Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

lý thuyết lý hiệu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.59 KB, 24 trang )

Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................................1
1. Khái niệm...........................................................................................................................................................2
1.1. Khái niệm kí hiệu........................................................................................................................................2
1.2. Khái niệm kí hiệu học..................................................................................................................................3
1.3. Khái niệm kí hiệu học văn học....................................................................................................................4
1.4. Khái niệm kí hiệu học văn hóa....................................................................................................................8
1.5. Mối quan hệ giữa kí hiệu học văn học và kí hiệu học văn hóa..................................................................9
2. Biểu hiện..........................................................................................................................................................12
2.1. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở biểu tượng............................................................................13
2.2. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở cổ mẫu..................................................................................15
2.3. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở kết cấu...................................................................................17
3. Vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào một số trường hợp cụ thể......................................................................19
3.1. Tìm hiểu bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”................................................................................19
3.2. “Chí Phèo” dưới góc nhìn kí hiệu học......................................................................................................20

1


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học


1. Khái niệm
1.1. Khái niệm kí hiệu
Vạn vật trên đời, khi hiện diện trong tri nhận hoặc giao tiếp của con người, đều ở dạng ký
hiệu. Mỗi ký hiệu đều phải mang ít nhất một nghĩa (meaning). Không có “nghĩa”, ký hiệu không
tồn tại. Mọi dạng kí hiệu đều mang tính văn hóa, là sản phẩm của một nhóm người hay cộng đồng
nhất định. Ký hiệu thuộc lĩnh vực ý thức. Khi một xã hội phát triển đến mức nào đó thì kí hiệu mới
ra đời. Khái niệm về kí hiệu đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu qua các bài viết dưới đây.
Charles Sander Peirce (1839 – 1914) đã đưa ra luận điểm có thể xem là thâu tóm được bản
chất của khái niệm kí hiệu: “Chẳng có cái gì là ký hiệu nếu nó không được diễn giải như là kí hiệu
(Nothing is a sign unless it í interpreted as a sign). Peirce khẳng định, con người tư duy bằng ký
hiệu. Daniel Chandler cho rằng “Ký hiệu là một vật mang nghĩa được diễn giải như là “đại diện”
cho cái gì đó ngoài nó. Ký hiệu được tìm thấy trong hình thức vật chất của từ ngữ, hình ảnh, âm
thanh, hành động hay vật thể (hình thức vật chất này đôi khi được xem như là lớp vỏ hình thức của
ký hiệu). Ký hiệu không có nghĩa tự thân (intrinsic meaning) và trở thành ký hiệu chỉ khi người
dùng ký hiệu cấp cho chúng nghĩa thông qua việc quy chiếu dựa vòa mã đã được thừa nhận”.
Từ cái nhìn của khoa học xã hội, ký hiệu được hình thành trong giao tiếp, được “mã hóa” và
giải mã “nghĩa” từ một hệ thống, ngữ cảnh nhất định.
(1) Ký hiệu là cái mà con người dùng để giao tiếp (nói hoặc viết) – lý thuyết Saussure thiên về
định nghĩa này. Như thế, ký hiệu là quy ước của con người về sự vật hiện tượng, dùng làm phương
tiện giao tiếp. Theo quan điểm này, ký hiệu là một trạng thái tinh thần thuần túy và được nhấn mạnh
đến tính cấu trúc nội tại của ký hiệu.
(2) Ký hiệu là cái mà con người dùng để tri nhận thế giới – lý thuyết của Peirce thiên về định
nghĩa này, nhấn mạnh đến tính quy chiếu khách thể của kí hiệu. Theo đó, ký hiệu là cái quy chiếu
đến sự vật hiện tượng tồn tại khách quan với nhận thức con người, được “gán” cho nghĩa và được
giải mã theo một cách nào đó. Chẳng hạn “ngôi nhà” là một ký hiệu, “nghĩa” của nó là nơi ở (nhìn
từ mã xã hội), là cái đẹp (nhìn từ mã kiến trúc), là pháo đài tình yêu (nhìn từ mã của kẻ đang yêu),
là ngục tù (mã bạo hành gia đình)… Qủa vậy, mọi sự vật hiện tượng đều có trước ký hiệu. Khi
chúng hiện diện nhờ lao động và khám phá khoa học của con người thì ký hiệu về chúng mới ra đời.
PGS. TS Lê Huy Bắc đã nêu lên định nghĩa về kí hiệu trong cuốn “Ký hiệu và liên ký hiệu”
như sau: “ký hiệu là hệ thống khái niệm mang nghĩa về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã

hội, được con người sáng tạo, mã hóa, để chuyển tải thông điệp, phục vụ giao tiếp thông qua một
“hệ nghĩa” nhất định trong từng bối cảnh cụ thể.”
2


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

Ký hiệu có mối quan hệ gần gũi với tín hiệu và dấu hiệu. Do đó, cần phân biệt các định nghĩa
này để có cái nhìn chính xác hơn về ký hiệu. Trong công trình nghiên cứu “Ký hiệu và liên ký hiệu”
PGS. TS Lê Huy Bắc đã chỉ ra những đặc điểm của tín hiệu. Theo ông, tín hiệu là những biểu hiện
như hình ảnh, cử chỉ, âm thanh,… được phát ra mà con người có thể tri nhận nhưng chưa hiểu, ký
hiệu thì ngược lại là những biểu hiện được hiểu trong cộng đồng người. Tín hiệu là những biểu hiện
tự nhiên và xã hội tự thân chưa được con người mã hóa để dùng giao tiếp. Tín hiệu bao gồm mọi âm
thanh, mùi vị, hình dáng của các đối tượng tự nhiên và xã hội (ngôn ngữ của dân tộc này đối với
một dân tộc khác), tự khẳng định sự tồn tại của chính nó, nhưng chưa được con người trao “nghĩa”,
chưa có chức năng giao tiếp xã hội. Tín hiệu đa phần quy chiếu đến chính chúng. Trong trường hợp
này, các tín hiệu đó có thể gọi là “dấu hiệu”. Dấu hiệu dùng trong phạm vi hẹp hơn tín hiệu lẫn ký
hiệu. Đó là những biểu hiện có tính quy ước trong một phạm vi tri nhận đặc thù nhất định. Theo đó,
mỗi sự vật, hiện tượng đều có dấu hiệu riêng. Dấu hiệu là sự tự thể hiện bên ngoài, là cấu trúc tự
thân, để tự khẳng định sự tồn tại, để phân biệt “nó” với “cái khác”.
1.2. Khái niệm kí hiệu học
Ký hiệu học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp semeion có nghĩa là sign và ký hiệu học là ngành
nghiên cứu ký hiệu. Rộng hơn là phương pháp nghiên cứu văn bản, ở cả hai khía cạnh: lý thuyết và
cách tiếp cận phân tích ký hiệu, mã và nghĩa thực tế của ký hiệu. Rộng hơn nữa, theo Umbeto Eco
thì ký hiệu học “nghiên cứu mọi thứ được xem là kí hiệu”. Lịch sử của ngành này bắt đầu từ thế kỉ
17. Triết gia John Locke, người nổi tiếng với triết lý về quyền con người, đã đưa ra khái niệm

semiotika và xác định đó là “lý thuyết ký hiệu” có nội dung “quan tâm đến bản chất của ký hiệu, tư
duy hướng đến việc hiểu sự vật hoặc truyền đạt kiến thức về nó cho người khác.
Ký hiệu học thực sự phát triển trong vòng ba thập niên cuối thế kỉ XX. Bao gồm nhiều trường
phái khác nhau, điển hình có thể kể là trường phái Mỹ (đứng đầu là C.S. Peirce mạnh về logic, ngữ
nghĩa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và triết học), trường phái Nga (đứng đầu là Yuri Lotman,
thiên sang ký hiệu học văn hóa, đề xuất khái niệm ký hiệu quyển xem xét ký hiệu trong toàn bộ
không gian văn hóa có liên quan đến nó.
Nghiên cứu về cách hiểu thế nào là kí hiệu học, theo nhà nghiên cứu Lã Nguyên trong bài viết
“Một số vấn đề về kí hiệu học văn hóa”, hiện nay trên thế giới đã có ba cách định nghĩa khác nhau:
(1) Cách định nghĩa mẫu mực và phổ biến nhất về ký hiệu học là định nghĩa dựa vào đối
tượng: Ký hiệu học là khoa học về các ký hiệu và/hoặc về các hệ thống ký hiệu. Định nghĩa theo
cách thứ nhất có thể thấy ở công trình của U. Eco (Một lí thuyết về kí hiệu học, 1976) và phổ biến
trong định nghĩa của các từ điển en.m.wikipedia.org, Oxford advanced learner’s dictionary 7th

3


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

edition, Microsoft student with Encarta Premium 2008 DVD… Dù được chấp nhận rộng rãi nhưng
cách định nghĩa này lại quá chung chung.
(2) Định nghĩa theo kiểu thứ hai là định nghĩa dựa vào phương pháp: Ký hiệu học là khoa
học đem các phương pháp ngôn ngữ học áp vào những đối tượng khác, không phải là ngôn ngữ tự
nhiên. Định nghĩa thứ hai cho thấy một khuynh hướng tiếp cận mà người ta gọi là truyền thống
Saussure. Quan điểm sau đây của I.I.Revzin thể hiện rõ nhất điều này: “Đối tượng của kí hiệu học
là mọi khách thể có thể miêu tả bằng các phương tiện ngôn ngữ học”. Những nhà nghiên cứu theo

khuynh hướng này lấy ngôn ngữ học làm trung tâm, ngôn ngữ là trục quy chiếu để xem xét các hệ
thống kí hiệu khác.
(3) Định nghĩa theo kiểu thứ ba là định nghĩa của Iu.M.Lotman. Theo Lotman, ký hiệu học
là khoa học về các hệ thống giao tiếp và các ký hiệu được sử dụng trong quá trình thông tin. Định
nghĩa thứ ba của Lotman gắn chặt với vấn đề giao tiếp và thông tin trong giao tiếp.
Những ý kiến được đưa ra trên đây là cái nhìn khái quát về kí hiệu học. Định nghĩa kí hiệu
học chúng tôi đưa ra thảo luận trong bài viết này dựa vào định nghĩa của Iu.M.Lotman vì chúng tôi
cho rằng quan điểm này của Lotman đã chỉ ra đặc trưng cốt lõi nhất của kí hiệu và kí hiệu học. Bởi
không thể có kí hiệu nào tồn tại ngoài giao tiếp, ngược lại cũng không thể giao tiếp nếu không có kí
hiệu. Hơn nữa, cấu trúc của kí hiệu, nghĩa của kí hiệu chỉ có thể hình thành và sản sinh trong giao
tiếp.
1.3. Khái niệm kí hiệu học văn học
Nhà ngôn ngữ học Sausure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã làm sáng tỏ bản
chất kí hiệu của ngôn ngữ. Trong nghiên cứu của Saussure, ngôn ngữ trở thành hệ thống kí hiệu tiêu
biểu nhất. Tuy nhiên, đó mới là ngôn ngữ tự nhiên. Khi đi vào tác phẩm văn học, kí hiệu ngôn ngữ
đã được tái mã hóa để trở thành ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong các công trình ban đầu của mình. Roland Barthes “một diễn giả quan trọng của phê
bình cấu trúc” ghi nhận văn bản văn học như là “một hệ thống ký hiệu thứ hai”. Quan điểm này
xem văn chương như là sự vận dụng hệ thống ký hiệu ngôn từ thứ nhất để hình thành nên cấu trúc
kí hiệu thứ hai, phù hợp với hệ thống quy ước và mã văn chương đặc biệt. Đến lượt người đọc, hệ
thống ngôn từ đó trở thành “hệ thống ký hiệu thứ ba”, một hệ thống tùy thuộc rất nhiều vào năng
lực giải mã của người tiếp nhận.
Cùng quan điểm với Roland Barthes, Yuri Lotman (1922 – 1993 ), nhà ký hiệu học người Nga
xem ngôn ngữ văn chương là “ngôn ngữ phái sinh” từ ngôn ngữ tự nhiên. Đấy là dạng ngôn ngữ
tinh túy của ngôn ngữ. Ký hiệu ngôn ngữ văn chương ít nhất bao gồm hai thuộc tính, nó vừa là ký
hiệu giao tiếp thường nhật, vừa là ký hiệu giao tiếp thẩm mỹ. Nghiên cứu ngôn ngữ văn chương nếu
4


Nhóm 3


Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

bỏ qua một trong hai phương diện thì sẽ không thấy được hết chiều sâu của loại ký hiệu đặc thù này.
Lotman khi trình bày khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ngôn từ đã viết: “Nói văn học có ngôn ngữ
riêng, không trùng với ngôn ngữ tự nhiên, dẫu được kiến tạo trên ngôn ngữ ấy, tức là nói văn học
có một hệ thống kí hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các kí hiệu ấy để
chuyển tải những thông tin đặc biệt, những thông tin không thể chuyển tải bằng những phương
tiện khác”. Như vậy, mặc dù có cơ sở là ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý hay bất
kì một thứ tiếng nào khác), nhưng nghệ thuật ngôn từ chỉ dựa vào đó để sáng tạo ra ngôn ngữ của
riêng mình, “ngôn ngữ thứ sinh” hay còn gọi là ngôn ngữ nghệ thuật
Cùng cách nhìn nhận, Edward Quinn cho rằng “Ký hiệu học văn học tập trung vào ký hiệu
ngôn từ (verbal signs), mặc dù nó cũng thừa nhận sự hiện diện nghĩa phi ngôn từ trong văn học.
Có hai truyền thống ký hiệu học văn học, một bắt nguồn từ Saussere và được phát triển trong cấu
trúc luận và hậu cấu trúc luận, nguồn khác xuất phát từ Peirce. Nhóm Peirce không chỉ quan tâm
đến cấu trúc ký hiệu mà còn đến cả sự tác động của chúng đến độc giả lẫn mối quan hệ của chúng
đến xã hội được hướng đến. Hướng nghiên cứu được gọi là ngữ dụng này khám phá mối quan hệ
của ký hiệu với ý nghĩa xã hội, chính trị và tầm quan trọng của chúng trong những lĩnh vực như
quảng cáo và văn hóa đại chúng.”
Ký hiệu không đơn thuần chỉ là “cái gì đó” được mã hóa và biểu đạt cho một “cái gì đó” mà
quan trọng hơn là cách sử dụng và quy ước của ký hiệu luôn được đề xuất trong quá trình sử dụng.
Ký hiệu vì thế vừa có sức sống nội tại, vừa có năng lực sản sinh nghĩa vô cùng. Vậy nên, khi tiếp
cận một văn bản văn chương, cho dù chỉ bấy nhiêu chữ nghĩa thôi, nhưng cứ mỗi người đọc lại có
những cách hiểu khác nhau. Thậm chí đối với một người, mỗi lần đọc, đọc kỹ cũng sẽ khám phá ra
được nhiều nét nghĩa khác nhau trong cùng một văn bản.
Trong quyển “Ký hiệu và liên lý hiệu” PGS. TS Lê Huy Bắc đã chỉ ra các cấp độ của ký
hiệu văn học.
 Hình tượng (Image): Là một nhân vật (Chí Phèo, Xuân Tóc Đỏ) hoặc một khái niệm trừu

tượng (như Phép thắng lợi tinh thần của Aesop), một hình ảnh tự nhiên (liễu, khóm trúc, cánh chim,
…), thậm chí là một chữ trong thơ (“át cơ”, “trắng” trong thơ Lê Đạt),… có khả năng tạo nghĩa và
biểu lộ cảm xúc trong tác phẩm.
 Biểu tượng (Symbol): Là cấp độ biểu nghĩa cao hơn hình tượng. Biểu tượng luôn mang
tính khái quát cao và gắn với nét đặc thù của thời đại. Thời đại sản sinh ra biểu tượng. Thời đại nào
có biểu tượng đó. Khái niệm “nhân vật điển hình” được dùng khi nghiên cứu văn học hiện thực
cũng là một dạng biểu tượng. Kiều của Nguyễn Du là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. Đồng thời đó còn là biểu tượng cho sự tài hoa bị vùi dập bởi những kẻ xấu…

5


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

Như thế, tính biểu tượng của hình tượng không chỉ dừng lại ở một nét nghĩa. Có những hình tượng
mang tính khái quát cao có thể là một biểu tượng cho một tổ hợp nghĩa.
 Cổ mẫu (Archetype): là những hình ảnh, mô hình, cấu trúc, phép ứng xử, luân lý, đạo đức,
… được hình thành từ xưa và được sử dụng lại trong tiến trình văn học. Có thể chia cổ mẫu thành
cổ mẫu sáng thế (nước, lửa, đất,...), cổ mẫu luân lí (thiện ác, tốt xấu). Cổ mẫu là cấp độ khái quát
cao nhất của kí hiệu văn học. Mọi sáng tạo văn học không thể đi ra ngoài những quy ước mã của cổ
mẫu.
Cơ sở kí hiệu học của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hình tượng văn
học. Hình tượng văn học có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ văn học bởi vì nó được xây dựng
trên cơ sở kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Điều đó cũng có nghĩa là đặc điểm của ngôn ngữ sẽ chi phối
mạnh mẽ đến đặc điểm của hình tượng văn học. Vì thế, trong tác phẩm văn học lãng mạn, khi nhân
vật được gọi là “chàng”, “nàng”, với những cái tên như Loan, Dũng, Mai, Tuyết, Lan… thì hình

tượng cũng hiện lên trẻ trung, mềm mại, non tơ. Nó khác với tác phẩm hiện thực, nhân vật được gọi
là “y”, “thị”, “gã”, “hắn”, với những cái tên như “Chí Phèo, Thị Nở, Dần, Lang Rận, Quýt,
Dậu”… khiến hình tượng cũng hiện lên thô ráp, xấu xí. Ngược lại, đặc điểm của hình tượng văn
học cũng chi phối đến đặc điểm của ngôn ngữ văn học. Trong tác phẩm, hình tượng như thế nào thì
nhà văn phải dùng ngôn ngữ tương ứng. Viết về một người đẹp, một bậc hảo hán thì phải dùng ngôn
từ đẹp, xây dựng một người điên thì ngôn ngữ của nhân vật đó cũng không thể mạch lạc mà phải rối
rắm, thiếu logic… Hình tượng văn học và ngôn ngữ không thể tách rời nhau. Chỉ khi hình tượng tồn
tại như một ngôn ngữ thì nó mới trở thành hình tượng như một kí hiệu.
Những vấn đề, khái niệm đã được nêu trên giúp định hướng về cách hiểu kí hiệu học văn học
trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, chưa có cách định nghĩa rõ ràng và chính xác thế nào là kí hiệu
học văn học. Dựa trên những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi cho rằng kí hiệu học văn học có mối
quan hệ mật thiệt với văn bản văn học. Văn bản văn học là một hệ thống siêu kí hiệu do đó tác
phẩm văn học luôn chứa đựng các kí hiệu riêng mà bạn đọc phải khám phá, suy ngẫm và tìm ra lớp
nghĩa ẩn sâu các kí hiệu đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận ra rằng hình tượng văn học chính là
biểu hiện rõ ràng nhất của kí hiệu học văn học. Có thể coi hình tượng chính là kí hiệu trong văn bản
văn học.
Một số nghiên cứu cho rằng văn bản văn học như một ngôn ngữ, tác phẩm văn học như một
siêu kí hiệu. Ngày nay, văn bản được nhiều nhà kí hiệu học xem là đối tượng nghiên cứu trung tâm.
Các nhà ngôn ngữ học định nghĩa văn bản như là chuỗi kí hiệu trên câu, là một chỉnh thể thống nhất
có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu. Có
thể coi tác phẩm văn học là một dạng kí hiệu học văn học bởi những lí do chủ yếu sau:

6


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học


 Văn bản văn học không chỉ đơn giản là các kí hiệu ngôn từ mà văn bản văn học hay tác
phẩm văn học đã thực sự tham gia vào đời sống giao tiếp. Bởi vì chỉ khi được người đọc tiếp nhận,
hình dung về thế giới nghệ thuật về các ý nghĩa của kí hiệu hàm ẩn trong văn bản, người đọc nhận
ra tầng nghĩa ẩn sâu của các kí hiệu cũng như thông điệp tác phẩm thì văn bản văn học đã là một
siêu kí hiệu.
 Về mặt cấu tạo, tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu vì đó là một kí hiệu lớn, do những kí
hiệu nhỏ hơn kết dệt tạo thành. Đó là các từ, các cụm từ, đó là những hình ảnh, những nhân vật, đó
là cốt truyện… Tất cả nằm trong một hệ thống, gắn bó với nhau tạo thành một thực thể duy nhất
biểu nghĩa. Do được cấu tạo như vậy, tác phẩm văn học có khả năng biểu hiện ý nghĩa một cách
toàn vẹn.
Tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu vì nó là kí hiệu của một cá nhân độc đáo, là kí hiệu
đời sống văn hóa. Tác phẩm là tiếng nói riêng của từng người với chất giọng riêng, ngữ điệu riêng.
Sự độc đáo được thể hiện ở cách dùng từ đặc biệt, cách đặt câu đặc biệt, cách kết cấu đặc biệt… và
đặc biệt là cách xây dựng những hình tượng nhân vật.
 Bên cạnh đó, tác phẩm văn học cũng là siêu kí hiệu của đời sống văn hóa vì mỗi tác phẩm
đều được cấu thành từ chất liệu và tâm thức văn hóa của một thời đại nhất định.
Cùng lựa chọn một đối tượng để thể hiện tác phẩm nhưng mỗi nhà văn lại có một sự sáng tạo
riêng dựa trên tâm thức văn hóa của cá nhân. Cũng viết về chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhưng ba
tác phẩm “truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh” của Nguyễn Nhược
Pháp và “Sự tích những ngày đẹp trời” của Hòa Vang mang những dấu ấn người sáng tạo và thời
đại khác nhau. Trong truyền thuyết, không có dấu ấn của cá nhân vì đó là sản phẩm của sáng tạo tập
thể. Dấu ấn thời đại biểu hiện rõ rệt nhất ở việc xây dựng nhân vật lịch sử Hùng Vương, những
phong tục tập quán một thời cùng với việc đắp đê chống lũ. Đến bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp,
chúng ta đã nhận ra “giọng” riêng của một hồn thơ “anh nhi” và đặc biệt thấy tâm trạng của các
nhân vật kể cả Hùng Vương và Mỵ Nương. Dưới đôi mắt của một thi sĩ Thơ mới, câu chuyện lũ lụt
trở thành câu chuyện tình yêu. Viết Sơn Tinh - Thủy Tinh một mặt, Nguyễn Nhược Pháp giữ lại một
cách chọn lọc các yếu tố sử thi để cho các nhân vật vốn đã tồn tại lâu dài và vững chãi trong kí ức
cộng đồng (vua Hùng Vương thứ 18, Thủy Thần, Sơn Thần) vẫn giữ được phong cốt anh hùng lịch
sử, truyền thuyết của họ. Mặt khác, ông cũng mạnh dạn tiểu thuyết hóa hành động, tính cách các

nhân vật này khiến cho họ bỗng trở nên gần gũi như người thường (thần cũng “đi lấy vợ”, cũng
“yêu” , cũng giận hờn, buồn vui theo kiểu con người). Viết Sơn Tinh, Thủy Tinh, hẳn là Nguyễn
Nhược Pháp không chỉ ca ngợi cách “kén rể” sáng suốt, công minh của vua Hùng Vương thứ 18,
hay biểu dương tài năng xuất chúng của hai vị thần, mà còn ca ngợi tình yêu, khát vọng chinh phục
người đẹp, khát vọng chiến thắng trong tình yêu của hai vị trong tư cách những chàng trai cầu hôn.
7


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

Nhà thơ dường như đã nắn thiên sử thi anh hùng truyền thống thành một câu chuyện tình yêu kì thú.
Nói cách khác, trung tâm hứng thú nghệ thuật của tác phẩm này không còn là câu chuyện về người
anh hùng trị thủy mà là chuyện “yêu” và “đi lấy vợ” cũng như những nỗ lực bảo vệ tình yêu, hạnh
phúc gia đình của các vị thần. Xu hướng tiểu thuyết hóa sử thi hay tổng hợp tiểu thuyết vào sử thi
và vào thơ này bộc lộ qua cách nhìn cuộc sống hoàng cung và các vị thần đậm sắc thái thế tục của
tác giả ; qua sự thay đổi, điều chỉnh cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Trong khi đó, truyện ngắn của
Hòa Vang lại được xem là một hiện tượng “giả truyền thuyết”, “giả cổ tích”. Bởi vì nó lấy chuyện
cũ để nói những vấn đề đương đại, thể hiện đôi mắt nhìn của con người thời đại này. Nó lật lại
những tín điều tưởng như đã trở thành đương nhiên trong tâm thức con người những thời đại
trước… Một ví dụ nhỏ như vậy đã phần nào cho thấy tác phẩm văn học chính là một siêu kí hiệu có
quan hệ mật thiết giữa kí hiệu văn học và kí hiệu văn hóa.
1.4. Khái niệm kí hiệu học văn hóa
Lotman cho rằng: “kí hiệu học văn hóa là bộ môn khoa học có nhiệm vụ khảo sát sự tương
tác giữa các hệ thống kí hiệu có cấu trúc khác nhau, khám phá sự vênh lệch, không đồng bộ tự
bên trong của không gian kí hiệu học, nghiên cứu sự cần thiết phải hiểu biết nhiều ngôn ngữ
văn hóa và kí hiệu học”. Vì thế, kí hiệu học có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ với văn hóa.

Nền tảng của văn hóa được tạo thành các cơ chế kí hiệu học gắn chặt với: “thứ nhất, sự bảo tồn các
kí hiệu và các văn bản, thứ hai, sự luân chuyển và tái tạo của chúng và, thứ ba, với sự sản sinh các
kí hiệu mới và thông tin mới”. Các chức năng của văn hóa luôn xuất phát từ các cơ chế kí hiệu này.
Cụ thể, cơ chế thứ nhất gắn với chức năng quyết định kí ức văn hóa, mối liên hệ giữa văn hóa với
truyền thống. Cơ chế thứ hai gắn với chức năng quyết định sự phiên dịch, hoạt động giao tiếp nội
bộ và liên văn hóa. Cơ chế thứ ba gắn với chức năng đảm bảo khả năng đổi mới, sáng tạo đa dạng.
Nằm ở trung tâm của kí hiệu học văn hóa là khái niệm văn bản. Trong ngôn ngữ học cấu trúc
của Saussure, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, là trung tâm của mọi mô tả kí hiệu học. Còn với kí
hiệu học văn hóa, văn bản là trung tâm trong quan niệm kí hiệu học của nó. Kí hiệu học văn hóa
nghiên cứu các văn bản. Vấn đề cốt lõi là nó đã cấp cho văn bản một nội hàm khái niệm mới, có sự
khác biệt với khái niệm văn bản truyền thống.
R. Jakobson, K. Taranovski, Lesvi- Strauss, R. Barthes, J. Kristeva, Tz. Todorov, K. Bremond,
U. Eco, B. Egorov, Y. Lotman, Z. Mintz, A. Tzernov, B. Uspenski, V. Toporov, V. Ivanov, Y.
Lekomsev và nhiều học giả lỗi lạc khác đã nghiên cứu văn học nghệ thuật như là nơi lưu giữ, truyền
đạt và sáng tạo thông tin. Với họ, văn hóa là hệ thống kí hiệu, là cấu trúc biểu nghĩa được sử dụng
trong giao tiếp, tồn tại giữa những mạng lưới kí hiệu quyển hết sức phức tạp. Cho nên, “văn hóa
học chính là kí hiệu học và kí hiệu học là con đường duy nhất giúp tiếp cận hữu hiệu các hiện
8


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

tượng văn hóa, bao gồm cả văn học nghệ thuật”. Với ý nghĩa như thế, bước ngoặt mang tính cách
mạng diễn ra trong khoa học xã hội – nhân văn ở nửa sau thế kỉ XX được gọi là “bước ngoặt ngôn
ngữ học”.
Trần Nho Thìn đã đề cập đến kí hiệu học văn hóa trong quyển “Phương pháp tiếp cận văn

hóa trong nghiên cứu giảng dạy văn học” đã đề cập đến vấn đề kí hiệu văn hóa được thể hiện dưới
dạng các biểu tượng. Biểu tượng không có giá trị tự thân mà bao giờ cũng chuyển tải một nghĩa văn
hóa nhất định và chịu sự chi phối của quan niệm về giá trị trong một nền văn hóa nào đó. Biểu
tượng tuy là một dạng kí hiệu nhưng cũng có những điểm riêng, vì nó là một dạng ký hiệu văn hóa.
Biểu tượng gắn liền với hiện thực đời sống. Kí hiệu trong văn hóa do những quy định mà con người
thuộc nền văn hóa đó hiểu nghĩa của một hiện tượng, sự vật và từ việc hiểu nghĩa đó, con người sẽ
có hành động tương ứng. Không thể hiểu được một biểu tượng khi tách rời nó khỏi cuộc sống hiện
thực. Chẳng hạn như chủ thể mang một giá trị văn hóa nào đó sẽ tìm đến nghĩa của biểu tượng của
một đối tượng, sự vật theo cách riêng. Nhà nho – nhà hoạt động chính trị - mang quan niệm giá trị
về người quân tử cao khiết, bất khuất, kiên cường thường tìm đến những đối tượng như “tùng, cúc,
trúc, mai”. Nhưng đối với những người không sáng tác theo quan niệm này thì “tùng, cúc, trúc,
mai” chỉ là những loài thực vật hoặc mang một ý nghĩa khác thể hiện tình yêu lứa đôi.
Dựa trên những khái niệm đã tìm hiểu được về kí hiệu học văn hóa, chúng tôi dựa vào ý kiến
của PGS. TS Trần Nho Thìn để làm tiền đề nghiên cứu về kí hiệu học văn hóa. Kí hiệu học văn hóa
có thể hiểu là các biểu tượng gắn liền với hiện thực đời sống. Những biểu tượng này do những quy
định mà con người thuộc nền văn hóa đó hiểu nghĩa, và con người có hành động tương ứng phù
hợp.
1.5. Mối quan hệ giữa kí hiệu học văn học và kí hiệu học văn hóa
Trần Lê Bảo đề cập đến đến sự cần thiết “giải mã văn hóa” trong tác phẩm văn học trong
cuốn “ Giải mã văn học từ mã văn hóa” và sự giải mã văn hóa này thực chất theo ông là tập trung
vòa những ký hiệu và biểu tượng văn hóa để phân tích nội hàm của chúng: “xét từ góc độ phù hiệu
văn bản, tập trung chủ yếu ở ngôn ngữ, những kí hiệu, biểu tượng văn hóa, từ đó mở rộng phân tích
lý giải những nội hàm văn hóa của chúng – như mọi người thường gọi là giải mã văn hóa – đây là
công việc đầu tiên vô cùng quan trọng trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn hóa trong tác phẩm
văn học cụ thể”. Có thể thấy rằng giữa văn học và văn hóa có một mối quan hệ mật thiết với nhau.
Kí hiệu học văn học có sự liên quan mật thiết đến các kí hiệu văn hóa đã hình thành từ lâu đời trong
lịch sử dân tộc và là nét truyền thống của dân tộc.
Nguồn gốc của bất kỳ ký hiều mang nghĩa nào trong giao tiếp cũng đều có “tính xã hội”. Ký
hiệu là sản phẩm của văn hóa và lưu giữ trong nó đặc thù văn hóa khi được “mã hóa” và mặc định.
9



Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

Để “giải mã” ký hiệu, ai đó đếu phải dựa trên những quy ước văn hóa nhất định. Như thế, ký hiệu
luôn được bao quanh bởi “trường văn hóa”. Nhắc đến mối quan hệ của ký hiệu học văn học và ký
hiệu học văn hóa thì PGS. TS Lê Huy Bắc đã đề ra lý thuyết liên kí hiệu. Khái niệm “liên ký hiệu”
được PGS. TS Lê Huy Bắc dựa trên quan niệm “liên chủ thể” của Mikhail Bakhtin trong “tính đối
thoại” của “lời văn”, Julia Kristeva xác lập “liên văn bản”.Liên ký hiệu (intersignality) là thuật ngữ
phê bình được PGS. TS Lê Huy Bắc xác lập nhằm chỉ trong văn chương và cả trong đời sống giao
tiếp mọi ký hiệu đều là liên ký hiệu. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn chương, không có ký hiệu ngôn từ
nào lại tồn tại tự thân mà bao giờ cũng mang trong nó vô vàn lớp lớp ký hiệu và hướng đến nhiều
ký hiệu khác. Một từ “trắng” trong câu thơ Hàn Mặc Tử “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
là một dạng “liên ký hiệu”. Nó không chỉ là “trắng” của nét nghĩa đơn nhất xét trong tương tác với
“sông” hay “nắng” mà còn tương tác rộng hơn, tạo nên hình ảnh ẩn dụ của hư vô, của nỗi nhọc
nhằn, mất mát,...
Bàn về mối quan hệ giữa ký hiệu học văn học và ký hiệu học văn hóa nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm rất thành công trong việc khơi gợi cội nguồn văn hóa từ tác phẩm văn học qua tác phẩm “Đất
Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”
Những ký hiệu trong tác phẩm văn học gợi về những nét truyền thống văn hóa của dân tộc –
những ký hiệu văn hóa. Đó là những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” gợi nhớ đến các câu chuyện
dân gian với cô Tấm hiền lành, nhân hậu…. Hình ảnh “miếng trầu” gợi câu chuyện cổ tích “Sự tích
trầu cau”, khẳng định tình cảm thuỷ chung, nồng hậu của con người Việt Nam: trầu, cau, vôi hoà
quyện vào nhau thắm đỏ nghĩa tình. “Miếng trầu” còn gợi nét đẹp trong văn hoá giao tiếp. Hình
ảnh này gợi cho chúng ta nhớ đến câu tục ngữ thể hiện vẻ đẹp trong văn hóa truyền thống của dân
tộc: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Không những thế, miếng trầu còn gắn với những giây phút
hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi, là kết tinh đẹp đẽ của tình yêu, tình cảm vợ chồng thủy chung trọn
vẹn. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ: “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Hình ảnh cây tre
trong câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gắn liền truyền thống
10


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh hùng mà cây tre đã trở thành vũ khí kháng chiến chống quân
xâm lược. Hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” thể hiện nét đẹp truyền thống thẳm sâu của người
mẹ. Đây là một hình ảnh quen thuộc trong vẻ đẹp thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam, đất
nước Việt Nam. Đó là vẻ đẹp biểu trưng cho những giá trị bền chặt được tôn vinh của người phụ nữ.
Trong hình ảnh mái tóc bới gọn gàng sau gáy chất chứa biết bao nét đẹp tâm hồn của những con
người hiền hậu, đảm đang, thủy chung son sắt. Hình ảnh ấy cũng đã đi vào thi ca thật trữ tình, thật
đẹp:
“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài bối rối lòng anh”.

Văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các ký hiệu trong tác phẩm văn học
luôn ẩn chứa những mã văn hóa mà bạn đọc cần khám phá để tìm ra, giải mã theo cách riêng của
mình. Bên cạnh đó, kí hiệu trong văn bản này có thể khiến bạn đọc liên tưởng đến hệ thống kí hiệu
trong văn bản khác tạo nên hệ thống “liên văn bản” làm phong phú sự liên tưởng của bạn đọc. Các
kí hiệu trong văn học gắn với một mã thời đại, mã văn hóa nhất định. Do đó, khi đọc một tác phẩm
văn học cần chú ý đến văn hóa của thời đại mà tác phẩm sản sinh.

11


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

2. Biểu hiện
Nếu nói tác phẩm văn học là phương tiện quan trọng trong giao tiếp giữa người với người, thì
tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học là vấn đề then chốt để quá trình giao tiếp được thành công.
Muốn hiểu được tác phẩm, một trong những điều cơ bản đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là
sự thấu hiểu các biểu tượng, các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Như Ju. Lotman trong “Các
nghiên cứu kí hiệu học mới nhất” cho thấy rằng “Văn bản có chức năng thẩm mĩ là văn bản có dung
lượng ngữ nghĩa cao hơn, chứ không phải thấp hơn so với các văn bản phi nghệ thuật.” Và “Khi
được giải mã theo các cơ chế thông thường của ngôn ngữ tự nhiên, văn bản mở ra một cấp độ ý
nghĩa nhất định, nhưng vẫn không được mở ra đến tận cùng. Khi người nhận thông tin biết được
rằng trước mặt anh ta là một thông báo nghệ thuật, anh ta lập tức sẽ tiếp cận nó theo một phương
thức hoàn toàn khác. Văn bản trước mặt anh ta là văn bản được mã hóa ít nhất hai lần; mã hóa thứ
nhất là hệ thống mã hóa của ngôn ngữ tự nhiên”. “Trong điều kiện hoạt động thẩm mĩ, muốn hiểu
văn bản đòi hỏi phải có hiểu biết sơ bộ về cái mã kép này và sự không biết (đúng hơn là không biết
đầy đủ) về cái mã thứ hai được vận dụng ở đây thì không hiểu được văn học”. Mã kép hay mã thứ

hai được nhắc đến ở đây chính là tầng ý nghĩa sâu của văn bản. Khi văn bản được tìm hiểu ở những
“mã kép” tức người đọc đang vận dụng lí thuyết về kí hiệu học văn học và kí hiệu học văn hóa để
giải mã chúng. Vậy lí thuyết kí hiệu học biểu hiện cụ thể như thế nào trong văn học, văn hóa? Trong
phạm vi bài viết tìm hiểu lí thuyết kí hiệu học liên quan đến mối quan hệ văn hóa – văn học, nhóm
chúng tôi chủ yếu khảo sát một số biểu hiện cụ thể của lí thuyết kí hiệu học trong văn học trên cơ sở
đó rút ra điểm gặp gỡ cũng như khác biệt khi vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào nghiên cứu văn
hóa.
Lý thuyết kí hiệu học văn học được biểu hiện rất phong phú, đa dạng trong văn bản. Tùy vào
quan điểm, ý đồ của người nghiên cứu để có thể chia ra những nhóm biểu hiện khác nhau nhằm
khám phá được tầng sâu ý nghĩa văn bản. Ví dụ nếu căn cứ vào các thành tố cấu thành tác phẩm
có thể thấy kí hiệu học văn học biểu hiện ở mã chất liệu, mã hình tượng, mã ngôn từ, mã
giọng điệu còn nếu căn cứ vào cách thức tạo nên văn bản có thể thấy nó biểu hiện ở biểu
tượng, ở cổ mẫu, ở kết cấu hoặc căn cứ vào những yếu tố tác động đến sự hình thành văn bản
có thể thấy nó biểu hiện ở mã thời đại, mã thể loại, mã phong cách…Ở bài viết này chúng tôi
xin chọn phân tích biểu hiện kí hiệu học văn học ở các khía cạnh biểu tượng, cổ mẫu, kết cấu
để làm sáng tỏ vấn đề.

12


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

2.1. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở biểu tượng
Trước hết là kí hiệu học văn học thể hiện ở các biểu tượng. Biểu tượng trong tiếng Việt là một
từ gốc Hán được dùng khá trừu tượng. Theo “Từ điển Tiếng Việt”, biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa
thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác,

cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm
dứt” (Hoàng Phê). Theo “Từ điển Biểu tượng” thì “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được
một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”
(C.G.Liungman). Từ cách định nghĩa về biểu tượng như vậy có thể nói rằng văn học là thế giới của
các biểu tượng. Biểu tượng bao giờ cũng phải được sinh ra từ văn bản, nhưng nó lại có tính độc lập
tương đối với hệ thống kí hiệu của văn bản. Như trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam,
có một hình ảnh xuất hiện trở đi trở lại rất nhiều lần, đó là hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước
của chị Tí. Khi đặt chi tiết ấy trong mối tương quan với các chi tiết miêu tả ánh sáng trong truyện và
gắn với cuộc đời của những người dân nghèo nơi phố huyện thì rõ ràng đây là một chi tiết vừa có ý
nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng. Nếu ý nghĩa tả thực là cùng với những chi tiết miêu tả ánh
sáng khác, chi tiết ngọn đèn con leo lét nơi chõng hàng nước của chị Tí như càng tô đậm thêm hiện
thực cuộc sống nghèo khó, tăm tối, quẩn quanh của phố huyện khi chiều buông xuống thì ý nghĩa
biểu tượng của chi tiết ấy phải chăng nó lại gợi ta liên tưởng đến những kiếp người nhỏ bé, sống leo
lét, lay lắt, quẩn quanh, chìm khuất, mù tối trong đêm trường của xã hội cũ. Ngoài ra cũng trong
truyện ngắn này có một hình ảnh đắt giá được xem như “hạt bụi vàng của tác phẩm” đó là hình ảnh
đoàn tàu ở cuối thiên truyện. Với việc xây dựng bối cảnh phố huyện khi đoàn tàu đi qua tươi vui,
sáng sủa, nhộn nhịp, rực rỡ và đầy háo hức, mong đợi cộng lẫn với cả sự tiếc nuối, ngẩn ngơ. Vì
vậy hình ảnh đoàn tàu trong truyện xuất hiện với ý nghĩa đó chính là hình ảnh của kí ức gợi nhớ
một khoảng thời gian tuổi thơ đẹp đẽ, đó cũng là hình ảnh tượng trưng cho tương lai, nó gợi đến
một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, rực rỡ, hoàn toàn khác với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tăm
tối và quẩn quanh nơi phố huyện. Việc hai chị em Liên cố thức để chờ tàu xuất phát từ nhu cầu bức
thiết về mặt tinh thần khi muốn được thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc nơi phố huyện nghèo
dù chỉ trong khoảnh khắc bởi chị em Liên chỉ có thể thoát khỏi hiện tại bằng cách cùng với con tàu
trở về với những kỉ niệm của thời ấu thơ ở Hà Nội bởi con tàu ở Hà Nội về, mang theo không khí
của Hà Nội nên giúp hai chị em nhớ lại những tháng ngày đã qua. Tàu đến, chị em Liên sẽ được
cùng với con tàu tắm mình trong bầu không khí của một cuộc sống tốt đẹp sáng sủa hơn và náo
nhiệt hơn. Hay như trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, rõ ràng hình ảnh “con chữ” là một
biểu tượng. Không phải ngẫu nhiên ngay ở tiêu đề Nguyễn Tuân đã đặt là “Chữ người tử tù” tức bàn
về nét chữ của người tử tù. Với tần suất xuất hiện nhiều lần, dường như mọi sự kiện, chi tiết đều
xoay quanh “con chữ” của Huấn Cao. Nét chữ đó là nhân cách, là cốt cách, là tài năng, là ước mơ,

13


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

là hoài bão, nó biểu tượng cho vẻ đẹp trí – dũng – tâm của người tử tù Huấn Cao. Người tử tù chết
đi nhưng nét chữ cùng vẻ đẹp nhân cách của ông trở thành bất tử. Không chỉ thể hiện qua hình ảnh,
biểu tượng còn thể hiện qua âm thanh, màu sắc. Trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, tiếng sáo
trong đêm tình mùa xuân quả thực là một biểu tượng đắt giá. Thoạt tiên, tiếng sáo lúc ấy đã có tình
lắm nhưng còn vọng ở xa, mãi “ngoài đầu núi”, và Mị còn đủ tỉnh táo để nhận ra lời hát mình đang
nhẩm thẩm theo lời của người đang thổi. Ít lâu sau, tai Mị lại văng vẳng nghe tiếng sáo, nhưng lúc
này đã không còn là tiếng sáo ngoài đầu núi mà là “tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Rồi đến lúc tiếng
sáo không chỉ gọi bạn. Nó “gọi bạn yêu”. Và nó lửng lơ bay ngoài đường” như tình ai không thể
tan, như lòng ai đợi chờ, hờn trách. Để rồi cuối cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó không chỉ
có tác dụng dìu hồn Mị bềnh bồng về với nỗi khát khao hạnh phúc, yêu đương mà nó còn là tiếng
lòng của người thiếu phụ. Còn trong “Câu cá mùa thu” mặc dù vẫn có sắc vàng tiêu biểu của mùa
thu “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” song có thể nói rằng gam màu chủ đạo của bức tranh thu ở
làng quê Bắc bộ trong thơ Nguyễn Khuyến là màu xanh trong: trong veo của nước ao thu, màu biếc
của sóng, xanh ngắt của bầu trời, xanh của trúc, xanh của bèo tất cả đã đủ sức khơi gợi và chạm
khắc vào lòng người một không khí thanh sạch, trong lành, thanh trong, tĩnh lặng như chính tâm
hồn cụ Tam nguyên Yên Đổ.
Khi bàn đến kí hiệu học văn học biểu hiện ở biểu tượng ta có thể thấy biểu hiện này cũng có
khi nghiên cứu lí thuyết kí hiệu học văn hóa. Hơn thế nữa, biểu tượng còn là cơ sở của văn hóa như
Phan Ngọc đã từng định nghĩa văn hóa dựa biểu tượng “văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tượng trong óc của một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân,
tộc người mô hình hóa theo mô hình tồn tại trong biểu tượng”. Khả năng diễn đạt bằng biểu tượng

là có thể tùy ý và được thoải mái tạo nên, quyết định và ban cho các sự vật, sự kiện những ý nghĩa
của thế giới bên ngoài và khả năng để hiểu thấu những ý nghĩa đó. Như nhà rông, cồng chiêng ở
Tây Nguyên hay quả bầu trong văn hóa miền núi phía bắc đều là những biểu tượng. Hay như nước
cam lồ theo quan niệm của đạo Phật. Đó không phải là loại nước thường, nó có một giá trị làm cho
nó khác với nước thường, và giá trị này có ý nghĩa với hàng triệu người. Và tất nhiên nước thường
trở thành nước cam lồ khi con người ban cho nước này một nghĩa: có khả năng gột rửa tâm hồn con
người, có khả năng mang lại sự an yên, trí tuệ, lòng nhân và quyết định ý nghĩa này của nó. Nếu
mọi người không hiểu được thì ý nghĩa này thì nó chẳng có giá trị gì đối với họ. Cho nên, diễn tả
bằng biểu tượng bao gồm sự thấu hiểu, sự tạo nên và ban cho các ý nghĩa. Hay như quốc kì của mỗi
nước cũng là biểu tượng, nó luôn thể hiện những ý nghĩa nhất định do con người tạo ra và quyết
định.

14


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

2.2. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở cổ mẫu
Sức sống văn hóa truyền thống trong văn học không chỉ được thể hiện qua thế giới biểu tượng
mà quan trọng còn ở thế giới cổ mẫu. Cổ mẫu là những biểu tượng được sử dụng lại, được tái sinh
trong những hình hài mới phù hợp với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nó là một dạng liên kí hiệu “có
khả năng “mẫu” để tạo sinh nhiều cổ mẫu mới. Như vậy có thể nói rằng đọc một tác phẩm theo tinh
thần cổ mẫu là đi từ hình tượng đến biểu tượng, trong biểu tượng, lần ra cổ mẫu. Những tác phẩm
không mang biểu tượng sẽ không thể là đối tượng của đọc cổ mẫu. Nhưng có những tác phẩm mang
biểu tượng hẳn hoi, cũng có thể chưa trở thành cổ mẫu. Đọc cổ mẫu là đi tìm, chăm chú ghi nhận
các hiện tượng cùng những cuộc gặp gỡ thường rất bất ngờ. Thậm chí, người đọc văn học theo

phương thức cổ mẫu thường dõi theo những mô-tip lặp đi lặp lại trong tác phẩm để xác định cổ
mẫu. Có mặt trong huyền thoại và rồi tái sinh, hoá thân trong tác phẩm văn học thành văn nhiều thế
kỷ, cho đến nay, cổ mẫu đã có một hành trình rất dài cùng nhân loại. Bất kì nền văn học của một
dân tộc nào cũng dung chứa trong lòng nó ít nhiều cổ mẫu. Văn học Việt Nam không là ngoại lệ.
Trong văn học dân gian và văn học thành văn Việt Nam, chúng ta thấy chi chít những cổ mẫu, trong
đó có những cổ mẫu chung của nhân loại và những cổ mẫu riêng của cộng đồng người Việt, thoát
thai từ huyền thoại. Đất và Nước là những cổ mẫu tiêu biểu. Tại sao lại không phải Đất và Trời?
Những tài liệu về triết học và văn hoá học ở Việt Nam, khi đề cập đến vũ trụ quan người Việt nói
riêng (và phương Đông nói chung) thường nêu ra cặp phạm trù đối lập đầu tiên là Đất và Trời,
tương ứng với Mẹ và Cha, Âm và Dương. Tuy nhiên, trong khi đọc tác phẩm, chúng ta thấy dù cổ
mẫu Trời đã xuất hiện rất sớm trong thần thoại, truyền thuyết, sử thi như Thần Trụ trời, Bánh chưng
bánh giày, Đăm Săn…và tiếp tục lưu dấu trong văn chương Tản Đà với “Hầu trời”…nhưng trong
tương tranh với Nước để được sánh đôi cùng Đất, cổ mẫu Trời đã có phần lép vế, dấu ấn của nó
nhoè đi, và cặp cổ mẫu văn chương Đất Nước trội lên, khi xoắn xuýt, khi tạm rời, làm nên ám ảnh:
Con Rồng cháu Tiên, Chử Đồng Tử, Trương Chi, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Thiếu
phụ Nam Xương, Thơ Hồ Xuân Hương, Thơ Tản Đà, Thơ Bùi Giáng, Truyện Nguyễn Huy Thiệp,
thơ Nguyễn Khoa Điềm…Có thể thấy, cổ mẫu Đất và cổ mẫu Nước trong tác phẩm văn chương
Việt Nam có những nét lớn, gần như trùng khít với cổ mẫu Đất và Nước trong nhiều tác phẩm văn
chương thế giới. Điều ấy cũng dễ hiểu, bởi con người từ lâu đã kịp có những ghi nhận mang tính
trực quan về đặc điểm vật chất của đất và nước. Đất: cứng cáp, đục thô, ổn định, rộng rãi, ngập tràn
cây cối, nuôi sống muôn loài, đất như người Mẹ có sức sản sinh và tái sinh, bền bỉ trong một nhịp
điệu âm thầm và bao dung ; Nước : mềm mại, trong trẻo, tinh khiết, luôn chuyển động, biến hoá, và
xuyên thấm, là nguồn sống của vũ trụ. Cả hai đều là khởi đầu của mọi cái khởi đầu, vì vậy cảm giác
của con người về Đất cũng gắn liền với cảm giác về Nước, trong khi đó Trời vẫn là một cái gì trừu
tượng. Sử thi Mường có tên Đẻ đất đẻ nước với nhân vật Mụ Dạ Dần chẳng phải đã nói với chúng
15


Nhóm 3


Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

ta rất sớm về cặp đôi cổ mẫu Đất và Nước, bên cạnh cổ mẫu cây thuỷ tổ (cây Si) đó sao ? Vốn bao
la, và đa dạng, Đất và Nước mang trong lòng nó những hình thái khác nhau : núi non, hang vực, gò,
đống, rừng, vườn… ; biển, sông, ngòi, hồ, đầm, suối, mưa, sương…và mỗi hình thái này đến lượt
nó, lại có khả năng trở thành những biểu tượng và cổ mẫu văn chương mới. Những cổ mẫu con này
vừa dung chứa những nét chung của cổ mẫu mẹ Đất, mẹ Nước - đặc biệt là tính cố định, luân
chuyển và tính sinh sôi - vừa hình thành những nét riêng. Lại có những cặp cổ mẫu sóng đôi mới :
Non Nước, Non Sông…
Nhưng rồi huyền thoại Con Rồng cháu Tiên đã bắt đầu nói lên sự phân ly giữa Đất và Nước,
giữa Núi và Biển, qua hình ảnh “một người về đầu non, một người về vực sâu” (Trịnh Công Sơn)
của đôi uyên ương Tiên Rồng, thủy tổ của dân tộc Việt. Bởi nhân vật Âu Cơ – “người ở trên cạn”
cũng chính là biểu tượng gắn liền với Đất, người mẹ vĩ đại đã hoài thai trăm trứng, đã nuôi dưỡng
trọn vẹn trăm con, đã dũng cảm tách lìa người đàn ông và năm mươi con của mình, mà vẫn vững
vàng tạo nên cơ nghiệp cho đàn con còn lại. Còn Lạc Long Quân – “người ở dưới nước”, đưa năm
mươi con về với Biển quê hương và hút bóng. Cuộc phân ly này, theo như mạch chuyện huyền
thoại, tưởng như một chọn lựa chủ động và bình thản. Kỳ thực, dường như từ đó trở đi, trong văn
chương người Việt, Núi và Biển ngàn trùng cách biệt.
Kiểu người mang lốt xấu xí cũng là một cổ mẫu. Bước ra từ những câu chuyện cổ tích, kiểu
người mang lốt xấu xí lại tiếp tục có một sức sống bền vững trong văn học thành văn đặc biệt như
trong các sáng tác của Nam Cao. Hay như cổ mẫu Tiên Giới - Thiên Thai, đó không chỉ là một khu
vườn, như vườn Địa đàng. Đó là một cõi, một cõi riêng, còn được gọi là Bồng Lai, Đào Nguyên,
…. Trong tâm thức người Việt, cõi Tiên khác với cõi Trời: “Sướng bằng tiên”/ “Làm trời”, một thế
giới hạnh phúc, thảnh thơi, bạn bè / một thế giới có tôn ti, quyền lực. Tiên giới thường gắn với
những sinh vật, không gian, thời gian đặc biệt, cụ thể: tiên nữ, tiên nga, ngọc nữ, hạc, oanh, đào,
suối đào nguyên, mùa xuân, trường sinh bất lão… Trong ý nghĩa đó, Thiên Thai cũng là Thiên
đàng, như xác định của Từ điển biểu tượng, “nơi luôn luôn được sống mà không phải nỗ lực”, “là
một khu vườn, cây cối tươi tốt và hoa quả sum suê. Các giống vật nơi đây sống tự do, con người

hiểu tiếng nói của chúng…mùa xuân và ánh sáng bất tận, một ngày trên thiên đàng bằng ngàn ngày
dưới trần…”. Trước Tản Đà, có Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai, Từ Thức : dân gian đã mở lối rồi. Vậy
thì có thể nói, cổ mẫu Thiên Thai đã đi từ huyền thoại sang thơ ca hiện đại, và Tản Đà là người tái
sinh nó sớm nhất vào đầu thế kỷ XX, tạo cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ, thuở ấy và sau đó, trong
thơ, văn, nhạc, kịch, họa. Như vậy, cổ mẫu không chỉ là tiếng nói của nhà văn mà còn là tiếng nói
của nhân loại, cho nên “càng đi sâu vào hồn một người ta thấy hồn dân tộc, càng đi sâu vào hồn
dân tộc ta thấy hồn của nhân loại”.

16


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

2.3. Lý thuyết kí hiệu học văn học biểu hiện ở kết cấu
Kết cấu là sự sắp xếp bao gồm toàn bộ các thành tố nhân vật, không gian, thời gian, cốt
truyện, ngôn từ, thể loại, điểm nhìn…tạo nên một tác phẩm. Sự sắp xếp đó có thể theo logic thông
thường hoặc phi logic. Mỗi sự sắp xếp đều thể hiện một ý đồ nghệ thuật, phát ra một tín hiệu thẩm
mĩ đặc biệt của tác giả. Ví dụ kết cấu trong truyện ngăn “Chí Phèo” là kết cấu phi tuyến tính – phi
logic khi mở đầu bằng lời kể của thời điểm hiện tại sau đó nhớ về quá khứ, rồi quay lại hiện tại,
nghĩ đến tương lai. Hay như trong truyện “Chữ người tử tù”, sự thay đổi phần vị trí phần kết của tác
phẩm cũng là một tín hiệu thẩm mĩ. Lúc đầu, phần kết thúc của truyện ngắn “Chữ người tử tù” có
đoạn sau cảnh cho chữ, viên quản ngục nhìn những nét chữ lần khô mực hồ, ông ta cảm thấy sung
sướng và nghĩ cả đời ta, cả sự nghiệp của ta lãi là có mấy con chữ này nhưng một nỗi buồn mênh
mang len lỏi vào tâm hồn ông khi ông nghĩ “ngày mai…pháp trường…trong kinh”. Sau này, trong
lần tái bản đầu tiên cùng với việc đổi nhan đề từ “Dòng chữ cuối cùng” thành “Chữ người tử tù”,
chính Nguyễn Tuân còn cắt bỏ phần cuối của truyện để truyện chỉ kết thúc ở “Kẻ mê muội này xin

bái lĩnh”. Sự cắt bỏ này của tác giả phải chăng đó là một quyết định đã được cân nhắc rất kĩ lưỡng,
“Chữ người tử tù” có thể trở thành một tác phẩm bất hủ cũng nhờ sự cắt bỏ phần cuối này. Bởi vì,
nếu phần kết thúc như bản cũ với niềm sung sướng và ý nghĩ lời lãi của viên quản ngục khi xin
được chữ đã phá vỡ đi hình ảnh đẹp đẽ về một con người suốt đời theo đuổi, đam mê, tôn sùng,
ngưỡng mộ cái đẹp và được cái đẹp cảm hóa. Hơn nữa hình ảnh pháp trường ở trong kinh gợi cho
người đọc cảm nhận đau buồn khi Huấn Cao – biểu tượng của cái đẹp tài hoa tài tử, của khí phách
hiên ngang, của thiên lương trong sáng bị hủy diệt. Còn nếu tác phẩm kết thúc ở giọt nước mắt rỉ
vào kẻ miệng và cái cúi đầu xin bái lĩnh của quản ngục có thể nói là kết thúc hợp lí, đẹp nhất cho
việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nó là một kết thúc đẹp bởi đến đây chúng ta đã biết
được vẻ đẹp của Huấn Cao là một con người tài hoa tài tử sáng tạo ra cái đẹp, là một con người có
khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng. Nó đẹp bởi đến đây hình ảnh một viên quản ngục
mặc dù làm công việc trông coi ngục tù suốt ngày phải đối diện với cái xấu, cái ác nhưng trong tâm
hồn ông ta vẫn luôn giữ một niềm say mê, tôn thờ cái đẹp đã gợi lên trong lòng người đọc niềm xúc
động mãnh liệt về cái đẹp trong những nhân cách ta không ngờ tới. Nó là một kết thúc đẹp bởi toàn
bộ truyện ngắn chính là sự dụng công tối đa của Nguyễn Tuân để tạo nên những cái đẹp toàn mỹ
nhất. Và ông luôn có mong muốn rằng cái đẹp ấy sẽ bất tử với thời gian. Nó đẹp còn bởi Nguyễn
Tuân muốn thể hiện một cách trọn vẹn nhất thông điệp mà ông muốn nói. Cái đẹp phải đi liền với
cái thiện thì mới có thể có được sức mạnh cảm hóa những cái xấu xa, tâm hồn yếu đuối, cam chịu
trong viên quản ngục. Cái vái lạy của quản ngục chính là một sự khẳng định cuối cùng thật mạnh
mẽ, dứt khoát của Nguyễn Tuân về điều đó. Cái vái lạy của quản ngục là “Cái vái từ một tâm hồn
cao thượng” khi biết “vái lạy trước cái đẹp” cũng như khi cây lúa cúi đầu là lúc nó trổ những hạt lúa
17


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học


căng tròn nhất vậy. Ông ta cảm động, sung sướng đến chảy nước mắt thực chất vì không phải có
được chữ của ông Huấn mà chính vì con đường trở về lương thiện – con đường mà viên quản ngục
mong muốn, khát khao tìm kiếm bấy lâu nay đã xuất hiện trước mặt ông ta rồi. Và nếu tinh ý, chúng
ta cũng có thể thấy tiêu đề truyện là “Chữ người tử tù” kết thúc truyện là “Kẻ mê muội này xin bái
lĩnh” đó là một chỉnh thể, một kết cấu rất đẹp, rất hoàn mĩ cho bài ca về cái đẹp

18


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

3. Vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào một số trường hợp cụ thể
3.1. Tìm hiểu bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”
Bên trên chúng tôi đã trình bày khái quát những nét cơ bản về lí thuyết kí hiệu học và những
biểu hiện của nó trong văn học. Sau đây là việc vận dụng lí thuyết này vào trường hợp cụ thề trong
nghiên cứu văn học. Chúng tôi tìm hiều một số biểu hiện của kí hiệu học trong bài ca dao: Hôm qua
tát nước đầu đình.
Nếu tục ngữ là trí tuệ dân gian thì ca dao là tình cảm dân gian. Ca dao là những viên ngọc
không tì vết, những viên ngọc quý sáng lấp lánh mà chúng ta nâng niu trân trọng là cả công trình
nghệ thuật của cha ông ta đã cất công mài giũa theo năm tháng để gửi gắm tâm tư, tình cảm, tất cả
đời sống tâm hồn mình cho con cháu mai sau. Vì vậy mà mỗi câu, mỗi chữ trong bài ca dao đều là
những viên ngọc sáng, những hạt bụi vàng để góp phần làm nên chuỗi ngọc, bông hồng vàng với vẻ
đẹp toàn bích, toàn mỹ. Chúng ta vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào việc nghiên cứu, tìm hiểu ca
dao sẽ giúp khám phá những vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc hơn.
Ngôn từ trong bài ca dao là ngôn từ nghệ thuật, vậy nó là một hệ thống kí hiệu. Ngôn từ kí
hiệu trong ca dao vô cùng độc đáo, có đặc điểm nghệ thuật riêng khác văn học viết, bình dị, quen

thuộc, ngôn ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân mà vẫn không kém phần tinh tế.
Những ngôn từ kí hiệu tiêu biểu trong bài ca dao này thể hiện qua các từ ngữ sau:
Trước hết là từ chì thời gian “Hôm qua”: lối diễn đạt theo công thức mang đậm sắc thái dân
gian, một môtíp dân gian, những bài ca dao bắt đầu bằng từ chỉ thời gian “hôm qua”, “đêm qua”, “
sáng nay”, “đêm nay”
“Hôm qua ra đứng bờ ao….”
“ Đêm nay trăng sáng như gương”
“Sáng ngày em đi hái dâu”
Đây cũng là một kí hiệu để biểu đạt ngôn ngữ nghệ thuật. Hôm qua là kí hiệu chỉ thời gian
nhưng qua đó thể hiện sự sáng tạotrong ý đồ nghệ thuật của nhân vật trữ tình. Kí hiệu này biểu đạt
thời gian của quá khứ gần, chuyện xảy ra rồi kể lại, mượn thời gian để nhắc lại, gợi duyên cớ, để
mở đầu câu chuyện khó nói, khó mở lời, chuyện gì sẽ được kể đã xảy ra ngày hôm qua, gợi sự tò
mò, tăng sức hấp dẫn lôi cuốn.
Thứ hai là ngôn từ kí hiệu thề hiện qua các từ “Tát nước”, “đầu đình”, “hoa sen”: đây cũng là
những kí hiệu giàu sức gợi hình gợi cảm. “Tát nước” gợi công việc lao động bình dị quen thuộc của
người nông dân chân chất, thật thà, vất vả, lam lũ, mà an nhiên, thư thái. “Đầu đình” gợi không gian
chung của cộng đồng, mang tính ước lệ, nơi diễn ra hội hè đình đám, nơi hẹn hò của đôi lứa trai gái
trong làng. “Hoa sen” gợi vẻ đẹp đồng quê mộc mạc mà thanh khiết.

19


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

Văn bản bài ca dao cũng là một kí hiệu, một cấu trúc kí hiệu truyền đạt nghĩa trọn vẹn, nhằm
phục vụ cho giao tiếp gửi gắm tâm tư, tình cảm của tác giả- dân gian đến bạn đọc- nhân dân. Bài ca

dao ngắn gọn, thể thơ lục bát, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
Hình tượng văn học- nhân vật trữ tình- chàng trai trong bài ca dao là kí hiệu thể hiện quá trình
giao tiếp văn học. Hình tượng nhân vật chi phối đặc điểm ngôn ngữ và ngược lại, chàng trai trong
câu chuyện sẽ chọn ngôn ngữ như thế nào, và ngược lại ngôn ngữ đó sẽ làm nổi bật hình ảnh chàng
trai ra sao? Điều đó thể hiện qua việc chàng trai lựa chọn hàng loạt những chi tiết kí hiệu sau:
Thứ nhất là “Bỏ quên áo”: chàng trai viện cớ bỏ quên áo để dẫn dắt toàn bộ câu chuyện, như
chuyện thật và gợi lòng tin, ràng buộc, lôi cuốn người nghe- cô gái.
Thứ hai “Xin lại áo”: cách nói xin lại áo thật rõ ràng, khúc chiết nhưng cũng hóm hĩnh, lấp
lửng, dò ý tứ cô gái, chàng nói lời ràng buộc người nghe phải chú ý không thể chối từ bỏ đi được.
“Áo để làm tin trong nhà” cách nói tế nhị, thông minh, chân thật, hào hoa. “ Áo” là tín hiệu, tín vật
tình yêu
“Yêu nhau cởi áo cho nhau…”
“Chồng em áo rách em thương…”
“Áo xông hương của chàng…”
Tín hiệu này cũng là cái cớ để chàng thổ lộ hoàn cảnh của mình gợi sự thấu hiểu, cảm thông
và chiếm lấy tình cảm cô gái. Chàng kể chân thành, “vợ anh chưa có” gợi sự yên tâm nơi cô gái,
“áo anh sứt chỉ”… cần bàn tay người vợ hiền đảm đang khâu vá vì mẹ anh đã già…cần bàn tay
chăm sóc của nàng dâu thảo. Cách nói nhẹ nhàng, tinh tế gợi tình yêu chứ không gợi thương hại.
Thứ ba là thay đổi cách xưng hô “Cô ấy”: chuyển đổi cách xưng hô, từ phiếm chỉ, ý nhị, khéo
léo, tinh tế, tránh vội vàng cô gái e thẹn sẽ bỏ đi. Đến cuối bài ca dao trở lại xưng hô là “em” tình
cảm chân thật, hồn nhiên, duyên dáng.
Thứ tư là tính việc và cách “Trả công”: giúp em lúc lấy chồng, nhặt được áo, trả lại áo dùm là
ơn, khâu áo dùm là nghĩa là tình, vì vậy mà trả ơn thật hậu hĩnh, hào phóng. Những vật trả ơn là
những tín hiệu của lễ vật cầu hôn, sính lễ thật đủ, thật sang. Mong ước một tình yêu trong sáng chân
thực luôn đi liền khát vọng hôn nhân, chàng trai thổ lộ tình yêu và lời cầu hôn qua hệ thống kí hiệu
độc đáo, thông minh, tế nhị, hóm hĩnh, hào hoa, chân thành mà không kém phần mặn nồng, thiết
tha, nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong những câu ca dao xưa.
3.2. “Chí Phèo” dưới góc nhìn kí hiệu học
“Tiếng chửi”
Một trong những chi tiết làm nên ấn tượng của tác phẩm trong lòng người đọc chính là tiếng

chửi ở đầu tác phẩm. Tiếng chửi của Chí Phèo thực ra là tiếng rủa, nó báo hiệu sự mâu thuẫn giữa
Chí và cuộc đời hiện tại của hắn đã lên đến cực điểm, đòi hỏi phải thay đổi, một mất một còn. Ngay
từ đầu tác phẩm, nhà văn Nam Cao đã để cho tiếng chửi xuất hiện. Chí chửi mọi thứ xung quanh
hắn một cách không ý thức: chửi trời, chửi làng, chửi những ai không chửi nhau với hắn, thậm chí
20


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

chửi cả người sinh ra hắn! Rõ ràng tiếng chửi là một dự báo – dự báo về cuộc đời của một con
người, sống trong cộng đồng người nhưng lại không được xem như một con người! Có người hiểu
đó là “chửi đổng”, nghĩa là chửi lung tung, không có đối tượng. Có người hiểu tiếng chửi gắn với
cơn say, tiếng chửi của thằng say, do uống rượu say… Thực ra toàn bộ phần tiếp theo của câu
chuyện nhằm lí giải tiếng chửi ấy… Vậy nên phía sau tiếng chửi là một ẩn ý của nhà văn, ngoài
việc tạo sự lôi cuốn, dẫn dắt mạch truyện, còn là một ý nghĩa ngầm: Cuộc đời Chí bị ruồng bỏ, bế
tắc nên Chí phải tự đấu tranh giành lấy quyền được sống, được làm người của chính mình.
Ước mơ có một gia đình và sự tan vỡ của nó
Có người hiểu rằng, Chí bị xã hội cự tuyệt làm người, vì hắn không xứng làm người! Đó là
một cách hiểu chưa đúng đắn. Làm người lương thiện là một điều thiện, từ chối nó có nghĩa là bất
thiện. Vậy chỉ có xã hội bất thiện chứ Chí không bất thiện. Chỉ có xã hội không xứng với con người,
chứ không phải ngược lại… Chí từng có một ước mơ đơn giản là có một ngôi nhà nhỏ, một mảnh
vườn nhỏ, một gia đình nhỏ yên ấm làm ăn. Ấy vậy mà cái điều tưởng chừng như ai cũng có thể có
thì Chí lại không có. Chí bị ném vào tù. Và sau khi ra tù, hình ảnh anh nông dân hiền lành biến mất,
thay vào đó là “con quỹ dữ của làng Vũ Đại” – kẻ chuyên sống bằng nghề đòi nợ thuê và rạch mặt
ăn vạ, phải sống ở phía cuối làng, nơi mà tách biệt hẳn với “xã hội loài người”! Có thể nói, chính xã
hội lúc bấy giờ đã quay lưng, đã ruồng bỏ, không chấp nhận Chí. Thế nên, người đọc có thể thấy

một thông điệp: Phê phán xã hội bất thiện đối với con người lương thiện.
Cuộc làm tình và cơn ốm
Đây là biểu tượng của sự thay đổi, lột xác. Nó làm cho Chí mất đi sự hung hăng thường thấy
và có cơ hội tỉnh trí, nghĩ lại cuộc đời mình… Trước giờ, hắn lúc nào cũng chìm vào những cơn say
triền miên, thế nên, tự dưng hôm nay thức dậy, hắn lại nghe được những âm thanh vốn dĩ rất quen
thuộc mà trước giờ vì say quá, hắn đã không nghe thấy: tiếng gỡ lưới của người đi đánh bắt cá,
tiếng chim hót, tiếng nói chuyện của những người đi chợ sớm… Chí nhìn thấy cuộc đời tươi vui,
đáng sống và muốn thay đổi cuộc sống thực tại
Bát cháo hành
Là biểu tượng của sự chăm sóc. Là “chất xúc tác” khiến cho Chí muốn được trở về như ngày
xưa với ước mơ về một mái nhà và cuộc sống êm đềm, bình dị… Đây là chi tiết đắt giá và rất được
người đọc yêu thích. Hình ảnh tên Chí Phèo ngang ngược biến mất, chỉ còn là một người đang ông
tội nghiệp, lâu rồi chưa nhận được sự chăm sóc từ bàn tay của một người đàn bà. “Lời tỏ tình” của
Chí với Thị Nở - “hay là đằng ấy về sống chung với tớ cho vui” – nghe sao mà đáng yêu quá đỗi!
Nói cách khác, chính “bát cháo hành” của Thị Nở đã đánh thức phần “người” của “con quỹ dữ” ấy,
khiến Chí muốn mình được trở lại làm người. Đó là: Ước mơ được sống một cuộc sống bình
thường như những người bình thường.
21


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

Hành động đi đòi lương thiện của Chí
Cuộc đi đòi lương thiện với Bá Kiến là một biểu tượng cực kì quan trọng. Người ta chỉ nghĩ
Chí đến xin tiền, xin rượu, có ai hay Chí đến đòi lương thiện ở một tên ác bá khét tiếng? Sau tất cả,
Chí hiểu rằng mình không thể trở lại sống một cuộc sống bình thường nữa rồi vì không ai chấp nhận

một con người như hắn. Một điều bình thường lại được tác giả đặt trong một tình huống bất thường
là đi “đòi lương thiện”. Rõ ràng đó không hề là sự ngẫu nhiên, mà ngược lại, là bất ngờ lớn nhất của
tác phẩm, là sự mã hóa của nhà văn, làm nổi bật chủ đề, là tư tưởng đích thực của tác phẩm. Cứ
nghĩ Chí sẽ tìm đến nhà bà cô của Thị Nở, nhưng cuối cùng Chí lại đến nhà Bá Kiến, vì chính Bá
Kiến – đại diện cho xã hội mà Chí đang sống, bất công mà Chí đang chịu – là nguyên nhân cho bi
kịch cuộc đời của Chí! Và Chí cũng không còn con đường nào khác ngoài việc tự sát. Hai cái chết,
hai ý nghĩa. Kết thúc cuộc đời của một con người dưới lốt một con quỹ dữ và một con quỹ dữ dưới
lốt một con người! Chí chết ờ ngay “bậc cửa làm người”, chỉ cần bước qua bậc cửa ấy, Chí sẽ lại là
một anh nông dân hiền lành… nhưng không thể! Chi tiết đó tố cáo xã hội không chỉ biến Chí thành
con quỷ dữ, mà đồng thời cũng khép chặt cánh cửa không cho Chí được trở lại làm người lương
thiện.
Cái lò gạch cũ
Đây vốn dĩ là tên đầu của truyện trước khi được đổi thành “Chí Phèo”. Không phải ngẫu
nhiên mà tác giả đặt cho truyện cái tên ấy mà là có dụng ý. Nó là chi tiết được nhà văn Nam Cao
xây dựng theo kết cấu “vòng tròn khép kín”. Ở đầu truyện, đó là nơi Chí Phèo được tìm thấy, là nơi
bắt đầu cuộc đời của hắn. Và ở cuối truyện, khi Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng”, hình ảnh cái lò
gạch lại xuất hiện một lần nữa. Liệu “một thằng Chí Phèo con” có xuất hiện, có tiếp tục cuộc đời bi
kịch như thằng Chí Phèo vừa chết? Một vòng tròn luẩn quẩn, một bi kịch lại nối tiếp?... Những “con
quỷ dữ” như Chí, những tên cường hào ác bá như Bá Kiến, Lý Cường… sẽ lại làm cho người dân ở
làng Vũ Đại không thể sống yên?… Cái hay của chi tiết chính là vì nhiều sức gợi, nó mở ra cho
người đọc những suy tưởng khác nhau về nhân vật, về tình huống… và từ đó ấn tượng hơn về tác
phẩm: cuộc đời - số phận của những con người.

22


Nhóm 3

Cao học 18.2
DANH SÁCH NHÓM


Cao Thị Minh An
Nguyễn Thị Diệu
Nguyễn Thị Phương Linh
Phan Thị Mỹ Huệ
Hồng Đình Phúc
Dương Thị Thắm
Nông Thanh Thuận
Chung Ngọc Hồng Trâm
Đặng Tường Vy

23

Lý thuyết kí hiệu học


Nhóm 3

Cao học 18.2

Lý thuyết kí hiệu học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bắc, Ký hiệu và liên ký hiệu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.
2. Trần Nho Thìn, Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu, giảng dạy văn học, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2018.
3. Iu.M.Lotman, Ký hiệu học văn hóa, NXB ĐHQG Hà Nội, 2014.
4. Lã Nguyên, Phê bình kí hiệu học, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2017
5. />6. />7. />8. />
24




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×