoàn và tiến hành một số công việc như phân tích định giá
chứng khoán, chuẩn bị cho đợt phân phối chứng khoán ..., nghiệp đoàn bảo lãnh sẽ
ký một số hợp đồng với công ty phát hành trong đó xác định:
Phương thức bảo lãnh.
Phương thức thanh toán.
Khối lượng bảo lãnh phát hành.
+ Đăng kí phát hành chứng khoán.
Sau khi ký hợp đồng bảo lãnh, nghiệp đoàn bảo lãnh phải trình lên cơ quan quản lý

đơn xin đăng kí phát hành cùng một bản cáo bạch thị trường có đầy đủ chữ kí của
công ty phát hành, công ty luật, công ty bảo lãnh. Bản cáo bạch của công ty phát
hành trình bày tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và kế hoạch sử dụng tiền
thu được từ việc phát hành nhằm giúp công chúng đánh giá và đưa ra quyết định
mua chứng khoán.
+ Phân phối chứng khoán trên cơ sở phiếu đăng kí.

10


Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết như phân phát bản cáo bạch và phiếu đăng kí
mua chứng khoán và đợi khi đăng kí phát hành chứng khoán có hiệu lực, công ty
chứng khoán hoặc nghiệp đoàn bảo lãnh sẽ tiến hành phân phối chứng khoán.
Phân phối chứng khoán ra công chúng có thể được thực hiện dưới các hình thức:
Bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể (như các quĩ đầu tư, quĩ bảo hiểm, quĩ hưu
trí...).
Bán trực tiếp cho các cổ đông hiện thời hay những nhà đầu tư có quan hệ với tổ
chức phát hành.
Bán ra công chúng.
+ Thanh toán
Đến đúng ngày theo hợp đồng, công ty bảo lãnh phát hành phải giao tiền bán chứng
khoán cho công ty phát hành. Số tiền thanh toán là giá trị chứng khoán phát hành trừ
đi thù lao cho công ty bảo lãnh.
Thù lao cho công ty bảo lãnh có thể là khoản phí (đối với hình thức bảo lãnh chắc
chắn) hoặc hoa hồng (đối với các hình thức bảo lãnh khác).
Mức phí bảo lãnh tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành, tình hình thị trường và
do hai bên thoả thuận. Nếu là phát hành lần đầu thì phí bảo lãnh cao hơn lần phát
hành bổ sung. Đối với trái phiếu phí và hoa hồng còn tuỳ thuộc vào lãi suất trái
phiếu (lãi suất cao sẽ dễ bán, chi phi sẽ thấp và ngược lại).
Hoa hồng: là tỉ lệ (%) cố định đối với từng loại chứng khoán nhất định. Việc tính

toán và phân bổ hoa hồng do các thành viên trong nghiệp đoàn thương lượng với
nhau.
Phí bảo lãnh: là chênh lệch giữa giá bán chứng khoán trên thị trường và số tiền công
ty phát hành nhận được.
Nghiệp vụ tự doanh.
Đây là nghiệp vụ kinh doanh trong đó công ty chứng khoán dùng kinh phí của mình
để mua và bán chứng khoán, họ tự chịu mọi rủi ro và có thể làm thêm nhiệm vụ tạo
thị trường cho một loại chứng khoán nào đó.
Nhà giao dịch chịu lãi hay lỗ tuỳ thuộc vào chênh lệch giá mua và bán chứng khoán.
Hoạt động buôn bán chứng khoán có thể là:
Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt lệnh mua và bán của mình trên Sở giao dịch, lệnh
của họ được xác định đối với bất kì khách hàng nào không xác định trước.
Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch giữa hai CTCK hay giữa CTCK với khách hàng
thông qua thương lượng. Đối tượng của giao dịch trực tiếp thường là các trái phiếu
và cổ phiếu giao dịch ở thị trường OTC.
Thông thường các công ty chứng khoán phải dành một tỉ lệ % nhất định cho hoạt
động bình ổn thị trường (ở Mỹ luật qui định là 60%). Các công ty có nghĩa vụ mua
11


vào (khi giá chứng khoán giảm) để giữ giá và phải bán ra khi giá chứng khoán lên
để kìm giá chứng khoán.
Ngoài các hoạt động kinh doanh chính: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, công
ty chứng khoán còn tiến hành các nghiệp vụ phụ trợ.
Các nghiệp vụ phụ trợ.
Nghiệp vụ tín dụng.
Ở các thị trường phát triển thì đây là một hoạt động thông dụng. Còn ở những thị
trường chưa phát triển thì hoạt động này bị hạn chế, chỉ các định chế tài chính đặc
biệt mới được phép cấp vốn vay. Một số nước còn qui định không được phép cho
vay kí quỹ.

Cho vay kí quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng
của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp
cho khoản vay.
Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải dàn xếp với ngân hàng và
phải chịu trách nhiệm về khoản vay đó.
Trong tài khoản kí quỹ, tài sản thực của khách hàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định
(50%-60% tuỳ từng nước), số còn lại là tiền vay của công ty chứng khoán. Đến hạn,
khách hàng phải trả vốn vay và lãi cho công ty chứng khoán. Nếu không trả được
nợ, CTCK sẽ bán chứng khoán trên tài sản kí quỹ để thu hồi khoản vay.
Rủi ro đối với công ty chứng khoán xảy ra khi chứng khoán thế chấp giảm giá và
giá trị của chúng thấp hơn giá trị khoản vay kí quỹ. Vì vậy, công ty chứng khoán
không nên tập trung quá mức vào một khách hàng hay một loại chứng khoán.
Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính công ty.
Đây là việc cung cấp các thông tin về đối tượng chứng khoán, thời hạn, các vấn đề
mang tính quy luật của hoạt động đầu tư chứng khoán...Nó đòi hỏi nhiều kiến thức,
chuyên môn kỹ năng và yêu cầu vốn không cao. Tính trung thực của cá nhân hay
công ty tư vấn có ý nghĩa quan trọng.
Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư.
Đây là một dạng tư vấn đầu tư nhưng ở mức độ cao hơn vì khách hàng uỷ thác cho
công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo những nguyên tắc mà
khách hàng yêu cầu. Thông thường nghiệp vụ này tuân thủ theo bốn bước cơ bản:
Bước 1: Công ty chứng khoán và khách hàng tiếp xúc tìm hiểu khả năng của nhau.
Bước 2: Công ty và khách hàng tiến hành kí hợp đồng quản lí.
Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lí. Khi có phát sinh ngoài hợp đồng, công ty
chứng khoán phải xin ý kiến của khách hàng rồi mới được phép quyết định. Công ty
12


chứng khoán phải tách rời hoạt động này với hoạt động môi giới và tự doanh để
tránh mâu thuẫn lợi ích.

Bước 4: Khi đến hạn kết thúc hợp đồng công ty phải cùng khách hàng bàn bạc,
quyết định xem gia hạn hay thanh lí hợp đồng. Khi công ty bị phá sản, tài sản uỷ
thác của khách hàng phải được tách riêng và không được dùng để trả nghĩa vụ nợ
cho công ty chứng khoán.
Khoản phí mà công ty chứng khoán nhận được dựa trên số lợi nhuận thu về cho
khách hàng.
Nghiệp vụ quản lí thu nhập chứng khoán (quản lí cổ tức).
Nghiệp vụ này xuất phát từ nghiệp vụ lưu kí chứng khoán. Công ty phải thực hiện
hoạt động theo dõi tình hình thu lãi chứng khoán khi đến hạn để thu hộ rồi gửi báo
cáo cho khách hàng. Trên thực tế, các công ty chứng khoán không trực tiếp quản lí
mà sẽ lưu kí tại trung tâm lưu giữ chứng khoán.
Ngoài các nghiệp vụ trên, công ty chứng khoán còn có thể tiến hành một số hoạt
đông khác như: cho vay chứng khoán, quản lí quỹ đầu tư, quản lí vốn, kinh doanh
bảo hiểm...
Vì là một định chế tài chính đặc biệt nên công ty chứng khoán phải tuân thủ một số
nguyên tắc nhất định.
Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Quy định về vốn điều lệ của công ty chứng khoán để đươc phép thực hiện
các hoạt động kinh doanh
Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Tự doanh chứng khoán


100 tỷ đồng

Bão lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ đồng

Tư doanh chứng khoán phái sinh

600 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán phái sinh

800 tỷ đồng
13


Phát hành chứng quyền có bảo đảm

1000

ỷ đồng

1.3 Vai trò của công ty chứng khoán
Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường nhằm hướng đến huy động vốn
thông qua kênh chứng khoán. Để có thể phát hành thành công, doanh nghiệp sẽ
được công ty chứng khoán tư vấn, bao lãnh phát hành. Các công ty chứng khoán
đóng vai trò trung gian huy đông vốn cho doanh nghiệp để các giao dịch mua bán
thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Đối với nhà đầu tư

Vai trò của công ty chứng khoán là vô cùng cần thiết đối với nhà đầu tư
Để có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư phải có tài khoản giao
dịch chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán thông
qua hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư sẽ đóng vai trò làm cầu nối giao dịch giữa các
nhà đầu tư.
Đặc biệt đối với những người mới tham gia thị trường, công ty chứng khoán sẽ là
kênh cung cấp nguồn thông tin hữu ích bao gồm báo cáo phân tích thị trường, phân
tích ngành, phân tích doanh nghiệp ... để nhà đầu tư có những nhận định riêng chính
xác hơn.
Đối với thị trường chứng khoán
Các công ty chứng khoán là những thành viên chủ chốt của thị trường chứng khoán,
do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường. Trên thị trường sơ cấp, công ty
chứng khoán cùng sẽ giúp tổ chức phát hành định giá cổ phiếu trước khi phát hành
lần đầu ra công chúng (IPO).
Trên thị trường thứ cấp, công ty chứng khoán đứng vai trò điều tiết thị trường thông
qua hoạt động tự doanh bao gồm cả việc tăng thêm thu nhập cho chính công ty bên
cạnh tạo thanh khoản, điều chỉnh nền giá cổ phiếu.
Đối với cơ quan quản lý
Công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán. Các
thông tin công ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm về thông tin về các cổ
phiếu, thông tin giao dịch, tin tức của tổ chức phát hành, dữ liệu ngành và doanh
nghiệp. Qua đó, cơ quan quản lý thị trường có cơ sỡ dữ liệu tham khảo để có các
biện pháp điều chỉnh thị trường hợp lý.
Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng kết hợp với cơ quản quản lý để kiểm soát thông
tin nhà đầu tư, tránh các hành vi sai trái trên thị trường chứng khoán.
14


1.4.Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.
1.4.1 Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Vì công ty chứng khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác
định mô hình tổ chức kinh doanh của nó có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mỗi
nước đều có một mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán riêng, phù hợp với đặc
điểm của hệ thống tài chính và tuỳ thuộc vào sự cân nhắc lợi hại của những người
làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ta có thể khái quát lên ba mô hình cơ bản
hiện nay là: mô hình công ty chứng khoán ngân hàng hay mô hình ngân hàng đa
năng (bao gồm: Ngân hàng đa năng toàn phần, Ngân hàng đa năng một phần) và
công ty chuyên doanh chứng khoán.
 Trong mô hình ngân hàng đa năng toàn phần, một ngân hàng có thể tham gia tất
cả các hoạt động kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm mà không cần thông
qua những pháp nhân riêng biệt.
 Khác với mô hình trên, trong mô hình ngân hàng đa năng một phần, một ngân
hàng muốn tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thông qua công ty
con là pháp nhân riêng biệt.
 Với mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán, hoạt động kinh doanh chứng
khoán sẽ do công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm
nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.
Các loại hình tổ chức của công ty chứng khoán
Các loại hình tổ chức cơ bản của Công ty chứng khoán bao gồm công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Phổ biến nhất hiện
nay là mô hình công ty cổ phần, ngoài ra còn có công ty TNHH và công ty hợp danh
1.4.2 Nguyên tắc hoạt động đối với công ty chứng khoán.
Nguyên tắc đạo đức.
Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán ảnh hưởng nhiều tới lợi ích công
chúng và biến động của thị trường tài chính. Vì vậy, luật pháp các nước qui định rất
chặt chẽ đối với hoạt động của công ty chứng khoán. Nhìn chung có một số nguyên
tắc cơ bản sau:
+ CTCK có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng, chỉ được tiết lộ thông tin khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ CTCK phải giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không được tiến hành bất cứ hoạt

động lừa đảo phi pháp nào.
+ CTCK không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh.

15


+ CTCK phải tách biệt tài sản của mình với tài sản của khách hàng và tài sản của
khách hàng với nhau; không được dùng tài sản của khách hàng làm vật thế chấp, trừ
trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản.
+ CTCK khi thực hiện tư vấn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, đảm
bảo thông tin chính xác, tin cậy.
+ CTCK không được nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao thông
thường cho hoạt động dịch vụ của mình.
+ Ở nhiều nước, CTCK phải đóng tiền vào quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán để
bảo vệ lợi ích cho khách hàng trong trường hợp công ty chứng khoán bị mất khả
năng thanh toán.
+ Ngoài ra, các nước còn có qui định chặt chẽ nhằm chống thao túng thị trường;
cấm mua bán khớp lệnh giả tạo với mục đích tạo ra trạng thái "tích cực bề ngoài";
cấm đưa ra lời đồn đại, xúi dục hoặc lừa đảo trong giao dịch chứng khoán; cấm giao
dịch nội gián sử dụng thông tin nội bộ mua bán chứng khoán cho chính mình làm
thiệt hại tới khách hàng.
Nguyên tắc tài chính.
Vốn.
Vốn của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ. Nhìn chung, số
vốn cần có để thực hiện nghiệp vụ chứng khoán được xác định bằng việc cân đối
giữa vốn pháp định và nhu cầu vốn kinh doanh của công ty.
Cơ cấu vốn: Nợ và Có.
Cơ cấu vốn là tỉ lệ các khoản nợ và vốn cổ đông hoặc vốn góp của các thành viên
mà công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc huy động
vốn được tiến hành thông qua việc góp vốn của các cổ đông, thông qua hệ thống

ngân hàng, thị trường vốn.
Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của công ty chứng khoán có các đặc điểm chung:
Các công ty phụ thuộc khá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn.
Các chứng khoán đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường chiếm phần lớn tổng giá
trị tài sản của công ty chứng khoán (40%-60%).
Ở các nước đang phát triển, thông thường các công ty chứng khoán không được vay
vốn của nước ngoài trong khi ở những nước phát triển điều này được phép thực
hiện.
Tỉ lệ nợ tuỳ thuộc vào công ty chứng khoán nhưng phải tuân theo qui định của các
cấp quản lí.

16


Quản lí vốn và hạn mức kinh doanh.
* Quản lí vốn khả dụng: các công ty chứng khoán thường phải duy trì một mức vốn
khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán.
* Quản lí quỹ bù đắp rủi ro: Các công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh
thường phải duy trì một tỉ lệ dự trữ trên mức lợi nhuận ròng, còn các công ty môi
giới duy trì tỉ lệ dự trữ tính trên tổng doanh thu với mục đích bù đắp các khoản lỗ
kinh doanh trong năm đó.
* Quản lí quỹ bổ sung vốn điều lệ: công ty chứng khoán phải trích tỉ lệ phần trăm lãi
ròng hàng năm để lập quĩ bổ sung vốn điều lệ cho tới khi đạt một tỉ lệ phần trăm nào
đó của vốn điều lệ. Quĩ này dùng bù đắp những thâm hụt trong tương lai.
* Quản lí hạn mức kinh doanh: hạn mức kinh doanh được qui định khác nhau tuỳ
từng quốc gia. Thông thường nó tuân theo một số qui định sau:
Hạn chế mua sắm tài sản cố định theo tỉ lệ % trên vốn điều lệ.
Đặt ra hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán.
Qui định hạn mức đầu tư vào một số tài sản rủi ro cao.
Chế độ báo cáo.

Các thông tin tài chính được thể hiện qua các báo cáo. Các báo cáo này, theo qui
định một số nước, phải nộp cho UBCK (hoặc cơ quan quản lý tương đương) và một
tổ chức tự quản làm cơ quan kiểm tra các báo cáo tài chính thường niên đã được
kiểm toán. Báo cáo tài chính được kiểm toán bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo lỗ lãi.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài báo cáo thường niên, công ty chứng khoán phải gửi một báo cáo quản lý toàn
diện về tình hình tài chính theo quý như quy định của Uỷ ban chứng khoán.
Ngoài ra công ty phải gửi báo cáo hàng tháng cho tổ chức tự quản có thẩm quyền để
kiểm tra tình hình tài chính và việc tuân thủ các trách nhiệm tài chính.
Nếu công ty chứng khoán không đáp ứng được một số tiêu chuẩn kinh doanh và tài
chính thì có thể phải gửi nhiều báo cáo hơn (báo cáo tuần).
Top 5 công ty chứng khoán uy tín nhất tại Việt Nam
 CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
 Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
 CTCP Chứng kháon MB (MBS)
 CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
17


 CTCP Chứng khoán VNDirect (VND)
2. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
2.1 Khái quát chung về sở giao dịch chứng khoán
2.1.1.Khái niệm:
Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo quy định của
pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ
chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán
Theo tính chất của tổ chức thị trường sở giao dịch chứng khoán là thị trường giao
dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung được gọi là sàn giao

dịch hay thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết tại sở thông
thường là chứng khoán của công ty lớn, có danh tiếng , được trải qua các thử thách
trên thị trường và đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết ( định tính , định lượng )
theo quy định của pháp luật Việt Nam.Tại Việt Nam hiện có hai sở giao dịch lớn
:SGDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và SGDCK Hà Nội ( HNX).
2.1.2 Chức năng
Sở giao dịch chứng khoán có các chức năng chính sau :
-Cung cấp , đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giao dịch chứng khoán ( địa
điểm và hệ thông giao dịch ).Đảm bảo cho việc giao dịch được diễn ra thông suốt,
đúng pháp luật , kể cả công khai giá cả .
-Tổ chức niêm yết và giám sát chứng khoán niêm yết, tổ chức niêm yết.
-Tổ chức và giám sát chặt chẽ quá trình giao dịch chứng khoán.
-Giám sát chặt chẽ những người tham gia vào quá trình giao dịch.
2.1.3.Vai trò
-Huy động vốn cho các dự án công của Chính phủ.
-Huy động vốn cho doanh nghiệp
-Kênh chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.
-Tạo tính thanh khoản cho các khoản đầu tư.
-Tạo một cơ chế xác định giá minh bạch, công bằng.
-Tăng cường tính minh bạch cho nền kinh tế.
-Hỗ trợ quản lý công ty ngày càng hiệu quả.
-Tạo kênh đầu tư hiệu quả cho công chúng.
-Hàn thử biểu của nền kinh tế
18


2.1.4.Mô hình tổ chức sở giao dịch chứng khoán

Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng thành viên

Ban kiểm sát

Hội đồng quản trị

Ban điều hành

Các phòng chức năng

-Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất gồm các thành viên đại diện là
những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường chứng khoán.Thành
viên của hội đồng quản trị bao gồm: đại diện của công ty chứng khoán thành viên,
một số đại diện không phải là thành viên như tổ chức niêm yết, giới chuyên môn ,
nhà kinh doanh, chuyên gia luật và thành viên đại diện cho chính phủ.
-Ban giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của SGDCK, giám sát
hành vi giao dịch của các thành viên, dự thảo các quy định và quy chế của SGDCK
và hoạt động một cách độc lập và chịu sự giám sát từ hội đồng quản trị
-Các phòng ban :nhiệm vụ là tư vấn , hỗ trợ cho hội đồng quản trị và bán giám đốc
điều hành trên cơ sở đưa ra các ý kiến đề xuất thuộc lĩnh vục của phòng ban chức
năng
2.1.5.Hình thức sở hữu của sở giao dịch chứng khoán
-Hình thức sở hữu thành viên :SGDCK do các thành viên công ty chứng khoán sở
hữu, được tổ chức dưới hìn thức công ty trách nhiệm hữu hạn , có hội đồng quran trị
do công ty chứng khoán thành viên bầu ra theo từng nhiệm kỳ.Ưu điểm của hình
19


thức này tiết kiệm chi phí , dễ quản lý thị trường vì người tham gia giao dịch đồng
thời cũng là người quản lý , điển hình như ở Hàn Quốc , Newyork, Tokyo, Thái
Lan ,..
-Hình thức sở hữu công ty cổ phần :được tổ chức dưới dạng một công ty cổ phần

đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên , ngân hàng, công ty tài chính, bảo
hiểm tham gia với tư cách là các cổ đông, hoạt động vì mục đích lợi nhuận , hình
thức này áp dụng ở Đức , Anh và Hồng Kong
-Hình thức sở hữu nhà nước: đây là mô hình do chính phủ hoặc một cơ quan chính
phủ đứng ra thành lập, quản lý , sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn của SGDCK. Ưu
điểm của hình thức này là mục tiêu không phải là lợi nhuận làm chính mà chủ yếu
bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư.Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết Nhà Nước
có thể can thiệp cần thiết để giữ cho thị trường ổn định lành mạnh.Bên cạnh đó cũng
có hạn chế thiếu tính độc lập , còn cứng nhắc, chi phí lớn và kém hiệu quả.
Ví dụ ở Hàn Quốc ,SDGCK được thành lập từ năm 1956 đến năm 1963 bị vỡ nợ
phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên SGDCK gây lộn xộn trong thị trường , sau
đó nhà nước phải đứng ra nắm quyền sở hữu SGDCK trong thời gian khá dài từ năm
1963 đến năm 1988 trước khi đổi sang mô hình sở hữu thành viên có một phần sở
hữu của nhà nước.
2.1.6.Các thành viên của sở giao dịch chứng khoán
2.1.6.1 Khái niệm :
Thành viên của SGDCK là tổ chức hay cá nhân hoạt động kinh doanh chứng
khoán được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán
thông qua hệ thống của sở giao dịch và tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ do sở
giao dịch đề ra.
2.1.6.2 Phân loại :
-Các chuyên gia thị trường
-Các nhà môi giới của công ty thành viên ( môi giới hưởng hoa hồng )
-Nhà môi giới độc lập ( nhà môi giới “ hai đô la”)
-Nhà tạo lập thị trường cạnh tranh
=>Tại Việt Nam, thành viên SGDCK là các công ty chứng khoán được UBCKNN
cấp giấy phép hoạt động và được SGDck chấp thuận trở thành thành viên của sở
giao dịch.
2.1.6.3 Điều kiện
-Thành viện của SGDCK có thể là pháp nhân hoặc thể nhân

-Phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật và SGDCK về
20


+ Tài chính : có tình hình tài chính lành mạnh , có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để
tiến hành hoạt động bình thường. Ở Việt Nam quy định vốn pháp định đối với từng
công ty chứng khoán theo từng nghiệp vụ kinh doanh : môi giới ( 25 tỉ ) ,tự doanh
(100 tỉ ), bảo lãnh phát hành (165 tỉ ), tư vấn đầu tư chứng khoán ( 10 tỉ ). Ngoài ra
tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần cũng như các chi báo kinh doanh của công ty cũng phải
được bình thường.
+ Nhân sự : số lượng và chất lượng của ban điều hành, các nhà phân tích chứng
khoán và các chuyên gia khác phải được quy định trong quy chế nhân sự - là những
người hiểu biết chuyên môn về hoạt động kinh doanh chứng khoán, phân tích được
sự biến động giá cả trên thị trường, và là người có đạo đức trong kinh doanh chứng
khoán ( người có năng lực pháp lực , năng lực hành vi dân sự đầy đủ , không có tiền
án tiền sự không là chủ các doanh nghiệp phá sản trước đây.
+Cơ sở vật chất kỹ thuật :có trụ sở chính , chi nhánh , văn phòng giao dịch cũng
như cơ sở vật chất , kỹ thuật phải đảm bảo đúng yêu cầu của kinh doanh
2.1.6.4 Thủ tục kết nạp thành viên
-Một là hình thức đăng ký thành viên : các công ty chứng khoán được cấp phép hoạt
động kinh doanh chứng khoán đều được đăng ký trở thành thành viên của SGDCK ,
hình thức này áp dụng cho giai đoạn đầu hoạt động của SGDCK vì lúc số lượng
thành viên còn ít.
Theo quy định của Việt Nam thủ tục , hồ sơ đăng ký bao gồm :đơn đăng ký làm
thành viên, giấy cam kết làm thành viên,điều lệ công ty chứng khóan,bản sao giấy
phép hoạt động,bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thành viên lưu ký, quy tắc đạo đức
nghề nghiệp, bản sao giấy phép hành nghề của nhân viên.
-Hai là hình thức thu nhận thành viên : SGDCK sẽ đưa ra những quy định để chọn
những thành viên có khả năng tài chính , có uy tín và kinh nghiệm để làm thành viên
, đây là hình thức khắc khe hơn bởi lúc này SGDCK đã hoạt động ổn định và phát

triển cao.
2.1.6.5 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên
-Quyền của thành viên :
+ Quyền bỏ phiếu các quyến định quan trọng của SGDCK
+ Quyền được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của sở giao dịch theo quy đ
+ Nhận các thông tin theo thỏa thuận cảu sở giao dị
+ Được thu phí đào tạo theo quy định
+ Được tự nguyện chấm dựt tư cách thành viên sau khi được chấp nhận từ sở giao
dịch
-Nghĩa vụ của thành viên :
21


+ Nghĩa vụ báo cáo
+ Nghĩa vụ thanh toán các khoản phí
+ Đóng góp vào các quỹ hỗ trợ thanh toán
2.2.Liên hệ thực tế
2.2.1.Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tên tiếng Anh là Hanoi Stock Exchange, viết tắt
là HNX) là thị trường chứng khoán tại Hà Nội.
Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam gồm một số mã chứng khoán được
giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được gọi là HNX-Index.
a) Lịch sử
Tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), được thành lập
theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ,
chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị
trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu.
Ngày 2/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển
đổi TTGDCK Hà Nội, thành Sở GDCK Hà Nội. Ngày 24/6/2009 Sở GDCK Hà Nội
chính thức hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
Sau gần 7 năm hoạt động, quy mô của Sở đã phát triển mạnh mẽ với 3 thị trường
giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường trái phiếu
Chính phủ và thị trường UPCoM; song song với đó Sở GDCK Hà Nội cũng tổ chức
các hoạt động đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
Chức năng của Sở GDCK Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều
hành thị trường giao dịch chứng khoán. Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội
là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu
quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng
cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn
quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh
nghiệp tham gia thị trường.
b) Quy định giao dịch chứng khoán niêm yết
1. Thời gian giao dịch:
- Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ)
+ Buổi sáng: 09h00-11h30
+ Buổi chiều: 13h00-15h00
2. Giá tham chiếu của cổ phiếu:
22


Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là giá cơ sở của ngày giao dịch gần
nhất trước đó.
Giá cơ sở là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo
phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối cùng của thời gian giao dịch
trong ngày theo quy định. Trường hợp không có giao dịch được thực hiện trong thời
gian trên, giá cơ sở được xác định bằng mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày
giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục.
3. Biên độ dao động giá:
Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu đang giao dịch là ±10%.

Không áp dụng biên độ dao động giá đối với các giao dịch trái phiếu.
4. Phương thức giao dịch:
SGDCKHN áp dụng 2 phương thức giao dịch là khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.
- Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục là phương thức trong đó bên mua, bên
bán nhập lệnh vào hệ thống, hệ thống sẽ tự so khớp các lệnh giao dịch theo các
nguyên tắc sau đây:
+ Ưu tiên số 1: Ưu tiên về giá: giá mua cao hơn được ưu tiên thực hiện trước, giá
bán thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
+ Ưu tiên số 2: Ưu tiên về thời gian: các lệnh cùng phía có giá như nhau thì lệnh nào
vào trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Giá thực hiện là giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước
- Phương thức giao dịch thỏa thuận là phương thức trong đó bên mua, bên bán có
thể thỏa thuận trước và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch hoặc tìm các lệnh
quảng cáo có trên hệ thống để thỏa thuận các điều kiện giao dịch.
5. Lệnh giao dịch:
Lệnh giao dịch được áp dụng trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại SGDCKHN là
lệnh giới hạn.
Trong phiên giao dịch, lệnh giới hạn được nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực
cho đến hết phiên hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ trên hệ thống.
6. Đơn vị giao dịch:
Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu/trái phiếu.
Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận. Áp dụng khối lượng
giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thỏa thuận là 5.000 cổ phiếu hoặc 1.000 trái
phiếu.
Giao dịch lô lẻ: Giao dịch có khối lượng từ 1 đến 99 chứng khoán niêm yết có thể
được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch của
SGDCKHN hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
23



7. Đơn vị yết giá:
Đối với giao dịch cổ phiếu: 100 đồng
Không quy định đối với giao dịch thỏa thuận và giao dịch trái phiếu.
8. Phương thức và thời gian thanh toán:
Thanh toán bù trừ đa phương với thời hạn thanh toán T+3
9. Sửa, hủy lệnh:
Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực
hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
Nhà đầu tư được phép sửa giá, hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên
của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.
2.2.2.Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập tháng
7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ
thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng.
a) Lịch sử
Trước năm 1975, tòa nhà của Sở Giao dịch Chứng khoán là Hội trường Diên
Hồng thời Việt Nam Cộng hòa, là trụ sở và nơi họp của Thượng viện Việt Nam
Cộng hòa, bắt đầu năm 1967 đến 30 tháng 4 năm 1975.

Mặt tiền Sở Giao dịch Chứng
( nguồn: />
khoán
24

Thành

phố


Hồ

Chí

Minh


Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đặt tại số 16 đại lộ Võ Văn
Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (số cũ là 45-47
Bến Chương Dương, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là Hội trường Diên
Hồng) được chính thức khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 2000, và các giao dịch bắt
đầu từ ngày 28 tháng 7 năm 2000. Từ khi thành lập đến ngày 7 tháng 8 năm 2007,
mang tên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC). Từ
ngày 8 tháng 8 năm 2007, HSTC mới được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Ngày đầu, có hai đơn vị được niêm yết, đó là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)
và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có hai phiên
giao dịch. Hiện Sở tổ chức giao dịch 5 ngày mỗi tuần. Đến ngày 5 tháng
3 năm 2012 có 308 công ty và 5 chứng chỉ quỹ đầu tư đăng ký niêm yết. Ngày 6
tháng 2, Sở áp dụng chính thức chỉ số mới là VN30 bao gồm 30 mã chứng khoán
của 30 công ty có tỉ lệ vốn hóa lớn nhất trong rổ VN-Index. Theo đó VN30 sẽ có 30
mã chính thức và 10 mã dự phòng, cứ sau 6 tháng sẽ lựa chọn lại 1 lần vào tháng 1
và tháng 7 hàng năm.
Ban đầu, tổng sở hữu của người nước ngoài bị giới hạn 20% cổ phiếu (kể cả chứng
chỉ quỹ đầu tư) và 40% trái phiếu. Tháng 7 năm 2003, nhằm nâng cao sức hấp dẫn
của thị trường và thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng như tăng tính
thanh khoản, chính phủ đã nâng tỷ lệ sở hữu chứng khoán của nước ngoài lên 30%
đối với cổ phiếu và hủy bỏ hoàn toàn tỷ lệ sở hữu hạn chế đối với trái phiếu. Cuối
năm 2005, giới hạn sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài được tăng lên 49%, trừ
đối với ngân hàng vẫn giữ là 30%. Để kiểm soát giới hạn này, các nhà đầu tư nước

ngoài tham gia giao dịch tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán của Việt Nam phải
đăng ký để được cấp một mã số giao dịch.
Cuối năm 2006, có 35 công ty chứng khoán được cấp giấy phép. Trong số này, có 9
công ty được phép thực hiện tất cả năm nghiệp vụ chứng khoán: môi giới, lưu ký, tư
vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ và tự doanh. Vốn điều lệ tối thiểu bắt
buộc để công ty được phép thực hiện cả năm nghiệp vụ như vậy là 43 tỷ đồng. Theo
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, mức vốn điều lệ tối
thiểu đó là 200 tỷ đồng; các công ty đã được cấp phép hoạt động trước đó được gia
hạn một thời gian để tăng vốn cho đủ mức quy định.
Đến cuối năm 2007, có 210 công ty niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh với mức vốn hóa trên thị trường đạt trên 40% GDP, nếu tính cả trái
phiếu, quy mô thị trường đạt gần 50% GDP, đến cuối năm 2007 có khoảng 300.000
nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch trên thị trường.
Theo xếp hạng tín dụng của Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, đến thời điểm đầu tháng 12 năm 2007, có 55 doanh nghiệp niêm yết
tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng AAA, chiếm
49,55%, con số tương tự tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội là 19 doanh
nghiệp, chiếm 21,84%.
25


×