Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng, các doanh nghiệp đã áp dụng rất nhiều phương thức nhằm khuyến khích khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.5 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN
MƠN : KẾ TỐN TÀI CHÍNH II

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Tiến Đạt
Nhóm thực hiện:
Nhóm lớp: 17

HÀ NỘI - 2019


Chủ đề 1: Các phương thức ưu đãi dành cho khách hàng:
Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút
khách hàng, các doanh nghiệp đã áp dụng rất nhiều phương thức nhằm khuyến khích
khách hàng như:
1. Chương trình khuyến mại cho khách hàng thân thiết và truyền thống

1.1 Chính sách kế tốn:
Chính sách : Khách hàng khơng phải mua hàng hóa vào thời điểm hiện tại để được
nhận khuyến mãi (ví dụ như mua 2 tặng 1,…) và khách hàng sẽ khơng nhận được hàng
hóa khuyến mãi mà sẽ được giảm số tiền thanh toán ( như tặng voucher giảm giá, phát
hành thẻ khách hàng,...)
a. Đối với việc phát hành thẻ cho các nhóm khách hàng dưới các dạng cụ thể như: thẻ

thành viên, thẻ giảm giá, thẻ tích điểm, thẻ trả trước,… dù ở những dạng nào, các loại thẻ
này đều mang lại ưu đãi cho những khách hàng trung thành với dịch vụ.
Với loại hình ưu đãi này:



Khi khách hàng mua hàng và chưa sử dụng thẻ, các giao dịch sẽ được ghi nhận bình
thường và việc tích điểm cho thẻ không làm tăng doanh thu hay tạo ra chi phí nên sẽ
được ghi nhận theo dõi trên hệ thống quản lý nội bộ chứ khơng phải hạch tốn.



Khi khách hàng sử dụng thẻ: với các loại thẻ này sẽ trừ điểm khách hàng có trong thẻ để
tính trừ số tiền trong lần giao dịch hiện tại, bản chất là một khoản giảm trừ doanh thu, cụ
thể là chiết khấu thương mại. Khi đó ta trên hóa đơn giá trị gia tăng của khách hàng sẽ
thể hiện cụ thể khoản chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng, và sẽ được trừ vào
số tiền khách hàng phải thanh toán lần này

b. Đối với việc tặng voucher giảm giá cũng tương tự : Khách hàng sẽ được nhận phiếu

giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo ( giảm 10%, 20%,mua túi tặng voucher giảm
giày...) . Bản chất cũng là giảm trừ doanh thu do chiết khấu thương mại do khách hàng
mua hàng với số lượng lớn đủ đạt đến một mốc tiêu dùng cụ thể.
1.2 : Cách hạch toán
2


Ghi nhận doanh thu và giá vốn : Sẽ hạch tốn với giá trị của tồn bộ hàng hóa lần mua
này như thường.
Doanh thu :
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 3331
Giá vốn :
Nợ TK 632
Có TK 156,155

1.3 Cịn với khoản giảm trừ:
Nợ TK 5211 - Khoản giảm trừ cho khách hàng
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)
Có TK 111,112,131,...
Đến cuối kỳ kế tốn sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh
thu trong kỳ để thực hiện xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 511
Có TK 5211: khoản giảm trừ

2. Tặng hàng hóa dịch vụ cho khách khơng kèm điều kiện mua hàng:

2.1 Chính sách kế tốn và cách hạch toán :

-

-

Theo quy định tại Điều 91 khoản 3 Thơng tư 200/2014/TT-BTC, đối với hàng hóa dịch
vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho biếu tặng không thu tiền, khơng kèm điều kiện
mua hàng, thì :
Khơng ghi nhận doanh thu,
Tồn bộ chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch tốn vào chi phí bán hàng
Khi xuất hàng khuyến mại, kế tốn hạch tốn :
Nợ TK 642
Có TK 152, 156
Khi mua hàng dùng cho khuyến mại hoặc chi phí dịch vụ khuyến mại, kế tốn hạch tốn:
Nợ TK 641
Có TK 111, 112
3



-

Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá khuyến mại, quảng cáo, cho biếu
tặng (giá trị kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế), ghi:
Nợ TK 641 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

3. Khuyến mãi kèm theo điều kiện mua hàng :

3.1 Chính sách kế tốn
Đặc điểm: Đối với chương trình khuyến mãi nhóm này đó là khách hàng phải mua
hàng hóa vào thời điểm hiện tại và cuối cùng sẽ nhận được thêm hàng hóa. Nhóm chương
trình này bao gồm các phương thức như : mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1 hay mua hàng tặng
phiếu mua hàng,…
Với loại hình ưu đãi này, bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán, sản phẩm tặng
miễn phí cho khách hàng về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng về bản chất là bán
vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm. Trường hợp này giá trị
sản phẩm tặng cho khách hàng được phản ánh vào giá vốn và doanh thu tương ứng với
giá trị hợp lý của sản phẩm đó phải được ghi nhận :
-

Doanh thu bán hàng, được phân bổ cả cho hàng khuyến mại, bản chất là giảm giá của sản
phẩm chính và sẽ được trừ thẳng vào số tiền trả kỳ này nên sẽ không sử dụng tài khoản

-

5212 – giảm giá hàng bán
Chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch tốn vào giá vốn hàng bán trong kỳ như


bình thường.
3.2 Cách hạch tốn :
a. Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng số tiền thanh tốn (cho cả 2 mặt hàng)
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (phân bổ cho cả hàng khuyến
mại)
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
b. Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán trong kỳ (của cả hàng khuyến mại)
Có TK 155,156
4


VD: chương trình mua 1 tặng 1
c. Khi bán hàng có khuyến mại, kế tốn hạch tốn doanh thu bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá trị thanh toán nhận được
Có TK 511 : tổng doanh thu nhận được
Trong đó, bao gồm: doanh thu của sản phẩm chính: giá bán hàng và giá hàng khuyến mãi.
Doanh thu của sản phẩm phụ: giá bán hàng khuyến mãi
Có TK 3331 : Thuế GTGT
d. Kêt chuyển giá vốn hàng bán có khuyến mại

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán của 2 sản phẩm
Có 155,156
4. Nhận hàng của nhà sản xuất (khơng phải trả tiền) dùng để khuyến mại

4.1 Chính sách kế toán
Theo quy định tại Điều 91 khoản 3 TT 200/2014, trường hợp doanh nghiệp tiếp tục

chương trình khuyến mại của nhà sản xuất, khi nhận hàng ( không phải trả tiền) dùng cho
chương trình khuyến mại, thì hàng hóa được theo dõi chi tiết số lượng trên sổ sách quản
trị và được thể hiện trên bản Thuyết minh báo cáo tài chính, khơng hạch tốn vào sổ sách
kế tốn
Trường hợp doanh nghiệp nhận hàng hóa khuyến mại ( khơng phải trả tiền) dùng cho
chương trình khuyến mại, mà khơng thực hiện khuyến mại, thì hạch tốn ghi tăng thu
nhập khác
Khi hết chương trình khuyến mại, nếu khơng phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến
mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại
không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hố (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 – Thu nhập khác.

5


5. Dự phòng cho quyền trả lại hàng của khách

5.1 Chính sách kế tốn:
Đối với các trường hợp xuất hàng cho đại lý, có kèm theo điều kiện đại lý có thể trả lại
hàng hóa nếu hết hạn hay phát hiện hàng kém phẩm chất hoặc bán hàng cho khách hàng
có kèm theo điều kiện khách hàng có thể trả lại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất
định nếu có lỗi từ sản phẩm hoặc khơng hày lịng về sản phẩm. Nếu phát hiện thường
xuyên có một tỉ lệ hàng hóa bị trả lại nhất định vào cuối năm, khi đó doanh nghiệp cần
trích lập dự phịng cho việc hàng hóa thường xuyên bị trả lại này.
Cụ thể sẽ được lập vào TK 2294 – dự phòng giảm giá hàng tồn kho, là nhóm dự phịng
nhằm bù đắp tổn thất tài sản của doanh nghiệp.
5.2 Cách hạch toán
a. Nợ TK 632 : Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế tốn


Có TK 2294: Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
+ Khi nhận lại hàng do khách hàng gửi trả lại, thực hiện nhập kho và hạch toán
hàng bán bị trả lại.
+ Khi nhận được hóa đơn hàng bán bị trả lại bạn sẽ tiến hành hạch tốn hàng bán
bị trả lại trên sổ sách:
Có 2 bút toán cần thực hiện trong trường hợp này: Giảm giá vốn và giảm giảm doanh thu.
Bút toán 1: Hạch toán ghi giảm giá vốn xuất bán hàng và nhập lại kho hàng hóa
Nợ TK 156
Có TK 632: Giá vốn hàng nhận về = Số lượng * Giá vốn tại thời điểm xuất hàng
bán
Bút toán 2: Hạch toán điều chỉnh giảm doanh thu của việc xuất bán hàng hóa. Lúc này
doanh nghiệp sẽ nhận được hóa đơn hàng bán bị trả lại của bên người mua xuất trả, khi
đó sẽ hạch toán giảm doanh thu và tiền thuế đầu ra.
Nợ TK 5213 – Khoản điều chỉnh hàng bán bị trả lại = Số lượng * Đơn giá bán
Nợ TK 3331 – Giảm số thuế phải nộp
6


Có TK 111, 112, 131 – Số tiền trả lại khách hàng hoặc giảm số tiền phải thu
khách hàng.
b. Đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh

thu trong kỳ để thực hiện xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 511
Có TK 5213: khoản giảm trừ hàng bán bị trả lại
c. Ngồi ra trong q trình nhập hàng bán bị trả lại có thể có phát sinh các khoản chi phí

liên quan đến việc nhập lại kho hàng bán bị trả lại. Số chi phí này được ghi nhận vào chi
phí bán hàng phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp
Nợ TK 641

Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111, 112, 331
d. Nếu bên bán phải chi trả khoản phạt bồi thường cho bên mua. Kế toán tiến hành hạch

toán ghi nhận chi phí phạt bồi thường vi phạm hợp đồng vào chi phí khác
Nợ TK 811
Có TK 111,112,131,…
e. Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết
hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, khơng cịn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phịng)
Có TK 152, 153, 155, 156.
6. Các thỏa thuận với nhà cung cấp để có được các ưu đãi hay còn gọi là các khoản trợ

giá của nhà cung cấp:
6.1 Chiết khấu thương mại:

Định nghĩa: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua với số lượng lớn. Hàng hố, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu
thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã chiết khấu thương
mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh tốn đã có thuế GTGT.
7


Việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hố, dịch vụ thì
số tiền chiết khấu của hàng hố đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá,
dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập
khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hố đơn điều chỉnh kèm
bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn
điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu

vào.
( Theo TT 39/2014/TT-BTC )
Tùy vào từng cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại mà kế tốn có các cách hạch tốn
khác nhau:
-

Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá
bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại):
Bên Bán

Bên Mua

Nợ TK 111,112,131: Tổng phải thu.
Nợ TK 156: Giá mua đã giảm chưa VAT
Có TK 511: DT đã giảm chưa VAT.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 (nếu có): Thuế GTGT phải
Có TK 111,112,331: Tổng thanh toán
nộp.
-

Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết
khấu thì khoản CKTM này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc
“hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.
Bên Bán

Bên Mua

Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế
phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 : số tiền Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: giảm số thuế GTGT phải nộp
Có TK 131: Tổng số tiền chiết khấu

- Phản ảnh doanh thu
8


Nợ TK 131: Tổng số tiền chưa trừ chiết Nợ TK 156: Giá đã giảm CK
khấu
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 511: Doanh thu chưa chiết khấu.
Có TK 111,112,331: Tổng thanh tốn
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp ( đã trừ chiết khấu)
theo DT chưa chiết khấu.
- Khi nhận được số tiền trên hóa đơn kế
tốn hạch tốn:
Nợ 111, 112: Tổng số tiền đã trừ chiết khấu
Có 131: Tổng số tiền đã trừ chiết khấu

-

Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm
giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn
cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và
bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Bên Bán
Phản ánh số chiết khấu thương mại thực
tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại


Bên Mua

Nợ 111, 112, 131 : Tổng khoản chiết
khấu được nhận

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu Có 156: Giá mua được giảm
trừ

1331:
giảm
khoản
Có các TK 111, 112, 131,. . . - Số tiền GTGT đã được khấu trừ.
chiết khấu thương mạ

thuế

6.2 Giảm giá hàng bán:

Định nghĩa: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức giảm
giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng,
thuế GTGT, tổng giá thanh tốn đã có thuế GTGT.
9


Việc giảm giá căn cứ vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Số tiền giảm giá của hàng
hoá, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hố đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua
cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá được lập khi kết thúc chương
trình (kỳ) giảm giá hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn

cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và
bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
( Theo TT 64/2013/TT-BTC )
Cũng giống như chiết khấu thương mại, việc hạch toán giảm giá hàng bán cũng phụ
thuộc cách người bán lập hóa đơn cung cấp cho bên mua theo chương tình giảm giá.
-

Trường hợp giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm ( khơng ghi số tiền đã giảm giá trên
hóa đơn)
Bên Bán
Bên Mua
Nợ TK 111,112,131: Tổng phải thu.
Có TK 511: DT đã giảm chưa VAT.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.

-

Nợ TK 156: Giá mua đã giảm chưa VAT
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331: Tổng thanh tốn

Trường hợp việc giảm giá ghi vào hóa đơn cuối cùng:
Bên Bán

Bên Mua

Nợ TK 131: Tổng phải thu

Nợ TK 156: Giá mua đã giảm


Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán ( QĐ 48 là Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
5213)
Có TK 111,112,331: Tổng thanh tốn
Có TK 511: Doanh thu chưa giảm
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

-

Trường hợp bên mua lập riêng một hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán
Bên Bán

Bên Mua
10


Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Theo giá Nợ 111, 112, 131: Tổng khoản chiết
bán chưa có thuế GTGT)
khấu được nhận
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT của hàng bán
phải giảm giá
Có các TK 111, 112, 131,. .

Có 156: Giá mua được giảm giá
Có 1331: giảm khoản thuế GTGT đã được
khấu trừ.

b. Ví dụ minh họa
Vídụ 1:
Vietnam Airline thực hiện chương trình Bơng sen vàng dành cho khách hàng
thường xuyên, trong thời hạn 1 năm khách hàng bay tối thiểu 1.000 dặm và tối đa được

120.000 dặm/1 năm.
Theo quy định thì số điểm để quy đổi vé cho chặng Hà Nội – Nha Trang là 12.500
dặm/chiều hoặc 01 đêm sử dụng dịch vụ miễn phí tại Vinpearl Nha Trang.
Trong năm khách hàng A tích lũy được số dặm là 25.100 dặm, do đó khách hàng
đủ điều kiện để đổi 01 vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Nha Trang hạng phổ thơng và tài
khoản tích lũy của khách hàng còn dư 100 dặm sau khi nhận vé hưởng.
Tổng doanh thu cung cấp trong kỳ cho khách hàng A là 102.888.000 đ.
01 dặm = 01 điểm, khách hàng tích lũy được số điểm là 25.200 điểm.
Chuyến bay HN – TPHCM tươngdươngvới 708 dặm
Giả sử trong kỳ khách hàng A chỉ bay chuyến HN – TPHCM, thì khách hàng A
phải thực hiện 18 chuyến bay khứ hồi đề đổi lấy 01 vé khứ hồi HN – NhaTrang hoặc 01
đêm ở Vinpearl NhaTrang;
Giá vé HN – TP.HCM: 2.997.000 đ/chiều chưa có thuế GTGT.
11


Giả sử vé khứ hồi đi Nha Trang là 5.000.000 đ
Giả sử 01 đêm ở Vinpearl là 5.000.000 đ/đêm
Hoa hồng đại lý VNA được hưởng trong trường hợp VNA làm đại lý cho
Vinpearl : 25%.
Giả sử vốn là : 3.500.000đ trong trường hợp VNA khơng đóng vai trị làm đại lý
mà mua đứt bán đoạn dịch vụ và cung cấp miễn phí cho khách hàng.
Kế tốn ghi nhận :
Khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Cung cấp dịch vụ cho khách hàng, kế toán ghi nhận doanh thu bán vé máy bay cho
khách hàng trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá hợp lý của hàng hóa, dịch vụ mà
VNA có nghĩa vụ cung cấp miễn phí cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 112:6.593.400đ
Có TK 511:5.716.000đ
Có TK 3387: 278.000đ (5.000.000đ/18 chuyến bay khứ hồi).

Có TK 3331: 599.400đ
Tổng doanh thu ghi nhận trong kỳ:
Nợ TK 112: 113.676.000đ
Có TK 511: 102.888.000đ
Có TK 3387:

5.000.000đ

12


Có TK 3331: 10.788.000đ
Trường hợp, khách hàng A thực hiện đổi điểm lấy vé thưởng, dịch vụ bay do
Vietnam Airline cung cấp, ghi:
Nợ TK 3387: 5.000.000đ
Có TK 511:5.000.0000đ
Ví dụ 2:
Tiếp theo ví dụ 1, khách hàng đổi dặm lấy quà là 01 đêm sử dụng dịch vụ tại
Vinpearl Nha Trang,
Trường hợp, Vietnam Airline đóng vai trị chi Vinpearl, Vietnam Airline phải tính
số hoa hồng mà mình được hưởng và số tiền phải thanh tốn cho Vinpearl, ghi:
Nợ TK 3387: 5.000.000đ
Có TK 511: 1.250.000đ
Có TK 112:3.750.000đ
Trường hợp Vietnam Airline khơng đóng vai trị đại lý, thì tồn bộ khoản doanh
thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ
thanh toán cho bên thứ ba, số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 được ghi nhận vào giá
vốn hàng hóa, ghi:
Nợ TK 3387: 5.000.000đ
Có TK 511: 5.000.000đ

Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 vào giá vốn hàng bán,
cung cấp dịch vụ cho khách hàng, ghi:
13


Nợ TK 632: 3.500.000đ
Có TK 112: 3.500.000đ

14



-









Chủ đề 2: Hợp đồng xây dựng
1. Làm rõ các vấn đề liên quan đến việc ghi nhận doanh thu của một hợp đồng xây
dựng
a. Hợp đồng xây dựng và doanh thu hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng
Khái niệm: Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự giữa bên nhận thầu và bên
giao thầu, trong đó xác lập sự thỏa thuận giữa hai bên về quyền và nghĩa vụ khi tham gia
hợp đồng. Bên nhận thầu có nghĩa vụ phải thực hiện giám sát cơng trình hoặc một phần

cơng trình và giao đúng thời hạn mà bên giao thầu u cầu. Bên giao thầu thì có trách
nhiệm đưa ra các yêu cầu, số liệu, bản thiết kế, vật tư xây dựng, … số vốn đầu tư đúng
tiến dộ cơng trình, đồng thời nghiệm thu và thanh tốn đầy đủ các khoản tiền khi cơng
trình đã hồn thành.
Chủ thể ký kết hợp đồng xây dựng:
Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu là nhà thầu phụ.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng:
Về sự tự nguyện và hợp pháp: Cũng như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng xây dựng
phải được ký kết dựa trên nền tảng của sự tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, khơng trái pháp
luật và đạo đức xã hội.
Về vốn: Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng
Về thời điểm ký kết: Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và đàm phán hợp đồng
Về điều kiện của nhà thầu:
Bên nhận thầu: phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động.
Nhà thầu liên danh: việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải
phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh.
Nhà thầu chính nước ngồi: phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công
việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu
cầu của gói thầu.
Nhà thầu phụ: phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống
nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.
Giá ký kết hợp đồng: không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương
thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngồi phạm vi cơng việc của gói thầu
được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

-

Hiệu lực hợp đồng xây dựng:
15







-

-

























Các bên ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng
thẩm quyền
theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là
tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực: là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ
thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Đối với hợp đồng có quy định
về bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu thì bên giao thầu đã nhận được đảm
bảo thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu.
Giá trị pháp lý: Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà các bên ký
kết có nghĩa vụ thực hiện. Đây cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp
giữa các bên.
Nội dung hợp đồng xây dựng:
Căn cứ pháp lý áp dụng.
Ngôn ngữ áp dụng.
Nội dung và khối lượng công việc.
Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao.
Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng.
Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây
dựng.
Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng.
Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.

Rủi ro và bất khả kháng.
Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.
Doanh thu của hợp đồng xây dựng:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 doanh thu hợp đồng xây dựng được ghi nhận
như sau:
Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:
Các doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng.
Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh
toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định một
cách đáng tin cậy.
Doanh thu của hợp đồng có thể tăng, giảm ở từng thời kì, ví dụ:
Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng,
giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp nhận lần đầu
tiên.
Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả
tăng lên.
16





-






-




-



-





-

Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc
không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận hợp đồng.
Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hàn
thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc
giảm.
Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu thực hiện hợp đồng đạt hay
vượt mức yêu cầu. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng
khi:
Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã được ghi trong hợp đồng.
Khoản tiền thưởng được xác định một cách đáng tin cậy.
Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù
đắp cho các chi phí khơng bao gồm trong giá hợp đồng. Ví dụ như:
sự chậm trễ do khách hàng gây nên.
sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế
các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng

Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh tốn trên cịn tùy thuộc vào rất
nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều đàm phán. Do
đó, các khoản thanh tốn khác chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng xây dựng khi:
các cuộc thỏa thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường.
khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và có thể xác dịnh được một cách
đáng tin.
Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện hợp đồng
đạt hay vượt mức u cầu.
Ví dụ, trong hợp đồng có dự kiến trả cho nhà thầu khoản tiền thưởng vì hồn thành sớm
hợp đồng. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng khi
Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã ghi trong hợp đồng;
Khoản tiền thưởng có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù
đắp cho các chi phí khơng bao gồm trong giá hợp đồng.
Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết
kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. Việc xác định doanh
thu tăng thêm từ các khoản thanh tốn trên cịn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc
chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, các khoản thanh
tốn khác chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng khi:
Các thoả thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường;
Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và được xác định một cách đáng tin
cậy.
b. Xác định doanh thu của hợp đồng xây dựng
Ghi nhận doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng có thể thực hiện theo 1 trong 2 trường
hợp sau:
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu thanh tốn theo giá trị khối lượng
hồn thành, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin
17



-






cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được
ghi nhận tương ứng với phần cơng việc đã hồn thành được khách hàng xác nhận trong kì
phản ánh trên hóa đơn đã lập.
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế
hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì
doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần cơng
việc đã hồn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà khơng phụ
thuộc vào hóa đơn thanh tốn theo tiến kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa
đơn là bao nhiêu.
Phương pháp xác định doanh thu của phần cơng việc đã hồn thành
Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính tốn thích hợp để xác định phần cơng việc
đã hồn thành. Tùy thuộc vào bản chất của hợp đồng, các phương pháp đó có thể là:
Tỷ lệ % giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần cơng việc đã hồn thành tại một thời
điểm so với tổng chi phí dự tốn hợp đồng.
Đánh giá phần cơng việc đã hồn thành.
Tỷ lệ % giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải th của
hợp đồng.
Ví dụ:
(1) Doanh thu hợp đồng xây dựng với giá cố định được xác định theo phương pháp tỷ lệ
% cơng việc hồn thành, được đo bằng tỷ lệ % giữa giờ công lao đông đã thực hiện đến
thời điểm hiện tại so với tổng số giờ cơng lao động dự tính cho hợp đồng đó.
(2) Doanh thu hợp đồng xây dựng được xác định theo phương pháp tỷ lệ % giữa chi phí
thực tế đã phát sinh tính đến thời điểm hiện tại so với tổng chi phí dự tốn của hợp đồng.


Khi kết quả của hợp đồng xây dựng khơng thể ước tính được một cách đáng tin cậy, thì:
Doanh thu chỉ được ghi nhận tương ứng với chi phí thực tế của hợp đồng xây dựng đã
phát sinh mà việc được hoàn trả là tương tác đối chắc chắn.
• Các chi phí của hợp đồng chỉ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các khoản chi phí này
đã phát sinh.


- Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh tốn theo tiến độ kế
hoạch thì:
• Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành, giao trách
nhiệm cho các bộ phận liên quan xác định giá trị phần cơng việc đã hồn thành, lập
chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ:
 Nếu áp dụng phương pháp (a) “ tỷ lệ % giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần cơng
việc đã hồn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự tốn của hợp đồng” thì giao
cho bộ phận kế tốn phối hợp với các bộ phận khác thực hiện.
18


 Nếu áp dụng phương pháp (b) “ Đánh giá phần cơng việc đã hồn thành” hoặc phương

pháp (c) “tỷ lệ % giữa khối lượng xây lắp cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các
bộ phận thực hiện.
• Khi kết quả thực hiện của hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế
tốn căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần cơng việc đã hồn thành
trong kì ( khơng phải hóa đơn ) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán.
- Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng được để lập hóa đơn thanh tốn
theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng địi tiền. Kế tốn căn cứ vào hóa đơn để ghi sổ
kế tốn số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối

lượng thực hiện, được khách hàng xác nhận thì nhà thầu phải căn cứ vào phương pháp
tính tốn thích hợp để xác định giá trị khối lượng xây lắp hồn thành trong kì. Khi kết
quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách
hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn gửi cho khách hàng địi tiền, phản ánh doanh thu
và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần cơng việc đã hồn thành được khách hàng
xác nhận.
c. Phương pháp kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng
- Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế
hoạch:
+ Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế
tốn căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần cơng việc đã hồn
thành (khơng phải hố đơn) do nhà thầu tự xác định tại thời điểm lập Báo cáo tài chính,
ghi:
Nợ TK 337 - Thanh tốn theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111).
+ Căn cứ vào Hoá đơn GTGT được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách
hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
+ Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi:
Nợ các TK 111, 112, ...
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

19


-

Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh tốn theo giá trị khối

lượng thực tế hồn thành:
+ Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được
khách hàng xác nhận, thì kế tốn phải lập Hố đơn GTGT trên cơ sở phần cơng việc đã
hồn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, ...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
+ Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp
đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, ...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
+ Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí
khơng bao gồm trong giá trị hợp đồng (ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót
trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực
hiện hợp đồng), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, ...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
+ Khi nhận được tiền thanh tốn khối lượng cơng trình hồn thành hoặc khoản ứng trước
từ khách hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, ...
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

2. Liên hệ ví dụ thực tế:
 Ví dụ 1: Hợp đồng xây dựng được thanh tốn theo khối lượng thực tế hồn thành
Cơng ty cổ phần dịch vụ Tư vấn và Đầu tư xây dựng đô thị Việt Nam
20



1. Ngày 15/1/2015, Công ty được ký một hợp đồng xây dựng với giá tạm tính ban đầu

là 8000 triệu đồng (Chưa bao gồm thuế GTGT 10%) để xây dựng một nhà máy. Chi
phí dự tốn ban đầu của nhà máy là 7000 triệu đồng. Thời gian xây dựng dự kiến
nhà máy xây dựng trong 3 năm.
2. Đến ngày 23/02/2015, sau khi tính tốn lại chi phí xây dựng thì chi phí dự tốn của
nhà máy tăng lên thành 7050 triệu đồng
3. Tháng 1 năm 2016, do Khách hàng thay đổi lại thiết kế so với ban đầu nên hai bên
ký thêm phụ lục hợp đồng điều chỉnh tăng giá hợp đồng thêm 300 triệu đồng (Giá
hợp đồng sau khi ký phụ lục thay đổi là 8300 triệu đồng). Nhà thầu dự tính chi phí
theo hợp đồng tăng thêm 300 triệu đồng (tổng chi phí là 7150 triệu đồng).
4. Nhà thầu xác định doanh thu trong từng kỳ của hợp đồng xây dựng theo khối lượng
thực hiện thực tế hoàn thành được khách hàng nghiệm thu cho phần việc đã hoàn
thành tại từng thời điểm.
Số liệu trong từng kỳ xây dựng được tính tốn như sau:
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu với giá trị ban đầu ghi
trong hợp đồng
Doanh thu hợp đồng tăng thêm
Tổng doanh thu của hợp đồng

Năm

Năm

Năm

2015


2016

2017

8000

8000

8000

-

300

300

8000

8300

8300

2185,5

4964,5

7150

4864,5


2185,5

-

7050

7150

7150

2480

3247

2573

Chi phí thực tế của hợp đồng đã phát sinh
lũy kế đến cuối năm
Chi phí cịn phải chi theo dự tốn
Tổng chi phí dự tốn của hợp đồng
Giá trị khối lượng hoàn thành nghiệm thu

21


Số tiền đã thu bằng tiền gửi ngân hàng

2000

1500


5630

Tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong ba năm, như sau:

Chỉ tiêu

Số dư đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ

Năm 2015
Doanh thu thực hiện

-

2480

2480

Chi phí phát sinh

-

2185,5

2185,5

Lợi nhuận trước thuế


-

294,5

2945

Doanh thu thực hiện

2480

3247

5727

Chi phí phát sinh

2185,5

2748

4933,5

Lơi nhuận trước thuế

294,5

499

793,5


Doanh thu thực hiện

5727

2573

8300

Chi phí phát sinh
Lợi nhuận trước thuế

4933,5
793,5

2216,5
356,5

7150
1150

Năm 2016

Năm 2017

22


Các bút toán hạch toán
( Đơn vị: triệu đồng )

 Năm 2015
-

-

-

-

-

Ghi nhận giá vốn
Nợ TK 632: 2185,5
Có TK 154: 2185,5
Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 112: 2000
Nợ TK 131: 728
Có TK 511: 2480
Có TK 333: 248
• Kết chuyển
Giá vốn
Nợ TK 911: 2185,5
Có TK 632: 2185,5
Doanh thu
Nợ TK 511: 2480
Có TK 911: 2480
Lợi nhuận trước thuế
Nợ 911: 294,5
Có 421: 294,5


 Năm 2016
- Ghi nhận giá vốn

-

-

-

-

 Năm 2017
- Ghi nhận giá vốn

Nợ TK 632: 2748
Có TK 154: 2748
Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131: 2078,7
Nợ TK 112: 1500
Có TK 511: 3247
Có TK 333: 324,7
• Kết chuyển
Giá vốn
Nợ TK 911: 2748
Có TK 632: 2748
Doanh thu
Nợ TK 511: 3247
Có TK 911: 3247
Lợi nhuận trước thuế


-

-

-

-

Nợ TK 911: 499

Nợ TK 632: 2216,5
Có TK 154: 2216,5
Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 112: 5630
Có TK 131: 2799,7
Có TK 511: 2573
Có TK 333: 257,3
• Kết chuyển
Giá vốn
Nợ TK 911: 2216,5
Có TK 632: 2216,5
Doanh thu
Nợ TK 511: 2573
Có TK 911: 2573
Lợi nhuận trước thuế
Nợ TK 911: 356,5
Có Tk 421: 356,5

Có TK 421: 499




Ví dụ 2: Hợp đồng xây dựng được thanh tốn theo tiến độ kế hoạch
Cơng ty xây dựng Hồng Sơn kí hợp đồng xây dựng nhà văn phịng cho Công ty cổ phần
Mai Cam, tổng giá trị hợp đồng là 5 tỷ (chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Thời gian hồn
thành 2 năm. Chi phí ước tính để hồn tất hợp đồng là 4 tỷ.

Các thơng tin khác như sau:
Nội dung
1. Chi phí thực tế phát sinh
2. Chi phí phát sinh lũy kế
3. Chi phí cịn lại ước tính để hồn tất
4. Thanh tốn theo tiến độ kế hoạch
5. Tiền khách hàng thực trả

( Đơn vị: tỷ đồng )
Năm 1
3
3
2
2
1.5

Năm 2
1.5
4.5
3
4

Tổng

4.5
5
5.5
23


Giả sử phần cơng việc hồn thành được tính theo tỷ lệ phần trăm về chi phí, hãy xác định
doanh thu trong từng năm của nhà thầu?
Bài làm
( Đơn vị: tỷ đồng )
Nội dung
1. Chi phí thực tế phát sinh
2. Chi phí phát sinh lũy kế
3. Chi phí cịn lại ước tính để hồn tất
4. Tổng chi phí dự tốn
5. Tỉ lệ hồn thành về chi phí
6. Doanh thu lũy kế
7. Doanh thu từng năm
8. Thanh toán theo tiến độ kế hoạch
9. Tiền khách hàng thực trả



Năm 1
3
3
2
5
3/5.100%= 60%
5.60% = 3

3
2
1.5

Năm 2
1.5
4.5
4.5
100%
5.100%= 5
5–3=2
3
4

Tổng
4.5

5
5
5.5

Năm 1

Theo tiến độ kế hoạch : Nợ TK 131

: 2.2

Có TK 337 : 2
Có TK 333 : 0.2
Doanh thu :


Nợ TK 337

:3

Có TK 511 : 3
Giá vốn :

Nợ TK 632

:3

Có TK 154 : 3
Khách hàng trả tiền:

Nợ TK 111

: 1.5
24


Có TK 131 : 1.5


Năm 2

Theo tiến độ kế hoạch : Nợ TK 131

: 3.3


Có TK 337 : 3
Có TK 333 : 0.3
Doanh thu :

Nợ TK 337

:2

Có TK 511 : 2
Giá vốn :

Nợ TK 632

: 1.5

Có TK 154 : 1.5
Khách hàng trả tiền:

Nợ TK 111

:4

Có TK 131 : 4

-

-

-


b. Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác kế toán doanh thu hợp đồng xây
dựng:
Cần đảm bảo tốt yếu tố đầu vào, thi công đúng tiến độ kĩ thuật… để có thể hạn chế những
tác động bất lợi có thể làm giảm doanh thu, đồng thời nó cũng giúp cho cơng tác kế tốn
doanh thu được xác định dễ dàng hơn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
củacác doanh nghiệp xây dựng.
Vì khối lượng cơng việc ở các công ty xây dựng là rất lớn, doanh nghiệp lại là doanh
nghiệp sản xuất vừa nhận các công trình xây lắp do đó rất phức tạp. Vì vậy cần bổ sung
thêm dội ngũ kế toán giỏi lành nghề, thạo việc và đối với các cơng trình ở xa và có giá trị
lớn cần đi theo để làm việc, đảm bảo cơng tác kế tốn diễn ra nhanh chóng, khách quan,
kịp thời và chính xác nhất. Đồng thời nên bồi dưỡng thêm kiến thức kế tốn cho người
quản lí cơng trình để việc hạch tốn ban đầu được chính xác.
Các hóa đơn chứng từ cần được luân chuyển linh hoạt hơn để đảm bảo cho việc hạch
toán và tổng hợp và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi, chính xác trong hạch toán cũng như
xác định kết quả kinh doanh, tránh những sai sót khơng đáng có gây mất thời gian và chi
phí.

25


×