Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

phân tích hoạt động mua bán trực tiếp trong thương mại quốc tế và liên hệ với một tình huống thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.97 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---oOo---

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ

Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN TRỰC TIẾP
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI MỘT
TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Vân
Nga
Sinh viên thực hiện
Lớp

:

: Thương mại quốc tế.2

1


HÀ NỘI

2


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG



---oOo---

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ

Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN TRỰC TIẾP
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI MỘT
TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Vân
Nga
Sinh viên thực hiện
Lớp

:

: Thương mại quốc tế.2

HÀ NỘI – 2018

3


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của khoa học công
nghệ và tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và phương
thức hoạt động thương mại đã thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các

quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng
phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một
cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành, tồn tại và phát triển của
các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vi khu vực, tiểu khu vực
và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ qua đã đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệ
kinh tế thương mại quốc tế. Tình hình này làm cho các quốc gia
không thể chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế thương mại trong phạm vi
quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế thương mại
trong khu vực hoặc toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình
và tầm quan trọng kinh tế - xã hội và chính trị của nó được để ý đến
một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây.
Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện
nay đã cho thấy rõ xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò của
thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của các nước. Thương
4


mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho
các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh
tế và làm giàu cho đất nước. Thương mại quốc tế ngày nay đã không
chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà thể hiện sự phụ thuộc
tất yếu của các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy
thương mại quốc tế được coi như là một tiền đề, một nhân tố để phát
triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân
công lao động và chuyên môn hóa quốc tế. Trong những năm qua,
Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong hoạt động thương mại
quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thương mại quốc
tế đối với Việt Nam, nhóm 106 quyết định thực hiện nghiên cứu đề

tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN TRỰC TIẾP TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI MỘT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ”.

5


PHẦN 1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1

Khái niệm

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn
bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối
quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất
kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực
quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế,
phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ
mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào
phân công lao động quốc tế. Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một tiền đề một
nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công
lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất
nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính đến
lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn luôn tính toán cái
có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao
động quốc tế để có đối sách thích hợp. Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu
quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau ngày càng lớn.
Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá,
giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên

ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của
"toàn cầu hoá".
Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế
học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc
tế.
1.2

Các lý thuyết về thương mại quốc tế

1.2.1

Lý thuyết Trọng thương

Coi trọng xuất nhập khẩu, phái này cho rằng đó là con đường mang lại sự phồn
thịnh cho đất nước, tuy nhiên cần phải xuất siêu, nghĩa là xuất khẩu phải lớn hơn nhập
khẩu.
• Vàng bạc (quý kim) bị coi trọng quá mức
• Lý thuyết trọng thương đã biết đánh giá về vai trò của thương
mại quốc tế

6


• Có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động thương
mại quốc tế
• Coi việc buôn bán với nước ngoài không phải xuất phát từ lợi
ích chung của hai nước mà chỉ vun vén lợi ích chung cho mình
1.2.2
a.


Adam Smith với lợi thế tuyệt đối

Quan điểm kinh tế cơ bản của A.Smith

• Khẳng định vai trò của cá nhân trong hệ thống kinh tế tư
doanh.
• Khẳng định việc phân công lao động sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận.
Theo A.Smith cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia chính là lợi thế
tuyệt đối. Theo Smith, lợi thế tuyệt đối chính là chi phí sản xuất
1 sản phẩm (A) của quốc gia này (I) thấp hơn so với chi phí sản
xuất của chính sản phẩm ấy (A) của một quốc gia khác (II). Khi
đó, quốc gia này sẽ tập trung vào sản xuất sản phẩm có chi phí
sản xuất thấp và đem trao đổi với quốc gia khác. Bằng cách đó,
lao động của các quốc gia sẽ dược sử dụng có hiệu quả hơn và
sản phẩm của cả hai quốc gia sẽ tăng lên.
b.

Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Giả sử 1 giờ lao động ở Mỹ sản xuất được 6 mét vải, 1 giờ lao động ở Việt Nam
chỉ sản xuất được 1 mét vải. Trong khi đó 1 giờ lao động ở Mỹ thì chỉ sản xuất được 4
kg lương thực, còn ở Việt Nam thì sản xuất được 5kg lương thực. Các số liệu được
biểu thị như sau:

Nếu theo quy luật lợi thế tuyệt đối (so sánh cùng 1 sản phẩm về năng suất lao
động ở 2 quốc gia Mỹ và VN) thì Mỹ có năng suất lao động cao hơn về sản xuất vải so
với Việt Nam và ngược lại Việt Nam có năng suất lao động cao hơn về sản xuất lương
thực so với Mỹ. Do đó, Mỹ sẽ tập trung sản xuất vải để đem trao đổi lấy lương thực
của Việt Nam (xuất khẩu vải và nhập khẩu lương thực). Còn Việt Nam sẽ tập trung sản
xuất lương thực và xuất khẩu để nhập khẩu vải.


7


Nếu Mỹ đổi 6 mét vải lấy 6kg lương thực của Việt Nam thì Mỹ được lợi 2kg
lương thực vì nếu 1 giờ sản xuất trong nước thì Mỹ chỉ sản xuất được 4kg lương thực
mà thôi. Như vậy, Mỹ sẽ có lợi 2:4=1/2 giờ lao động
Việt nam sản xuất 1 giờ chỉ được 1mét vải, với 6m vải trao đổi được Việt Nam
phải mất 6 giờ đồng hồ. Giả sử Việt Nam tập trung 6 giờ đó vào sản xuất lương thực sẽ
được 6 giờ x 5kg/giờ = 30 kg lương thực. Mang 6kg đem trao đổi lấy 6 mét vải, còn lại
24kg. Như vậy, Việt Nam sẽ tiết kiệm được 24:5kg/h ~ 5 giờ lao động.Qua ví dụ trên
ta thấy thực tế là Việt Nam có lợi nhiều hơn so với Mỹ. Tuy nhiên điều này không
quan trọng, mà quan trọng hơn là cả hai bên đều có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất
những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và mang đi trao đổi.
1.2.3

Lý thuyết lợi thế so sánh

Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh của mình, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết
làm đơn giản hóa mô thức mậu dịch.
• Chỉ có 2 quốc gia và 2 loại sản phẩm
• Mậu dịch tự do
• Lao động có thể chuyển dịch hoàn toàn chỉ trong một quốc gia
nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia.
• Chi phí sản xuất là cố định
• Không có chi phí vận chuyển
• Lý thuyết tính giá trị bằng lao động.
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là "kém nhất" (tức là không có lợi thế
tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia
khác được coi là "tốt nhất" (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm). Và

quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với trước khi họ giao thương.
Trong trường hợp này, quốc gia thứ nhất có thể chuyên môn hóa và xuất khẩu sản
phẩm họ không có lợi thế tuyệt đối so với nước kia, nhưng có lợi thế tuyệt đối lớn hơn
giữa 2 sản phẩm trong nước (tức là họ có lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối) và nhập
khẩu sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nước (tức là họ
không có lợi thế so sánh).
Nội dung của quy luật có thể minh họa bằng số liệu sau:

8


Sự khác nhau giữa bảng 2 và 1 là ở chỗ bây giờ ở Việt Nam một giờ chỉ sản xuất
được 2 kg lương thực hay vì 5 kg trước đây (ở bảng 1).
Theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo thì cả 2 quốc gia đều có lợi nếu
Mỹ chuyên môn hóa sản xuất vải và xuất khẩu một phần để đổi lấy lương thực của
Việt Nam. Còn Việt Nam thì chuyên môn hóa sản xuất lương thực và xuất khẩu một
phần để đổi lấy vải của Mỹ.

9


PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN TRỰC TIẾP TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.3 Khái niệm
Hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế là hoạt động nhằm mục đính sinh
lợi, gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác. lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức
đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

1.4 Đặc điểm
Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặc
điểm sau đây:
• Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương
nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các
hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp
• Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh (Đ6 Luật thương mại).
• Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thương nhân
theo Luật thương mại)
• Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại: lợi nhuận
• Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản
là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng
hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài ra, các hình thức đầu tư
nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.
1.5

Cách thức giao dịch

Giao dịch trực tiếp là giao dịch mà người bán và người mua trực tiếp liên hệ,
thảo luận với nhau hoặc qua thư từ, điện tín, về giá cả, hàng hóa, điều kiện,… Quy
trình này bao gồm: hỏi giá, báo giá, chào hàng, hoàn giá, chấp nhận chào hàng và xác
nhận.
• Hỏi giá
− Xét về mặt pháp lý: lời mời bước vào giao dịch của bên mua.
10



− Xét về mặt thương mại: bên mua đề nghị bên bán báo cho
mình biết giá cả của hàng hóa và các điều kiện để mua hàng.
• Báo giá: thông báo về giá cả hàng hóa cho khách hàng
• Chào hàng:
− Là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ bên bán.
− Hình thức: văn bản, lời nói, hành vi cụ thể
− Phân loại:
+ Chào hàng cố định
+ Chào hàng tự do
− Điều kiện hiệu lực của chào hàng:
+ Bên được chào nhận được chào hàng
+ Chào hàng hợp pháp: chủ thể, nội dung, hình thức, đối tượng
− Thu hồi, hủy bỏ chào hàng
+ Chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người được chào hàng nhận
được thông báo về việc hủy chào hàng trước hoặc cùng thời
điểm nhận được chào hàng.
+ Chào hàng cố định không thể hủy bỏ.
• Hoàn giá: là sự mặt cả về giá cả và các điều kiện giao dịch.
Hoàn giá bao gồm nhiều sự trả giá.
• Chấp nhận chào hàng: là sự đồng ý với các nội dung của chào
hàng mà phía bên kia đưa ra, thể hiện ý chí đồng tình của phía
bên kia để ký kết hợp đồng.
− Phân loại:
+ Chấp nhận vô điều kiện
+ Chấp nhận có bảo lưu
− Tính hiệu lực:
+ Người nhận giá cuối cùng chấp nhận
+ Chấp nhận không có sự phụ thuộc vào một vài bước tiếp theo
mà các bên thực hiện

+ Chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng
+ Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đề nghị.
11


+ Chấp nhận chào hàng có hiệu lực thì hợp đồng được ký kết.
− Hình thức: lời nói, hành vi hoặc văn bản.
− Chấp nhận chào hàng vô hiệu: thông báo hủy chào hàng đến
bên được chào trước hoạc cùng lúc chấp nhận chào hàng có
hiệu lực.
• Xác nhận mua bán hàng
1.6

Quy trình mua bán trực tiếp

• Hỏi hàng: Người mua đề nghị người bán cung cấp thông tin về
giá cả và điều kiện giao dịch
Nội dung của hỏi hàng:
− Thu thập thông tin về thị trường mới
− Không muốn bị ràng buộc
• Phát giá: Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ người mua
hay người bán về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó
Phân loại phát giá:
− Chào hàng: Xuất phát từ phía người bán, chào hàng căn cứ vào
tiêu đề, nội dung, thời hạn hiệu lực, hình thức của đơn chào
+ Chào hàng tự do ( Free offer): không ràng buộc người chào
+ Chào hàng cố định ( Firm offer): Ràng buộc người chào
− Đặt hàng (order): Lời đề nghị chắc chắn ký kết hợp đồng phát
ra từ người mua, là phát giá cố định
Trường hợp áp dụng: Hai bên có quan hệ mua bán từ trước

Điều kiện hiệu lực:
− Người phát giá phải có đủ tư cách pháp lý
− Hàng hóa mua bán hợp pháp
− Nội dung hợp pháp
− Hình thức hợp pháp
Phát giá hết hiệu lực khi:
− Hết thời gian hiệu lực
− Khi bị hủy bỏ hợp pháp
− Khi có sự mặc cả
12


− Khi người phát giá mất khả năng
• Hoàn giá:
− Về mặt thương mại: sự mặc cả về giá và điều kiện giao dịch
− Về mặt pháp lý: hủy bỏ phát giá trước và tự mình ra các điều
kiện giao dịch mới
=> Thường phải mặc cả nhiều lần mới đi đến thỏa thuận
• Chấp nhận: Là sự đồng ý chấp nhận hoàn toàn các nội dung
trong phát giá


Điều kiện hiệu lực của chấp nhận chào hàng:

+ Chấp nhận toàn bộ nội dung của phát giá
+ Do chính người nhận ghi trong phát giá đưa ra
+ Được gửi đến người phát giá
+ Được chuyển đi trong thời gian hiệu lực của phát giá
+ Hình thức hợp pháp
• Xác nhận:

+ Xác nhận lại những gì mà hai bên đã đồng ý trước đó
+ Đồng nghĩa với ký hợp đồng
− Các loại xác nhận
+ Xác nhận bán hàng
+ Xác nhận mua hàng
1.7

Ưu điểm

• Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước
• Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất
trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và
tích lũy.
• Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi
trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa đất nước Đây là nhiêm vụ quan trọng và bao quát của
ngoại thương. Thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần
13


vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa
• Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng
của đất nước: Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có
hiệu quả
• Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt
động ngoại thương - Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa
trong nước với nước ngoài

1.8

Nhược điểm

• Công ty phải giàn trải các nguồn lực trên phạm vi thị trường
rộng
lớn, phức tạp.
• Chấp nhận rủi ro cao hơn.
• Khó áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ; các doanh nghiệp mới
lần
đầu tham gia thị trường thế giới, chưa có kinh nghiệm.

14


PHẦN 3. THỰC TRẠNG MUA BÁN TRỰC TIẾP TẠI MỘT CÔNG
TY XUẤT NHẬP KHẨU
3.1

Giới thiệu về công ty

3.1.1

Sơ lược về công ty

Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản Quốc Tế trải qua nhiều năm phấn đấu với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Khởi đầu là một nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An và kinh doanh các mặt hàng
nông sản như: Mì lát, Tinh bột mì, mì ép viên, Bã mì ép viên, Gạo, Cám, ... Đến nay,
bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ cùng đội ngũ cán bộ trẻ giàu kinh nghiệm, nhiệt

tình, tận tâm có trách nhiệm với công việc, Công ty Nông Sản Quốc Tế đã thành công
trong việc mở rộng thị trường trong nước, ký kết hợp đồng lâu dài ổn định với các thị
trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, …và đặt mục tiêu tiến vào thị trường Châu
Âu.
Là một công ty trẻ và năng động, đội ngũ nhân viên luôn duy trì ý thức mạnh mẽ
của niềm tự hào và quyết tâm để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất
cho khách hàng.
Từ năm 2009, ngoài các nhà máy đang hoạt động hiệu quả, để nâng cao năng
suất cũng như sự đa dạng về hàng hóa, Công ty Nông Sản Quốc Tế đã đầu tư phát triển
mở rộng và đưa vào vận hành thêm những nhà máy sau:
Nhà máy Xay xát gạo tại tỉnh Tiền Giang.
Nhà máy sấy cám tại tỉnh Long An.
Nhà máy sản xuất bã mì ép viên tại tỉnh Gia Lai
Kho xưởng mì lát tại tỉnh Tây Ninh
Bên cạnh đó, Cty NSQT còn mở rộng hệ thống Tổng kho tại Quy Nhơn để phục
vụ tốt hơn trong việc phân phối sản phẩm cho thị trường nội địa.
Với những tiềm lực sẵn có cũng như thế mạnh về tài chính, nguồn nhân lực dồi
dào, Công ty Nông Sản Quốc Tế tiếp tục mở rộng đầu tư sang lĩnh vực:
Bất Động Sản: đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp.
Sản xuất gỗ cao su: phôi gỗ (gỗ ván, gỗ hộp, gỗ thanh).
Thương mại sản phẩm yến sào cao cấp: tăng cường sức khoẻ, quà tặng khách
hàng.
Nguyên liệu được thu mua trực tiếp từ nông dân, quy trình chế biến, chất lượng
nguyên liệu luôn được bảo đảm. Mặt khác, công ty không ngừng nâng cao kỹ năng

15


chuyên môn cho công nhân cùng với việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, cho ra
những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có chất lượng cao.

Tầm nhìn:
Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Nông sản Quốc Tế phấn đấu trở
thành công ty chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu nông sản hàng đầu trong khu vực, góp
phần đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới và nâng tầm nông sản Việt.
Là công ty thu mua, chế biến và cung cấp nông sản, đặc sản cho thị trường nội
địa và xuất khẩu với các sản phẩm thế mạnh: Sắn lát, Tinh bột mì, Bã mì ép viên, Gạo
các loại, tấm cám …Chúng tôi đang cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất
lượng cao dựa trên khả năng kết nối, xây dựng quan hệ với các đối tác chiến lược và
các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
− Sứ mệnh:
Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Nông sản Quốc Tế ra đời với sứ
mệnh cung cấp các mặt hàng nông sản an tòan và chất lượng cho khách hàng trong
nước và quốc tế, mang lợi ích và sự hài lòng đến với đối tác, khách hàng và xã hội,
duy trì và củng cố những thị trường hiện có và từng bước tiếp cận những thị trường
mới.
Không ngừng đa dạng hóa các mặt hàng nông sản, nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cấp dây chuyền sản xuất và mở rộng nhà xưởng.
− Sáng tạo:
Chúng tôi không ngừng tìm ra những giải pháp ưu việt hơn, tốt hơn để phục vụ
nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng ở các thị trường khác nhau.
− Tập trung:
Chúng tôi chỉ tập trung vào những năng lực cốt lõi và có khả năng tạo ra các lợi
thế cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ, để phấn đấu không ngừng cho việc thực hiện tầm
nhìn và sứ mạng của công ty.
− Giá trị cốt lõi:
+ Sự hoàn hảo của sản phẩm.
+ Sự tin tưởng của tất cả khách hàng.
+ Hợp tác vững bền.
+ Sự phát triển của tòan thể công ty.
+ Sự hiệu quả trong kinh doanh.

+ Đóng góp lợi ích cho xã hội.
16


+ Nâng tầm nông sản việt.
3.1.2

Lĩnh vực hoạt động

• Công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Nông sản Quốc Tế
chuyên:
• Mua bán, xuất khẩu Mì lát, bả mì xay, mì ép viên, bả mì ép
viên.
• Mua bán, xuất khẩu tinh bột mì.
• Mua bán, xuất khẩu các loại gạo và tấm, cám.
3.2

Hoạt động mua bán trực tiếp tại công ty
Bảng giá bán từ ngày 25/8/2018:

− Tính đến hết tháng 5.2018, xuất khẩu gạo của công ty đạt
50.000 tấn, trị giá 20 triệu USD, tăng 14% về lượng và tăng đến
40% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình
quân 4 tháng đầu năm 2018 đạt tới 503 USD/tấn, mức giá cao
nhất trong nhiều năm qua và cao hơn cùng kỳ năm 2017 đến
13%.
17


− Bên cạnh đó, mới đây công ty vừa trúng thầu 15.000 tấn gạo

Japonica xuất sang Hàn Quốc. Japonica là loại gạo hạt tròn,
chất lượng cao.
− Xu hướng nhập khẩu gạo Việt Nam từ các thị trường mới, cao
cấp ngày một tăng. Trong 4 tháng đầu năm 2018, tăng số lượng
nhập khẩu gạo so với năm ngoái lên đến 7.000 tấn.
− Sản lượng xuất khẩu tăng từ 2.000 tấn (2013) lên 5.000 tấn
(2017). Giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 sau gạo, tinh bột mì. Hiện
nay, sắn và các sản phẩm từ sắn của công ty được xuất khẩu
sang Nga, Hồng Kông, Nhật bản, Hàn Quốc… Sắn và các sản
phẩm từ sắn cũng được Bộ Công thương đưa vào nhóm 10 mặt
hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gần đây.
• Cách giao dịch : qua thư và gặp mặt trực tiếp
• Phương thức thanh toán : FOB

• FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free
On Board. Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu
tại cảng xếp hàng. Khi hàng đã lên tàu nghĩa là người bán đã
hết trách nhiệm. Trong điều kiện này thì người bán chỉ việc vận
chuyển hàng từ kho của mình ra cảng và làm thủ tục hải quan
hàng xuất khẩu. Còn việc thuê tàu và bảo hiểm thì do bên
người mua chịu trách nhiệm.
18


• Hợp đồng bán hàng:

19


20



21


• Trong Hợp đồng xuất khẩu có một số điều khoản quan trọng và
bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:
− Commodity: mô tả hàng hóa
− Quality: phẩm chất hàng
− Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng
− Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB
cảng xếp)
− Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng
− Payment: phương thức, thời hạn thanh toán
− Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu
của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:
− Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng
hóa
− Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
− Force Maejure: bất khả kháng
− Claime: khiếu nại
− Arbitration: trọng tài
− Other conditions: các quy định khác
Nội dung cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực
tế của các bên.
3.3 Rủi ro mà công ty có thể gặp phải
ST
T

1


Quy
trình
thực
hiện
mua
bán
Hỏi giá

Rủi ro gặp phải đối với công ty
xuất khẩu

Đối tác là đối thủ cạnh tranh trên
thị trường mục đích thăm dò giá
cả chứ kkhông có ý định mua.
Người đại diện của đối tác không
có thẩm quyền quyết định hay ký
kết hợp đồng.
Đối tác không có tư cách pháp

Khắc phục

Tìm hiểu rõ đối
tác trước khi
thực hiện tiến
hành hỏi giá

22



ST
T

Quy
trình
thực
hiện
mua
bán

Rủi ro gặp phải đối với công ty
xuất khẩu

Khắc phục

nhân
Đối tác không có năng lục hành vi
nhân sự
2

Điều kiện giao dịch chưa hợp lý
Thiếu thông tin về đối tác mà khi
chào hàng không tìm hiểu kỹ luật
Người
bán phát pháp nước giao dịch sẽ dễ đưa ra
giá (chào những điều kiện giao dịch gây bất
lợi cho phía người bán
hàng)

3


Người mua yêu cầu hàng hóa tiêu
chuẩn cao mà số lượng nhập hàng
ít sẽ dẫn đến chi phí tăng cao và
không thể thực hiện hợp đồng

4

Tìm hiểu thông
tin về đối tác.
Sau đó tìm hiểu
và xin kinh
nghiệm từ người
đi trước, tham
vấn một số cơ
quan luật sư.

Đối với trường
hợp này, có thể
tìm người trung
gian thứ ba để
họ đảm bảo số
lượng tốt nhất
bán ra có lời khi
Đặt hàng
xuất khẩu.
Hoặc gộp
chuyến hàng
hóa khi vận
chuyển để giảm

thiêu chi phí
Hai bên Phần lớn sẽ rủi ro về các điều kiện Phần lớn như
hoàn giá thỏa thuận giao dịch giữa hai bên: bên rủi ro đều là
về các điều kiện
Về mặt hình thức hợp đồng:
giao dịc trong
Hai bên xác lập hợp đồng không
hợp đồng, cho
lập thành văn bản đối với những
nên các doanh
hợp đồng bắt buộc phải được lập
nghiệp xuất
thành văn bản theo quy định của
khẩu việt nam
pháp luật.
nên đến các văn
Hợp đồng không được công chứng, phòng luật sư
chứng thực tại văn phòng công
am hiểu về
chứng có thẩm quyền thực hiện
thương mại
hoạt động công chứng, chứng
quốc tế để tham
23


ST
T

5

6

Quy
trình
thực
hiện
mua
bán

Rủi ro gặp phải đối với công ty
xuất khẩu

Khắc phục

thực.
Về nội dung thỏa thuận:
Hàng hóa, dịch vụ các bên thỏa
thuận trong hợp đồng không rõ về
chủng loại, quy cách, chất lượng,
số lượng, đơn vị đo lường (đối với
hợp đồng) và không rõ về nội
dung, phạm vi công việc, kết quả
công việc (đối với dịch vụ)
Không quy định rõ thời hạn thực
hiện hợp đồng/thời hạn kết thúc
hợp đồng;

vấn, cùng với
luật sư soạn
thảo hợp đồng.

tránh những
trường hợp điều
khoản hợp đồng
chưa chặt chẽ
gây ra những
điều bất lợi cho
bên bán

Không quy định rõ khi nào được
coi là đã hoàn thành quyền và
nghĩa vụ của hợp đồng để kết thúc
hợp đồng;
Không quy định các nội dung cơ
bản của hợp đồng;
Đây là dạng rủi ro mà các nhà đầu
tư có thể gặp phải do sự thiếu hiểu
biết khi soạn thảo hợp đồng dẫn
đến việc hợp đồng không bảo đảm
theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán nhưng
không ghi giá mua bán; Hợp đồng
vận chuyển nhưng không nêu rõ
địa điểm lên xuống hàng, thời gian
vận chuyển.
Chấp
Trong trường hợp người mua chấp
nhận
nhận và xác nhận hợp đồng tuy
Xác nhận nhưng lại không có khả năng trả
tiền

Nhiều trường hợp trong quá trình
thực hiện hợp đồng, một bên đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
hóa, thực hiện dịch vụ nhưng bên
đối tác còn lại không thực hiện

Yêu cầu trước
khi thực hiện
hợp đồng phải
có một bên thứ
ba đứng ra để
bảo hộ nghĩa vụ
thanh toán cho
người bán.
Giao nhận
24


ST
T

7

Quy
trình
thực
hiện
mua
bán


Rủi ro gặp phải đối với công ty
xuất khẩu

thanh toán tiền theo thỏa thuận,
từ đó dẫn đến việc vi phạm hợp
đồng trong nghĩa vụ thanh toán.
Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nợ khó đòi xảy ra, một rủi ro pháp
lý đáng lo ngại cho cá nhân,
doanh nghiệp.
Trong trường hợp hàng hóa khi
đang được vận chuyển gặp phải
vấn đề bất khả kháng như thiên
tai, bão,.. trước khi đến tay người
Giao
nhận.
nhận
Hoặc hàng hóa bị hỏng, không đạt
hàng hóa
chuẩn chất lượng ko đạt yêu cầu
cho
đến tay người mua
khách
hàng

Khắc phục

chứng từ tài
chính và thương

mại cho ngân
hàng bảo hộ.

Trường hợp này
doanh nghiệp
nên mua bảo
hiểm cho hàng
hóa khi vận
chuyển.
Nên tự sang
nước giao hàng
để kiểm tra
hàng hóa nếu có
vấn đề về chất
lượng hàng hóa.

25


×