Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Để có một cuộc phỏng vấn tuyển dụng thành công ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.67 KB, 5 trang )

Để có một cuộc phỏng vấn tuyển
dụng thành công


Thành công của hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có
tuyển dụng được các nhân viên thích hợp hay không. Công việc tìm kiếm “nhân viên lý
tưởng” này xem ra không dễ dàng chút nào. Nếu bạn không có những kỹ năng phỏng
vấn khéo léo và hợp lý, bạn sẽ đánh mất các ứng viên tài năng, hay tồi tệ hơn là bạn sẽ
thu nhận những người không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng.
1. Hiểu rõ chủ đích của cuộc phỏng vấn: Tuyển dụng những nhân viên
có trình độ và khả năng phù hợp với công việc chính là mục tiêu của hoạt động
“săn đầu người” nói chung, nhưng đó không nhất thiết phải là chủ đích của những
câu hỏi được đặt ra trong cuộc phỏng vấn. Việc tiếp xúc, trò chuyện với ứng viên
chỉ là cơ hội để bạn gặp gỡ với nhân viên tiềm năng, tìm hiểu tính cách của họ,
đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của họ, xác định xem họ có phù hợp với văn
hoá công ty hay không.
2.
Cân nhắc lại chiến lược và kế hoạch phỏng vấn của bạn: Kiểu câu
hỏi chung chung như “Bạn hình dung thử xem mình sẽ như thế nào trong vòng
năm năm tới?” thường không đem lại cho bạn nhiều thông tin về ứng viên. Trong
khi điều bạn quan tâm là ứng viên sẽ hành động như thế nào ở một vị trí công việc
cụ thể trong những tình huống cụ thể, thì những câu hỏi như vậy hoàn toàn không
thích hợp. Để sàng lọc và tuyển dụng được những nhân viên tài năng, bạn phải đưa
ra được các chiến thuật phỏng vấn khôn khéo và thông minh để khám phá mọi khả
năng, trình độ, điểm mạnh và điểm yếu của các ứng viên.
3.
Xây dựng một danh sách các kỹ năng mà bạn mong muốn ở các
ứng viên:
Chỉ sau khi bạn biết chắc rằng mình đang tìm kiếm những kỹ năng nào ở
ứng viên (dễ thích ứng với tập thể, có thể chịu được áp lực lớn của khối lượng công


việc, kiên nhẫn, sáng tạo…), bạn mới có thể đưa ra được những câu hỏi sáng suốt,
thông minh và đem lại nhiều thông tin cần thiết.
4.
Lập danh sách các câu hỏi phỏng vấn: Sau khi đã liệt kê các kỹ năng
cần thiết cho công việc, bạn cần lên danh sách các câu hỏi mà bạn có thể cần đến
trong thời gian phỏng vấn ứng viên. Bạn nên chú ý đặt nhiều câu hỏi mở để khuyến
khích ứng viên hé lộ những chi tiết liên quan đến tính cách cá nhân và kinh nghiệm
làm việc trước đây của họ. Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi
dựa trên hành vi (behavior-based questions) để tìm hiểu cách thức ứng viên giải
quyết các tình huống khó khăn giả định, từ đó xác định xem họ sẽ phản ứng như
thế nào với các tình huống tương tự trong tương lai. Ví dụ câu hỏi: “Hãy kể về
những lần anh/chị không hoàn thành công việc theo đúng thời hạn đề ra. Hậu quả
của việc đó là gì và anh/chị giải quyết vấn đề này như thế nào” sẽ rất có ích cho
bạn.
5.
Kiểm tra lại danh sách các câu hỏi phỏng vấn: Hãy xem xét lại một
lần nữa danh sách các câu hỏi phỏng vấn mà bạn định đặt ra cho ứng viên. Một
danh sách có sự phối kết hợp giữa các câu hỏi dựa trên quan điểm (opinion-based),
câu hỏi dựa trên niềm tin (credential-based), câu hỏi dựa trên kinh nghiệm
(experience-based) và câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based) sẽ cung cấp cho
bạn một cái nhìn tổng quan về kiến thức chuyên môn và tính cách của các ứng
viên.
6.
Nói trước với ứng viên về phương thức phỏng vấn: Sau khi tự giới
thiệu về bản thân và về công ty, bạn hãy nói cho ứng viên biết cấu trúc cơ bản của
cuộc phỏng vấn nhằm giúp họ bớt căng thẳng và lo lắng. Khi ứng viên cảm thấy
thoải mái, nói chuyện tự nhiên và trả lời chi tiết cho các câu hỏi của bạn, nghĩa là
bạn có thể nhận được những thông tin chuẩn xác và đầy đủ về anh ta/cô ta.
7.
Chuẩn bị để trả lời các câu hỏi của ứng viên: Hãy đảm bảo rằng bạn

có đủ thông tin về công ty để trả lời các câu hỏi của ứng viên. Họ có thể hỏi về các
chức năng kinh doanh của công ty, về số lượng nhân viên, về kế hoạch kinh doanh
trong tương lai, về văn hoá công ty hay bất cứ thông tin nào khác. Bạn nên mang
tới nơi phỏng vấn một số tài liệu hay tờ rơi giới thiệu về công ty, đồng thời chuẩn
bị các thông tin liên quan đến lịch sử và hoạt động kinh doanh của công ty.
8.
Ghi chép: Khi tiến hành phỏng vấn, bạn cần phải có kỹ năng lắng nghe
và ghi nhớ thật tốt. Tuy nhiên việc ghi chép không bao giờ thừa cả. Bạn hãy ghi lại
vắn tắt các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn, lưu ý tới bất kỳ hành động nào
mà bạn cho là đặc biệt, khác thường, cùng những nhận xét sơ lược về từng ứng
viên. Việc ghi chép này còn giúp bạn có cơ sở để so sánh các ứng viên với nhau
khi đến thời điểm ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.
Wessley Grove, chuyên gia nhân sự cấp cao của ngân hàng Chase Mahattan
Bank đã nói: “Chúng tôi không đi tìm bản sao của các sinh viên ưu tú, mà chúng tôi
cần người có những điểm mạnh và phẩm chất mà chỉ có một người yêu thích công việc
mới có thể đem lại công việc của mình. Họ đồng thời cũng phải là người am hiểu lĩnh
vực hoạt động và giá trị văn hoá của công ty. Những người như vậy luôn thu hút chúng
tôi bằng khả năng lao động trong môi trường của chính họ. Tại buổi phỏng vấn tuyển
dụng, bạn sẽ nhận diện được ứng viên nào là người mang trong mình những đặc tính
đó”. Và khi bạn tìm ra được ứng viên đó tức là cuộc phỏng vấn của bạn đã thành công.

×