Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tiểu luận những yếu tố cơ bản để có một buổi phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.45 KB, 46 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHỎNG VẤN
TUYỂN DỤNG
Lớp:
Học kì 2 Năm học:
Nhóm:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2018


LỜI MỞ ĐẦU
Một trong các vấn đề quan trọng nhất trong sự nghiệp của con người là làm sao kiếm được việc
làm theo ý nguyện của mình. Các ứng viên sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị
đơn xin việc và lý lịch nhằm tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhưng đó chỉ là bước đầu tiên,
khó khăn nhất chính là phải đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng trong vòng “PHỎNG VẤN”.
Đây vừa là rào cản cuối cùng của ứng viên trong quá trình xin việc vừa là cơ hội cho các ứng
viên thể hiện bản thân trước các nhà truyển dụng. Qua “PHỎNG VẤN”, nhà tuyển dụng có thể
lựa chọn ứng viên phù hợp với tính chất công việc của công ty và vị trí tuyển dụng. Đây là phần
ghi điểm của các ứng viên, có các yếu tố quyết định đến việc ứng viên đó có được lựa chọn hay
không.
Nhận thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của “PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG”, nhóm
chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề chung nhất và những yếu tố cơ bản để có một buổi phỏng
vấn hiệu quả. Nhóm chúng tôi hi vọng bài tiểu luận này sẽ giúp các bạn thành công trong sự
nghiệp của mình.


MỤC LỤC
A.GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC (P1)



7

I.Phỏng vấn việc làm: Hiểu tầm quan trọng của nó, mục đích và phân loại

8

1.Mục đích của phỏng vấn việc làm

9

2.Các hình thức phỏng vấn việc làm

9

Hướng dẫn phát triển nghề nghiệp

10

II.Trước khi phỏng vấn

11

1.Nghiên cứu công ty mục tiêu

12

2.Chuẩn bị và tập luyện

13


III.Trong cuộc phỏng vấn

16

1.Gửi thông điệp phi ngôn ngữ tích cực

16

2.Thể hiện một thái độ chuyên nghiệp

17

IV.Trả lời câu hỏi phỏng vấn điển hình

19

1.Câu hỏi để làm quen

20

2.Câu hỏi để đánh giá mối quan tâm của bạn

21

3.Câu hỏi về kinh nghiệm và thành tựu của bạn

22

B.GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC (P2)


23

4.Câu hỏi về tương lai

24

5.Câu hỏi thử thách

24

6. Câu hỏi về tiền

26

Hướng dẫn phát triển nghề nghiệp (tiếp theo)

27

7.Câu hỏi tình huống

28

8.Câu hỏi về hành vi

28

9.Câu hỏi không thích hợp và bất hợp pháp

30


V.Kết thúc buổi phỏng vấn

32


1.Hỏi những câu hỏi riêng của bạn

32

2.Kết thúc một cách tích cực

33

VI.Sau buổi phỏng vấn

34

1.Cảm ơn nhà tuyển dụng

34

2.Liên lạc với người giới thiệu

35

3.Việc tiếp theo sau phỏng vấn

36


VII.Các tài liệu xin việc khác và các thông điệp tiếp theo

36

1.Đơn xin việc

37

2.Thư tiếp theo về lý lịch/đơn xin việc

40

3.Thư từ chối tiếp theo

40

4.Thư chấp nhận và từ chối công việc

41

5.Thư từ chức

42

C.GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC (LƯỢT CỦA BẠN)

43

Tóm tắt mục tiêu học tập


44


CHƯƠNG 16

PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG

Bước sơ khởi trong sự nghiệp làm việc của bạn là được mời phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn có được
tuyển dụng hay không là do bạn có thể hiện được khả năng, trình độ, kinh nghiệm, cá tính và
nhân cách phù hợp với công việc theo nhu cầu cũng như văn hóa của doanh nghiệp đó hay
không.
N.H.T

Mục tiêu
Sau khi học chương này, bạn sẽ có thể:
1/ Hiểu tầm quan trọng của một cuộc phỏng vấn,
mục đich và hình thức của nó bao gồm sàng lọc,
tuyển dụng/ xếp đặt, trực tiếp, hội đồng, nhóm,
tuần tự và các vòng phỏng vấn căng thẳng.
2/ Mô tả những điều cần làm trước một cuộc phỏng
vấn trực tiếp, bao gồm nghiên cứu về công ty đó,
chuẩn bị câu chuyện thành công, tập trả lời các câu
hỏi có thể được đưa ra.
3/ Mô tả cách diễn đạt khi phỏng vấn, bao gồm gởi
đi các thông điệp không lời mang tính tích cực và
sử dụng tốt các kỹ năng khi trả lời phỏng vấn.
4/ Mô tả cách trả lời các câu hỏi điển hình như các
kiểu câu hỏi làm quen, gợi sự quan tâm và thăm dò
kinh nghiệm, thành tựu của bạn, hướng đi tương lai
cũng như hỏi về kỳ vọng lương bổng.

5/ Hiểu cách kết thúc tốt đẹp cuộc phỏng vấn, bao gồm việc hỏi các câu hỏi cần thiết.
6/ Vạch ra các hoạt động diễn ra sau một cuộc phỏng vấn, bao gồm cám ơn người phỏng vấn và
liên hệ người giới thiệu.
7/ Hiểu cách hoàn thành các đơn từ xin việc, cách viết sơ yếu lý lịch, thư từ chối tiếp theo, chấp
nhận công việc và từ chối ủy thác công việc.

5


A.

GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC (PHẦN 1)

Tìm kiếm công việc
Hàng ngàn bản khai lý lịch từ những
Noogler tiềm năng (nhân viên Google mới)
được gởi đến trụ sở chính của Google tại
Mountain View, California mỗi ngày. Được
ngưỡng mộ vì các công nghệ tuyệt vời và
văn hóa doanh nghiệp phi truyền thống,
Google mới đây đã chiếm ngôi đầu trong
danh sách “Các công ty Hoa Kỳ đáng làm
việc nhất” của tờ Fortune. Công ty đã phát
triển liên tục đến mức số lượng nhân viên
tăng từ 1600 (2003) đến nay là hơn 11000.
Với các chi nhánh văn phòng lớn trên thế
giới, Google hiện đang tuyển 16 Noogler
mỗi ngày. Họ tìm kiếm những con người tài
giỏi giàu đam mê đến từ nhiều nền tảng học
vấn khác nhau. Google muốn tìm kiếm các

ứng viên nhiệt tình muốn thay đổi thế giới từ
việc áp dụng công nghệ để làm lợi cho các
người dùng.

4-5%. Môi trường làm việc cộng tác, không
bó buộc của họ được so sánh với môi trường
đại học. Nhân viên làm việc trong các nhóm
nhỏ để khuyến khích sự sáng tạo và sự trao
đổi mở về ý tưởng. Với tư cách là địa chỉ
tìm kiếm Internet hàng đầu và là gã khổng lồ
quảng cáo, Google rất coi trọng về lối tư duy
thoáng mở không bó buộc. Các quản lý
khuyến khích nhân viên tham gia các dự án
đặc biệt và gánh vác nhiều hơn so với mô tả
công việc ban đầu của họ.

Thuê mướn và giữ chân những người tốt
nhất là cốt lõi của sự tiếp tục thành công và
phát triển của Google. “Không phải khi
không mà chức danh của tôi lại là Phó giám
đốc hoạt động nhân sự, chứ không chỉ là
“Nhân sự” như thông thường” ông Laszlo
Bock nói, người vừa gia nhập Google sau
khi rời bỏ General Electric. “Nhân viên là tài
sản cạnh tranh thiết yếu nhất của chúng
tôi… Chiến lược của chúng tôi đơn giản là
thuê những con người tuyệt vời và khuyến
khích họ biến giấc mơ của mình thành hiện
thực”


Ngoài việc khuyến khích bầu không khí làm
việc năng động, Google còn hỗ trợ nhân
viên với một bản các lợi ích hiếm có. Các
bữa ăn chính-phụ, cắt tóc, rửa xe thay nhớt,
tập Gym, chơi thể thao, dịch vụ thuê hộ cá
nhân, chăm sóc y tế,… tất cả đều có tại
Googleplex.
Chính tốc độ tăng trưởng cao đã tạo áp lực
lên những nhà tuyển dụng của Google.
“Chúng tôi càng phát triển thì càng gặp khó
khăn hơn trong việc tìm đủ người” Phó GĐ

Sự độc đáo của Mountain View Googleplex
đã đóng góp vào sự thỏa mãn của nhân viên
và giữ sự luân chuyển nhân viên ở mức thấp,
[Type text]

Page 6


Bock nói. Nhiều cán bộ quản lý cấp đang
dành đến 1/3 thời gian của họ để phỏng vấn
ứng viên. Kết quả là một trong những bước
đi đầu tiên của ông Bock là sắp xếp lại quy
trình tuyển dụng khắc khe của Google trong
khi vẫn giữ cân bằng giữa việc tìm hiểu giữa
ứng viên và nhà tuyển dùng của Google, và
tạo đà phát triển nhanh chóng.

Tư duy phê phán

-

-

-

Trước khi bạn nộp đơn xin việc,
tại sao bạn phải điều tra kỹ càng
về bất kỳ công ty nào mà bạn
quan tâm
Bạn nghĩ loại kỹ năng và lý lịch
nào được nhà tuyển dụng Google
tìm kiếm ở ứng viên?
Bạn sẽ viết lý lịch và thư xin việc
vào Google như thế nào cho nổi
bật?



I.

Phỏng vấn việc làm: Hiểu tầm quan trọng của nó, mục đích và
phân loại

MỤC TIÊU BÀI HỌC 1
Hiểu tầm quan trọng của
một cuộc phỏng vấn xin
việc, mục đích của nó, và
các hình thức của nó, bao
gồm phỏng vấn sàng lọc,

thuê/vị trí, trực tiếp, hội
đồng, nhóm, tuần tự và
phỏng vấn căng thẳng.

Một cuộc phỏng vấn công việc bất kể tại Google hay đâu thì
cũng có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Vì việc làm là phần
quan trọng trong cuộc đời mỗi người, có tầm quan trọng to
lớn. Một cuộc phỏng vấn việc làm thì dù mới ra trường hay
muốn nhảy việc cũng đều quan trọng như nhau.
Mọi người đều đồng ý rằng quá trình phỏng vấn cực kỳ căng
thẳng. Tuy nhiên, bạn càng tìm hiểu và chuẩn bị kỹ bao nhiêu
thì càng đỡ căng thẳng bấy nhiêu. Việc nhận ra phỏng vấn là
con đường 2 chiều cũng rất quan trọng. Không chỉ bị đánh giá
bởi nhà tuyển dụng mà bạn còn có thể đánh giá ngược lại họ.
Liệu rằng mình có nên làm việc ở đây không?

Chương này sẽ tăng sự hiệu quả và sự tự tin của bạn khi phỏng vấn bằng cách giải thích mục
đích và các hình thức phỏng vấn cũng như cách chuẩn bị. Bạn sẽ học cách thu thập thông tin về
nhà tuyển dụng, cách giảm căng thẳng, kiểm soát ngôn ngữ cơ thể và chống lại sự sợ hãi khi
phỏng vấn. Bạn sẽ tìm được các mẹo trả lời các câu hỏi thường gặp, cách giải quyết khi gặp các
câu hỏi bất hợp pháp và vấn đề lương bổng. Hơn nữa, bạn sẽ được gợi ý các câu hỏi quan trọng
mà bạn có thể hỏi khi phỏng vấn. Cuối cùng, bạn sẽ được học những điều nên làm sau cuộc
phỏng vấn.
Tất nhiên phỏng vấn việc làm rất đáng sợ và căng thẳng. Tuy nhiên bạn có thể hoàn thành xuất
sắc một cuộc phỏng vấn một khi đã dự đoán sẵn và chuẩn bị trước. Thường thì mức độ chuẩn bị
sẽ quyết định ai là người được chọn.
[Type text]

Page 7



1.Mục đích của phỏng vấn việc làm
Trong khi phỏng vấn ứng
viên sẽ: (a) thuyết phục về
tiềm năng của họ, (b) tìm
hiểu công việc và (c) khuếch
đại về thông tin trên hồ sơ.

Một cuộc phỏng vấn có nhiều mục đích cho một ứng cử viên
như bạn. (a) Nó là cơ hội để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng
về tiềm năng của bạn, (b) để tìm hiểu thêm về công việc, công
ty và (c) mở rộng thông tin trong hồ sơ của bạn. Đây là lúc
bạn thu thập thông tin về việc liệu bạn có hợp với văn hóa
công ty hay không. Bạn cũng nên suy nghĩ về liệu công việc
này có hợp với mục tiêu sự nghiệp của bạn không.
Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, cuộc phỏng vấn là cơ hội để
(a) đánh giá khả năng của bạn với yêu cầu vị trí công việc; (b)
trao đổi rõ hơn với bạn về việc đào tạo, kinh nghiệm, kiến
thức, kỹ năng; (c) thấy động lực thúc đẩy bạn; và (d) quyết
định xem bạn có hợp với công ty hay không.

2.Các hình thức phỏng vấn việc làm
Người xin việc có thể gặp một số dạng phỏng vấn có nhiều
mục đích khác nhau. Bạn phải thành công trong khâu phỏng
vấn sàng lọc trước khi tiến đến khâu phỏng vấn chọn lựa.
Phỏng vấn vòng loại nhằm
mục đích loại bỏ các ứng
viên không đáp ứng được
các tiêu chuẩn tối thiểu.


Phỏng vấn vòng loại. Là dạng phỏng vấn để loại bỏ những
ứng viên không đáp ứng được tiêu chí đặt ra. Các công ty
dùng quá trình này để tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng các
loại bỏ các ứng viên không phù hợp trước buổi phỏng vấn mặt
đối mặt. Dù một số buổi phỏng vấn sàng lọc diễn ra tại hội
chợ việc làm hay ở các khuôn viên trường thì đa số diễn ra
qua điện thoại. Xem phần Hướng dẫn nghề nghiệp để đảm
bảo bạn có thể vượt qua phỏng vấn sàng lọc.

Trong phỏng vấn tuyển
dụng, nhà tuyển dụng sẽ cố
tìm hiểu bạn sẽ phù hợp
như thế nào với tổ chức.

Phỏng vấn tuyển dụng vị trí. Các ứng viên triển vọng nhất sẽ
được chọn sau các cuộc phỏng vấn vòng loại sẽ được mời
đến. Người quản lý tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu ứng viên có
động lực, có đủ điều kiện và có phù hợp với vị trí hay không.
Được thực hiện có chiều sâu, các cuộc phỏng vấn chọn lựa có
nhiều dạng.

[Type text]

Page 8


 Hướng dẫn phát triển nghề nghiệp
Đảm bảo rằng bạn vượt qua cuộc phỏng vấn sàng lọc rất quan trọng trên điện thoại
Người tìm kiếm việc làm thường sai lầm khi
nghĩ rằng phỏng vấn qua điện thoại không

quan trọng và không nghiêm túc bằng phỏng
vấn đối mặt. Những cuộc phỏng vấn sàng
lọc này dĩ nhiên là trở ngại đầu tiên khi tìm
kiếm công việc. Nếu bạn thất bạn thì sẽ
không có lần thứ hai. Để tăng cơ hội vượt
qua, bạn có thể thử những gợi ý sau:
-

-

-

-

-

-

-

Xem xét dùng hộp thoại tin nhắn
để lọc cuộc gọi. Qua đó bạn có
thể hoàn toàn quyết định khi nào
gọi lại cuộc gọi tiềm năng.
Nói những người sẽ trả lời hộ
bạn về việc tìm kiếm công việc
của bạn. Cho họ biết tầm quan
trọng của việc diễn đạt chuyên
nghiệp và nhận tin nhắn đầy đủ
Không cho lũ trẻ trả lời điện

thoại trong lúc đang tìm việc.
Nếu ở thế bị động, bất ngờ, hãy
nói bạn sẽ gọi lại trong vài phút
rồi chuẩn bị kỹ lưỡng tư liệu và
bản thân.
Tránh dùng di động. Nếu lỡ cho
số thì nên chọn nơi thích hợp để
trả lời phỏng vấn
Trau chuốt kỹ năng nói chuyện.
Ngữ pháp dở, ngôn từ tuổi teen là
điều rất tệ. Dùng chất giọng

-

-

-

chuyên nghiệp với ngôn từ như
trong công việc
Lịch sự và thể hiện sự nhiệt
huyết khi trả lời câu hỏi cũng
như tư cách thích hợp của bạn
Có một bản sao sơ yếu lý lịch để
bạn có thể trả lời các câu hỏi bất
kỳ. Đồng thời có sẵn một danh
sách tham khảo, lịch, và sổ ghi
chép.
Ghi chú đàng hoàng cuộc hội
thoại. Lấy chính xác các hướng

chỉ định và xác nhận rõ ràng tên
những người phỏng vấn.
Yêu cầu người tuyển dụng một
bản sao mô tả công việc và thông
tin khác của công ty. Đây là
những thứ bạn có thể dùng để
chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Trước khi cúp máy, xác nhận lại
thời gian cuộc phỏng vấn. Ví dụ
“em mong gặp anh chị vào thứ tư
tới lúc 2 giờ chiều”

Ứng dụng nghề nghiệp
Nên luyện tập phỏng vấn qua điện thoại với
một người thân, bạn. Chuẩn bị sẵn một bộ
các câu hỏi luyện tập và yêu câu người kia
gọi bạn để bạn có thể nghe lại câu trả lời của
mình và xây dựng sự tự tin.

o Phỏng vấn cá nhân. Bạn sẽ gặp với một đại diện công ty và nói về công việc,
tư cách của bạn. Nếu đại diện là quản lý tuyển dụng thì câu hỏi sẽ rõ ràng và
liên quan đến công việc. Nếu đại diện là từ phía nhân sự, câu hỏi có thể sẽ
chung chung hơn.
o Phỏng vấn hội đồng. Thường được thực hiện bởi những người sẽ làm việc
chung với bạn như cấp trên và đồng nghiệp. Họ thường ngồi quanh một cái
[Type text]

Page 9



bàn và lần lượt hỏi bạn, dạng phỏng vấn này có lợi thế ở chỗ tiết kiệm thời
gian cho họ và giúp bạn định hình công việc của mình cũng như cách làm việc
chung. Bạn nên chuẩn bị trước thông tin cơ bản về từng người phỏng vấn. Khi
trả lời nên giữ liên lạc bằng mắt với người hỏi và những người kề bên. Cố
gắng ghi chú khi phỏng vấn để bạn có thể trả lời từng câu hỏi cũng như điều
quan trọng đối với cá nhân đó.
o Phỏng vấn nhóm. Diễn ra khi một công ty phỏng vấn cùng lúc nhiều ứng viên
cho cùng một vị trí. Một số nhà tuyển dụng dùng cách này để kiểm tra kỹ
năng lãnh đạo và phong cách giao tiếp. Khi phỏng vấn hãy tập trung vào
người phỏng vấn và tôn trọng các ứng viên còn lại.
o Phỏng vấn tuần tự. Là dạng phỏng vấn cho phép ứng viên gặp hai người
phỏng vấn trở lên theo dạng một đối một trong vài giờ đến và ngày. Bạn phải
nghe kỹ và phản hồi tích cực với tất cả người phỏng vấn. Thể hiện tư cách của
bạn và đừng nghĩ người phỏng vấn nào cũng biết lần phỏng vấn trước nói gì.
o Phỏng vấn căng thẳng. Được thiết kế để kiểm tra phản ứng của bạn trong các
tình huống căng thẳng. Bạn có thể phải chờ một thời gian dài trước khi được
gặp người phỏng vấn, có thể bạn sẽ nhận một bài kiểm tra với thời hạn không
tưởng hay bị đối xử tệ bạc bởi một hay nhiều người phỏng vấn. Dạng khác là
bạn sẽ bị hỏi liên tục với cường độ tăng dần, nếu gặp trường hợp này với các
câu hỏi nhiều định hướng hãy dành thời gian làm chậm nhịp độ lại. Ví dụ “tôi
sẵn lòng trả lời ông X nhưng trước tiên tôi phải trả lời ông Y cho xong đã.”
Nếu gặp phải sự im lặng bạn có thể nói “Có thể cho tôi bắt đầu được không?
Để tôi tự giới thiệu về bản thân” hay hỏi “Anh/chị có thể cho tôi thông tin về
vị trí đó được không?”. Cách tốt nhất để khi gặp câu hỏi căng thẳng là hãy
bình tĩnh và cẩn thận xem xét đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên bạn cũng có thể
xem xét liệu mình có muốn làm ở công ty kiểu này hay không.
Bất kể bạn gặp phải kiểu phỏng vấn nào thì bạn cũng sẽ thoải mái hơn và chuẩn bị
tốt hơn nếu đã biết mình phải làm gì trước-trong-sau buổi phỏng vấn.

II.


Trước khi phỏng vấn

MỤC TIÊU BÀI HỌC 2
Mô tả việc cần làm trước
khi phỏng vấn trực tiếp,
bao gồm nghiên cứu công ty
mục tiêu, chuẩn bị những
kịch bản thành công và
thực hành câu trả lời cho
câu hỏi có thể được hỏi

[Type text]

Một khi bạn đã gởi đi ít nhất một bản sơ yếu lý lịch hay đơn
xin việc thì bạn phải coi mình như một người tìm việc chủ
động. Chủ động trọng thị trường việc làm nghĩa là bạn nên
chuẩn bị quá trình liên lạc với các nhà tuyển dụng tiềm năng.
Như đã nêu ở trên, nhà tuyển dụng dùng các cuộc phỏng vấn
sàng lọc để thu hẹp danh sách ứng viên. Nếu bạn làm tốt ở
cuộc phỏng vấn sàng lọc, bạn sẽ được mời vào phỏng vấn gặp
mặt.

Page 10


1.Nghiên cứu công ty mục tiêu
Sau khi đã có xếp lịch hẹn cho phỏng vấn đối mặt, là lúc bắt
đầu nghiên cứu chuyên sâu. Một trong những bước quan
trọng nhất trong phỏng vấn hiệu quả là tập trung thông tin chi

tiết về nhà tuyển dụng tiềm năng. Không bao giờ bước vào
một cuộc phỏng vấn lạnh lẽo. Người tuyển dụng sẽ bị ấn
tượng bởi ứng viên đã có chuẩn bị. Trong cuộc khảo sát của
Office Team, 47% các nhà quản trị được thăm dò nói lỗi sai
cơ bản nhất là đi phỏng vấn mà không biết tí gì về nhà tuyển
dụng tiềm năng.
Trước khi phỏng vấn, hãy
thời gian để nghiên cứu
mục tiêu công ty và tìm
hiểu về mục tiêu, khách
hàng, đối thủ cạnh tranh,
danh tiếng, v.v. của công ty.

Đến thư viện hay tìm trên mạng các thông tin, bài báo về
công ty mục tiêu hay các lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ của họ.
Ghé quá trang Web công ty để đọc mọi thứ trên đó. Liên hệ
công ty để yêu cầu bản báo cáo hàng năm, danh mục, sách
giới thiệu. Hỏi về tổ chức và cả những người phỏng vấn tiềm
năng. Tìm hiểu gì đó về sứ mệnh, mục tiêu của công ty, kích
cỡ, số lượng nhân viên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, văn
hóa công ty, cấu trúc quản lý, tên lãnh đạo, danh tiếng trong
cộng đồng, tình trạng tài chính, kế hoạch tương lai, sức mạnh
và điểm yếu.
Phân tích quảng cáo của công ty, bao gồm cả doanh số và tờ
rơi tiếp thị. Một ứng viên thuộc chuyên ngành tiếp thị từng bỏ
lượng lớn thời gian vào các tờ quảng cáo từ nhà thầu hàng
không vũ trụ, đến khi phỏng vấn lần đầu, anh ta gây sốc cho
người tuyển dụng với kiến thức của mình về các hệ thống chỉ
dẫn của công ty. Ứng viên này dĩ nhiên đã giải quyết cho
người phỏng vấn công việc ít được ưa thích nhất của anh ta –

giải thích về công nghệ phức tạp của công ty.
Nói chuyện với nhân viên công ty luôn là một ý tưởng hay
nếu bạn có thể. Họ là những nguồn thông tin nội bộ tuyệt vời
nhất. Cố gắng để được giới thiệu với nhân viên nào đó nhưng
không làm trong lĩnh vực bạn muốn nhảy vào. Hãy nhớ tìm
kiếm những người thận trọng dè dặt.

[Type text]

Page 11


Blog có thể cung cấp thông
tin xác thực về công ty văn
hóa, diễn biến hiện tại và
các kế hoạch trong tương
lai

Các trang Blog(nhật ký trên mạng) cũng là nguồn tìm kiếm
nghiên cứu về công ty. Nhiều nhân viên duy trì cả blog chính
thức lẫn không chính thức, nơi họ chia sẻ câu chuyện, giai
thoại và thông tin về các ông chủ của họ. Bạn có thể dùng các
trang này để tìm hiểu về văn hóa của công ty, những gì đang
xảy ra và kế hoạch tương lai của công ty. Nhiều người tìm
việc tìm ra rằng họ có thể lấy được bức tranh thực tế của văn
hóa thường nhật của công ty nhờ đọc blog thay vì đọc tin tức
báo chí hay tin trên trang web công ty.
Khi tìm hiểu một công ty, bạn có thể tìm thấy thông tin khiến
bạn cho rằng đây không phải là công ty dành cho bạn. Biết về
mảng tiêu cực sớm sẽ tốt hơn trong quá trình tìm hiểu. Hơn

nữa với thông tin bạn thu thập được sẽ giúp bạn điều chỉnh
đơn xin việc và phản hồi khi phỏng vấn phù hợp hơn với công
ty. Bạn biết cảm xúc của bạn như thế nào khi nhà tuyển dụng
biết về bạn và lý lịch của bạn. Cảm giác đó hoạt động hai
chiều, nhà tuyển dụng cũng rất hài lòng khi ứng viên quan
tâm đến họ. Hãy sẵn sàng bỏ ra nhiều công sức điều tra về
nhà tuyển dụng mục tiêu vì nó sẽ giúp cho bạn khi phỏng vấn.

2.Chuẩn bị và tập luyện
Sau khi bạn đã tìm hiểu về tổ chức công ty mục tiêu, hãy tìm
hiểu về mô tả công việc hoặc danh sách công ty. Nó không chỉ
giúp bạn viết một lý lịch trích ngang tốt hơn mà còn cho phép
bạn kết nối trình độ, kinh nghiệm và mối quan tâm với vị trí
của người phỏng vấn. Tìm hiểu về các nghĩa vụ và các trách
nhiệm của vị trí sẽ giúp bạn tập được chiến lược phản hồi tốt
nhất.
Ứng viên thành công nhất không bao giờ bước vào một cuộc
phỏng vấn mà không có sự chuẩn bị trước. Họ chuẩn bị các
mẩu chuyện thành công và tập trả lời các câu hỏi điển hình.
Họ cũng lên kế hoạch phản hồi với các vấn đề bất kỳ trên sơ
yếu của họ. Là một phần của quá trình chuẩn bị, họ cũng phải
quyết định xem cần mặc gì và lấy những thứ dự định sẽ mang
theo.

[Type text]

Page 12


Chuẩn bị các câu chuyện

thành công có thể nhấn
mạnh các kĩ năng chiến
lược nhất của bạn, các lĩnh
vực tri thức, những đặc
điểm cá tính mạnh mẽ và
những thành tựu chính.

Chuẩn bị các câu chuyện thành công. Để cảm thấy tự tin và
có thể phô ra bằng cấp của mình hãy chuẩn bị và tập luyện
các câu chuyện về sự thành công. Các câu chuyện này gồm
các ví dụ rõ ràng và trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc
mà qua đó thể hiện tư cách, khả năng và thành tựu của bạn.
Nhìn qua mô tả công việc và sơ yếu của bạn để quyết định các
kỹ năng, đặc điểm bản thân và kinh nghiệm mà bạn muốn
nhấn mạnh khi phỏng vấn. Rồi sau đó chuẩn bị câu chuyện
thành công cho từng phần. Kể ra những con số, tiền, doanh
thu… khi có thể. Câu chuyện thành công của bạn nên chi tiết
và ngắn gọn tầm 30 giây.
Tập kể cho đến khi bạn có thể kể nó một cách tự nhiên nhất,
rồi khi phỏng vấn hãy tìm lúc để lồng nó vào. Kể các câu
chuyện như (a) Xử lý khủng hoảng; (b) Giải quyết cái tình
huống giữa các cá nhân; (c) Tung hứng các ưu thế; (d) Thay
đổi đường hướng để giải quyết các vấn đề đã thay đổi; (e)Học
từ sai lầm; (f) làm việc nhóm; (g) vượt qua kỳ vọng.

Luyện tập câu trả lời cho
các câu hỏi phỏng vấn điển
hình để nghe có vẻ am hiểu
và nhiệt tình.


Tập trả lời các câu hỏi có thể xảy ra. Tự nghĩ ra các dạng
câu hỏi mà bạn có thể gặp phải và các câu trả lời mẫu. Dù bạn
không thể đoán chính xác nhưng vẫn có thể dự đoán được hỏi
về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, tính sẵn sàng. Đọc lại các
câu trả lời của các câu hỏi điển hình trước một tấm kiếng, với
người bạn, khi lái xe hay khi rảnh. Xem xét thu âm phần tập
luyện để thấy và nghe cách bạn trả lời xem đã đủ nhiệt huyết
chưa và nhìn lúc đó như thế nào.

Đảm bảo rằng mọi thứ
được đăng về bạn trên
mạng đều chuyên nghiệp và
tích cực.

Dọn dẹp các vết bẩn trên mạng. Hiện nay nhiều công ty thực
hiện tuyển dụng tại các trường đang dùng Yahoo, Google để
sàng lọc ứng viên. Giám đốc một công ty tư vấn nhỏ ở
Chicago từng suýt thuê một thực tập sinh cho đến khi ông
phát hiện ra trang Facebook của người này. Trên đó ứng viên
này mô tả mối quan tâm của anh ta bao gồm hút xì gà nhồi
cần sa, bắn người và ám ảnh tình dục. Ông này ngay lập tức
mất hứng thú với ứng viên. Kể cả khi đây chỉ là điệu bộ giả
vờ, nó thể hiện sự quyết đoán dở tệ. Các bức ảnh trêu ghẹo và
các câu nói về nhậu nhẹt, dùng ma túy, chiến tích trên giường
khiến cho người thực tập sinh kia trở nên có vẻ non nớt,
không chuyên nghiệp. Kiểm tra về mình trên mạng xem cần
dọn gì không.

[Type text]


Page 13


Khi bạn chuẩn bị cho một phỏng vấn, bạn phải chuyên
nghiệp từ đầu đến cuối. Điều này có nghĩa là xóa khỏi
Internet bất kỳ thông tin cá nhân xấu nào có thể rơi vào
tay nhà tuyển dụng tiềm năng. Tiến Nguyễn, một sinh
viên đại học UCLA, đã đăng ký phỏng vấn xin việc
nhưng nói rằng anh ta ít khi được liên lạc cho đến khi
anh ta rút lại bài viết châm biếm có tựa “Lên đến đỉnh
theo cách nói dối của bạn” Bạn có nghĩ rằng nhà tuyển
dụng có tầm nhìn hạn hẹp hay sai lầm khi họ đánh giá
người nộp đơn theo những gì họ thấy trong các bài
đăng trực tuyến và các trang web mạng xã hội?

Nếu bạn có chỗ trống hoặc
lĩnh vực có vấn đề trong lý
lịch của bạn, hãy chuẩn bị
để giải thích chúng.

Sẵn sàng giải thích vấn đề khác trên lý lịch của bạn. Người
phỏng vấn chắc chắn đặt câu hỏi cho bạn về các lĩnh vực có
vấn đề trong sơ yếu lý lịch của bạn . Nếu bạn có ít hoặc không
có kinh nghiệm, bạn có thể nhấn mạnh các kỹ năng đào tạo và
củng cố gần đây của bạn. Nếu bạn để khoảng trống trong sơ
yếu lý lịch, hãy trả lời các câu hỏi về những vấn đề đó một
cách tích cực và trung thực. Nếu trước đây bạn bị sa thải khỏi
công việc, chấp nhận một số trách nhiệm cho những gì đã xảy
ra và giải thích những gì bạn đã rút ra được từ kinh nghiệm.
Đừng chỉ trích một người chủ trước đây và không che giấu

những lý do thực sự. Nếu bạn nhận điểm thấp cho một học kỳ,
giải thích lý do và chỉ vào điểm số được cải thiện của bạn các
điều khoản tiếp theo.

Quyết định trang phục đi phỏng vấn. Những gì bạn mặc để đi phỏng vấn việc làm vô cùng quan
trọng. Ngay cả khi một số nhân viên trong công ty ăn mặc đơn giản, bạn vẫn nên tạo dáng vẻ
chỉnh tề, có trình độ và thành đạt. Một ứng viên trẻ phàn nàn với bạn gái của mình về việc phải
mặc một bộ đồ lịch sự cho cuộc phỏng vấn khi tất cả mọi người trong công ty mặc quần áo giản
dị. Cô ấy trả lời, "Bạn không mặc đồng phục cho đến khi bạn đủ tư cách! ”Tránh những màu sắc
nóng; phối hợp màu, xuất hiện thật tự nhiên. Màu “quyền lực” thường được mặc trong các cuộc
phỏng vấn là màu xám và màu xanh da trời tối. Che hình xăm và che khuyết điểm trên cơ thể;
đây có thể là một trở ngại cho nhiều người phỏng vấn. Đừng lạm dụng đồ trang sức, và chắc
chắn rằng những gì bạn mặc là sạch sẽ, tươm tất, không mùi, và không có xơ vải. Giày dép phải
được đánh bóng và không bị xước, không được mang dép tông. Tóm lại, đảm bảo rằng những gì
bạn mặc trông chuyên nghiệp và thể hiện sự tôn trọng của bạn cho suốt cuộc phỏng vấn.

[Type text]

Page 14


Mang theo những thứ thật cần thiết. Quyết định những gì bạn nên mang theo để phỏng vấn và
chuẩn bị mọi thứ vào đêm hôm trước. Bạn nên lên kế hoạch mang theo bản sao lý lịch của mình,
danh sách tham chiếu, sổ ghi chép và bút, tiền đậu xe và phí cầu đường, và các mẫu công việc
của bạn nếu thích hợp. Đặt tất cả mọi thứ trong một chiếc cặp thường được những nhà kinh
doanh dùng để tạo tác phong chuyên nghiệp và tạo thiện cảm hơn về bạn.
Kiểm tra đạo đức
Chỉ cần tìm kiếm!
Giống như tất cả các mối quan hệ, tìm kiếm là quá trình cả hai bên lựa chọn những nguồn lực tốt
nhất cho mỗi bên . Tìm kiếm một vị trí là điều tốn kém cho nhà tuyển dụng về đầu tư thời gian và

tiền bạc trong công việc của họ và ứng cử viên tương tự như vậy. Sau hoàn cảnh, cần xem xét về
đạo đức, người phỏng vấn có chấp nhận người nhân viên không thực sự quan tâm đến tương lai của
chủ công ty hay không?

III. Trong cuộc phỏng vấn
MỤC TIÊU BÀI HỌC 3
Giải thích cách thực hiện
trong một cuộc phỏng vấn,
bao gồm gửi thông điệp phi
ngôn ngữ tích cực và sử
dụng phương pháp tốt
trong trả lời câu hỏi.

Vào ngày phỏng vấn, hãy đến sớm một chút để bạn có thời
gian đỗ xe và chải chuốt chuẩn bị phút chót. Khi bạn bước
vào văn phòng, hãy lịch sự và hòa đồng với mọi người. Bạn
đang được đánh giá không chỉ bởi người phỏng vấn mà còn
bởi nhân viên tiếp tân và bất kỳ ai khác gặp bạn trước và sau
cuộc phỏng vấn. Họ sẽ chú ý đến cách bạn ngồi, những gì bạn
đọc và ngay cả khi bạn rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
Giới thiệu bản thân với nhân viên lễ tân, và chờ đợi để được
mời ngồi. Bạn có thể được yêu cầu điền vào đơn xin việc
trong khi bạn chờ. Mẹo để hoàn thành các ứng dụng công việc
có hiệu quả sẽ xuất hiện sau trong chương này.

1.Gửi thông điệp phi ngôn ngữ tích cực
Bạn đã gửi thông điệp phi ngôn ngữ cho người phỏng vấn của mình bằng cách đến đúng giờ, lịch
sự, ăn mặc thật chuyên nghiệp, và chào các nhân viên lễ tân một cách tự tin. Bạn sẽ tiếp tục gửi
thông điệp phi ngôn ngữ trong suốt cuộc phỏng vấn. Nhớ lấy những gì xuất hiện từ miệng của
bạn và những gì được viết trên hồ sơ của bạn không phải là thông điệp duy nhất mà người phỏng

vấn nhận được. Thông điệp phi ngôn ngữ cũng tạo ra ấn tượng mạnh lên mọi người. Dưới đây là
các đề xuất sẽ giúp bạn gửi đúng thông điệp phi ngôn ngữ.Thông điệp trong các cuộc phỏng vấn:

[Type text]

Page 15


Bạn có thể gửi phi ngôn
ngữ tích cực tin nhắn với
các hành động như vậy như
kiểm soát cơ thể của bạn
chuyển động, thể hiện tốt tư
thế, tập luyện thích hợp
giao tiếp bằng mắt và lắng
nghe chăm chú.

● Kiểm soát cử động cơ thể của bạn: Cố định tay, cánh tay
và khuỷu tay của bạn. Không được dựa vào bàn làm việc. Giữ
chân của bạn trên sàn nhà. Đừng khoanh tay trước mặt.
Không bỏ tay vào túi.
● Thể hiện tư thế tốt: Ngồi thẳng lên, nghiêng người về phía
trước một chút. Đừng ngồi dựa ngửa trên ghế của bạn; đồng
thời, trông không quá cứng và khó chịu. Tư thế tốt thể hiện sự
tự tin và sự quan tâm chú ý.

● Thực hành tiếp xúc bằng mắt một cách thích hợp: Ánh mắt nhìn trực tiếp, ít nhất là ở Bắc
Mỹ, gợi sự quan tâm và đáng tin cậy. Nếu bạn đang được một hội đồng phỏng vấn, hãy nhớ duy
trì giao tiếp bằng mắt với tất cả những người phỏng vấn.
● Sử dụng cử chỉ hiệu quả: Gật đầu để hiển thị sự đồng thuận và quan tâm. Cử chỉ nên được sử

dụng khi cần, nhưng đừng lạm dụng nó.
● Nụ cười vừa đủ để truyền đạt một thái độ tích cực: Nhờ một người bạn cho bạn phản hồi
trung thực về việc bạn thường cười quá nhiều hay cười không đủ.
● Lắng nghe cẩn thận: Thể hiện sự quan tâm và chú ý bằng cách lắng nghe một cách cẩn thận
cho các câu hỏi. Điều này cũng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách thích hợp.
● Tắt điện thoại di động của bạn: Tránh sự xấu hổ khi để điện thoại của bạn đổ chuông trong
một cuộc phỏng vấn. Tắt hoặc để nó ở nhà.
● Không nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong một cuộc phỏng vấn là gây mất tập trung và
không chuyên nghiệp.
● Tỏ ra nhiệt tình, quan tâm nhưng chân thành: Giọng nói của bạn có một tác động to lớn lên
những gì bạn nói. Tránh tỏ ra chán nản, thất vọng hoặc châm biếm trong một cuộc phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng muốn nhân viên nhiệt tình và quan tâm.
● Tránh các từ “trống không”: Trong trả lời của bạn có các tạm dừng bằng lời nói như um, uh,
giống như, và về cơ bản ám chỉ rằng bạn đã không chuẩn bị trước. Tránh làm những gì gây phân
tâm và gây khó chịu như là đằng hắng liên tục hoặc thở dài sườn sượt.

2.Thể hiện một thái độ chuyên nghiệp
Chào hỏi người phỏng vấn một cách tự tin và đừng ngại bắt đầu với một cái bắt tay. Làm như
vậy thể hiện tính chuyên nghiệp và sự tự tin. Mở rộng bàn tay của bạn, trực tiếp nhìn người
phỏng vấn, trong ánh mắt, nụ cười vui vẻ, và nói ”tôi rất vui được gặp ông, ông Thomas. Tôi là
Constance Ferraro”. Trong văn hóa giao tiếp, một cái bắt tay vững chắc, không quá chặt sẽ gửi
một thông điệp phi ngôn ngữ về sự đĩnh đạc và đảm bảo. Sau khi giới thiệu đã diễn ra, hãy chờ
[Type text]

Page 16


người phỏng vấn mời bạn ngồi. Nói đùa nhẹ với những bình luận lạc quan như “Đây là một trụ
sở đẹp” hoặc “tôi là rất ấn tượng với các cơ sở bạn có ở đây”. Đừng lập tức lục lọi trong vali cho
bản lý lịch của bạn. Thoải mái và không hấp tấp làm người khác cho rằng bạn tự tin.


Giao tiếp bằng mắt kém, bắt chéo tay, tư thế xấu, nhai kẹo cao
su- đây là những điều cấm kỵ cổ điển của cuộc phỏng vấn.
Nhưng một hành vi mới đã tham gia vào danh sách những sai
lầm của cuộc phỏng vấn: không tắt điện thoại di động. Cho dù
một số cá nhân có thói xấu tại rạp chiếu phim, biểu diễn dương
cầm, nhà hàng và nhà thờ, nhận cuộc gọi trong cuộc phỏng vấn
có thể thổi bay cơ hội đi tiếp của một người với quy trình cuộc
phỏng vấn. Ứng viên có thể làm gì để đánh giá tín hiệu phi
ngôn ngữ của họ trước khi phỏng vấn?
Cách bạn trả lời câu hỏi có
thể quan trọng như chính
câu trả lời.

Cách bạn trả lời các câu hỏi có thể gần quan trọng như những
gì bạn nói. Sử dụng tên và chức danh của người phỏng vấn
mọi khi bạn trả lời. “Cô Lyon, tôi sẵn lòng kể cho cô nghe về .
. .” . Mọi người thích nghe tên của họ. Hãy chắc chắn rằng
bạn đang phát âm tên chính xác và không lạm dụng điều này.
Tránh trả lời câu hỏi đơn giản bằng từ có hoặc không ; trau
chuốt câu trả lời của bạn cho để thể hiện bản thân được tốt
hơn.

Trong cuộc phỏng vấn, đôi khi có thể cần phải tập trung lại và làm sáng tỏ các câu hỏi mơ hồ.
Một số người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm và không thoải mái trong vai trò này. Bạn thậm chí
có thể phải đặt câu hỏi của riêng bạn để hiểu những gì đã được hỏi,”Nếu nói _____, ý anh/chị là
_____?”. Xem xét kết thúc câu trả lời của bạn với các phản hồi đại loại như “Vậy điều đó đáp
ứng với câu hỏi của bạn không?” hoặc “bạn có muốn tôi cho biết thêm chi tiết về bất kỳ kinh
nghiệm cụ thể nào không?”
Luôn luôn nhắm mục tiêu câu trả lời của bạn tại các đặc điểm chính mà người phỏng vấn tìm

kiếm: chuyên môn, năng lực, động lực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, sự nhiệt tình
cho công việc và tính cách dễ chịu. Hãy nhớ tập trung vào những điểm mạnh của bạn. Đừng tiết
lộ điểm yếu, ngay cả khi bạn nghĩ rằng họ làm cho bạn trông giống con người. Bạn sẽ không
được thuê cho điểm yếu của mình, mà chỉ bởi điểm mạnh của bạn. Hãy chắc chắn sử dụng tiếng
Anh tốt và phát biểu rõ ràng. Tránh các từ bị trượt như và không, cũng như những biểu hiện lóng
ngóng như vâng, như, và dạ biết.

[Type text]

Page 17


Bạn không thể mong đợi được hoàn hảo trong một cuộc phỏng vấn việc làm. Không ai cả. Tuy
nhiên bạn có thể ngăn chặn thảm họa chắc chắn xảy ra bằng cách tránh các chủ đề và hành vi
nhất định như được mô tả ở trên.

IV.

Trả lời các câu hỏi phỏng vấn điển hình

MỤC TIÊU BÀI HỌC 4
Mô tả cách trả lời các câu
hỏi phỏng vấn điển hình
như những câu hỏi tìm cách
làm quen, đánh giá sở thích
của bạn, thăm dò trải
nghiệm của bạn, khám phá
thành tựu, định hướng cho
tương lai và hỏi về lương kỳ
vọng.


Phỏng vấn việc làm là tất cả về các câu hỏi và nhiều câu hỏi
mà người phỏng vấn hỏi không phải là mới. Bạn có thể dự
đoán một số lượng lớn câu hỏi sẽ được hỏi trước khi bạn đã
từng bước vào phòng phỏng vấn lần đầu tiền. Một số câu hỏi
có ý nghĩa để giúp người phỏng vấn làm quen với bạn. Một số
câu khác nhằm đo lường sở thích, trải nghiệm của bạn và
thành tựu. Di nhiên họ vẫn sẽ thăm dò kế hoạch tương lai của
bạn và thử thách phản ứng của bạn. Một số sẽ hỏi về kỳ vọng
về tiền của bạn. Người phỏng vấn của bạn có thể sử dụng tình
huống hoặc các câu hỏi hành vi và đôi khi có thể hỏi một câu
hỏi phi pháp. Để giúp bạn suy nghĩ về cách phản hồi, chúng
tôi đã cung cấp câu trả lời hoặc phần thảo luận cho một hoặc
nhiều các câu hỏi trong mỗi nhóm sau. Khi bạn đọc các câu
hỏi còn lại trong mỗi câu hỏi nhóm, suy nghĩ về cách bạn có
thể phản hồi hiệu quả nhất.

Mười hai hành động phỏng vấn cần tránh
1. Đừng đến trễ hoặc quá sớm. Đến sớm từ năm đến mười phút trước buổi phỏng vấn.
2. Đừng thô lỗ. Đối xử với tất cả mọi người bạn tiếp xúc với nồng nhiệt và tôn trọng.
3. Đừng yêu cầu công việc. Yêu cầu công việc là ngây thơ, không được công nhận và không
chuyên nghiệp. Đợi xem cuộc phỏng vấn diễn ra như thế nào.
4. Đừng chỉ trích bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Đừng chỉ trích người chủ, người giám sát trước
đây của bạn kể cả đồng nghiệp hoặc công việc cũ. Hãy để cho những người phỏng vấn tự hỏi
liệu bạn có nói được tương tự về công ty của họ.
5. Đừng đe dọa người phỏng vấn. Tránh đề xuất trực tiếp hoặc gián tiếp rằng mục tiêu của bạn
là trở nên nổi tiếng, một con đường có thể bao gồm công việc của người phỏng vấn.
6. Đừng hành động vô ích. Đừng thảo luận về các chủ đề gây tranh cãi và không sử dụng lời tục
tĩu. Đừng nói quá nhiều.
7. Không nhấn mạnh lương hoặc lợi ích. Không nhắc đến vấn đề lương, kỳ nghỉ hoặc lợi ích

sớm trong một phỏng vấn. Để điều này cho người phỏng vấn.

[Type text]

Page 18


8. Đừng tập trung vào những khiếm khuyết của bạn. Không bao giờ nhai đi nhai lại về trách
nhiệm của bạn hoặc nói chuyện tiêu cực về bản thân bạn.
9. Đừng làm gián đoạn. Gián đoạn không chỉ bất lịch sự mà còn ngăn cản bạn nghe câu hỏi
hoặc nhận xét đầy đủ.
10. Đừng mang theo ai đó. Đừng đưa bạn bè hoặc người thân của bạn đến phỏng vấn. Nếu ai đó
phải lái xe bạn, yêu cầu người đó thả bạn ra và quay lại sau.
11. Đừng thiếu kiên nhẫn. Toàn bộ tập trung của bạn nên được đặt vào cuộc phỏng vấn. Đừng
liếc vào đồng hồ của bạn, điều này có thể ngụ ý rằng bạn đã đến trễ cho một cuộc hẹn khác.
12. Đừng hành động tuyệt vọng. Một cách chắc chắn để gây mất hứng một người phỏng vấn là
hành động quá tuyệt vọng. Không được tập trung vào lý do tại sao bạn cần công việc; tập trung
vào cách bạn sẽ tạo thêm giá trị cho tổ chức.

1.Câu hỏi để làm quen
Sau khi mở phần giới thiệu, các nhà tuyển dụng thường cố bắt đầu cuộc phỏng vấn với cá nhân
câu hỏi để khiến bạn thoải mái. Họ cũng cố gắng để có được một cái nhìn tổng quan để xem liệu
bạn có sẽ phù hợp với văn hóa của tổ chức. Khi trả lời những câu hỏi này, hãy lưu ý nhu cầu của
nhà tuyển dụng và cố gắng kết hợp các câu chuyện thành công của bạn.
Chuẩn bị cho việc làm quen
câu hỏi bằng cách thực
hành một đoạn ngắn công
thức trả lời.

[Type text]


1. Cho tôi biết về bản thân bạn.
Các chuyên gia đồng ý rằng bạn phải giữ câu trả lời này ngắn
(một đến hai phút) nhưng đúng mục tiêu. Sử dụng cơ hội này
để quảng bá bản thân. Bám chặt vào mảng giáo dục, sự
chuyên nghiệp hoặc các thế mạnh liên quan đến kinh doanh;
tránh nhắc chuyện cá nhân hoặc các chuyện hài hước. Hãy
sẵn sàng với tại ít nhất ba câu chuyện thành công minh họa
các đặc điểm quan trọng đối với công việc này. Chứng minh
trách nhiệm bạn đã được trao; mô tả cách bạn đóng góp như
một cầu thủ của đội. Thử tập luyện công thức này: Tôi đã
hoàn thành ______ với chuyên ngành____. Gần đây, tôi làm
việc cho ______ với vai trò _______. Trước đó tôi làm việc
cho _______ với chức vụ _____. Thế mạnh của tôi ________
(cá nhân) và _________ (kỹ thuật). Thử luyện tập phản hồi
của bạn trong các phân đoạn 30 giây dành cho giáo dục, kinh
nghiệm làm việc, bằng cấp và kỹ năng.

Page 19


2. Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?
Nhấn mạnh các thế mạnh của bạn có liên quan đến vị trí, chẳng hạn như, “tôi là người tổ chức
tốt, kỹ lưỡng và chú ý đến từng chi tiết”. Kể những câu chuyện thành công và đưa ra các ví dụ
minh họa những phẩm chất này: “Người giám sát của tôi nói rằng nghiên cứu của tôi là đặc biệt
kỹ lưỡng. Ví dụ, Gần đây tôi đã làm việc trong một dự án nghiên cứu, trong đó tôi. . .”
3. Bạn thích làm việc một mình hay với người khác? Tại sao?
Câu hỏi này có thể phức tạp. Cung cấp câu trả lời mơ hồ không chỉ đề xuất phẩm chất của cá
nhân bạn nhưng cũng phản ánh khả năng đưa ra quyết định độc lập và làm việc mà không có sự
giám sát.

4. Chuyên ngành ở đại học của bạn là gì, và tại sao bạn chọn nó?
5. Một số điều bạn làm trong thời gian rảnh rỗi của bạn là gì? Sở thích? Các môn thể thao?

2.Câu hỏi để đánh giá mối quan tâm của bạn
Những người phỏng vấn muốn hiểu động cơ của bạn khi xin vào một vị trí. Mặc dù họ sẽ nhận ra
rằng bạn có thể đang phỏng vấn các vị trí khác, họ vẫn muốn biết tại sao bạn quan tâm đến vị trí
cụ thể này với tổ chức này. Các loại câu hỏi này giúp họ xác định mức độ quan tâm của bạn.
Nhà tuyển dụng muốn biết
bạn quan tâm đến mức nào
tổ chức này và trong này vị
trí cụ thể này.

1. Tại sao bạn muốn làm việc (tên công ty)?
Các câu hỏi như thế này minh họa tại sao bạn phải nghiên cứu
kỹ một tổ chức trước phỏng vấn. Câu trả lời cho câu hỏi này
phải chứng minh rằng bạn hiểu công ty và văn hóa của nó.
Đây là nơi hoàn hảo để đưa ra nghiên cứu về công ty bạn đã
làm trước khi phỏng vấn. Nêu những gì bạn biết về công ty và
thảo luận lý do bạn muốn trở thành một phần của tổ chức này.
Mô tả mong muốn của bạn khi làm việc cho tổ chức này
không chỉ từ quan điểm của bạn mà còn từ góc nhìn của họ.
Bạn có thể làm được những gì cho họ?

2. Tại sao bạn quan tâm đến vị trí này?
3. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
4. Tại sao bạn muốn làm việc trong ngành _______________?
5. Điều gì khiến bạn quan tâm về sản phẩm (dịch vụ) của chúng tôi?

[Type text]


Page 20


3.Câu hỏi về kinh nghiệm và thành tựu của bạn
Sau khi đặt câu hỏi về nền tảng và giáo dục của bạn và các câu hỏi đo lường sự quan tâm của
bạn, cuộc phỏng vấn thường trở nên cụ thể hơn với các câu hỏi về trải nghiệm của bạn và thành
tựu. Hãy nhớ thể hiện sự tự tin khi bạn trả lời những câu hỏi này. Nếu bạn không tự tin vào khả
năng của mình, làm sao người tuyển dụng có thể tin vào bạn?
Nhà tuyển dụng sẽ thuê một
ứng cử viên với ít kinh
nghiệm hơn và ít thành tích
hơn nếu anh ta hoặc cô ấy
có thể chứng minh các kỹ
năng cần thiết.

1. Tại sao chúng tôi phải thuê bạn khi chúng tôi có ứng viên
với nhiều kinh nghiệm hoặc có giấy ủy nhiệm tốt hơn?

Câu hỏi về kinh nghiệm và
thành tích cho phép bạn
dùng đến các câu chuyện
thành công.

Hãy chắc chắn đề cập đến việc đào tạo sử dụng máy tính và
sử dụng Web. Kể những câu chuyện thành công. Nhấn mạnh
rằng bạn cởi mở với những ý tưởng mới và học hỏi một cách
nhanh chóng. Hơn nữa, thể hiện sự tự tin vào khả năng của
bạn.

Khi trả lời câu hỏi này , hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng thường

thuê người tự giới thiệu tốt thay vì người có giấy ủy nhiệm tốt
hơn. Nhấn mạnh điểm mạnh cá nhân của bạn có thể là lợi thế
với người tuyển dụng này. Bạn là người chăm chỉ? Bạn có thể
chứng minh điều đó như thế nào? Bạn đã được đào tạo gì gần
đây chưa? Một số người đã có nhiều nhiều năm kinh nghiệm
nhưng thực sự có ít kiến thức hơn vì họ đã làm tương tự nhiều
lần. Nhấn mạnh kinh nghiệm của bạn bằng cách sử dụng các
phương pháp và thiết bị mới nhất.

2. Mô tả những kinh nghiệm bổ ích nhất của sự nghiệp của bạn cho đến nay.
3. Học vấn và kinh nghiệm chuyên môn của bạn đã chuẩn bị cho bạn như thế nào cho vị trí này?
4. Những thành tựu chính của bạn trong mỗi công việc trong quá khứ của bạn là gì?
5. Ngày làm việc điển hình như thế nào?
6. Bạn thích những chức năng công việc nào nhất? Ít nhất? Tại sao?
7. Cho tôi biết về kỹ năng máy tính của bạn.
8. Ai là ông chủ khó khăn nhất mà bạn từng làm việc và tại sao?
9. Thành tựu chính của bạn khi trên giảng đường là gì?
10. Tại sao bạn rời khỏi vị trí cuối cùng của mình? HOẶC: Tại sao bạn rời khỏi vị trí hiện tại của
mình?

[Type text]

Page 21


B. GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC (PHẦN 2)
Tìm kiếm công việc
Mặc dù Google đã cải thiện hiệu quả và tính
kịp thời trong nỗ lực tuyển dụng, quá trình
này vẫn còn đòi hỏi. Để lọc qua số lượng

lớn các bản lý lịch nhanh chóng mà không
bỏ sót người nộp đơn đủ điều kiện, công ty
đã phát triển một cuộc khảo sát trực tuyến
với các câu hỏi về thái độ, thói quen làm
việc, cá tính và kinh nghiệm quá khứ.
Các nhà tuyển dụng sử dụng các kỹ thuật
tìm kiếm để xác định các ứng cử viên phù
hợp cho công việc cụ thể. Sau đó, họ tiến
hành một hoặc nhiều cuộc phỏng vấn sàng
lọc qua điện thoại để có thêm thông tin về
người nộp đơn.
Ứng cử viên đáp ứng tiêu chí tuyển dụng sau
đó dành một ngày tại công ty tham gia
phỏng vấn với trung bình năm người.
“Họ sẽ gặp người quản lý tuyển dụng, tất
nhiên, nhưng cũng có một vài đồng nghiệp
và một vài người sẽ là cấp trên đối với họ,
nhưng không phải là người giám sát trực
tiếp” Judy Gilbert, giám đốc chương trình
nhân sự.
Một số người được phỏng vấn có thể được
yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ liên quan
đến công việc trong chuyến thăm.
Người phỏng vấn đưa ra phản hồi của họ
cho một ủy ban tuyển dụng, đánh giá kỹ
năng của người nộp đơn cho vị trí cũng như
của họ tổng thể phù hợp với văn hóa của

[Type text]


Google và những đóng góp tiềm năng trong
tương lai.
Tiếp theo ban chấp hành đánh giá việc các
đề bạt của hội đồng thuê tuyển. Cuối cùng,
công ty người sáng lập Larry Page và Sergei
Brin đích thân ký trên tất cả các công việc
cần tuyển.

Tư duy phê phán
● Tại sao bảng câu hỏi trực tuyến và phỏng
vấn sàng lọc lại là công cụ hữu íchdành cho
nhà tuyển dụng của Google?
● Chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào giúp một
ứng cử viên giảm căng thẳng và sự hổi hộp
hầu hết mọi người cảm nhận trong một cuộc
phỏng vấn?
● Làm thế nào bạn có thể chuẩn bị trước cho
các câu hỏi của cuộc phỏng vấn hành vi? 

Page 22


4.Câu hỏi về tương lai

Các câu hỏi nhìn vào tương lai có xu hướng gây khó xử cho
một số ứng cử viên, đặc biệt là những người chưa chuẩn bị
đầy đủ. Nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi này để xem bạn có
hướng đến mục tiêu, có động lực và xác định xem mục tiêu
của bạn có thực tế hay không.


Khi được hỏi về tương lai,
thể hiện tham vọng và sự
quan tâm đến thành công
với công ty này.

1. Bạn mong đợi từ đâu đến năm (hoặc mười) năm nữa?
Xây dựng một kế hoạch thực tế có tính đến tuổi tác và tình hình hiện tại của bạn. Tầm quan
trọng điều cần được chuẩn bị cho câu hỏi này. Đó chắc chắn là một “nụ hôn thần chết” nếu trả lời
rằng bạn muốn có công việc của người phỏng vấn! Thay vào đó, hãy thể hiện sự quan tâm đến
công việc hiện tại và đóng góp cho tổ chức. Nói về mức độ trách nhiệm bạn muốn đạt được. Một
nhân viên tư vấn việc làm khuyến khích nên cho thấy tham vọng của bạn nhưng không cam kết
với một chức danh công việc cụ thể. Bạn nên hy vọng đã học đủ để tiến tới một vị trí mà bạn sẽ
tiếp tục phát triển. Giữ câu trả lời của bạn tập trung vào học vấn và mục tiêu chuyên nghiệp, chứ
không phải mục tiêu cá nhân.
2. Nếu bạn có vị trí này, bạn sẽ làm gì để chắc chắn rằng bạn phù hợp?
3. Đây là một tổ chức lớn (hoặc nhỏ). Bạn có nghĩ rằng bạn thích môi trường đó?
4. Bạn có kế hoạch để tiếp tục quá trính học vấn của bạn?
5. Bạn dự đoán điều gì cho tương lai của ngành ______________?
6. Bạn nghĩ bạn có thể đóng góp cho công ty này như thế nào?
7. Bạn muốn đạt được điều gì nhất nếu bạn nhận được vị trí này?
8. Làm thế nào để bạn giữ hiện tại với những gì đang xảy ra trong nghề nghiệp của bạn?
5.Câu hỏi thử thách
Phấn đấu để chuyển đổi
một cuộc thảo luận điểm
yếu của bạn cho các chủ đề
thể hiện thế mạnh của bạn.

[Type text]

Các câu hỏi sau đây có thể khiến bạn không thoải mái, nhưng

điều quan trọng là hãy nhớ trả lời trung thực mà không đề cập
đến điểm yếu của bạn. Nhanh nhất có thể, chuyển đổi bất kỳ
phản ứng tiêu cực nào thành thảo luận về điểm mạnh của bạn.

Page 23


1. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Thật ngạc nhiên khi có bao nhiêu ứng cử viên tự đánh bại mình khỏi cuộc thi khi trả lời câu hỏi
này kém. Trên thực tế, bạn có nhiều sự lựa chọn. Bạn có thể trình bày sức mạnh như một điểm
yếu (“Một số người phàn nàn rằng tôi là một người chăm làm việc” hoặc “quá để ý chi tiết”).
Bạn có thể đề cập đến điểm yếu đã sửa (“Vì tôi cần tìm hiểu về thiết kế trang web, tôi đã tham
gia một khóa học”). Bạn có thể trích dẫn một kỹ năng không liên quan (“tôi thực sự cần phải trau
chốt tiếng Tây Ban Nha của tôi”). Bạn có thể trích dẫn một mục tiêu học tập (“Một trong những
mục tiêu dài hạn của tôi là học thêm về quản lý quốc tế. Công ty của bạn có kế hoạch mở rộng ra
nước ngoài không?”). Một khả năng khác là tái xác nhận trình độ của bạn (“tôi không có điểm
yếu ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc này”).
2. Bạn không kiên nhẫn với loại người nào?
Tránh để cho mình rơi vào cái bẫy khi tỏ vẻ quá quan trọng. Một phản ứng có thể là “tôi đã luôn
hòa thuận tốt với người khác. Nhưng tôi thú nhận rằng tôi có thể bị phát cáu bởi những người
khiếu nại không chấp nhận trách nhiệm.”
Trả lời các câu hỏi đầy thử thách trung thực nhưng cố gắng biến cuộc thảo luận thành một nhấn
mạnh điểm mạnh của bạn.
3. Nếu bạn có thể làm lại cuộc sống của mình, bạn sẽ thay đổi điều gì và tại sao?
4. Người giám sát trước đây (hoặc hiện tại) của bạn mô tả bạn như một nhân viên như thế nào?
5. Bạn muốn gì nhất từ công việc của mình? Tiền bạc? Sự an toàn? Quyền lực?
6. Điểm trung bình của bạn là gì, và nó có phản ánh chính xác khả năng của bạn không?
7. Bạn đã từng sử dụng ma túy chưa?
8. Ai trong cuộc sống của bạn đã ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất và tại sao?
9. Bạn đang đọc gì bây giờ?

10. Mô tả môi trường làm việc lý tưởng của bạn.
11. Khách hàng có luôn đúng không?
12. Bạn xác định thành công như thế nào?

[Type text]

Page 24


6. Câu hỏi về tiền
Hoãn thảo luận về lương
cho đến sau trong cuộc
phỏng vấn khi bạn biết
thêm về công việc và nó sẽ
được mời hỏi.

Hãy nhớ rằng gần như tất cả về lương bổng đều có thể thương
lượng, tùy thuộc vào trình độ của bạn. Biết phạm vi lương
điển hình cho vị trí mục tiêu sẽ giúp ích cho bạn. Nhà tuyển
dụng có thể cho bạn biết mức lương phạm vi — nhưng bạn sẽ
phải hỏi. Nếu bạn có ít kinh nghiệm, có thể bạn sẽ được cung
cấp một mức lương ở đâu đó giữa điểm thấp và điểm giữa
trong phạm vi. Với kinh nghiệm nhiều hơn, bạn có thể thương
lượng cho một con số cao hơn. Dù vậy nên cẩn thận. Một
người quản lý nhân sự cảnh báo rằng các ứng cử viên nhấn
mạnh về tiền thường bị nghi ngờ rằng họ có thể rời đi nếu
được cung cấp thêm vài nghìn đô la ở nơi khác. Xem “Hướng
dẫn phát triển nghề nghiệp” đi kèm và không đàm phán mức
lương khởi điểm. Dưới đây là một số câu hỏi về tiền điển
hình:


1. Bạn đang tìm kiếm bao nhiêu tiền?
Một cách để xử lý các câu hỏi về lương là yêu cầu lịch sự trì hoãn cuộc thảo luận cho đến khi rõ
ràng rằng một công việc sẽ được cung cấp cho bạn (tôi chắc chắn đến lúc đó, chúng ta sẽ có thể
đàm phán về một món tiền đền bù hợp lí. Ngay bây giờ, tôi muốn tập trung hơn vào việc chúng
ta có phù hợp hay không. Một phản hồi có thể khác là đáp lại một cách thẳng thắn rằng bạn
không biết gì để hỏi cho đến khi bạn biết nhiều hơn về vị trí và công ty. Nếu bạn tiếp tục bị áp
lực về con số, hãy đưa ra phạm vi mức lương với một số tiền hằng năm. Hãy chắc chắn khi làm
nghiên cứu trước cuộc phỏng vấn để bạn biết được những công việc tương tự trả tiền như thế nào
trong khu vực địa lí của bạn.Ví dụ như kiểm tra trang web .
2. Gần đây bạn kiếm được bao nhiêu?
3. Bạn nghĩ mình đáng giá bao nhiêu?
4. Bạn kì vọng kiếm được bao nhiêu tiền trong 10 năm tới?
5. Bạn có sẵn sàng trả tiền trích từ công việc hiện tại (hoặc công việc trước đây)?

[Type text]

Page 25


×