Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới đến chất lượng ATTP của sản phẩm rau quả (asen, cadmi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.31 KB, 19 trang )

Chủ đề: Tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới đến chất lượng
ATTP của sản phẩm rau quả (Asen, cadmi)

1


I.

Đặt vấn đề

Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn uống của con người cũng
theo đó mà tăng lên và chúng ta cũng ngày càng chú trọng về vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm. Một trong những thực trạng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện này
là sử dụng nguồn đất trồng và nước thải để trồng rau quả. Mặc dù, tận dụng nguồn đất
trồng và nước thải để trồng cây, thì ngoài việc chúng có lợi về mặt chất dinh dưỡng thì
tác hại của nó lại lớn hơn rất nhiều. Bởi vì, trong đó có chưa các thành phần kim loại
nặng như asen, cadmi, chì, kẽm, thủy ngân,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
con người cũng như môi trường sống xung quanh chúng ta. Những chất hữu cơ thì có
thể tự phân hủy khi ra ngoài môi trường nhưng những kim loại nặng thì lại không như
thế. Chúng sẽ theo nguồn nước thải đi vào đất trồng, đi vào những mạch nước ngầm
khác,… tích tụ lâu dài ở trong những nguồn thực phẩm mà chúng ta sử dụng thông
qua việc tưới tiêu, trồng trọt sẽ gây những hậu quả khó lường.
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về sự ảnh hưởng của kim loại nặng (cụ thể là asen và
cadmi) đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh như thế nào thì nhóm 1 xin
thực hiện hiện bài tìm hiểu chủ đề “Tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới
đến chất lượng ATTP của sản phẩm rau quả (Asen, cadmi)” với mục tiêu đạt được
sau khi tìm hiểu là:

- Nguồn đất trồng và nước thải có chưa kim loại nặng khi sử dụng tưới tiêu vào
cây các cây rau quả có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người đặc biệt


-

là asen và cadmi ?
Giới hạn tiêu chuẩn và các quy định hiện nay cho phép hàm lượng asen và

-

cadmi tối đa có trong rau quả là bao nhiêu?
Sử dụng phương pháp nào để phân tích và kiểm nghiệm asen và cadmi trên rau
quả?

II.

Nội dung bài tìm hiểu:

1. Khái quát, phân loại và tính chất chung về kim loại nặng:
Kim loại nặng là những kim loại có khối lương riêng nặng hơn 5g/cm3 .

2


Kim loại nặng được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu,
Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại
phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Kim loại nặng không bị phân hủy sinh học, không độc
khi ở dạng nguyên tố tự do nhưng nguy hiểm đối với sinh vật sống khi ở dạng cation
do khả năng gắn kết với các chuỗi cacbon ngắn dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể sinh vật
sau nhiều năm.
Trong đó, các kim loại gây độc vẫn có thể có trong cơ thể chúng ta nhưng với 1
liều lượng rất thấp, nếu tích tụ nhiều và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Thực trạng về kim loại nặng trong sản xuất:

Kim loại nặng trong nước: Kim loại nặng trong nước ở rất nhiều nơi đang vượt
quá nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm là do nước
thải sinh hoạt, nước thải của các sông nhánh không xử lý. Quá trình sản xuất đóng góp
một lượng đáng kể vào sự gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong nước. Hiện nay ở
Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường nước còn xảy ra khá nghiêm trọng ở các làng
nghề tái chế kim loại. Theo một số nghiên cứu thì hàm lượng các kim loại nặng trong
nước thải của các làng nghề tái chế kim loại đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép và đều
thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý. Đây là nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường đất và các nguồn nước mặt trong khu vực. Ví dụ: Sông Nhuệ lấy nước từ sông
Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Dọc theo sông
Nhuệ còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghề thủ công sản xuất và chế biến
kim loại. Những kim loại này thường theo dòng chảy xuống nước và lắng đọng xuống
bùn đáy sông. Sông Nhuệ cung cấp nước tưới cho hơn 100.000 ha đất nông nghiệp,
trong đó bao gồm 80.000 ha đất nông nghiệp thuộc vùng Hà Nội và 20.000 ha đất
nông nghiệp vùng Hà Nam.
Kim loại nặng trong đất: Tình hình ô nhiễm KLN trong đất nhìn chung không
phổ biến. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cục bộ gần như khu công nghiệp, đặc biệt là ở
những làng nghề tái chế kim loại, tình trạng ô nhiễm KLN đang diễn ra khá trầm
trọng. Ví dụ: hàm lượng Pb trong bùn và trong đất tại xã Chỉ Đạo ( Hưng Yên) cho
thấy Hàm lượng Pb trong bùn ao và đất trồng lúa rất cao, vượt nhiều lần cho phép.
STT Mẫu nghiên cứu Hàm lượng chì Hàm lượng Pb (ppm) lớn hơn 100ppm 1 Mẫu
bùn trong ao chứa nước thải phá ắc quy 2166 được đánh giá là 2 Mẫu đất lúa gần nơi

3


nấu chì 387,6 đất bị ô nhiễm. 3 Mẫu đất giữa cánh đồng 125,4 4 Mẫu đất gần làng
2911,4 (Nguồn: Sinh thái và môi trường đất_Lê Văn Khoa ) - Trung bình mỗi năm
hoạt động tái chế chì đã đưa vào 1kg đất là 4,34mg Cu, 2,58mg Zn, 2,48mg Pb.
Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất: Chất thải làng nghề, chất thải

bệnh viện, chất thải sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp, hoạt động giao thông,...
3. Hậu quả đối với con người:
Các loại thực phẩm đặc biệt là các loại rảu quả bị tích tụ lâu đến một hàm lượng
nhất đĩnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, giảm năng suất cây trồng,…
Theo đó nguồn thực phẩm đi đến tay người tiêu dúng sẽ gây những ảnh hưởng
sức khỏe của con người theo chiều hướng ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Đặc
biệt là kim loại nặng asen và cadmi .
Đối với kim loại Cadmi trong môi trường thường không độc hại nhiều nhưng
nguy hại chínhđối với sức khoẻ con người từ Cadmi là sự tích tụ mãn tính của nó ở
trong thận. Ở đây, nó có thể gây ra rối loạn chức năng nếu tập trung ở trong thận lên
trên 200mg/kg trọng lượng tươi. Thức ăn là con đường chính mà Cadmi đi vào cơ thể,
nhưng việc hút thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm kim loại nặng, những người hút thuốc
lá có thể thấm vào cơ thể lượng Cadmi dư thừa từ 20 - 35 mgCd/ngày.
Cadmi đã được tìm thấy trong protein mà thường ở trong các khối của cơ thể và
những protein này có thể tìm thấy trong nấm, đậu nành, lúa mì, cải bắp và các loại
thực vật khác. Cd là một kim loại nặng có hại, vào cơ thể qua thực phẩm và nước
muống, Cadmi dễ dàng chuyển từ đất lên rau xanh và bám chặt ở đó. Khi xâm nhập
vào cơ thể Cadmi sẽ phá huỷ thận.
Còn với kim loại Asen – là một kim loại không được coi là một vị khoáng cần
thiết.Ngộ độc As thường chủ yếu là do ngộ độc cấp tính: bị nhiễm với liều lượng 0,06g
As là đã bị ngộ độc, với liều lượng 0,15g/người và có thể gây chết người. Khi lượng
độc tố As vượt quá ngưỡng, nhất là trong thực vật, rau cải thì sẽ ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người, nhiều hơn sẽ gây ngộ độc. Nhiễm độc As trong thời gian dài làm tăng
nguy cơ gây ung thư bàng quang, thận, gan và phổi. As còn gây ra những chứng bệnh
tim mạch như cao huyết áp, tăng nhịp tim và các vấn đề thần kinh. Đặc biệt, khi uống
nước có nhiễm As cao trong thời gian dài sẽ gây hội chứng đen da và ung thư da.

4



4. Phương pháp kiểm nghiệm và phân tích hàm lượng Asen và Cadmi trong rau
quả

Đối với Asen:
Dựa theo TIÊU CHUẨN VIỆT NAM – TCVN 7770:2007
Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng Asen, phương pháp đo phổ hấp
thụ nguyên tử giải phóng hydrua.
Nguyên tắc: Phân hủy các chất hữu cơ bằng HNO3 trong một hệ thống kín. Asen(V) bị
khử thành asen(III) với kali iodua và các hydua của asen được giải phóng bởi phản
ứng của natri bo hydrua trước khi nguyên tử hóa trong cuvet thạch anh được đốt nóng
bằng ngọn lửa. Đo phổ hấp thu nguyên tử.
Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không
bị hư hỏng hoặc biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.
Các bước tiến hành:
B1. Chuẩn bị mẫu thử
Trộn kỹ mẫu phòng thử nghiệm. Nếu cần, trước hết loại bỏ hạt, vỏ cứng của hạt và cho
mẫu phòng thử nghiệm qua máy nghiền cơ .
Cho sản phẩm lạnh đông hoặc lạnh đông sâu tan băng trong bình kín và chuyển toàn
bộ nước tan ra vào máy trộn.
B2. Phần mẫu thử
Cân 0,3 g mẫu thử ((tính theo chất khô), chính xác tới 0,01 g, cho vào bình phân hủy
B3. Phân hủy
CẢNH BÁO - Không được vượt quá quy định của nhà sản xuất là 0,3 g chất rắn
trong bình 70 ml. Phải thận trọng khi sử dụng các ứng dụng mới hoặc chưa được
thử nghiệm. Để yên mẫu với axit nitric qua đêm hoặc đun nóng cẩn thận trên bếp
điện cho đến khi bắt đầu sôi mạnh. Sau đó tiến hành với bình phân hủy đậy kín.
Mở bình trong tủ hốt vì nitơ oxit sẽ được giải phóng.
Nếu phần mẫu thử có chứa etanol, thì loại bỏ etanol bằng cách cho bay hơi. Thêm 5 ml
axit nitric, đậy nắp bình và đun khoảng 2 h ở 150 oC trong tủ
Để nguội trong tủ hốt, lấy bình ra khỏi túi, và chuyển hết sang bình định mức 10 ml


5


Thêm 4 ml nước vào bình, đậy nắp, lật ngược bình vài lần trong khi nắp vẫn đậy kín
và cho nước tráng vào bình.
Pha loãng bằng nước đến vạch và trộn đều.
B4. Phép thử trắng
Tiến hành phép thử trắng sử dụng cùng quy trình phân hủy, nhưng thay phần mẫu thử
ở B2 bằng 1 ml nước.
B5. Xác định
B5.1. Dựng đường chuẩn
Pha loãng dung dịch asen chuẩn với nước để thu được năm dung dịch với nồng độ
asen tương ứng là 1 µg/ml, 2 µl/ml, 3 µg/ml, 4 µg/ml hoặc 5 µg/ml.
Thêm 2,0 ml dung dịch magie clorua vào mỗi bình trong dãy sáu bình định mức một
vạch 50 ml. Thêm 50 µl của các dung dịch chuẩn có nồng độ asen là 1 µg/ml, 2 µg/ml,
3 µg/ml, 4 µg/ml hoặc 5 µg/ml vào bình số hai đến bình số sáu.
Sáu bình này chứa tương ứng 0 µg, 0,05 µg, 0,10 µg, 0,15 µg, 0,20 µg hoặc 0,25 µg
asen. Tùy thuộc vào độ nhạy của hệ thống yêu cầu mà có thể sử dụng các hàm lượng
asen khác.
Thêm 0,1 ml dung dịch kali iodua vào mỗi bình, trộn và để yên trong ít nhất 2 min.
Nối bình tạo khí vào thiết bị và điều chỉnh áp suất và lưu lượng như trong bảng 1. Vận
hành thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất, với đèn ở đúng vị trí và tốc độ máy ghi
đặt ở 20 mm/min.
Thêm 2,0 ml dung dịch natri bo hydrua vào cốc thuốc thử của bình tạo khí và lắp nút
cao su khít vào cổ bình chứa dung dịch chuẩn.
Đảo ngược từng bình nhẹ nhàng, nhanh, trộn dung dịch với dung dịch chuẩn. (Thao
tác này phải được thực hiện nhiều lần). Một pic độ hấp thụ nhọn, rõ nét sẽ xuất hiện
ngay.
Khi bút ghi trở lại đường nền, tháo bỏ nút ra khỏi bình và tráng cốc thuốc thử bằng

nước từ bình tia; sau đó hút nước ra.

6


Tiếp tục với dung dịch chuẩn tiếp theo. Khi kết thúc dãy dung dịch chuẩn, tráng kỹ
dụng cụ thủy tinh.
Dựng đường chuẩn theo nồng độ asen dựa vào độ hấp thụ, biểu thị theo microga

Bảng Tốc độ dòng và áp suất để xác định asen
Khí

Áp suất (kpa)

Tốc độ dòng (1/min)

Bình, YT

Hộp điều khiển AA,
YC

H2

140

70

4

N2


280

210

10

Đo phổ
Dùng pipet lấy dịch lỏng của mẫu đã phân hủy hoặc mẫu trắng cho vào bình Bình cầu
đáy bằng, thủy tinh bo silicat, dung tích 50 ml và thêm 1 ml dung dịch magie nitrat.
Đun trên bếp điện ở nhiệt độ thấp cho khô hẳn; sau đó tăng tới nhiệt đến nhiệt độ tối
đa (khoảng 375 oC). Đặt bình vào lò nung ở nhiệt độ 450 oC để oxi hóa hết các hợp
chất cacbon và để phân hủy magie nitrat dư trong thời gian trên 30 min. Để nguội, hòa
tan phần cặn trong 2,0 ml dung dịch axit clohydric. Sau đó, thêm 0,1 ml dung dịch kali
iodua và để yên ít nhất là 2 min.
Nối bình tạo khí vào thiết bị, điều chỉnh áp suất và lưu lượng như bảng 1 và tiếp tục
tiến hành như quá trình chuẩn bị đường chuẩn.
Đọc hàm lượng asen của mẫu thử hoặc mẫu trắng từ đường chuẩn.
Sau khi đo phổ, hàm lượng asen trong mẫu thử được tính băng miligam trên kilogam
sản phẩm. Với công thức sau:
W=
Trong đó:
W là hàm lượng asen
là khối lượng asen trong phần mẫu thử đọc từ đường chuẩn, tính bằng microgam
là khối lượng asen trong dung dịch trắng đọc từ đường chuẩn, tính bằng microgam
là khối lượng asen trong mẫu thử, tính băng gam

7



Đối với Cadmi
Dựa vào TIÊU CHUẨN VIỆT NAM – TCVN 7768-2:2007
Rau, quả và sản phẩm rau, quả- xác định hàm lượng Cadmi, phương pháp đo phổ hấp
thụ nguyên tử ngọn lửa.
Nguyên tắc: phương pháp này dựa trên việc phá hủy các chất hữu cơ bằng HNO3,
H2SO4 và H2O2 chiết cadmi bằng dithizon-CHCl3ở pH 9, và xác định cadimi bằng
quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
Các bước tiến hành:
Chuẩn bị mẫu thử
B1 Trộn kỹ mẫu phòng thử nghiệm. Nếu cần, trước hết loại vỏ hạt, vỏ cứng của hạt và
cho mẫu phòng thử nghiệm qua máy nghiền cơ.
Cho sản phẩm lạnh đông hoặc lạnh đông sâu tan băng trong bình kín và chuyển toàn
bộ nước tan ra vào máy trộn.
B2. Phần mẫu thử
Cân 50 g mẫu thử, chính xác đến 0,01 g, cho vào bình cầu đáy tròn 1 500 ml .
B3. Phân hủy
Nếu phần mẫu thử có chứa etanol, thì trước tiên phải loại bỏ hết etanol bằng cách làm
bay hơi.
Thêm vài mảnh hoặc hạt chống trào và cẩn thận thêm 25 ml axit nitric. Đậy nắp và
làm ấm nhẹ sử dụng đầu đốt hoặc măng xông đốt để phản ứng bắt đầu.
Khi phản ứng đã giảm, thêm 25 ml axit nitric, làm ấm trở lại và tiếp tục tiến hành như
vậy cho đến khi bổ sung hết 100 ml axit nitric. Hoặc là, cẩn thận chuyển luôn 100 ml
axit nitric vào phần mẫu thử một lần và để yên ở nhiệt độ phòng qua đêm.
Đun nóng cho đến khi phần lớn khói NO thoát ra hết; kiểm soát tránh tạo bọt quá mức
bằng cách làm lạnh hoặc làm giảm nóng bằng nước từ bình rửa.
Thêm 20 ml axit sulfuric đậm đặc vào dung dịch. Pha loãng đến xấp xỉ 300 ml bằng
nước và làm bay hơi sử dụng đầu đốt hoặc măng xông đốt cho đến khi bắt đầu than

8



hóa. Khi sự than hóa xảy ra mãnh liệt, cẩn thận thêm hydro peroxit, 1ml cho một lần
thêm. Để phản ứng giảm trước khi thêm phần chất oxi hóa tiếp theo, không thêm quá 1
ml cho một lần. Tiếp tục thêm hydro peroxit cho đến khi thu được dung dịch không
màu.
Đun mạnh cho đến khi tạo khói SO3, thêm nhiều hydro peroxit hơn nếu cần, để loại bỏ
than. Đun mạnh để đuổi hết hydro peroxit còn sót lại. Làm lạnh dịch phân hủy không
màu đến nhiệt độ phòng.
B4. Phép thử trắng
Tiến hành phép thử trắng, sử dụng cùng quá trình phân hủy như trong B3, nhưng thay
phần mẫu thử bằng một lượng nước thích hợp tùy thuộc vào lượng mẫu thử được lấy
để phân tích.
B5. Chiết
CẢNH BÁO – Phương pháp được mô tả trong phần này yêu cầu sử dụng
cloroform, đây là một chất độc và giải phóng ra khí ozon. Tránh hít phải và tiếp
xúc với dung môi này. Tiến hành trong tủ hút khi làm việc với dung môi này và
các dung dịch của nó. Cần loại bỏ cloroform thải ra và các dung dịch bằng
phương thức thích hợp.
Thêm 2 g axit xitric vào dung dịch phân hủy mẫu hoặc dung dịch thử trắng đã được
làm lạnh và pha loãng cẩn thận bằng nước đến khoảng 25 ml. Thêm 1 ml chất chỉ thị
xanh thymol trong khi vẫn làm lạnh trong bể đá và điều chỉnh pH đến 8,8 bằng cách từ
từ bổ sung dung dịch amoni , cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh vàng sang
màu xanh lục. Chuyển lượng này vào dụng cụ phân tách và pha loãng bằng nước đến
khoảng 150 ml.
Làm lạnh dung dịch và chiết bằng dung dịch dithizon đậm đặc hai lần mỗi lần 5 ml,
lắc 1 min đến 2 min cho mỗi lần thêm. Tiếp tục chiết bằng dung dịch dithizon loãng
mỗi lần 5 ml cho đến khi dịch chiết dithizon không đổi màu. Trộn các dịch chiết
dithizon trong dụng cụ phân tích 125 ml ; rửa bằng 50 ml nước, và chuyển dung môi
vào dụng cụ phân tácch 125 ml khác. Chiết nước rửa bằng 5 ml cloroform và chuyển
vào dịch chiết dithizon.

Thêm 50 ml axit clohydric loãng vào dịch chiết dithizon đã trộn lẫn, lắc kỹ trong 1 min
và để phân lớp; loại bỏ dithizon. Rửa dịch lỏng bằng 5 ml cloroform và loại bỏ
cloroform.

9


Chuyển hết lượng dịch lỏng vào một cốc có mỏ 400 ml , thêm vài mảnh chống trào và
làm bay hơi cẩn thận trên bếp điện cho đến khi khô hẳn.
Tráng rửa cẩn thận các mặt của cốc có mỏ bằng 10 ml đến 20 ml nước và để bay hơi
tiếp cho đến khô.
Hòa tan phần cặn khô trong 5,0 ml dung dịch axit clohydric .
B6. Xác định
Xây dựng đường chuẩn
Pha loãng dung dịch cadimi chuẩn bằng axit clohydric để thu được bốn dung dịch có
nồng độ cadimi là 0,1

, 0,5

, 1,0

và 2,0

.

Phun lần lượt từng dung dịch này vào ngọn lửa của máy quang phổ sử dụng 4 lần đến
10 lần thang mở rộng để thu được giá trị hấp thụ tối đa cho dung dịch có nồng độ
cadimi 2,0

. Sử dụng axit clohydric làm mẫu trắng.


Cẩn thận giữ tốc độ phun không đổi trong suốt quá trình phun từng dịch chuẩn.
Dập tắt đầu đốt bằng nước sau mỗi lần đo.
Ghi lại các giá trị tương ứng của độ hấp thụ và vẽ đồ thị đường chuẩn (độ hấp thụ theo
nồng độ cadimi tính theo microgam trên mililít).
Đo quang phổ
Đặt dụng cụ đo vào điều kiện tối ưu đã đặt trước, sử dụng ngọn lửa oxi hóa không khíaxetylen và ở bước sóng cộng hưởng 228,8 nm.
Phun vào ngọn lửa quang phổ kế dung dịch thử và dung dịch trắng với cùng tốc độ
phun như cách tiến hành để xây dựng đường chuẩn. Ghi lại độ hấp thụ tương ứng.
Nếu độ hấp thụ của dung dịch thử lớn hơn độ hấp thụ lớn nhất của dung dịch chuẩn sử
dụng để xây dựng đường chuẩn (6.6.1), thì pha loãng dung dịch thử bằng axit
clohydric (3.3) và đo độ hấp thụ.
Hàm lượng cadimi trong mẫu, biểu thị bằng miligam trên kilogam, tính theo công thức
sau đây:

W=xF

(1)

10


Trong đó:
c là nồng độ cadimi của dung dịch thử đọc được từ đường chuẩn, tính bằng microgam
trên mililít;
ctrắng là nồng độ cadimi của dung dịch mẫu trắng đọc được từ đường chuẩn, tính bằng
microgam trên mililít;
m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam;
F là hệ số pha loãng, nếu cần.
5. Quy định và chỉ tiêu về hàm hượng của asen và cadmi

Theo QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm
kim loại nặng trong thực phẩm - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được
ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.

Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời
PTWI

TT

Kim loại nặng

1

Arsen (As)

0,015

2

Cadmi (Cd)

0,007

3

Chì (Pb)

0,025


4

Thủy ngân (Hg)

0,005

(mg/kg thể trọng)

Ghi chú
Tính theo arsen vô cơ

11


5

Methyl thủy ngân (MeHg)

0,0016

6

Thiếc (Sn)

14

Giới hạn ô nhiễm arsen (As) trong thực phẩm
TT

Tên thực phẩm


ML
(mg/kg hoặc mg/l)

1

Các sản phẩm sữa dạng bột

0,5

2

Các sản phẩm sữa dạng lỏng

0,5

3

Các sản phẩm phomat

0,5

4

Các sản phẩm chất béo từ sữa

0,5

5


Các sản phẩm sữa lên men

0,5

6

Dầu và mỡ động vật

0,1

7

Bơ thực vật, dầu thực vật

0,1

12


8

Rau khô, quả khô

1,0

9

Chè và sản phẩm chè

1,0


10

Cà phê

1,0

11

Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm 1,0
sôcôla)

12

Gia vị (không bao gồm bột cà ri)

5,0

13

Bột cà ri

1,0

14

Muối ăn

0,5


15

Đường

1,0

16

Mật ong

1,0

17

Nước khoáng thiên nhiên

0,01

18

Nước uống đóng chai

0,01

19

Nớc chấm

1,0


20

Dấm

0,2

Giới hạn ô nhiễm cadmi (Cd) trong thực phẩm
TT

Tên thực phẩm

ML

(mg/kg

hoặc mg/l)
1

Các sản phẩm sữa dạng bột

1,0

2

Các sản phẩm sữa dạng lỏng

1,0

3


Các sản phẩm phomat

1,0

4

Các sản phẩm chất béo từ sữa

1,0

5

Các sản phẩm sữa lên men

1,0

6

Thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gia cầm

0,05

7

Thịt ngựa

0,2

8


Gan trâu, gan bò, gan lợn, gan cừu, gan gia cầm, gan 0,5
ngựa

9

Thận trâu, thận bò, thận lợn, thận cừu, thận gia cầm, 1,0
thận ngựa

10

Rau họ thập tự (cải)

0,05

11

Hành

0,05

13


12

Rau ăn quả (không bao gồm cà chua, nấm)

0,05

13


Rau ăn lá

0,2

14

Rau họ đậu

0,1

15

Rau ăn củ và ăn rễ (không bao gồm khoai tây chưa gọt 0,1
vỏ, cần tây)

16

Rau ăn thân

0,1

17

Nấm

0,2

18


Ngũ cốc (không bao gồm lúa mì, gạo, cám, mầm)

0,1

19

Gạo trắng

0,4

20

Lúa mì

0,2

21

Chè và sản phẩm chè

1,0

22

Cà phê

1,0

23


Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm sôcôla)

1,0

24

Gia vị (bao gồm bột cà ri)

1,0

25

Muối ăn

0,5

26

Đường

1,0

27

Mật ong

1,0

28


Thực phẩm bổ sung
Có nguồn gốc từ rong biển khô hoặc sản phẩm từ 3,0
rong biển
Không có nguồn gốc từ rong biển khô hoặc sản phẩm 1,0
từ rong biển

29

Nước khoáng thiên nhiên

0,003

30

Nước uống đóng chai

0,003

31

Nước chấm

1,0

32

Dấm

1,0


33

Cá cơm, cá ngừ, cá vền hai sọc, cá chình, cá đối mục, 0,1
cá sòng Nhật Bản, cá Luvar, cá mòi, cá trích

34

Cơ thịt cá kiếm

0,3

35

Giáp xác (không bao gồm phần thịt nâu của ghẹ, đầu 0,5
và ngực của tôm hùm và các loài giáp xác lớn)

36

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

2,0

14


37

Nhuyễn thể chân đầu (không bao gồm nội tạng)

2,0


38

Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác

0,05

Theo QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHỨNG NHẬN RAU AN
TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/ 2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007của Bộ Nông
nghiệp & PTNT)
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại năng và độc tố trong sản phẩm
rau tươi (Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y tế)
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TÊN NGUYÊN TỐ VÀ ĐỘC TỐ

Mức giới hạn (mg/ kg)


Asen (As)

≤ 0.2

Chì (Pb)

≤ 0.5 – 1.0

Thủy Ngân (Hg)

≤ 0.005

Đồng (Cu)

≤ 5.0

Cadimi (Cd)

≤ 0.02

Kẽm (Zn)

≤ 10.0

Bo (B)

≤ 1.8

Thiếc (Sn)


≤ 1.00

Antimon

≤ 0.05

Patulin (độc tố)

≤ 0.005

15


11

Aflattoxin (độc tố)

≤ 150

6. Giải pháp
6.1. Đối với đất
-Theo các phương án thông thường, ở trường hợp ô nhiễm
nhẹ hoặc mới bị lây nhiễm người ta có thể:


Bón vôi: Đất chua (độ pH thấp) làm tăng tính di
động của các kim loại trong đất. Bón thêm vôi cho
đất sẽ giảm đáng kể sự giải phóng Cd và những kim
loại nặng khác từ đất từ đó giảm mức hấp thu của
cây trồng cũng như sinh vật.




Bón thêm sét: Đối với đất cát để rắc thêm đất sét
làm giảm việc hấp phụ kim loại bởi thực vật, đặc
biệt nếu đất sét có tính kiềm.



Cày sâu: Canh tác đất sâu hơn làm tăng sinh khối
của đất.



Tăng hàm lượng vật chất hữu cơ: Duy trì hoặc tăng
hữu cơ sạch trong đất bằng cách trả lại tàn dư thực
vật, bón thêm các phân chuồng truyền thống, vùi
rơm rạ cũng có thể làm cho sự cố định kim loại
nặng và hoá chất độc hại trong đất tốt hơn, hạn chế
gây ô nhiễm phân tán.

16


Hình: Bón vôi, cày sâu cho đất

-Đối với đất đã bị ô nhiễm các hoá chất độc hại cao thì
nhất thiết không nên trồng các cây lương thực và thực
phẩm vì kim loại nặng hay hoá chất độc hại có thể không
có trong sản phẩm nhưng sự phơi nhiễm là rất cao cho

người sản xuất, và chất độc hại có thể bị dính bẩn ngay
trên bề mặt sản phẩm.

6.2.Nước tưới sạch
-Sử dụng nước sạch đã qua sử lý để tưới rau vì trong rau
chứa 90% là nước nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng sản phẩm. Nên sử dụng nước giếng khoan nhất
là vùng rau xà lách và rau thơm.
-Tuyệt đối không dùng nước thải công nghiệp thành phố,
bệnh viện, khu dân cư, nước ao, mương
6.3. Phân bón an toàn
-Nên bón lót bằng phân chuồng được ủ hoai mục và phân
hữu cơ sinh học. Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón
khác nhau.
-Tuyệt đối không được dùng phân chuồng chưa hoai mục
để loại trừ vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và
để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi
sinh vật trong thành phần phân vi sinh đang cần N để phân
giải nốt phân chuồng tươi.

17


6.4.

Thuốc bảo vệ thực vật

-Lưu ý không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật thuộc
nhóm I và II. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc cấm và
thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Nếu rất cần thiết mới

có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn các loại thuốc có
hoạt chất thấp, ít độc với ký sinh thiên địch.
-Nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc,
thuốc chống phân hủy ít ảnh hưởng tới các loài sinh vật có
ích trên đồng ruộng, nằm trong danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng trên rau.
-Cần áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng trừ tổng hợp
IPM, luân canh cây trồng hợp lý, bắt sâu bằng tay, dùng
bẫy sinh học. Trường hợp sử dụng các chế phẩm sinh học,
thường xuyên vệ sinh, kiểm tra đồng ruộng để theo dõi
phát hiện sâu bệnh tập trung phòng trừ sớm.

Tài liệu và trang wed tham khảo

1.

Luận văn thạc sỹ Đỗ Thu Trang Trường đại học khoa học tự nhiên- Đại học Quốc
gia

2.



Nội,



Nội

2016.


/> />fbclid=IwAR0piwo1BWefFCaY7q3tukjqAlVpv8PS8NTxwHf5g1JIQnGJ2MI7
WrtIVkI

18


3.

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Viết Thành- Trường Đại học khoa học tự nhiên, năm
2012
/>
4.

Tạp chí phát triển KH&CN, tập 10, số 01 năm 2007.
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU XANH Ở NGOẠI

Ô THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, Dương Thị Bích Huệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM)

5.

QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm
kim loại nặng trong thực phẩm - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và
được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
/>
6.

trong-thuc-pham
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHỨNG NHẬN RAU AN

TOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/ 2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ
Nông nghiệp & PTNT)
/>7. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM – TCVN 7770:2007
Rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng Asen phương pháp đo phổ

hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua.
/>
19



×